Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

35. Về Thăm Lại Cội Cây Giác Ngộ Và Dòng Sông Linh Thiêng

14/03/201418:49(Xem: 26660)
35. Về Thăm Lại Cội Cây Giác Ngộ Và Dòng Sông Linh Thiêng

Mot_Cuoc_Doi_01

35. Về Thăm Lại
Cội Cây Giác Ngộ
Và Dòng Sông Linh Thiêng







Chừng mười hôm sau, đức Phật đã về đến rừng khổ hạnh. Ngài nhàn nhã nhìn ngắm cảnh vật. Cây cối sau mùa mưa nó xanh thắm, tươi đẹp lạ thường. Con đường đi qua cội cây Bodhirukkha (Assattha cũ) bị một dòng nước từ núi Gayā đổ xuống, xé rách một đoạn lớn, đức Phật đành phải đi tắt qua ngả xóm làng. Hương lộ này, ngài đã đi lại lắm lần, nhà cửa, người vật vẫn như cũ. Bò, dê vẫn lác đác đây đó giữa đồng ruộng, bên nương vườn, ven lộ và cả trong sân, sát bên cửa mọi nhà! Thanh bình, yên ổn, lam lũ và đói nghèo xen lẫn trong nhau!

Đến một điền trang to lớn, có lẽ là giàu sang nhất ở trong thôn, đức Phật dừng chân lại: Phải ghé thăm gia chủ triệu phú Senānī, bà Sujātā và cô bé Puṇṇā, những vị ân nhân với những bát sữa kỳ diệu giúp ta sống lại để thành tựu đạo giác ngộ.

Đức Phật được cả nhà ra đón tiếp nồng hậu. Ông triệu phú người đẫy đà, cao lớn, da đỏ hây hây, có nụ cười hào sảng và rộng mở, đích thân chuẩn bị chỗ ngồi và tiếp trà nước. Bà Sujātā bế chú bé trai hồng hào, bụ bẫm, ngồi nơi chiếc ghế thấp, nụ cười tươi rạng, xởi lởi:

- Chú chó nhỏ đây, thưa ngài sa-môn! Nhờ ngài mà gia đình chúng con được hạnh phúc như nguyện. Xin ngài sa-môn ban phúc lành cho cháu!

Cô bé Puṇṇā từ nhà trong, chạy ra, mang cho cháu bé một bình sữa; nó nhìn đức Phật không chớp mắt! Nó vô tư, dí dỏm:

- Ông sa-môn bây giờ trông còn đẹp hơn vị thần linh thuở trước nữa. Nhưng hôm nay, nghe người trong làng đồn với nhau, bảo ông sa-môn đã thành Phật rồi! Phật là cái gì nhỉ? Có bằng thần, bằng thánh không?

Mọi người cười xòa. Gia nhân nam nữ mấy chục người ở trong điền trang ít khi thấy được một khất sĩ quý phái, từ hòa như vậy cũng xúm xít ở xung quanh. Cậu bé chăn bò Sotthiya, người tặng tám bó cỏ cùng với ba bốn đứa bạn, không biết hay tin từ lúc nào, cũng đứng thập thò ở ngoài cổng trước. Ông triệu phú Senānī hiểu ý, vẫy tay rồi bảo gia nhân mở cổng, cho phép các chú bé vào chơi! Đức Phật không biết, vì ngài không hướng tâm, chứ tin đồn về ngài, về thần thông, về pháp lực, về hào quang trong đêm thành đạo, cả về sau này ở Lộc Uyển, ở Bārāṇasī được mọi người truyền tụng, ca ngợi khắp nơi, tràn qua xóm, qua làng, qua khắp các thị trấn, thành phố, nước này sang nước khác. Và nhất là: Một vị Phật, một vị Chánh Đẳng Giác đã ra đời!

Sử dụng làn khí mát mẻ của tâm từ, đức Phật ban rải đến mọi người, sau đó, ngài thuyết một thời pháp, nói về bố thí, trì giới, hạnh phúc các cảnh trời, an trí họ nơi Tam quy rồi trở về cội cây Bodhirukkha lúc trời nhá nhem tối. Sotthiya và ba chú bé đi theo, nói là ông Phật nói hay quá, chúng muốn nghe thêm nữa! Và đức Phật lại hoan hỷ kể cho chúng nghe những câu chuyện cổ xưa, truyện tích Jataka, nói về nhân quả nghiệp báo, làm cho chúng rất thỏa thích. Niềm tin phát khởi, chúng muốn đi theo ngài, để được hầu hạ và được nghe pháp! Đức Phật có hứa khả, nhưng ngài bảo là bây giờ chưa phải lúc, đợi một thời gian nữa, ngài sẽ cho đi theo giáo đoàn!

Đêm ấy vào những ngày cuối tháng mười, trời không trăng, đức Phật ngồi quang định suốt đêm, lấy hào quang tự thân soi sáng cả một vùng. Chư thiên, địa tiên, thọ thần ở xung quanh, tìm đến chiêm ngưỡng, tỏ lòng tôn kính và xin được nghe pháp. Đức Phật thấy giáo pháp của ngài có duyên, không những với cõi người, mà còn với cõi rồng, dạ-xoa, a-tu-la, các cõi trời dục giới, cõi trời phạm thiên sắc giới nữa. Chỉ có cõi trời Vô tưởng hữu tình, cõi Vô sắc giới, cõi Địa ngục vô gián là không có duyên mà thôi! Vì nghĩ vậy nên ngài đã ưu ái ban cho họ một thời pháp, nội dung nói rằng, cảnh giới mà chư vị đang sống, là quả phước rất nhỏ từ quá khứ, hết sức mạnh của phước bảo trì, quý vị cũng phải bị đọa lạc vào các cảnh giới đau khổ. Lại nữa, phước của chư vị tuy hơn cõi người, nhưng về trí, về tuệ, về các lãnh vực ba-la-mật khác, coi chừng, chư vị khó có thể so bì! Vậy hãy tu tập. Cõi của các vị không thuận lợi bằng cõi người để tu tập các công đức, nhưng quý vị cũng có thể dùng năng lực của mình để hộ trì cho giáo pháp, hộ trì cho những người hiền lương, hộ trì cho làng mạc thôn xóm, hộ trì cho những người cận sự nam nữ hai hàng. Đấy là những việc làm hiện nay lợi lạc cho chư vị vậy!

Bọn trẻ hóa ra không chịu về, suốt đêm chúng thỏa thích, sung sướng nằm dưới chân đức Phật, nằm trong ánh sáng hào quang yên ổn và ấm cúng của ngài!

Sáng ngày, chim cất giọng hót líu lo, râm ran, đức Phật đi kinh hành dọc bên sông Nerañjarā, đến chỗ đám cỏ độ cơm sữa và quăng mâm vàng, ngài ngồi xuống, nghĩ đến công hạnh của chư Phật quá khứ. “Vùng đất này, con sông linh thiêng này đã có ba vị Phật xuất hiện, rồi theo định luật sinh diệt, tất cả đều tàn rụi, chỉ có những chúng sanh hữu duyên với giáo pháp mới nếm được hương vị bất tử. Nay Như Lai là vị Phật thứ tư, cũng miền đất này, cũng con sông này, cũng có duyên rất lớn với giáo pháp của Như Lai!”

Đức Phật đứng dậy, ngước nhìn trời, nhìn mây, lắng nghe gió, ngài biết sẽ còn một vài trận mưa lớn nữa, sau đó, thời tiết sẽ chuyển mùa, sang đông, nhưng vài tháng tới còn dễ chịu. Bọn trẻ lại xúm xít sau lưng, chúng nói:

- Bạch ngài sa-môn, bạch Phật...

- Ừ, các con cứ gọi Như Lai là Phật như mọi người trong làng vậy!

- Bên kia sông, lác đác trong mấy khu rừng ở Uruvelā, ba bốn tháng nay có rất đông đạo sĩ đến dựng lều trại để ở. Nhưng họ không giống với ngài. Họ bện tóc, đa phần mặc áo vỏ cây và tu hạnh rất khắc khổ!

Đức Phật mỉm cười:

- Họ ngâm mình dưới nước sông lạnh và họ còn tế thần lửa nữa, phải không?

Bọn trẻ ngạc nhiên, trố mắt nhìn. Đức Phật trở lại cội cây, lấy y bát rồi đi vào làng. Hôm nay, gia đình triệu phú Senānī có thỉnh mời đặt bát nhưng đức Phật đã từ chối, vì ngài muốn đi hóa duyên khắp cả mấy thôn làng. Rồi từng buổi sáng, từng buổi sáng, hình bóng trang nghiêm và thanh tịnh của đức Phật đã gieo vào lòng dân chúng một sự tín mộ sâu xa. Từng buổi chiều, đôi khi cả đêm đến, bên từng bó đuốc bập bùng, đức Phật lại thuyết pháp, giảng đạo cho từng nhóm người, đặt họ vào Tam quy, trở thành hai hàng cận sự nam nữ. Bây giờ họ đã biết, đây đúng là một vị Phật, một vị Chánh Đẳng Giác!

Hôm kia, biết là đúng thời, đức Phật rời cội cây Bodhirukkha, lên bè vượt sông, đạp qua hướng bắc, chênh đông đi vào địa giới của các vị đạo sĩ bện tóc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/12/2012(Xem: 6598)
Chử Đồng Tử là người Phật tử Việt Nam đầu tiên. Ông sống cùng cha là Chử Cù Vân tại Hưng Yên trong thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch. Một hôm, nhà cháy, chỉ còn chiếc khố hai cha con thay nhau mặc. Khi rời nhà, Chử Đồng Tử mặc khố và cha phải ở nhà, và ngược lại
19/12/2012(Xem: 11208)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôn và các loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
10/12/2012(Xem: 11460)
Nhạc phẩm “Để gió cuốn đi” của Trịnh Công Sơn không phải từ đầu đến cuối đều có chất “Đạo nhập thế” được lồng ghép trong nhạc. Có câu, có đoạn, ý tưởng triết lý đạo Phật hiện rõ.
08/12/2012(Xem: 6315)
Bài này sẽ tập trung nói về đề tài, một vài cách tiếp cận các nguồn nghiên cứu Phật học Anh ngữ. Và qua đây, thử khảo sát một vài thắc mắc thường gặp. Đặc biệt, chúng ta sẽ dò tìm dấu tích Kinh Kim Cương, một kinh căn bản của Tổ Sư Thiền, trong Tạng Pali.
06/12/2012(Xem: 8214)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
04/12/2012(Xem: 7109)
Một hôm, một Thiền sư phải qua sông. Sư bước lên một chiếc đò của một cô lái đò xinh đẹp. Sau khi thuyền cặp bến, cô lái thu tiền từng ngườì như bình thường, chỉ trừ nhà sư bị cô lái đò đòi tiền gấp đôi.
02/12/2012(Xem: 6487)
Sáu ba-la-mật là Bồ-tát hạnh. Bồ-tát hạnh gồm có hai sự tích tập: tích tập phước đức là làm lợi lạc cho người khác và tích tập trí huệ là xóa tan bóng tối vô minh để đi đến sự sáng tỏ hoàn toàn của tâm thức.
01/12/2012(Xem: 7856)
Lời giới thiệu — Đây là một trong bốn tiểu luận của Tỳ kheo Bodhi trong cuốn “Facing the Future” viết năm 2000 tại Tích Lan. Tỳ kheo Bodhi, thế danh là Jeffrey Block, người Hoa Kỳ, sinh năm1944. Đại sư đã đến với Phật giáo năm 1965, khi lần đầu tiên gặp Hòa thượng Thích Minh Châu tại khuôn viên trường Đại học Madison, tiểu bang Wisconsin, trước khi đến học cao học tại Claremont, California. Đại sư đã thuật lại cuộc gặp gỡ này trong bài viết “LẦN ĐẦU TIÊN TÔI GẶP MỘT NHÀ SƯ“→ đã được đăng tải trong Vườn Đào.
27/11/2012(Xem: 7613)
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika dạy các Tỷ kheo: - Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Thế nào là hai? Hội chúng không phải Thánh và hội chúng bậc Thánh.
23/11/2012(Xem: 9305)
Đó là chuyến đi Tây Tạng của tôi và nhà thơ Văn Cầm Hải từ ngày 17/9 đến 25/9. Có nhiều cách đến Tây Tạng. Chúng tôi chọn con đường từ Hà Nội đi Nam Ninh, từ Nam Ninh bay sang Thành Đô, rồi từ Thành Đô bay lên Lhasa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]