Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đi Tu – Hành Trình Khám Phá Tâm Linh (2)

11/03/201410:06(Xem: 12639)
Đi Tu – Hành Trình Khám Phá Tâm Linh (2)


minh_hoa_quang_duc (297)
Đi Tu – Hành Trình Khám Phá Tâm Linh (2)

Trong những đối thoại hằng ngày mình hay nghe nói: ‘Bây giờ, ông Bảy ổng lo tu rồi!’ Hàm ý rằng: Giờ ông Bảy đã không còn như xưa nữa, đã thay đổi rồi! Như vậy tu là sữa đổi, từ bỏ những nếp sống xấu; đồng thời, kết nạp và trau giồi những lối sống tốt và thiện trong tâm. Kinh ‘Ví Dụ Tấm Vãi’ bằng một ví dụ đơn giản, Phật nói rõ sự khác nhau giữa một tâm ô nhiễm và một tâm thanh tịnh , như một tấm vải dơ đem nhuộm sẽ có màu loang lổ không đẹp. Ngược lại, cõi tốt lành chờ đợi một tâm không ô nhiễm, ví như tấm vải sạch khi nhuộm sẽ có màu đẹp đẽ.(Ni sư Trí Hải tóm lược). Hành trình đi tìm tâm cũng vậy. Bạn có thấy rằng đi tu cũng như uống thuốc ‘cải lão hoàn đồng’; nhưng ở đây thay vì dùng thuốc thì mình phải học thay đổi cách sống của bản thân qua những hành vi và cử chỉ hằng ngày, và từ lời nói đến hành động.

Tất cả những li ti nhỏ nhặt này được biểu lộ do tâm thức của mình đang hành hoạt ra sao, thường là trong tiềm thức. Ví dụ cách mình thích ăn các món ngọt vào một thời điểm nào đó trong ngày có thể biểu lộ cho mình thấy rằng: khi mình đang làm những việc mình không thích mình hay có khuynh hướng tìm kiếm những cái gì mình thích để xóa tan cái cảm giác khó chịu của mình khi ấy! Như có một vị thiền sinh kia thích ăn sô-cô-la (chocolate) vào giữa trưa khi còn đang làm kết toán cho một công ty nọ. Thói quen này trở thành sự nghiện ngập vì cô ta trở nên rất dễ nổi giận khi không ăn kẹo này vào giữa trưa. ( Những vị nào nghiện cà-phê cũng có thể có cảm giác giống như vậy! ) Sau này khi học cách quán chiếu tâm thức của mình, cô ta mới thấy rằng cô không thích công việc mình đang làm là kết toán khi ấy, nên khỏa lấp sự khó chịu, bực bội này bằng cách ăn kẹo sô-cô-la! 

Kinh Trung bộ - số 6 ‘Ước nguyện’ (cũng do Ni sư Trí Hải tóm lược) Phật có dạy:

Ðấng đạo sư nhắc nhủ
Tỳ kheo sống phòng hộ
Với Giới biệt giải thoát
Với chính niệm, uy nghi
Và thấy được hiểm nguy
Trong từng lỗi nhỏ nhặt
Bởi vì Giới dẫn đầu
Trong tất cả thiện pháp.

Phật dạy chúng ta phải ‘thấy hiểm nguy trong từng lỗi nhỏ nhặt’vì đây là những mầm mống tạo nên những thói quen, tập khí nguy hiểm trong tương lai. Chúng ta phải thấy rõ để ngăn chặn những nết xấu đang hình thành trong ta. Nếu bạn nhớ lại quá khứ khi bắt đầu tập một cái gì mới, bạn có thấy rằng thói quen uống cà-phê, hay rượu chè là do từ những hành vi rất là vô hại khi xưa. Nhưng thói quen này được mình yêu thích và duy trì cho đến khi mình sống mà không thể thiếu chúng được! 

Cho nên, sống phòng hộ là chúng ta sống với tâm luôn hướng đến việc thiện, việc lành. Tạo cho mình một thói quen đẹp, như một người tốt mà sống và làm việc nơi tranh giành, trục lợi thì không sớm thì muộn sẽ dễ bị ‘biến chất’. Hiện tại chúng ta cũng thường thấy các bậc quan chức, khi còn ‘hàn vi, chưa nổi tiếng’ họ đã sống theo một lý tưởng rất cao đẹp: hy sinh cá nhân để nước giàu, dân no ấm. Nhưng trong lối sống bon chen, tranh giành, trục lợi nơi quan trường khiến cho một số người đã đánh mất cái lý tưởng cao đẹp khi xưa! Trong thương trường hay tất cả các môi trường sống nào cũng vậy. Nếu bạn không biết phòng hộ, yểm ly (xa lìa) những môi trường xấu. Không khéo mình sẽ đánh mất mình vậy! Cho nên, Phật dạy phải sống biết phòng hộ.

Trong kinh Trung Bộ số 114: ‘Nên đào luyện và không nên đào luyện’Phật nói về những pháp cần đào luyện và không cần, rồi tôn giả Xá lợi Phất nói chi tiết đầy đủ. Trong đó, ngài Xá Lợi Phất nói chi tiết về việc những tâm hành xấu phát nguồn từ niệm khởi trong tâm. Từ ý niệm xấu này (nên nhớ chúng chỉ là những ý niệm, không phải là một thực thể), chúng ta phản ứng và chấp thủ theo chúng. Cho đến khi, chúng trở thành một quan niệm sống của mình. Từ đó, quan niệm sống này biến mình thành một con người có đặc tính, thói quen, và quan niệm sống xấu như vậy! Tu tập là một quá trình chuyển hóa nội tâm công phu và chi tiết. Từ việc ngăn ngừa những tập khí xấu, đến cấy trồng và trưởng dưỡng những căn lành đòi hỏi chí tu học phải vững bền, kiên quyết. 

Người muốn tu là người có một sự dứt khoát rõ rệt về con đường mình đã chọn vì chúng ta phải lìa bỏ hoàn toàn những cái mà mình cho là xấu xa, tệ hại, và bắt đầu sống đổi đời, sống thật với bản tâm. Nghĩa là, khám phá tâm linh, không chỉ là tìm biết một điều gì đó về chính bản thân mình, mà còn phải thay đổi cả con người mình. Đó mới thực sự là biết sống đạo. 

Tu tập theo Phật dạy, khi mình mới bước vào con đường sống đạo, không cần chúng ta phải phát tâm vô thượng Bồ đề, cứu độ tất cả mọi loài chúng sinh. Tu đạo là chúng ta biết quay về nhìn lại bản tâm của mình vì thiện hay ác, xấu hay tốt đều nằm ngay trong tâm. Thay đổi hay vô thường luôn luôn có mặt trong từng giây, từng phút nhưng chúng ta luôn tìm cách tránh né đối mặt với chúng vì không ai muốn chấp nhận cái gì không chắc thực, bền vững. Trong khi xã hội mình đang sống luôn đề cao thành công, ổn định, và phát triển nhanh. Riêng mình lại gặp hoàn cảnh luôn đổi thay khiến cho những kế hoạch dự định cho tương lai luôn phải chuyển hướng. 

Người biết sống đạo là người biết cách sống với thế giới luôn thay đổi, vô thường này! Sống thích hợp với hoàn cảnh gọi là tùy duyên. Cách sống tùy duyên cho ta sự hứng khởi với một cuộc sống luôn luôn đổi mới, không ù lì, không rập khuôn ngày nào cũng như ngày nấy! Như Sơ Tổ Trúc Lâm Vua Trần Nhân Tông (1258- 1308) trong bài phú Cư trần lạc đạo:


Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền!
(Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn, nhọc ngủ liền
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh không tâm, chớ hỏi thiền!)
(HT.Thanh Từ dịch)

Do vậy, tu tập không phải là một đời sống buồn chán, đơn điệu mà luôn đòi hỏi những sáng tạo, chế tác để tùy thuận với môi trường và hoàn cảnh. Tâm mình luôn được đem ra thử nghiệm với tình hình mới. Tu tập là khám phá tâm linh của chính mình, khám phá những của báu bí mật bị bỏ quên bên trong. Không phải ai cũng có thể sống đời sống đạo. Ai sống giả tạo, che giấu sẽ không thể thấy được đạo; hoặc sẽ sớm bỏ cuộc vì muốn sống đạo đòi hỏi mình phải luôn sống trung thực với chính mình. 

Tháng 3 - 2014

Thiện Ý

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/01/2024(Xem: 1955)
Thiết nghĩ là Phật Tử chân chánh hoặc người yêu mến đạo Phật, người tham gia buổi lễ Phật Giáo. Lúc chư Tăng Ni bắt đầu thọ trai thì mình cất cái máy quay đi. Bản thân tôi, tôi thấy ăn miếng cơm không yên khi ngồi mà cái máy quay chỉa vào người. Đó là bất lịch sự cái đã chưa nói đến chuyện gì. Riết hồi ngó kỳ cục quá sức. Chúng ta cập nhật hình ảnh buổi lễ cúng dường thì khi kết thúc phần nghi lễ mình cũng đi ra ngoài nhường không gian lại. Nói cho cùng thì lúc đó cũng là buổi ăn cơm trong chánh niệm nhưng cũng khó tránh ….!!
18/12/2023(Xem: 3341)
Hiểu thêm về chữ Tu Tu dưỡng hiểu theo một cách giản dị là: Tâm đừng nghĩ bậy, thân đừng làm bậy, miệng đừng nói bậy, người có tu thì lòng phải ngay thẳng. Không lừa mình, dối người, gạt trời cao, có ở một mình cũng phải thận trọng. Ở nơi đông người, phải giữ miệng, khi ở một mình phải phòng tâm. (Đại Sư Hoằng Nhất)
18/12/2023(Xem: 2831)
Kính thưa chư Pháp hữu & chư vị Phật tử hảo tâm Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
20/11/2023(Xem: 2853)
Ôn cố tri tân tức ôn lại chuyện cũ để hiểu chuyện mới. Chuyện cũ là kho tàng kinh nghiệm cho đời sau. Tất cả mọi hưng-phế của đất nước đều do người chứ không phải do Trời. Vào năm 2018, đất nước Venezuela hỗn loạn, có tới hai chính phủ và ngoại bang xâu xé, chưa biết tương lai đi về đâu, rồi tới nước Pháp.
15/11/2023(Xem: 2943)
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy là câu lưu truyền để nói lên công ơn của những người Thầy đã dành cho chúng ta, dù nhiều hay ít, cũng là những nền tảng để mỗi người có được sự hiểu biết và phát triển theo hướng tích cực. Tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống cao đẹp, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, trải qua bao đời, truyền thống này vẫn luôn được giữ gìn như một gốc rễ tạo nên nhân cách, đạo đức và kiến thức cho mỗi con người, bởi không ai lớn lên mà không cần đến người dẫn dắt, hướng dẫn, không ai tự nhiên tài giỏi, hiểu biết mà không có một người Thầy.
02/11/2023(Xem: 3763)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Năm nào xứ Huế cũng lụt lội, dường như bão lụt đã trở thành .. ''đặc sản'' không thể thiếu của miền Trung. Được sự quan tâm chia sẻ của quý vị Phật tử và các vị hảo tâm, Hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề (Bodhgaya Heart Foundation) chúng tôi vừa thực hiện một buổi phát quà từ thiện dành cho những người dân nghèo, những người hoàn cảnh khó khăn.. thuộc huyện Phong Điền- Thừa Thiên Huế.. Chư Ni chùa Siêu Quần đã đại diện Hội từ thiện trao tặng cho người dần 500 phần quà, mỗi phần trị giá 400k gồm 10 ký gạo, thùng mì, dầu ăn, đường, bột ngọt, nước tương, sữa và bì thư 100k.
15/10/2023(Xem: 2722)
Mừng ngày Tiếp nối Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Ngày Doanh Nhân Việt Nam, Thái Hà Books chính thức phát hành cuốn sách quý, rất ý nghĩa “Trái tim của Bụt” với 02 phiên bản đặc biệt và phổ thông. Sách được thực hiện và gia công trang trọng, công phu, nội dung có bổ sung hình minh họa dễ hiểu cho các doanh nhân và độc giả cảm nhận rõ hơn những thông điệp của sách, để chúng ta nhắc nhau thực hành lối sống phụng sự trong hạnh phúc, để cùng nhau đi đứng nằm ngồi, nói cười và tiếp xử với nhau trong hỷ lạc và an vui, để mỗi chúng ta cùng tiếp nối sự nghiệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
13/10/2023(Xem: 2076)
Người đời, từ khi sinh ra đến khi lớn lên, luôn có một mong cầu, đó là “sống và tận hưởng”, quan niệm đó hình thành và tồn tại cho đến khi con người mất đi, bởi lạc thú và những vật chất xa hoa là thứ khiến cho người ta hướng đến, chinh phục và khao khát có được, bởi khi có được những điều đó, người ta mới thấy cuộc đời là đáng sống.
13/10/2023(Xem: 4305)
Tứ Niệm Xứ là pháp hành (phương pháp thực hành Giáo Pháp) do Đức Phật khám phá và truyền dạy, bao gồm sự thực hành bốn loại Chánh Niệm (Trí nhớ Chánh) về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Mục đích là để Thấy Biết như thật về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Vậy những lợi ích cụ thể khi thực hành Tứ Niệm Xứ là gì?
07/10/2023(Xem: 2876)
Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường!! - Thân thể đau yếu, bệnh tật là để tâm khởi lên sự chán ghét thế gian và có tác dụng làm sụp đổ các hy vọng . Tâm điên đảo, vọng tưởng chạy theo đủ thứ suy nghĩ là để giúp cho chúng ta thấy rõ cái đam mê, cái tham ái vào bản ngã.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]