Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điều tuyệt vời nhất & tệ hại nhất....

15/03/201407:23(Xem: 8611)
Điều tuyệt vời nhất & tệ hại nhất....
ĐIỀU TUYỆT VỜI NHẤT 
VÀ TỆ HẠI NHẤT CỦA CHÚNG TA

Tác giả: Paul Ekman 

Tuệ Uyển chuyển ngữ 

Thù hận có thể có những lợi ích ngắn hạn trong việc thúc đẩy những hành vi vị tha nhưng về lâu về dài sẽ làm hao mòn nhân cách. - Đức Đạt Lai Lạt Ma & Paul Ekman.

blankNhà tâm lý học Paul Ekman thừa nhận rằng ông chỉ hơi thích thú với Đạo Phật khi ông được mời đến Dharamsala, Ấn Độ, trong năm 2000 cho một cuộc đối thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma với những nhà khoa học, được bảo trợ bởi Viện Tâm Thức và Đời Sống. Nhưng Ekman, một khoa học gia chức năng nổi tiếng là một chuyên gia hàng đầu về những biểu hiện trên mặt, đã mê mẫn về đề tài được bàn thảo: những cảm xúc tàn phá. Sự tiếp xúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chuyển hóa đời sống của ông, đến một mức độ mà ông ngạc nhiên vô cùng.

Ngày nay, cả hai là những người bạn tốt. Với sự gợi ý của Ekman, họ đã dành gần 40 giờ trong cuộc đàm luận giữa tháng Tư năm 2006 và tháng Sáu năm 2007. Nhuận sắc với bình luận của Ekman, sự thảo luận của họ đã xuất hiện trong Nhận Thức Tình Cảm: Vượt Thắng những Chướng Ngại đến sự Cân Bằng Tâm Lý Học (Henry Holt, 2009, $15.00; Chăm Nom Tình Cảm, an audio/video download, paulekman.com). Ekman vẫn là một người không tín ngưỡng, nhưng ông và Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tìm ra nhiều nền tảng thông dụng, nhất là hai niềm vui đặc biệt, tâm thức sống động khám phá bản chất tự nhiên của cảm xúc trong một tinh thần khám phá hổ tương.

Bây giờ giáo sư danh dự của Đại Học Y Khoa California tại San Francisco, nơi ông thành lập Phòng Thí Nghiệm Sự Tương Tác của Con Người, Ekman, không giảng dạy nữa, nhưng ông bận rộn hơn lúc nào hết. Kế hoạch gần đây của ông bao gồm Hội Nghị về Ngôn Ngữ của Đời Sống Tinh Thần, chương trình nảy sinh từ những cuộc nói chuyện của ông với Đức Đạt Lai Lạt Ma, tổ chức từ ngày 15 đến ngày 19 tại Tulluride, Colorado, và vai trò cố vấn của ông trong Lừa Dối với Tôi, một loạt chương trình cùa Fox TV, mà trong ấy những nhân vật chính khám phá những tội ác qua việc sử dụng những kỷ thuật khám phá – lừa dối căn cứ trên sự nghiên cứu của Ekman.

Sau mỗi chương trình Ekman viết những kiến thức khoa học phía sau lời đối thoại của câu chuyện. Đấy không phải là sự tiếp xúc đầu tiên của ông với Hollywood: những công ty như Pixar thường yêu cầu ông cố vấn về những biểu lộ trên khuôn mặt cho những phim hoạt họa của họ. Rồi thì, cũng thế, có sự tiếp tục cố vấn của ông cho những cơ quan chống khủng bố của chính quyền. Nhưng khi Joan Duncan Oliver của Tricycle gọi điện thoại cho Ekman đến văn phòng của ông ở California vào tháng Mười Một vừa qua, điều mà ông mong muốn nhất là thảo luận với Đức Đạt Lai Lạt Ma.

PHỎNG VẤN

1.- HỎI: Tôi thật say mê đọc thấy rằng sau cuộc gặp gở với Đức Đạt Lai Lạt Ma lần đầu tiên, ông không có kinh nghiệm giận dữ trong bảy tháng. Mặc dù ông ngờ vực về việc nó xãy ra như thế nào, nhưng ông đã hơi nghi ngờ về một sự tái tổ chức đời sống tình cảm của ông đã xãy ra. Ông giải thích cho sự chuyển biến ấy như thế nào?

ĐÁP: Cung cách mà tôi nhận thức nó từ khuôn thức của khoa học Tây phương là sau cái chết của mẹ tôi – tôi được mười bốn tuổi khi bà tự tử - tôi đã gia tăng sự thù hận đối với cha tôi, người tôi cho là chịu trách nhiệm. Ông ta là một người tàn nhẫn, lăng mạ, và ngược đãi, và rất ganh đua với tôi. Loại thù hận như thế là một thể trạng chịu đựng của sự mong muốn làm tổn thương một người khác: nó không phải là bạn đang cảm thấy ghét bỏ trong mọi thời khắc, nhưng bất cứ khi nào người ấy hiện ra trong tâm thức, một cách trực tiếp hay gián tiếp, sự thù hận ấy tái diễn. Nó gậm mòn nhân cách, vì thế nó trở thành một căn cứ cho việc phát triển sự sân hận mà nó quá sẳn sàng và quá mạnh mẽ. Khi tôi gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, cha tôi đã chết hơn bốn mươi năm, nhưng tôi vẫn ghét ông. Trong buổi sơ giao với Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôi nghĩ ngài sẽ tập trung “tính chất” trên vết thương mà tôi vẫn cảm nhận từ cái chết của mẹ tôi, và mặc dù sự thù hận vẫn hiện hữu cho đến một vài năm sau đó, nhưng nó đã phát sinh một sự thay đổi sâu sắc.

Những đồng nghiệp phân tích tâm lý của tôi nghĩ rằng tôi đã có một phản ứng thuyên chuyển đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhưng tôi chưa bao giờ cảm nhận ngài như hình ảnh của một người cha, dù chỉ trong một khoảnh khắc; tôi cảm thấy ngài như một người anh mà tôi chưa bao giờ có. Sự giải thích của ngài là trong một tiền kiếp chúng tôi đã là anh em.

2.- HỎI: Ông nghĩ thế nào về điều ấy?

ĐÁP: Ô, tôi nghĩ tái sinh là một câu chuyện thần tiên dễ thương, như thiên đàng và địa ngục, nhưng tôi không bất cung kính ngài vì sự tin tưởng ấy. Tôi chưa bao giờ có niềm tin trong nghĩa lý giáo thuyết, vì thế tôi không biết giải thích thế nào về nó. Tôi tin rằng tại một điểm nào đó, chúng tôi sẽ hiểu nền tảng của sự chuyển biến này một cách khoa học. Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi không đồng ý về điều này. Ngài nghĩ tôi là một người giản hóa luận và nó sẽ mãi mãi là một điều huyền bí. Tuy nhiên, niềm tin của tôi là không có điều gì của tâm thức mà không là sản phẩm của não bộ.

3.- HỎI: Một vài năm trước đây, cuối cùng ông đã tha thứ cho cha ông. Ông có nghĩ rằng khả năng để tha thứ có liên hệ với sự tiếp xúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma không?

ĐÁP: Mặc dù lần đầu tiên gặp gở Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôi đã tranh luận một cách mạnh mẽ với ngài về những lợi ích của thù hận. Nói rằng, tôi đã nghĩ nó có thể thúc đẩy những hành vi xây dựng. Tôi không biết rằng tôi sẽ cố gắng để hoàn thành tất cả những thứ mà tôi đã làm hay không nếu tôi đã không được thúc đẩy bởi một khát vọng trả thù cha tôi. Tuy thế, Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi đã kết thúc với một quan điểm chung rằng thù hận có thể có những lợi ích ngắn hạn trong việc thúc đẩy những hành vi vị tha nhưng trong lâu dài sẽ làm hao mòn nhân cách.

Tôi không thể định rõ khi tôi chấm dứt cảm nhận thù hận đối với cha tôi: nó không phải là một sự thay đổi đột ngột, nên nó không được chú ý. Nhưng bây giờ, tôi hoàn toàn tỉnh thức về việc không còn cảm thấy mối thù hận ấy nữa – không còn bị làm bận tâm với việc tôi sẽ trả thù ông như thế nào nữa.

4.- HỎI: Ông gọi những cuộc đàm luận của ông với Đức Đạt Lai Lạt Ma là “một tiến trình đối thoại”. Ông đã học hỏi được gì từ cuộc đàm luận này đến cuộc đàm luận khác?

ĐÁP: Tôi cho bạn một thí dụ, nếu tôi đã không từng nói chuyện với ngài, tôi sẽ không đảm nhiệm đề tài về việc làm thế nào để hiểu những cảm xúc tốt hơn là chỉ nghĩ về chúng như tích cực và tiêu cực như trong tâm lý học Tây phương. Tôi sẽ không thấy rằng bạn không thể chỉ đơn giản nói một cảm xúc làm ưu phiền hay không làm ưu phiền, bởi vì không ưu phiền là trung tính. Từ quan điểm của Darwin, chúng ta sẽ không có cảm xúc nếu chúng không lợi ích cho chúng ta. Vì thế, làm thế nào chúng ta quyết định cùng chính cảm xúc là xây dựng hay tàn phá? Điều ấy tủy thuộc trên việc nó diễn ra thế nào trong một phạm vi cụ thể.

Tám hay mười năm trước, tôi không thừa nhận quan điểm của Richard Dawkins rằng sự lừa dối xãy ra do bởi một sự thích thú căn bản trong việc khai thác người khác. Tôi nói, không, nếu ông nhìn vào lịch sử của đời sống con người trên hành tinh này, ở một mức độ lớn trong những nhóm nhỏ cộng tác đã đối phó với con mồi và thú săn mồi. Đây là những gì mà Đạo Phật liên hệ đến như sự liên hệ hổ tương, nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma hay tôi đều không áp dụng đến cảm xúc. Và khi chúng tôi thực hiện, một ý tưởng đã phát sinh từ những cuộc đàm luận của chúng tôi. Tôi đã đề nghị rằng bất cứ khi nào một tình tiết cảm xúc đưa đến một sự cộng tác tốt hơn chúng tôi nên xem nó là xây dựng, và khi nó gây trở ngại với sự cộng tác xãy ra sau thì nó nên được xem như tàn phá. Ngài đã đồng ý.

Trên một đề mục khác, sự thảo luận về từ bi yêu thương đưa đến một công thức hoàn toàn khác, mà tôi tiếp tục sửa soạn kỷ lưỡng. Vào thời gian những cuộc gặp gở của chúng tôi, tôi đã phân biệt lòng thương hay từ bi yêu thương trong gia đình với lòng từ bi yêu thương phổ quát – lòng từ bi yêu thương cho tất cả chúng sinh – mà nó thì khác biệt với những gì ngài gọi là lòng từ bi yêu thương vô giới hạn bao gồm tất cả mọi tạo vật sinh sống. Ngài đã thấy điều đó hữu ích và đã thay đổi quan điểm của ngài, vì thế ngài đã không còn nghĩ về lòng từ bi yêu thương như cảm xúc.

Cảm xúc liên hệ trong từ bi yêu thương, nhưng như là động cơ của từ bi yêu thương. Đấy là một vấn đề nữa đã cống hiến đến sự suy nghĩ của tôi: bất cứ khi nào bạn nhìn váo một cảm xúc, bạn phải nhìn vào động cơ cho cảm xúc ấy. Điều ấy là quyết định cho việc hoặc là nó sẽ đóng vai trò trong một hình thức xây dựng hay tàn phá. Tôi chưa từng nghĩ về điều ấy trong cách này.

5.- HỎI: Vậy thì động cơ và xu hướng, là trung tâm của Đạo Phật, đã không thật sự là những bộ phận trong sự suy tư của ông?

ĐÁP: Bạn có thể đánh mất bằng chứng như một nhà khoa học bằng việc thừa nhận rằng người ta có những khuynh hướng. Chúng ta có thể lượng định thái độ rõ ràng hay có thể thấy của con người, nhưng không dễ dàng để ước lượng những ý định của họ là gì, vì thế tâm lý học hầu như đã hành động giống như chúng ta thật sự không thể dễ dàng đo lường những thứ không hiện hữu. Không phải ngẫu nhiên mà tâm lý trị liệu nhận thức thái độ– mà nó đã nhấn mạnh những gì chúng ta có thể sáng tạo và thay đổi mục tiêu của chúng ta – đã liên hệ tự nó đến chính niệm. Nhưng điều đó không phải là những gì đã từng ngự trị tâm lý học Tây phương.

6.- HỎI: Khi ông hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma những thực tập nào sẽ giúp những người mà cảm xúc trổi dậy một cách nhanh chóng và mãnh liệt, câu trả lời của ngài một cách căn bản là khái niệm phương tiện thiện xảo của Đức Phật – mà những phương pháp cũng nhiều như con người trên trái đất này. Điều này có đưa đến câu vấn đề có bất cứ sự nghiên cứu nhân rộng nào về thiền quán và cảm xúc hay không?

ĐÁP: Không, bời vì sự nghiên cứu mà chúng tôi đã thực hiện, được gọi là Trau Dồi Cân Bằng Cảm Xúc – mà chúng tôi nhận hành động dưới sự yêu cầu của Đức Đạt Lai Lạt Ma – phối hợp những loại thiền quán khác nhau cũng cũng như những sự thực hành của phương Tây. Những loại khác biệt có thể hữu ích hơn cho người này đến người nọ. Và ngay cả cùng một người, những thứ khác nhau có thể lợi lạc trong những ngày khác nhau.

7.- HỎI: Ông đánh giá tác dụng của thiền quán như thế nào?

ĐÁP: Điều định lượng quan trọng nhất mà chúng tôi dùng là, nó có thay đổi mối quan hệ của họ với người phối ngẫu và con cái của họ không? Chúng tôi đã dùng những lượng định tiêu chuẩn của sự chán nãn và lo lắng, và chúng tôi đã thấy một sự thay đổi khổng lồ - nó to lớn như bất cứ điều gì mà chưa từng được ghi nhận bởi bất cứ một kỷ thuật nào. Điều mà chúng tôi có thể nói đấy là một tác nhân thay đổi đúng đắn. Có phải đấy đã là một điều đã hoạt động tốt nhất cho mọi người hay không? Chúng tôi không có cách nào để biết. Chúng tôi có một bửa ăn với nhiều món nóng – nguội, mà chúng ta không thể nói món nào hương vị tốt hơn.

8.-HỎI: Có một sự đối thoại tiếp tục giữa Đạo Phật và tâm lý trị liệu trong những năm gần đây, nhiều thứ phát sinh qua những cuộc gặp gở của Viện Tâm Thức và Đời Sống. Điều gì ông đã đối lập với Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thêm vào cho sự đối thoại này?

ĐÁP: Điều khác nhau là sự tập trung trên hai vấn đề - cảm xúc và từ bi yêu thương. Như tôi hiểu nó, chính khái niệm cảm xúc là không đơn giản trong tư tưởng Phật Giáo – thể trạng tinh thần ấy, với những đặc trưng của nó, hay việc nó khác biệt với những thể trạng tinh thần khác. Những cảm xúc của chúng ta chịu trách nhiệm cho tình trạng tốt nhất cả tệ hại nhất của chúng ta. Chính danh xưng của cuộc gặp gở Tâm Thức và Đời Sống 2000 – Những Cảm Xúc Tàn Phá – đối với tôi dường như tôi tiếp nhận một nhận thức sai lạc. Nó hổ trợ xa hơn cho ý tưởng rằng mục tiêu là để xa lánh cảm xúc của chúng ta, mà chúng là quá tàn phá. Điều đó không bao giờ là mục tiêu, và ngay cả nếu nó là thế, thì chúng ta sẽ không bao giờ đạt đến được.

Tôi cố gắng đề có thêm 30 phút nữa với Đức Đạt Lai Lạt Ma để tập trung trên một vấn đề mà tôi cho là rất quan trọng: từ bi yêu thương quả cảm và từ bi yêu thương phổ quát – hai vấn đề này quan hệ như thế nào và mục tiêu của chúng ta nên là thế nào trong sự quan tâm như thế. Làm thế nào và tại sao “từ bi quả cảm” xãy ra? Và làm thế nào chúng ta biết là chúng ta có “từ bi quả cảm” hay không?

9.-HỎI: Ông đã đọc về một người đàn ông, người đã nhảy qua một đường xe điện ngầm New York để cứu một người lạ đã té ngã trên đường rầy và ông ta chút nữa thì bị một đoàn xe chạy tới đụng phải. Đó có phải là từ bi quả cảm hay không?

ĐÁP: Nếu bạn đang đứng bên cạnh người ấy, và bạn đã không nhảy ra, bạn biết là bạn không có“từ bi quả cảm” . Điều gì giống như thế để biết rằng chúng ta không có? Điều gì giống như là người đứng bên cạnh mà không hành động? Điều ấy thay đổi chúng ta như thế nào? Đó có phải là một sự thay đổi hữu ích? Tôi không biết câu trả lời, và không có người nào khá hơn để khám phá vấn đề này hơn là Đức Đạt Lai Lạt Ma.

10.-HỎI: Khi ông và Đức Đạt Lai Lạt Ma thảo luận về sự liên hệ hổ tương (duyên sinh) và khoa học, ông đã nói rằng một hứng thú trong sự cộng tác là “từ từ vào” khoa học. Như vậy là thế nào?

ĐÁP: Một lý thuyết nền tảng của quan điểm Darwin trong mỗi thế hệ sẽ luôn luôn biến đổi đa dạng ở trong bản chất tự nhiên của con người: chúng ta cần những nguyên vật liệu sống bởi vì chúng ta không bao giờ biết những gì của môi trường sẽ được chiếu cố. Chúng ta sống trong một thế giới mà một quốc gia thực hiện những ảnh hưởng trên những xứ sở khác, vì thế chúng ta phải bắt đầu có một nhận thức phổ quát rộng rãi hơn. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải đề cập đến một khía cạnh cộng tác về tính chất tự nhiên của con người – và dĩ nhiên, đủ để mà ngạc nhiên, đấy là nhận thức của Đạo Phật. Thế giới đã nhận ra. Những thay đổi trên thế giới một cách kỷ thuật bây giờ đã làm cho quan điểm của Đạo Phật thích hợp hơn bao giờ hết.

11.-HỎI: Đức Đạt Lai Lạt Ma hẳn không ngạc nhiên.

ĐÁP: Tôi nghĩ ngài hài lòng. Nhưng ngài nhiều lúc rất hài lòng, và nhiều khi ngài cũng rất gieo neo. Nó tùy thuộc trên những gì đối diện với ngài. Nhưng ngài là một người lạc quan. Và đó là một trong những điều thay đổi xãy ra trong tôi từ khi tôi gặp ngài: tôi thường là một người bi quan. Bây giờ tôi không biết tự gọi tôi là một người lạc quan hay một người bi quan cải thiện. Tôi vẫn tránh suy nghĩ về những trường hợp tệ hại nhất.

12.-HỎI: Ông nghĩ Đức Đạt Lai Lạt Ma có nghĩ về những trường hợp tệ hại nhất không?

ĐÁP: Tôi nghĩ Đức Đạt Lai Lạt Ma có một nhận thức thực tiển về thế giới, và ngài nghĩ tôi có một quan điểm thiếu kiên nhẫn tiêu biểu của Tây phương đối với thế giới. Trái lại, tôi không tin rằng tôi sẽ tái sinh. Đó là một cung cách thông thường để tiếp nhận một quan điểm vô cùng lâu dài, nhưng tôi không thể thoát khỏi quan niệm Tây phương là điều mà chúng ta không phải vĩnh viễn và chúng ta không thể bảo đảm rằng chúng ta sẽ không làm nổ tung thế giới trước khi sự tiến hóa thay đổi xãy ra trong một cách tự nhiên hơn.

Chỗ mà Đức Đạt Lai Lạt Ma có quan điểm đúng đắn là thiếu kiên nhẫn có thể bóp méo thế giới quan của chúng ta và làm cho những hành động của chúng ta thiếu hiệu quả hơn. Thiếu kiên nhẫn có thể rất tốt bằng việc giúp chúng ta không nhẫn nại chịu đựng hành động bạo ngược nhưng có thể bóp méo quan điểm của chúng ta về những gì khả dĩ và làm thế nào đem đến sự thay đổi. Chúng ta phải trau dồi kiên nhẫn để cho nhận thức của chúng ta không bị bóp méo.

13.-HỎI: Có phải ông đang nói rằng khi chúng ta đang ở trong những nổi đau khổ của cảm xúc, điều đó xác định tính chất suy nghĩ của chúng ta?

ĐÁP: Vâng, đúng đấy. Cảm xúc nối kết những gì chúng ta suy nghĩ. Tuy thế, hãy trở lại ông bạn phóng ra trên đường rầy xe điện ngầm. Nó là một cảm xúc đã làm cho ông ta hành động như thế, và chúng ta biết điều đó là không thể cưỡng lại được. Ông ta không do dự, ông ta không chọn lựa. Ông ta hành động do bởi cảm xúc đòi hỏi ông ta hành động. Và điều đó là một ân huệ cứu độ duyên dáng của con người.

The Best and Worst of Us - Tricycle – Issue # 72 nói chuyện với nhà tâm lý học Paul Ekman về công việc của ông với Đức Đạt Lai Lạt Ma về những cảm xúc tàn phá và xây dựng.

Phụ chú:

Paul Ekman: sinh ngày 15/02/1934, tại Washington, D.C., và lớn lên ở Newark, New Jersey, Washington, Oregon, cùng Southern California. Ông là một nhà tâm lý học tiên phong trong việc nghiên cứu những cảm xúc và sự liên hệ của chúng với sự biểu hiện trên khuôn mặt. Ông được xem là một trong 100 nhà tâm lý học xuất sắc nhất của thế kỷ hai mươi.

Ẩn Tâm Lộ ngày 25/02/2011

http://en.wikipedia.org/wiki/Paul_Ekman#Biography

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/09/2022(Xem: 3534)
TIỄN BẠN Tuệ Thiền Lê Bá Bôn Ừ thì bạn đi trước Mình rồi cũng theo sau U70 đã cạn Ai cũng đã bạc đầu
07/09/2022(Xem: 3545)
Cái tôi" là một sự cảm nhận về con người của mình, một thứ cảm tính giúp mình nhận biết và phân biệt mình với kẻ khác và môi trường chung quanh, tức là thế giới. Qua một góc nhìn khác thì chính mình và thế giới sở dĩ hiện hữu là nhờ vào sự cảm nhận hay cảm tính đó về cái tôi của chính mình. Theo cách nhận định đó thì "cái tôi" không phải là quá khó hiểu, thế nhưng chúng ta lại thường hay thổi phồng "cái tôi" đó và phóng tưởng nó xa hơn, biến nó trở thành một cái gì khác quan trọng và rắc rối hơn, khiến cuộc sống của mình cũng trở nên phức tạp hơn.
02/09/2022(Xem: 6465)
CHÁNH PHÁP Số 130, tháng 9 2022 Hình bìa của MoeRasmi (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 NẮNG HẠ NHÂM DẦN - 2022 (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6
31/08/2022(Xem: 3980)
Inamori Kazuo sinh năm 1932 tại con phố Yakuchi, thành phố Kagoshima. Ông tốt nghiệp trường tiểu học Nishida thành phố Kagoshima. Tham dự kỳ thi tuyển của trường trung học Kagoshima Daiichi nhưng không đỗ. Ông vào học tại một trường trung học bình thường. Vào năm 13 tuổi, ông bị mắc một căn bệnh nan y thời đó là bệnh lao phổi. Một số người họ hàng của ông cũng bị mắc căn bệnh này và lần lượt qua đời. Khi chú ông bị mắc bệnh, Inamori Kazuo đã rất hoảng sợ và xa lánh người thân đang sống cùng nhà. Nhưng cuối cùng, người chăm sóc cho chú là cha và anh Inamori Kazuo thì không mắc bệnh, còn chính ông lại mắc.
28/08/2022(Xem: 3524)
Phần này bàn về cách dùng vừng, mè vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo và sau đó là các cách dùng tự vị, tự vựng và tự điển. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
23/08/2022(Xem: 6001)
Kính chia sẻ hình ảnh ĐẠI LỄ VU LAN tại Chùa Vạn Phước Sandiego CHỦ NHẬT 21 AUG 2022 với sự hiện diện của quý thầy Thích Thanh Nguyên, thầy Thích Quảng Hiếu, Ni Sư Thích nữ Đàm Khánh, Sư cô Hương Từ Niệm cùng chư đồng hương Phật tử đồng hương Sandiego. Chân thành cảm niệm chư Phật tử chùa VP đã góp một bàn tay tổ chức Lễ Vu Lan được thành tựu tốt đẹp, thập phần viên mãn.. Xin hồi hướng Phước lành này đến Cửu huyền thất tổ, cha mẹ nhiều đời của chúng ta. Nguyên cầu thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
21/08/2022(Xem: 4407)
Trong quyển sách mang tựa Le Grand Livre du Bouddhisme (Quyển sách lớn về Phật giáo, nxb Albin Michel, 2007, 994 tr.) học giả Phật giáo người Pháp Alain Grosrey trong trang 25 có viết một câu như sau: "Ngày nay chúng ta đạt được những sự hiểu biết rộng lớn trong rất nhiều lãnh vực. [Thế nhưng] không thấy có ai cho rằng chúng ta uyên bác và thông thái hơn Đức Phật".
11/08/2022(Xem: 4113)
Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên. - Từ nhân duyên luyến ái, hòa hợp, cha mẹ đã sinh ra, nuôi nấng, dạy dỗ chúng ta. Dù việc sinh thành chúng ta mang mục đích và ý nghĩa nào, và dù cha mẹ có thương yêu hay không thương yêu chúng ta, ơn sinh thành dưỡng dục ảnh hưởng cả cuộc đời chúng ta vẫn là điều cần ghi nhớ.
11/08/2022(Xem: 5640)
CHÁNH PHÁP Số 129, tháng 8 2022 Hình bìa của Đặng Thị Quế Phượng NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 THÔNG BẠCH VU LAN PL. 2566 (HĐGP – GHPGVNTNHK), trang 6
10/08/2022(Xem: 5640)
Tâm mình rộng lớn khoảng bao nhiêu? Này bạn!! Hễ lòng mình chứa nổi gia đình thì cái tâm bằng gia đình, mình mến tất cả người trong thôn thì tâm mình lớn bằng cái thôn, quý hết mọi người trong làng thì tâm mình lớn bằng cái làng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]