Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

55. Căn Nhà Năm Lỗ Hổng

15/03/201409:12(Xem: 28750)
55. Căn Nhà Năm Lỗ Hổng
blank

Căn Nhà Năm Lỗ Hổng



Hôm kia, trong và ngoài Kỳ Viên tịnh xá, lan cả trong thành phố, mọi người bàn tán xôn xao về chuyện bốn vị sa-di được thí chủ giàu sang thỉnh về nhà đặt bát nhưng lại bị bỏ đói, sau đó bốn vị này thi triển oai lực thần thông làm cho ai ai cũng đều khiếp hãi.

Chuyện xảy ra như sau:

“- Có vợ chồng gia đình bà-la-môn giàu sang, sau khi nghe pháp từ đức Đạo Sư, hiểu công đức của sự bố thí, nhất là gieo hạt giống phước báu trên những đám ruộng tốt. Theo như sự hiểu biết của hai người, đám ruộng tốt nhất ấy nhất định là đức Phật rồi. Thứ nữa phải là hai vị đại đệ tử. Tiếp theo, chắc chắn là các vị đại trưởng lão đạo cao đức trọng. Do hiểu vậy nên bà bảo ông đi thỉnh đức Phật, nhưng ngài bảo là đã có người mời thỉnh trước rồi. Ông bèn thỉnh hai vị đại đệ tử, hai ngài cho biết là cũng đã hứa trước với người khác. Cuối cùng, ông đến gặp đại đức Dabba Malla, người phụ trách điều hành, phân phối công việc của Tăng để xin thỉnh bốn vị trưởng lão đặt bát cúng dường tại tư gia.

Đại đức Dabba Malla, sau khi tỳ-khưu Udāyi bị đức Phật khiển trách vì “cái ngu” của ông ta, chư tăng tha thiết thỉnh mời ngài trở lại chức năng, công việc cũ; và do thấy biết tâm ý của vợ chồng người bà-la-môn này, vì muốn dạy cho họ một bài học nên mỉm cười thầm lặng rồi đáp:

- Được rồi! Tôi sẽ đề cử đến tư gia bốn vị trưởng lão thanh tịnh!

Đúng ngày, đại đức Dabba Malla sắp xếp bốn vị sa-di bảy tuổi: Đó là Revata, Saṅkicca, Paṇḍita, Sopāka(1)họ đều là thánh tăng, đều là những bậc “trưởng lão”(2)đến nhà của thí chủ.

Nữ gia chủ bà-la-môn đã suốt đêm chăm lo vật thực thượng vị để mong đặt bát cúng dường đến những bậc “trưởng lão đạo cao đức trọng”, nhưng sớm ngày, đến tư gia là bốn “chú nhóc, con nít” nên họ vô cùng buồn phiền, sầu khổ. Từ buồn phiền, sầu khổ họ đâm ra tức giận, tỏ ra khinh miệt bốn vị sa-di.

Nữ gia chủ lấy một tấm thảm cũ, trải xuống một góc nền nhà rồi nói:

- Mời các vị hãy ngồi tại chỗ này!

Rồi lui nhà sau, bà bảo ông:

- Hãy đi gấp đến Kỳ Viên, thỉnh ngay cho tôi bốn vị trưởng lão kìa!

- Hôm qua tôi cũng nói vậy mà! Ông đáp.

- Vậy là chúng ta bị “chơi xỏ” rồi! Mấy đứa con nít “hỉ mũi chưa sạch” này, thì phước báu ở đâu sanh ra kia chứ?

- Vậy ông hãy đi lại lần nữa xem? Bà ngẫm nghĩ rồi tiếp - Nếu không có thì đến ngay nơi đền thờ thần Shīva, ở đấy thường có mấy vị trưởng lão tư tế, thỉnh họ cũng được.

Ông bà-la-môn gia chủ chịu khó đến Kỳ Viên nhưng đức Phật và Tăng chúng đã đi trì bình hoặc đến các tư gia từ sáng sớm, trong chùa chỉ còn lại một số sư chăm lo tạp dịch, vệ sinh, bị bệnh hay già yếu mà thôi.

Tại tư gia, bốn vị sa-di thấy trời đã trưa mà trong nhà không chịu đặt bát, họ vừa khát nước vừa cồn cào cái bụng. Tuy nhiên, vì là bậc thánh, họ dùng tâm nhẫn, tâm xả, im lặng như không có gì xảy ra.

Trong lúc bốn vị sa-di tự tại, thản nhiên chờ đợi nhưng ngai vàng của thiên chủ Đế Thích lại nóng rực lên. Thiên chủ dùng thiên nhãn quan sát thế gian thì biết chuyện xảy ra tại gia đình vợ chồng người bà-la-môn. Thiên chủ cau mày: Quả thật là ngốc nghếch! Bốn vị “trưởng lão đạo cao đức trọng” như vậy lại để cho người ta nhịn đói, trong lúc đó lại đi mời thỉnh mấy ông lão coi đền, bọn tu sĩ thừa hưởng tài vật tàn dư! Phải cho hai vợ chồng ngu si này một bài học mới được! Ta sẽ làm cho chói rạng uy đức của những bậc thánh tí hon!”

Nghĩ thế xong, thiên chủ tức khắc có mặt tại ngôi đền tế, biến thành một lão bà-la-môn quắc thước, ngồi trên một bảo toạ sang trọng tại chính điện.

Khi người đàn ông gia chủ đến đây thấy vóc dáng, tướng mạo của “trưởng lão bà-la-môn” mừng quá nên thỉnh về tư gia thọ thực cho có phước. “Lão” này đến nhà, thấy bốn vị sa-di liền nằm dài xuống đất, đảnh lễ rất mực cung kính.

Thấy vậy, nữ gia chủ đay nghiến chồng:

- Khổ thật! Ông lại thỉnh về đây một ông già điên! Ai đời ông ta lại nằm bẹp trên đất đảnh lễ bốn đứa con nít chỉ đáng tuổi con cháu mình? Tâm thần rồi! Thần kinh rồi ông ơi! Hãy tẩn xuất tức khắc ông lão kia ra khỏi nhà ngay cho tôi nhờ!

Tuân lời “nữ chủ”, người đàn ông kéo lão điên khùng ra khỏi cửa, khi quay vào thì thấy ông ta vẫn quỳ lạy ngay chỗ cũ. Bà lại hét lên. Ông lại hồng hộc kéo đi! Cả ba lần đều không ăn thua!

Bà hét lên:

- Gặp yêu tinh rồi ông ơi!

Ông cũng xanh mặt:

- Đúng là tà ma, quỷ mị rồi bà mày ơi!

Nói thế xong, cả hai kinh hoàng bỏ chạy.

Lúc ấy, thiên chủ Đế Thích mới hiện ngay thân tướng trang nghiêm, cao sang, rạng rỡ dung sắc, chói ngời thiên bào, mũ miện bảy báu ngồi giữa hư không, nói vang vang rằng:

- Ta là thiên chủ Đế Thích đây! Hãy bình tĩnh!

Ngước nhìn lên, cả hai vô cùng sợ hãi.

Đế Thích nói tiếp:

- Bốn vị sa-di mà quý vị đang bỏ đói trong nhà, chính là bốn vị thánh tăng A-la-hán mà chư thiên, loài người đều phải cung kính, tán dương và trân trọng. Dẫu ta là vị thiên chủ tối cao, với oai lực tối thắng khắp bốn châu thiên hạ; nhưng đối với quý ngài, ta chỉ là hạt bụi bám dính nơi gót chân của các bậc lậu tận này mà thôi! Khá thương cho các người, bốn vị thánh đến nhà là ân đức vô lượng, là phước điền tối thượng lại không cúng dường, lại ngu ngốc đến nơi cái đền tế kia để thỉnh mời cái bọn tu sĩ tàn thực, ăn hại!

Thấy tận mắt oai lực của Đế Thích rồi, vợ chồng gia chủ không dám không tin, lấy vật thực đặt bát cho bốn vị sa-di. Đế Thích cũng hiện lại thân tướng con người bình thường, phụ một tay, cung kính sớt bát, lui tới phục dịch, hầu hạ.

Chuyện xảy ra trước mặt, bốn vị sa-di vẫn điềm nhiên không nói, không rằng.

Thọ dụng xong, uống nước, xỉa răng xong, bốn vị tâm ý tương thông, muốn làm cho gia chủ hoan hỷ, cũng để chứng thực phần nào cho lời nói của Đế Thích, cả bốn vị đồng trổ oai lực, quăng bát xuyên qua bốn hướng vách tường rồi bay đi mất. Đế Thích cũng khoái trò chơi đó nên ông cũng trổ nóc nhà, bay vút lên tận thiên giới.

Vợ chồng gia chủ tận mắt chứng kiến phép lạ của bốn vị sa-di và trời Đế Thích, sung sướng quá, há hốc miệng không ngậm lại được, phỉ lạc bốc lên rần rần làm cho họ cảm giác một niềm hạnh phúc cực kỳ!

Ngôi nhà của gia chủ hiện ra năm lỗ trống hoác, mọi người nghe chuyện tới tận nơi để xem, họ gọi là Pañcachiddageha(1). Nghe rằng, lâu sau, vợ chồng gia chủ bỏ tiền ra xây dựng một căn nhà khác để ở, còn ngôi nhà 5 lỗ hổng kia là một kỷ niệm phước báu, họ giữ lại để làm kỷ niệm. Sau này, mỗi lần ngắm nhìn 5 lỗ hổng thì họ phát sanh niềm hoan hỷ; và quả thật là hy hữu, phước báu một lần đó như đi theo suốt cuộc đời của họ vậy.

Trở về lại Kỳ Viên, chuyện trổ thần thông ấy, bốn vị sa-di giấu kín mít. Chỉ có đức Phật biết, nhị vị đại đệ tử biết, các vị thánh lậu tận có thắng trí biết. Nhưng rồi, chuyện năm lỗ hổng lại tràn vào chùa Kỳ Viên nên chư phàm tăng lại không ngớt luận bàn. Nhiều vị tò mò tìm gặp, hỏi rằng, bị bỏ đói như vậy mà có đói bụng chăng? Các vị tình thật trả lời: “Bình thường thôi! Cái bụng đói nhưng tâm có nhẫn, có từ, có xả thì cái tâm ấy làm sao lại đói được!”

Ngạc nhiên, sau buổi pháp thoại buổi chiều, các vị phàm tăng tố cáo bốn vị sa-di lên đức Phật và nói rằng, họ khoe pháp bậc cao nhân. Họ đã dám trổ thần thông lại còn chứng tỏ mình là bậc thánh lậu tận nữa.

Đức Phật chợt mở nụ hàm tiếu, nói rằng:

- Dầu mới bảy tuổi nhưng các “con trai” của Như Lai xứng đáng được gọi là những bậc trưởng lão thanh tịnh! Khi cái tâm đã được huấn luyện, khi cái tuệ đã được thấy rõ - thì ngay cả giữa những chuyện hận thù, hung bạo, dính mắc, buộc ràng... các vị ấy cũng dễ dàng bước qua, dễ dàng sống với với tâm từ, dễ dàng sống ôn nhu, ôn hòa, dễ dàng sống vô nhiễm, giải thoát như hư không, huống hồ chỉ nhẫn xả nhịn đói một bữa ăn!

Rồi đức Tôn Sư đọc lên câu kệ ngôn:

“- Thân thiện giữa đám nghịch thù

Giữa người hung dữ, ôn nhu, an hòa

Vô nhiễm giữa cõi trần sa

Những vị như vậy gọi là bla-môn!”(1)



(1)Tôi nghi vị này không phải là Sopāka mà là Sukha, sẽ trình bày sau.

(2)Trong giáo hội của đức Phật, từ trưởng lão vừa chỉ những vị niên cao, lạp lớn, đạo hạnh - vừa chỉ những vị có giới, có định, có tuệ, tuệ giải thoát. Như bốn vị Thánh sa-di này cũng xứng đáng được gọi là trưởng lão.

(1)Phỏng theo “ Đức Phật và 45 năm...” , trang 97, tập 5 của tỳ-khưu Chánh Minh - NXB Tôn Giáo - 2011.

(1)Pháp cú 406: “Aviruddhaṃ viruddhesu. Attadaṇḍesu nibbutiṃ. Sādānesu anādānaṃ. Tamahaṃ brūmi brāhmanaṃ” - Bà-la-môn với nghĩa chơn chính là sống đời phạm hạnh” Trích Kinh Lời Vàng, NXB Phương Đông năm 2008 - cùng tác giả.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/03/2015(Xem: 7987)
Từ khi lộ ánh trăng thiền Tri ân sâu nặng cơ duyên cuộc đời Vô ngôn sáng giữa muôn lời Dấn thân thế sự, chẳng rời Tánh Không. ---
23/03/2015(Xem: 9466)
Từ xa xưa đã có hiện tượng cư sĩ tham gia tu tập Thiền, Tịnh Độ và học tập nghiên cứu Phật Học; nhưng thời cổ đại, việc cư sĩ tại gia học Phật là hành vi tự phát riêng lẻ, không có tổ chức đoàn thể đại chúng cùng tu tập. Trong quá trình lịch sử phát triển của Phật giáo Trung Quốc, các cư sĩ có vai trò rất tích cực trong việc học và hoằng dương đạo Phật, trải qua nhiều thời đại đã xuất hiện không ít những vị cư sĩ có cống hiến lớn lao với đạo. Đến thời nhà Thanh, do mạng mạch truyền thừa bị gián đoạn do đó khiến Phật Giáo suy yếu. Sau đó có cư sĩ Dương Nhân San phát tâm gánh vác, vận động lập ra hình thức đoàn thể cư sĩ để phục hưng Phật giáo. Tiến hành các hoạt động kết tập, in ấn, phát hành kinh điển, mở trường lớp, nghiên cứu Phật giáo, bồi dưỡng nhân tài, cải cách hưng long Phật giáo, đó chính là thời kỳ đầu phát triển của Cư sĩ Phật giáo.
20/03/2015(Xem: 9151)
Nhà sư Alan Piercey là một tu sĩ Phật giáo làm việc tại bệnh viện ở Burnie và cũng từng tham gia bán chocolate để gây quỹ. Đối với những cư dân ở bờ biển Tây bắc Burnie (Tasmania, Úc), thầy được biết đến với nhiều tên gọi, nhưng cái tên phổ biến nhất được lấy từ một bộ phim hoạt hình nổi tiếng. “Pháp danh tôi là Shih Jingang” (phát âm là Cher Gin Gun) - thầy nói. “Thế nhưng hầu hết mọi người sống quanh bệnh viện khu vực Tây bắc tại Burnie này gọi tôi là Sifu (sư phụ).
19/03/2015(Xem: 7531)
Đây không phải là lần đầu tiên tôi được Thọ Bát, được làm “Ni Cô chải tóc bên dòng suối“ một ngày một đêm đâu các bạn ạ! Từ bao năm nay hễ chùa Linh Thứu có lên lịch trình Thọ Bát là có mặt tôi, cho dù ngày ấy tuyết phủ ngập chùa, hay mưa dầm giăng lối. Nhưng chẳng bao giờ tôi tu trọn vẹn được đầy đủ 24 giờ tinh khôi cả, cứ buổi cháo chiều vừa dùng xong tôi đã tìm đường ra xe về nhà để sáng mai lên chùa sớm cho kịp buổi công phu khuya. Hay nhiều khi không thể tham dự được tôi cũng cố lên chùa nghe cho được bài Pháp mới thật hả dạ. Tất cả cũng chỉ vì Gia Duyên còn ràng buộc như câu các Thầy truyền giới vẫn thường đọc trong những buổi Thọ Bát Quan Trai, nên sự thể mới như vậy mà thôi.
19/03/2015(Xem: 7007)
Những Nguyên Nhân Của Hành Động Nầy các Tỳ Kheo, có ba nguyên nhân bắt nguồn của hành động. Ba nguyên nhân nầy là ba nguyên nhân gì? Đó là: lòng tham lam, lòng thù hận, và sự si mê (tham, sân, si). [32] Một hành động khi làm với lòng tham lam, sinh ra từ lòng tham lam, gây ra bởi lòng tham lam, phát sinh ra từ lòng tham lam, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó. [33]
19/03/2015(Xem: 7613)
Theo quan điểm của Phật giáo “hạnh phúc” là sự đoạn trừ tâm tham ái, để hiểu rõ vấn đề này, người viết xin chia sẻ quý vị quan điểm này như sau: Chúng ta đang sống trong cõi Ta-bà như mảnh vườn hoang luôn bị chế ngự bởi dục vọng khổ đau, bệnh tật, sầu hận, chết chóc… Con người bao giờ cũng muốn vươn lên từ đời sống thấp hèn để tìm một cái gì đó cao đẹp và an lạc hơn đằng sau bức tường đầy sự hấp dẫn của ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) mà con người cảm nhận qua tri giác hay còn gọi là tham ái.
15/03/2015(Xem: 6252)
Tôi có hai người bạn. Là bạn nhưng họ trẻ hơn tôi quãng chục tuổi. Là bạn vì chúng tôi khá quý mến nhau, có nhiều điểm tương đồng và hay sinh hoạt bên nhau. Tên khai sinh của họ là Châu Thương và Mỹ Hằng. Pháp danh của hai bạn này là Nguyên Niệm là Thánh Đức. Điểm thú vị rằng đây lại là một cặp vợ chồng.
14/03/2015(Xem: 8311)
Việc tu hành trên hết là để giải tỏa áp lực của tâm lý. Và áp lực đó nếu nghĩ theo cách thông thường, thì nó luôn đến từ ngoại giới. Vì chúng ta sống trong đời sống, mà không có một tấm lòng để gió cuốn đi. Mà chúng ta chỉ sống với nhau luôn bằng tham, sân, si, cho nên áp lực sẽ đến với chúng ta liên tục là đương nhiên. Nhưng nếu chúng ta quanh năm ngồi một chỗ không đi đâu cả, thì tâm lý vẫn có vấn đề khó khăn như thường. Đó là do chúng ta luôn sống trong vọng tưởng, và ảo tưởng mà thành ra như thế thôi.
13/03/2015(Xem: 9710)
Chánh Niệm cho Tình Yêu Bài của Đỗ Thiền Đăng Diễn đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
12/03/2015(Xem: 10173)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]