Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Phật tử Myanmar

15/03/201416:29(Xem: 6503)
04. Phật tử Myanmar

Phat_tu_Myanmar (2)
Phật tử Myanmar

Như chúng ta đã biết có đến 90% dân số Myanmar là Phật tử. Đạo Phật với chùa chiền, kinh sách, tu sỹ len lỏi đến từng làng mạc, thị trấn.

Dân Myanmar rất sùng đạo Phật. Tại bất cứ nơi đâu, thị xã hay vùng quê đều có ít nhất một ngôi chùa và một tu viện Phật giáo. Chùa Myanmar luôn rất đẹp và thường được dát vàng nên trông rất nguy nga, tráng lệ và ấn tượng.

Theo các thông tin chính thức, 99% Phật tử là người Miến, người Shan và người Karen. Phật giáo Myanmar gốc trước đây là Đại thừa nhưng sau này chuyển thành phật giáo Nguyên thủy hay Theravada.

Điểm khác biệt lớn nhất so với Việt Nam ở chỗ các quý tăng không ở chùa. Chùa chỉ là nơi thờ Phật và dành cho Phật tử. Quý sư ở các tu viện. Điều này cũng được hiểu rằng chùa được quản lý bởi cư sỹ.

Ở Myanmar người dân còn rất nghèo. Chuyện bạn gặp các ngôi nhà làm bằng cót, bằng lá là thường tình. Thu nhập của người dân nơi đây còn khá thấp. Bạn tôi cho biết người thường thu nhập 2 -3 đô la một ngày. Ấy vậy nhưng hầu như tiền họ kiếm được bao nhiêu là gom góp để xây chùa, tạc tượng, đúc chuông. Chính vì vậy mà chùa nhiều lắm. Riêng ở Bagan, với một vùng đất trên dưới 40 km2 mà có đến trên 4.000 đền, chùa, tháp lớn nhỏ. Có đến Bagan mới biết, từ thời xa xưa Phật tử Myanmar đã rất mến mộ đạo Phật. Họ hết mình làm tất cả những gì có thể để hoằng pháp, để hộ pháp, để Phật Pháp trường tồn. Có đến ngắm những ngôi chùa cách đây hàng thế kỷ mới hiểu phần nào về Phật tử Myanmar.
Phat_tu_Myanmar (5)Phat_tu_Myanmar (4)

Anh bạn tôi người Myanmar cho biết, người dân nước anh hầu như không còn tham nữa. Do không có tham nên lúc nào họ cũng vui vẻ và bình an. Tôi chứng kiến rất nhiều gia đình đưa nhau vào chùa. Họ thật sự hạnh phúc bên nhau. Tôi nhìn thấy khắp nơi dán các tấm biển giới thiệu ngày, giờ và địa điểm giảng pháp của các vị sư khác nhau. Và các Phật tử nơi đây thường xuyên đi nghe pháp.

Các Phật tử Myanmar rất mộ đạo. Họ không chỉ tích cực xây dựng chùa và làm những gì liên quan đến tượng Phật và chùa, không chỉ thường xuyên nghe pháp mà họ rất hay mua những tờ giấy có vàng và tự mình đắp lên tượng Phật. Nhờ đó mà các bức tượng Phật ngày càng có lớp vàng dày hơn.

Cờ Phật giáo được các Phật tử Myanmar treo khắp nơi. Ở Việt Nam ta hình như rất khó làm được như vậy vì phải xin phép rất phiền phức. Tôi còn nghe nói rằng, ở ta, thường chỉ được treo quanh và trong chùa. Ở Myanmar thì khác. Cờ bay khắp nơi. Và như vậy tính Phật lại càng ngấm sâu vào từng tế bào của mỗi người dân của bao thế hệ.

Chúng tôi ở một số khách sạn và nhiều buổi chiều có nghe thấy loa tụng kinh. Hay thật. Giọng tụng trực tiếp chứ không phải ghi âm sẵn (vì vẫn nghe thấy tiếng ho, tiếng ngừng….). Vì tụng bằng tiếng Pali nên tôi không hiểu nhưng nghe giai điệu thấy rất thích. Khi ngồi nghe tôi tưởng tượng ra các loa truyền thanh phường xã của Việt Nam ta thay vì phát những tin không ai muốn nghe mà mở kinh Phật cho dân nghe thì hay biết nhường nào. Nếu làm được như vậy, Phât giáo mới đi sâu vào từng người con đất Việt và thiện lành mới có cơ hội tăng trưởng.
Phat_tu_Myanmar (6)

Tự nhiên tôi nhớ đến xe bán bánh tráng “ông già” ở Sà Gòn. Ông bà là bố đẻ của em Truyền, học trò của tôi. Vừa bán bánh tráng, họ thường xuyên mở các bài kinh, bìa giảng của quý thầy cho người mua hàng và khách quanh đó cùng nghe. Tiếc thay đây vẫn là cá biệt, là số ít.

Đi đến các chùa ở Myanmar chúng tôi thấy Phật tử địa phương mua hoa, trái cây lễ Phật. Tuy nhiên họ bày rất ngăn nắp với số lượng vừa phải. Hai thứ hay được dâng cúng Phật nhất là chuối và dừa. Có lẽ bởi thông dụng nhất. Chúng tôi chưa hề thấy ở đâu Phật tử cúng đồ mặn. Chỉ 100% là hoa và trái cây. Thật là thanh tịnh và sạch sẽ, thơm tho.
Phat_tu_Myanmar (3)

Phật tử Myanmar rất thành tâm và tính tín ngưỡng cũng cao. Chùa nào cũng có chỗ linh thiêng. Cũng thấy giới thiệu chùa nọ thiêng, Phật kia phù hộ độ trì. Và quan sát tôi thấy các Phật tử rất thành kính và rất thường xuyên lễ Phật, ngồi thiền hay tụng kinh.

Cũng nói luôn rằng ở đất nước này không hề có hiện tượng mặc áo ngắn tay, áo hở nách, quần cộc vào chùa. Các Phật tử cũng tự nguyên tháo dày dép để tỏ lòng tôn kính đến Đức Phật và ngôi chùa. Chuyện này xảy ra bất kể ngày đêm và ở bất cứ ngôi chùa hay ngôi tháp nào. Có hôm, 3 giờ sáng chúng tôi trèo lên một ngôi tháp rất cao ở Bagan. Trời rất lạnh, vậy mà các Phật tử địa phương vẫn nhiệt tình soi đèn pin cho chúng tôi leo và nhắc tháo dày dép. Chao ôi, sao mà họ tốt và thành kính đến vậy.

Myanmar là đất nước của Phật giáo nguyên thủy nên không có các vị ni, tức quý cô. Nữ giới không được xuất gia. Và ở đất nước này có đến hơn môt nửa triệu tăng. Quý thầy là lực lượng quan trọng cho hoằng pháp và hướng dẫn các Phật tử tu tập.

Quãng thời gian ở Myanmar tôi thật sự quý kính những bạn đồng tu nơi đây. Một số thành viên trong đoàn còn không muốn về. 13 ngày trôi đi quá nhanh để rồi chúng tôi muốn quay lại đây lắm.

Khi tôi gõ những dòng này thì nhà hàng xóm đang tụng kinh. Tôi dừng máy ngồi nghe. Không biết cả khu chung cư tôi đang ở có bao nhiêu phần trăm nhận mình là Phật tử và trong đó có bao nhiêu phần trăm là tu thật. Tôi nhớ đến những nụ cười của các Phật tử Myanmar, đến câu nói của anh bạn “Ở nước tôi hầu như không có ai còn tham nữa”. Vậy thì các Phật tử Myanmar không tham, không sân và dĩ nhiên là không si. Họ đang gần Phật rồi. Phật bên cạnh họ thật rồi.

Vậy thì còn tôi thì sao? Còn bạn thì sao?

TS Nguyễn Mạnh Hùng – Công ty sách Thái Hà

Mời đón đọc các bài tiếp theo:

5, Tu Pht như ở Myanmar

6, Bình an như Myanmar

7, Tượng Phật ở Myanmar

8, Kinh sách và đọc như ở Myanmar

9, Bí mật Myanmar

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/11/2018(Xem: 7749)
Cách thành phố Mishima không xa có một ngọn núi không cao nhưng rất đẹp. Đó là núi Kanuki. Từ đây có thể ngắm núi Phú Sỹ rất tuyệt vời. Chính tôi đã một lần đi thiền hành lên đây, lên tận đỉnh, trèo lên 2 đài quan sát rất cao, cao nhất, để phóng tầm mắt về 4 hướng. Nhất là ngắm Phú Sỹ lúc buổi chiều. Hôm đó đã rất ấn tượng đối với tôi. Thật khó quên.
14/11/2018(Xem: 6279)
Vào chiều Thứ Tư 24/10, trong buổi huấn luyện nâng cao kỹ năng cho giáo viên thuộc học khu San Juan – Sacramento, tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ đã hướng dẫn các tham dự viên những phương pháp thực tập sự tỉnh thức một cách đơn giản, dễ áp dụng cho cả giáo viên lẫn học sinh.
14/11/2018(Xem: 6992)
Thiền Tập Tỉnh Thức Với Liên Đoàn Hướng Đạo Hướng Việt Tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ đem thực tập tỉnh thức đến với liên đoàn hướng đạo Hướng Việt Nam Cali Vào sáng Chủ Nhật 28/10/2018, tại trường học Plaza Vista School thành phố Irvine Nam Cali, tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ đã có buổi hướng dẫn thực tập sự tỉnh thức (mindfulness) đến với các em thuộc thiếu đoàn và thanh đoàn Hướng Việt. Đây cũng là lần đầu tiên đề tài “mindfulness” được trình bày trong một liên đoàn hướng đạo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Có hơn 100 em đoàn sinh, cùng gần 20 vị phụ huynh và các trưởng của liên đoàn cũng tham gia vào buổi sinh hoạt lý thú này.
10/11/2018(Xem: 5305)
Nào phải đợi đến lúc trung niên khi về đến tuổi thu muộn bạn mới nhận ra rằng cuộc đời mình tất cả đều xoay trong một chữ duyên ., nghĩa là mỗi người tùy nhân duyên nhiều đời, sẽ gặp pháp thuận lợi riêng cho mình.và có thể giải thoát phiền não .
09/11/2018(Xem: 13861)
Chiều nay, 9-11-2018, Thượng Tọa Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức Thích Tâm Phương đã ghé thăm Sư Cô Vạn Tánh, người bị nạn cháy bỏng, đang chữa trị tại bệnh viện Lý Thường Kiệt, tại đây, TT Tâm Phương đã trao đầy đủ số tiền $26.320 (Úc Kim) mà Chư Tôn Đức và Đồng Hương Phật tử tại Úc gởi cúng dường Sư Cô chữa bệnh. Số tiền này đã được trao tận tay đến Sư Bà Như Tịnh: $20,000 (Úc kim) và Bác La Quang Hoàng (Bố của Sư Cô Vạn Tánh) $6,320 (Úc kim), xin xem thư viết tay đính kèm làm chứng từ là có nhận đầy đủ số tiền trên. Cầu Phật gia hộ cho Sư Cô Vạn Tánh sớm bình phục và trở lại tu học bình thường.
06/11/2018(Xem: 7946)
Tôi đang có mặt tại Nhật Bản để gặp gỡ lãnh đạo Hội Xuất bản Nhật Bản bàn về hợp tác 2 bên cũng như dự Hội sách Bản quyền Tokyo 2018 và trao đổi hợp tác với một số đơn vị xuất bản của đất nước mặt trời mọc.
05/11/2018(Xem: 13717)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong mắt truyền thông quốc tế Thiền sư Thích Nhất Hạnh truyền tải khái niệm "Phật giáo dấn thân" do mình khởi xướng trong các cuộc phỏng vấn với truyền thông quốc tế.
04/11/2018(Xem: 5866)
Bảy thái độ của người biết Sống 1. Suy nghĩ sẽ định hình con người bạn Chúng ta nghĩ thế nào thì con người chúng ta như thế ấy. (What you think you become- Buddha) Bạn nghĩ bạn vô dụng, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ làm nên trò trống gì vì bạn chẳng thèm hành động. Bạn nghĩ bạn thông minh, dĩ nhiên bạn sẽ thông mình vì tự bản thân sẽ biết cách tạo nên điều đó. Chỉ cần suy nghĩ tích cực thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp thôi! Do đó, cuộc sống cũng sẽ ít buồn phiền, vì lúc nào bạn cũng cố biến mọi thứ bạn gặp phải trong cuộc sống thành niềm vui riêng cho mình.
04/11/2018(Xem: 5596)
Cứ mỗi đêm trước khi đi vào giấc ngủ tôi thường cầu nguyện cho mình được theo đúng lời thệ nguyện và đừng bất thoái chuyển với những gì đã tự thệ trước Tam Bảo ,và vì thế nếu có mơ thì đều là những cảnh cũ nằm ẩn sâu trong tiềm thức cho biết đó là nghiệp duyên của mình , nhưng hôm nay lạ quá , một giấc mộng làm tôi suy nghĩ mãi vì nó in đậm và rõ hiện lại dù đã thức giấc .
03/11/2018(Xem: 7645)
Mười câu chuyện sức mạnh của chân thật và nguyện cầu chân lý Trích từ Tiểu Bộ Kinh Nikàya thay-tro Tâm Tịnh cẩn tập Chuyện tiền thân số 422 của Tiểu Bộ Kinh kể rằng trong thời tối sơ, con người sống thọ đến một A tăng kỳ. Tương truyền đó là thời mọi người trên thế gian đều nói thật, người ta không biết từ "nói dối" nghĩa là gì cả. Một hôm, Vua ban chiếu chỉ cho các thần dân tập trung trước sân chầu để nghe Vua nói dối. Mọi người đều ngơ ngác và hỏi, “Nói dối là gì? Nói dối là vật gì? Có màu gì? Màu xanh, hay màu đỏ”. Thời đó, con người có sắc thân rất tuyệt mỹ, toát ra mùi thơm của hoa chiên đàn, miệng có mùi thơm của hoa sen, là nhờ quả hành nghiệp chân thật, nói lời chân thật trong tiền kiếp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]