Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bốn Pháp tế độ

15/03/201407:20(Xem: 7799)
Bốn Pháp tế độ
minh_hoa_quang_duc (108)

BỐN PHÁP TẾ ĐỘ
(Tứ Nhiếp Pháp)
Minh Đức Triều Tâm Ảnh



Bốn pháp tế độ phát xuất từ cụm từ saṅgāha vattha nghĩa là sự thu phục, nhiếp hóa, cảm hóa, tế độ. Đây là 4 pháp, 4 nguyên tắc sống mà tiền thân chư Phật, tức chư Bồ-tát thường áp dụng để nhiếp hóa, cảm hóa chúng sanh, hướng dẫn chúng sanh trên con đường phước thiện, đạo đức.
Bốn pháp này liên hệ hữu cơ, gắn bó thiết cốt với nhau, như một cái bàn có bốn chân, thiếu một thì cái bàn sẽ khập khiễng. Cũng vậy, bốn pháp tế độ mà thiếu một thì sự cảm hóa chúng sanh sẽ giảm hẳn hiệu năng. Vậy 4 pháp ấy là gì?
I. Dānaṃ (bố thí)
Dāna nghĩa là cho đi, cho đi cùng khắp, cho đi với tâm ban rải rộng lớn, bao la, cùng khắp không có ngần mé. Như vậy, bên sau sự bố thí ấy phải có tấm lòng quảng đại, xả ly vô lượng.
- Dāna là pháp đứng đầu trong thập độ ba-la-mật (bố thí, trì giới, xuất gia, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nại, chân thật, quyết định, từ và xả).
- Dāna là pháp đứng đầu trên bước đường tu tập của Phật tử tại gia (bố thí, trí giới, tham thiền).
-Dāna là một trong năm pháp cần và đủ để mở cánh cửa phước báu trời, người (tín, giới, văn, thí, tuệ)
Như vậy, Dāna là hành trang, là tư lương cần thiết như cơm ăn, nước uống cho chúng sanh trong mọi cuộc lên đường đến cõi miền hạnh phúc, an vui. Đức Phật Chánh Đẳng Giác, Phật Độc Giác, Phât Thinh Văn Giác trong vô lượng kiếp ai ai cũng phải có trang bị lương thực, thực phẩm dāna ấy. Có 3 cấp độ, trình độ bố thí như sau:
- Dānapāramī (bố thí ba-la-mật)
Là bố thí bậc hạ. Đây là loại bố thí thuộc vật chất như tiền bạc, xe cộ, nhà cửa, ruộng vườn, thức ăn, đồ mặc, thuốc men, tiền bạc, ngọc ngà, châu báu... Bố thí những gì thuộc vật ngoại thân khác như ngai vàng, quốc độ, quyến thuộc, vợ con... cũng thuộc loại dāna pāramī bậc hạ này.
- Dāna upapāramī (bố thí thượng ba-la-mật)
Tức là bố thí bậc trung. Đây là loại bố thí thuộc vật nội thân, là một phần nào đó của thân thể như tay, chân, tai, mắt... (có người cho 1 lá lách, 1 quả thận... mà không chết, thuộc loại bố thí này).
- Dāna paramatthapāramī (Bố thí thắng ba-la-mật)
Là bố thí bậc thượng, tối thắng, loại cao cả nhất. Đây là loại bố thí xả thân, hy sinh cả sanh mạng, tánh mạng cho chúng sanh khác (Nếu bố thí tim, gan... mà sau khi bố thí, người ấy chết, cũng thuộc loại thắng ba-la-mật này).
Dāna với nghĩa rộng rãi và đầy đủ thì có ba cấp độ như vậy; nhưng khi chúng ta sống tương giao trong nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta phải nắm chắc, nắm vững tinh thần dāna ấy, để áp dụng, để ứng xử, để sống cho thích hợp, có giá trị cụ thể và thiết thực hơn. Ba cấp độ bố thí ấy là tiêu chí căn bản, tuy nhiên, trong Tăng chi bộ kinh, ta còn bắt gặp cách phân chia các loại bố thí khác: Bố thí tài vật và bố thí pháp.
- Āmisadāna: Tức là bố thí tiền bạc, của cải, tài sản... nói rộng ra là vật thực, y phục, thuốc men, chỗ ngủ nghỉ cho Tăng kể cả việc đúc chuông, chú tượng, xây dựng liêu thất, tịnh xá, trường Phật học, chùa cảnh, bảo tháp... các công tác từ thiện xã hội. Do bố thí tài vật có công năng nhiếp hóa người nên còn gọi nhiếp hóa bằng tài vật (āmisasaṅgāha), tức là nhiếp phục, thu phục, tiếp độ người khác bằng của cải, tài sản. Cụ thể là làm các công tác từ thiên xã hội, cứu giúp, tương tế... những người đói khổ, tật bệnh, tai ươn, hoạn nạn... Chính nhờ tấm lòng rộng rãi, bao dung, bi mẫn, xả ly... này mà thu phục, nhiếp phục, cảm hóa được chúng sanh.
- Dhammadāna:Tức là bố thí Pháp, nó rất rộng nghĩa, như thuyết pháp, nói đạo, dạy thiền, dạy giáo pháp, tặng kinh sách, in ấn kinh sách; chỉ dạy, khuyến khích người khác tu tập, hành đạo...Bố thí pháp lại có công năng nhiếp hóa người khác nên còn được gọi là nhiếp hóa chúng sanh bởi pháp “dhammasaṅgāha”, tức là nhiếp phục, thu phục, tiếp độ chúng sanh bằng pháp. Pháp ở đây có nhiều cấp độ, nhiều tầng ý nghĩa, nhiều hình thức thể hiện. Lời nói chân thật, hiền hòa, mềm mỏng... làm người khác hoan hỷ nghe theo. Đôi khi là an ủi, khuyến khích hoặc hỗ trợ tinh thần khi người khác gặp hoàn cảnh khó khăn, đau khổ, bất hạnh. Cao hơn tất cả là nói pháp, giảng pháp - tùy thuộc căn cơ, trình độ giúp người khác tu tập để tiến hóa, bớt khổ, thêm vui.
Đôi khi có người không nói gì cả, họ chỉ sống - sống đạo, sống thiền - giản dị, hiền hòa, tươi vui, mát mẻ. Và chỉ nhờ năng lượng sống ấy mà cảm hóa, nhiếp phục được người khác, gọi là thân giáo. Tất cả đấy đều được gọi là nhiếp phục bởi pháp. Đôi nơi còn thêm vô úy thí, là bố thí không sợ hãi, dùng lời nói an ủi, khuyên lơn trấn an người khác vượt qua mọi nỗi lo lắng, sợ hãi, bất an, xao xuyến... trước nghịch cảnh, trước tai ươn, hoạn nạn, thống khổ, tuyệt vọng... Tuy nhiên, nếu là vậy thì chúng thuộc phạm trù của bố thí pháp.
Cá nhân thí và tập thể thí.
- Pāṭipuggalikadāna: Cá nhân thí. Tức là bố thí, cúng dường đến cho một vị mà mình đã lựa chọn. Do có cảm tình riêng hoặc có quan hệ huyết thống, dòng dõi hay quê quán...
- Saṅghadāna: Tăng thí hay tập thể, đoàn thể thí. Đây là sự bố thí, cúng dường đến hội chúng Tăng-già, không phân biệt người này người kia, thường là 4 vị tỳ-khưu trở lên. Đôi khi chỉ một vị, nhưng vị ấy do Tăng chỉ định cũng được gọi là Tăng thí (bố thí đến Tăng).
Từ căn bản ấy, chúng ta có thể rút ra để áp dụng dāna trong đời sống của tu sĩ và cư sĩ:
Dāna trong tu viện, tự viện (với tu sĩ)
Là tu sĩ, là sa-môn sống đời tri túc với lý tưởng giác ngộ, giải thoát, thì ngoài vật dụng thiết yếu cá nhân, hàng xuất gia không nên tư hữu, sở hữu, tích chứa của cải, tài sản. Có vật gì dư, thừa nên san sẻ đến huynh đệ, giới tử, những người thiếu thốn hơn mình. Ngoài ra, những nghĩa cử, thái độ và một số việc làm sau đây đều gọi là bố thí:
- An ủi bạn đạo, huynh đệ đồng tu khi họ gặp chuyện buồn, oan ức, nghịch lòng...
- Khuyên lơn, sách tấn khi có người thối chí, ngã lòng, thủ phận, cầu an, tiêu cực...
- San sẻ kiến thức, hiểu biết của mình đến bạn đạo, giới tử về nội điển, ngoại điển.
- Dùng sức lực, mồ hôi, thời gian... của mình để phục vụ, lao tác hoặc giúp đỡ bạn đạo trong việc bửa củi, gánh nước, tưới cây, quét dọn, chăm sóc vườn cảnh, bếp núc, giặt giũ, hương đăng...
Dāna trong thôn xóm, phường xã (với cư sĩ ).
Tài sản, của cải tiền bạc do làm ăn chơn chánh, hợp pháp, tức là chánh mạng, thường được đức Thế Tôn khen ngợi. Ngài cũng dạy rằng, tiền bạc mà người cư sĩ có được nên chia làm năm phần:
* Một phần chính, quan trọng là để đầu tư tái sản xuất hoặc để dành vốn liếng tiếp tục công việc làm ăn.
* Một phần dùng vào chi phí ăn ở, sinh hoạt gia đình, lo cho cha mẹ, con cái học hành...
* Một phần là để dành vĩnh viễn, chi dùng khi cơ nhỡ, bất trắc, rủi ro...
* Một phần để dùng khi tai nạn, ốm đau, giúp đỡ bạn bè, bà con quyến thuộc, bên nội cũng như bên ngoại.
* Một phần để đầu tư “thiện nghiệp” cho mai hậu, kinh gọi là “chôn của để dành” bằng cách cúng dường đến Tam Bảo, làm những công đức từ thiện xã hội.
Như vậy là người cư sĩ chỉ cần sử dụng một khoản nhỏ để bố thí, cúng dường; sẽ không ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế và đời sống ổn định của gia đình. Có nhiều trường hợp bố thí nhiều hoặc bố thí hết bạc vàng, của cải, tài sản... khi tâm bố thí đã khắng khít với ba-la-mật, với hạnh nguyện của mình, là trường hợp ngoại lệ, đặc biệt. Dāna trong Tứ nhiếp pháp là bố thí, san sẻ, chia sớt tiền bạc, của cải của mình với cộng đồng hoặc tập thể mà mình đang sống; cốt ý là mở rộng lòng mình, nhiếp phục người, cảm hóa người đi theo con đường thiện lương, chơn chánh.
Đặc biệt đối với kẻ đói nghèo, cô quả, tật nguyền... ta phải biết quan tâm giúp đỡ, an ủi họ nhiều hơn. Một chiếc áo, một cái chăn đắp, một lon gạo... nếu được đem cho bằng cả tấm lòng của mình nó sẽ có giá trị tinh thần vô cùng to lớn. Ngoài ra, việc làm cầu, làm đường, bệnh xá, trường học, nhà nghỉ mát, công viên, giếng nước, vệ sinh công cộng...; người Phật tử phải nhiệt tình tham gia, đóng góp bằng công sức hay tiền bạc một cách tích cực. Việc sách tấn, khuyên lơn, dùng thời gian, mồ hôi của mình để phục vụ cho tập thể, cho cộng đồng... đều thuộc về bố thí nhiếp cả.
“ Tấm lòng quảng đại, cho đi!
Cho đi tất cả, vô vi cõi về
Trên tay một hạt bồ-đề
Gieo ươm bến vọng, bờ mê nhân hoàn!”
II. Piyavajjam (ái ngữ)
Dường như ai cũng hiểu rằng, ái ngữ là lời nói hiền hòa, từ ái, mềm mỏng, nhu thuận, dịu dàng. Nội dung của định nghĩa ấy là đúng, tuy nhiên, ta phải hiểu là có hai loại ái ngữ sau đây:
1. Ái ngữ của người đời
Một số người trên thế gian họ sử dụng ái ngữ để lấy lòng người, mua chuộc người hoặc muốn cám dỗ, thu phục người khác bởi nhiều lý do, mục đích, mưu đồ khác nhau.
- Những người đọc sách "đắc nhân tâm", họ tìm cách sống sao, hình thức giao tiếp, ăn nói thế nào cho được lòng người khác. Chúng ta cần lưu ý, người đọc sách "đắc nhân tâm", khi sử dụng thuật "đắc nhân tâm" một cách máy móc, thiếu cái tâm chơn chánh dễ trở thành người đạo đức giả.
- Những con buôn, các nhà kinh doanh lúc giao tiếp, tiếp thị... họ cũng sử dụng ái ngữ, dùng thuật ái ngữ rất có trường lớp, bài bản. Mục đích của họ là bán được hàng, là kiếm tiền!
- Các nhà truyền giáo như linh mục, mục sư; bác sĩ mở phòng mạch tư, nhà giáo mở trường lớp riêng...; nếu không sử dụng ái ngữmột cách khôn ngoan, khôn khéo, thì sẽ không có ai theo, sẽ không có lợi nhuận.
- Nếu là tu sĩ mà mình cố ý ăn nói dịu dàng, ngọt ngào, dễ mến... nhằm thu hút, chinh phục người khác với mưu đồ cá nhân hoặc tham vọng nào đó - đều thuộc dạng ái ngữ của thế gian.
Còn nữa. Còn rất nhiều hình thức ái ngữ ở thế gian, người ta sử dụng chúng với mục đích chính trị, kinh tế, thương mãi, truyền giáo... trong đó có ẩn giấu mưu đồ, thủ đoạn, bóng tối... đều không phải là ái ngữ chơn chánh của nhà Phật.
2. Ái ngữ trong ái ngữ nhiếp
Chúng ta cần thấy rõ rằng, có những lời nói văn hoa, đẹp đẽ, chải chuốt, dịu ngọt, dễ nghe, êm ái, vừa lòng, khoan khoái... cái lỗ tai ấy chỉ là cái đẹp ở hình thức bên ngoài. Nói rõ hơn, nó mới chỉ là cái mỹ. Người học Phật, phải hiểu rằng, ái ngữ chơn chánh hoặc ái ngữ nhiếprất gần với chánh ngữ. Như vậy một ái ngữ toàn bích, trọn vẹn phải chuyên chở trong tự thân đầy đủ cả cái chân và cái thiện nữa vậy. Nếu ái ngữ mà chỉ có mỹ, thiếu chân và thiện là sẽ trở thành hình thức lừa mị, dối người. Là đóa hoa giấy lòe loẹt sắc màu mà không có hương thơm.
Vậy, ái ngữ của nhà Phật phải đầy đủ:
-Chân:Lời nói ấy phải đúng sự thật, y cứ trên sự thật, từ sự thật.
-Thiện:Lời nói phải có ý lành, tốt, phải có ý giúp đỡ người, đem đến lợi lạc, an vui cho người, giúp họ trên con đường tiến hóa tâm linh.
-Mỹ: Lời nói phải dịu dàng, từ ái, mềm mỏng, nhu thuận...
Đến đây chắc chúng ta đã thấy rõ nội dung bản chất của ái ngữ nhiếp, là phải gồm đủ chân, thiện, mỹ. Có chân, thiện mà không có mỹsẽ không nhiếp phục được người. Có mỹ, mà không có chân, thiện thì chỉ là miệng lưỡi đãi bôi, khách sáo, đạo đức giả. Có thiện, mỹ mà không có chân là xây lâu đài trên cát, con thuyền đi không có hướng về. Có chân, mỹ mà không có thiện là đánh mất cái dụng cao đẹp đối với quần sanh.
Dĩ nhiên, muốn được cái ái ngữ toàn bích ấy, người Phật tử phải biết vĩnh viễn từ bỏ lời nói dối, nói hai lưỡi, nói ác độc, hung dữ, tục tĩu, thô lỗ...Trong đời sống tập thể, cộng đồng, người tu sĩ hay cư sĩ nếu biết áp dụng ái ngữ nhiếp như chân, như thực kể trên... sẽ thành công trên con đường nhiếp hóa chúng sanh, lợi lạc cho nhân quần, xã hội.
“ Nói lời chân thật dễ đâu
Lại thêm thiện, mỹ bắc cầu nhân sinh
Đóa hoa thơm ngát hữu tình
Từ hòa, ái ngữ câu kinh miệng vàng!”
III. Atthacariyā (lợi hành)
Nghĩa là làm việc gì mà hai bên cùng có lợi. Cùng có lợi, là đừng vì lợi mình mà hại người, đừng vì lợi người mà hại mình; phải là mình và người cùng lợi lạc. Đối với tu sĩ, chữ lợi này thuần túy là cái lợi thuộc tinh thần. Cái lợi về tinh thần này trong đời sống tương giao, ứng xử được biểu hiện qua thân, khẩu, ý. Nói cách khác, “là hành động của thân, khẩu, ý phải hướng đến những gì không có tội, không có tội nghĩa là không có hại, không có hại nghĩa là có lạc báo. Có lạc báo nghĩa là hành động gì không đưa đến hại mình, hại người, hại cả hai”. Lợi và hại ở đoạn kinh trên do tôn giả Ānanda thuyết lại, chính là lợi, hại thuộc tinh thần.
Vậy thì ta phải hiểu rằng:
- Hành động nào đưa đến giảm trừ, muội lược, thối giảm... hoặc ngăn chặn, làm yên lặng được tham, sân, si của mình và người thì được gọi là có lợi.
- Hành động nào đưa đến tăng trưởng, trưởng dưỡng, phát sanh, nẩy mầm, thêm tham sân si hoặc thói hư, tật xấu cho mình và người thì được gọi là có hại.
Chính nhờ hiểu biết đúng đắn lợi hành nhiếp này, giới tu sĩ trong cộng đồng mà họ đang sống, đều được thăng hoa và tiến bộ. Đối với cư sĩ tại gia, lợi hành không những mang ý nghĩa tinh thần mà còn cả ý nghĩa vật chất nữa. Tuy nhiên, nếu quá thiên trọng vềnghĩa vật chất mà bỏ quên hoặc xem nhẹ nghĩa tinh thần, thì chữ lợi hành ấy đã đánh mất nội dung cao quý và thiêng liêng của nó.
Biết bao nhiêu chữ lợi mang nghĩa vật chất này đã chi phối cả hằng trăm, hằng ngàn các tổ chức từ thiện xã hội trong và ngoài Phật giáo. Có một số nơi, một số tu sĩ và cư sĩ, người ta còn lấy nghĩa lợi hành vật chất ấy làm lý tưởng hoặc mục đích tu tập cho đời mình. Họ thủ trước, chấptrước phương tiện, lại còn tưởng phương tiện ấy là cứu cánh. Mạt pháp là vậy. Mạt pháp chính là thời đại người con Phật lập tâm tu hành mà chỉ y cứ nơi cành, nhánh, ngọn...(Mạt nghĩa là cái ngọn); và họ không còn biết cái gốc, cái mục đích giác ngộ, giải thoát là đâu nữa.
Khi mà nghĩa lợi hành chỉ còn nằm nơi vật chất, tiền tài, áo cơm. Khi mà lợi và hại đã mất hẳn giá trị thiêng liêng thì khả tính uyênnguyên của giáo pháp sẽ không còn nữa. Người cư sĩ Phật tử sống giữa tập thể, cộng đồng xã hội; nếu muốn cảm hóa người, nhiếp phục người một cách chơn chánh thì phải hiểu toàn diện hai mặt của lợi hành như thế. Đồng thời phải biết bên nào nặng bên nào nhẹ để xử sự cho đúng đắn. Nếu không, coi chừng sẽ bị rơi đọa vào các tổ chức mua danh, bán lợi giữa cuộc đời – đúng như câu Kinh Lời Vàng số 209:
“Chánh chơn thì lại bỏ bên
Chăm chuyên những việc chẳng nên chút nào!
Xa mục đích, dục tuôn trào
Chạy theo những việc tào lao giữa đời
Lại còn dè bỉu, ỉ ôi
Tỵ ganh những bậc chẳng rời hướng tu!”
IV. Samānattatā (đồng sự)
Tức là bình đẳng với nhau, với mọi người trong công việc, trong vui khổ, hoạn nạn, ngọt bùi, ăn ở, phương tiện, nhu cầu...Samānattatā nghĩa là giống nhau, bằng nhau, như nhau; không tư vị, thiên vị ai trong đời sống của mọi người giữa cộng đồng.
Trong tu viện, tự viện, thiền viện những vị xuất gia đều phải cùng làm, cùng ăn, cùng ở, cùng tu tập, phải bằng nhau, không ai được quyền ưu tiên hơn ai. Không có trường hợp thương người này để giao công việc nhẹ, ghét người kia nên giao công việc nặng. Các tiện nghi, ăn ở, sinh hoạt khác cũng y như thế. Tuy nhiên, ở nhà chùa, tinh thần đồng sự nhiếp còn mang ý nghĩa cao quý hơn. Không những mỗi người làm việc theo khả năng và sức khoẻ của mình mà còn người này giúp đỡ người kia, làm việc hộ cho người kia một cách tự nguyện và hoan hỷ nữa.
Với tinh thần đồng sự cao cả ấy, người ta không cho phép vị trụ trì, sư cả hoặc những vị sư cao hạ ngồi chỉ tay năm ngón, sống đời biếng nhác, hưởng thụ, bắt đàn em, sai bảo đệ tử hoặc Phật tử hầu hạ, cung phụng mình. Tùy theo giới luật, tuổi tác, hạ lạp, sức khỏe, ai có công việc nấy. Đôi khi người trên trước, các bậc trưởng thượng, đàn anh, còn phải làm việc nhiều hơn vì tấm lòng, vì tình thương, vì hạnh nguyện, vì để sách tấn hoặc làm gương cho đàn em và đệ tử noi theo.
Trong cộng đồng, tập thể, ngoài xã hội, người cư sĩ phải nắm rõ nội dung đồng sự nhiếp ấy để xử sự cho linh động và đúng đắn, vì lợi ích thật sự cho mình trên con đường tự giác; lại còn cảm hóa, nhiếp phục được người khác trên con đường giác tha nữa vậy. Các tổ chức thanh niên phụng sự xã hội, gia đình Phật tử, hướng đạo sinh, các đơn vị quân đội... thường mang ra áp dụng chỉ một phần nào đó của đồng sự nhiếp này; và họ đã thâu hái được một vài thành quả nhất định, đạt lợi ích cao nhất, là những bằng chứng hiển nhiên vậy.
“ Cùng nhau chung ý, chung lòng
Chung công, chung việc, chung đồng khổ vui
Ở ăn chia sẻ ngọt bùi
Bằng nhau, bình đẳng người người hòa an!”
Kết luận
Trọn đủ cả 4 pháp, đầy đủ cả tứ nhiếp sẽ trở thành một đóa hoa toàn mãn sắc hương, thành dòng suối ngọt trong lành để phụng hiến cho trần gian cỗi cằn, vô cảm, trơ lì, khô khát và đang quá nhiều khổ nạn nầy. Nó chính là trái tim hành động của tiền thân Bồ-tát luôn luôn được soi chiếu bởi mặt trời tuệ giác. Do vậy, trái tim ấy vừa giàu lòng bi mẫn, biết xót thương đồng loại, vừa không dung chứa bóng tối của vô minh và ái dục. Các tập thể tăng sĩ, những tập thể cư sĩ, nếu biết áp dụng bốn nguyên tắc sống này thì quả là một phúc lành cho xã hội, con người muôn nơi, muôn thuở. Đúng như mấy câu thơ:
"- Sống đời tứ nhiếp là vui
Tự mình lợi lạc, người người lợi theo
Xót thương xấu ác, đói nghèo
Chiếc thuyền mật độ nhổ neo sang bờ".
Minh Đức Triều Tâm Ảnh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/03/2020(Xem: 7861)
Bát Chánh Đạo chỉ là một phần trong giáo lý của Đức Phật. Chỉ cần áp dụng tám bước này vào đời sống sẽ mang đến cho ta và mọi người được hạnh phúc. Qua bài Chuyển Pháp Luân của Đức Phật giảng tại vườn nai cho năm anh em ông Kiều Trần Như nghe. Trong đó Bát Chánh Đạo là chủ đề đầu tiên mà Đức Phật mở bài. Từ sự quan sát cuộc đời của Ngài qua những kinh nghiêm sống trong hai giai đoạn: Hưởng thụ lợi lạc, đam mê ái dục, danh lợi, quyền lực, trong cung điện. Sáu năm tu khổ hạnh mà không thấy kết quả gì.
05/03/2020(Xem: 9026)
“Tham” là tham lam. Ham muốn thái quá. Đắm say, thích thú muốn có nhiều những thứ mình ưa thích như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng v.v… Lòng ham đó chẳng hề biết chán, càng được thời càng ham. Tham cho mình, rồi tham cho cả bà con quyến thuộc, quốc gia, xã hội của mình. Cũng vì lòng tham, mà nhân loại tranh giành giết hại lẫn nhau. Kẻ tham hay ghen ghét những người thành tựu.
01/03/2020(Xem: 8863)
Với nhiều lý do đó tôi đã rất hân hoan đi mời các bạn tham dự buổi tiệc chay này từ trước một tháng ngay vừa khi thông báo lên . Thế nhưng đâu ai có thể đoán được mọi chuyện gì trong tương lai có thể xảy đến ...dù chỉ vài ngày trước đó nên chi tôi chỉ cầu nguyện thầm cho buổi lễ thật thành công hầu đem lại niềm khích lệ cho những bậc trưởng thượng đang ra sức dựng xây Đạo Pháp nơi hải ngoại . Hy vọng ai ai cũng đều nghĩ đó là duyên phước như tôi thì ngày hôm đó theo tôi nghĩ ......sẽ có rất nhiều người tham dự, vì thực đơn tiệc chay hôm ấy quá tuyệt vời mà các chị trong ban trai soạn vừa bật mí như sau:
29/02/2020(Xem: 6580)
Ngày nay, chúng ta sống ở trên thế gian này hoàn cảnh rất không tốt, rất không bình thường. Ngày qua tháng lại chúng ta điều trải qua ba bữa ăn đắng uống độc trong thịt, trong rau…có rất nhiều độc tố.
27/02/2020(Xem: 6494)
Ai cũng biết cuộc đời ngắn ngủi, thời gian không chờ đợi một ai bao giờ. Là một Tăng Ni trẻ phải biết tận dụng thời gian để học tập, quyết không để thời gian trôi qua một cách lãng phí vô ích. Tăng Ni trẻ phải biết tận dụng thời gian trong việc tu học, nâng cao đời sống tâm linh. Quỹ thời gian của một đời người không nhiều, phải nỗ lực nuôi dưỡng và gieo hạt giống từ bi rộng rãi trên toàn xã hội.
27/02/2020(Xem: 6445)
Xã hội hiện đại này là một loại hình xã hội cần đến sự cập nhật kiến thức liên tục vì tốc độ tăng trưởng thật nhanh . Do đó con đường tốt nhất là đọc sách và học tập suốt đời dù ở bất cứ tuổi nào . Tuy nhiên nếu không có được sự tu tập để tìm được sự bình thản tĩnh lặng trong tâm thì sẽ không nhận được điều gì xảy ra và để nhân thấy được Sự Huyền Diệu của cuộc đời . Khi chúng ta không có tĩnh lặng( những giờ phút riêng tư ) dù phải chịu cảnh cô đơn hay cô độc thì sẽ chẳng bao giờ có thể thấy được sự huyên diệu ấy. Một tâm trí khỏe mạnh là đã loại trừ được những suy nghĩ tiêu cực nhờ vào những suy nghĩ bình tĩnh , biết tập trung để thanh lọc những nỗi sợ hãi, buồn đau khi gặp phải vấn đề rắc rối .
26/01/2020(Xem: 5414)
Hoằng pháp là một trong 13 ban ngành thuộc hệ thống GHPGVN hiện nay. Trong phần báo cáo tổng kết cuối năm 2019, cho thấy Ban Hoằng pháp đạt nhiều thành quả hơn so với những nhiệm kỳ trước. “Hoằng pháp vi gia vụ,lợi sinh vi bổn hoài” đó là phương châm của Ban Hoằng pháp Trung ương; nhờ thế phía Bắc đã vận dụng được bốn Tỉnh có trên 317 đạo tràng sinh hoạt được 1.000 buổi giảng. Phía Nam có 29 Tỉnh thành gồm 6182 đạo tràng với số lượng buổi giảng được thực hiện là 70.693. Đặc biệt, Ban Hoằng pháp Trung ương kết hợp với Phân ban Thông tin truyền thông chuyển tải cập nhật những thông tin sinh hoạt Phật sự. Phân ban TTTT với biệt danh “phật sự online –PSO” là một phân ban, tuy thành lập muộn vào giữa năm 2019, nhưng hoạt đông rất hiệu quả,( sẽ có bài chuyên đề vê PSO đã đóng góp xử lý những khủng hoảng thông tin về Phật giáo)
14/01/2020(Xem: 8249)
Nhờ Tam Bảo gia hộ, các bạn trẻ chúng tôi biết mình là một trong những người cực kỳ may mắn, vì vào mỗi sáng Chủ Nhật đều đủ thiện duyên về Chùa học Phật Pháp. Lớp học của chúng tôi dưới sự hướng dẫn của một vị Sư Cô trẻ, nói được song ngữ Anh Việt, biết lắng nghe và giàu lòng từ bi như Sư Cô Giác Anh. Những lớp học với Sư Cô như nguồn nước mát tinh khiết từ một dòng suối trong lành vô tận mà chúng tôi và các bạn đạo luôn có thể uống, để được giải khát và thanh lọc thân tâm. Từ từ theo thời gian, mỗi chúng tôi đều thấy mình có những sự tiến bộ chút đỉnh về sự bình tĩnh, sự học hỏi và thực hành Phật Pháp và áp dụng những lời dạy thiết thực từ Sư Cô để đối phó tốt hơn với những thử thách hằng ngày.
11/01/2020(Xem: 6444)
Hai tuần qua, mọi người khắp nơi trên thế giới đã từng bừng ăn Tết Dương Lịch 2020. Là người Mỹ gốc Việt định cư ở Hoa Kỳ, Canada, hay những quốc gia khác trên thế giới, chúng ta cũng nằm trong số người đó. Tính đến nay, nhiều gia đình đã trải qua ba, bốn thế hệ. Ông bà, cha mẹ, con cái, dâu, rể, cháu, chắt... Con cái chúng ta sinh ra và lớn lên ở đất nước này, nên chúng ta cần học hỏi, hoà nhập vào nền văn hoá xã hội nơi đây là điều đương nhiên. Riêng thế hệ ông bà, cha mẹ dù định cư ở đâu cũng không quên phong tục tập quán của mình, nhất là khi Xuân về Tết đến, khiến cho chúng ta chạnh lòng nhớ ray rứt những mùa Xuân đầy ấp kỷ niệm thân thương nơi chôn nhao cắt rốn ở quê nhà. Cho nên, hằng năm ở đây, chúng ta thường đón tới hai cái Tết. Đó là Tết Dương lịch quen gọi là Tết Tây và Tết Âm lịch là Tết Ta còn gọi là Tết Nguyên Đán. Tết Nguyên Đán năm nay nhằm ngày 25 tháng Giêng 2020. Tính theo thứ tự mười hai con giáp, năm nay là năm Kỷ Hợi và năm tới là năm Canh Tý.
10/01/2020(Xem: 7309)
May mắn và tài vận của một người, rốt cuộc tới từ đâu? 1. Tới từ một cơ thể khỏe mạnh Ngạn ngữ nói: "Kim niên duẩn tử minh niên trúc, thiếu niên thể tráng lão niên phúc", ý muốn nói: năm nay là măng, năm sau là trúc, thời niên thiếu khỏe mạnh, về già càng nhiều phúc. Sức khỏe tốt mới thực sự là "tốt". Đối đãi với bản thân tốt một chút, không có sức khỏe, mọi thứ đều chỉ là hư vô, chỉ khi có một sức khỏe tốt, bạn mới có thể tận hưởng thành công, tận hưởng cuộc đời của mình. Tiền, kiếm mãi không hết; công việc, làm mãi không xong; không có chuyện gì có thể hoàn thành trong ngày một ngày hai, đừng tự làm mình quá mệt mỏi, quá bí bức mỗi ngày. Hôm nay lấy mạng "đổi" tiền, ngày mai đã có thể lấy tiền "cứu" mạng. Giống như dây đàn vậy, căng quá rồi thế nào cũng đứt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]