Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhẫn

23/02/201408:21(Xem: 8966)
Nhẫn

Nhan

Nhẫn là một ‘món’ mà ta phải dùng hàng ngày, dù chúng ta có ở đâu trên thế giới, dù thu nhập chúng ta có cao thuộc loại hạng nhất thế giới. Đi chơi mà trời nắng, phải đội mũ, nhẫn với ánh nắng mặt trời. Nếu gặp mưa, phải mặc áo mưa, nhẫn với mưa. Vào lúc chuyển mùa, nhẫn với cảm cúm. Ngay cả thiết bị kỹ thuật cao cấp nhất là phi thuyền Con Thoi, thời tiết xấu, cũng phải hoãn phóng vài ngày. Phải nhẫn thôi.

Uống một ngụm trà, nước còn quá nóng, phải chờ, phải nhẫn. Mỗi ngày có khi muốn gấp mà không gấp được, phải nhẫn. Có khi muốn chậm mà không chậm được, phải nhẫn. Có khi muốn chuyện gì xảy ra mà nó không xảy ra. Có khi muốn chuyện gì không xảy ra, nó lại xảy ra. Phải nhẫn thôi. Không nhẫn được thì sẽ stress, mặt mày nhăn nhó cả ngày, rồi bệnh. Rồi đến tuổi già. Một chậu cây nhỏ cũng không dám bưng. Rồi đến lúc chống gậy, ngồi xe lăn. Nói trước quên sau, để đâu quên đó. Rồi có lúc thân tâm này không chịu tuân theo ý mình nữa. Phải nhẫn thôi.

Mỗi ngày chúng ta phải nhẫn với biết bao điều. Rất nhiều cái chống lại ý muốn của ta. Nếu mỗi cái mỗi tức giận thì chắc là không sống thọ nổi. Nhẫn quá nhiều thành quen, đến độ nhìn kỹ thì đời người chỉ là một chuỗi dài những nhẫn. Kể cả nhẫn với thành công, nhẫn với thất bại. Nhẫn với được, nhẫn với mất. Có phải đạo Phật đã gọi cõi chúng ta đang sống đây là cõi Ta Bà, nghĩa là cõi Kham Nhẫn? Chúng ta phải nhẫn với những tham muốn của mình. Tham muốn thì quá nhiều mà thành tựu thì quá ít, quá lâu. Tham muốn ấy nếu bị người nào cản trở, chống lại, thì nổi tức giận. Lại phải nhẫn với sự tức giận. Chúng ta lại phải nhẫn với những quan niệm sai lầm của mình, những quan niệm sẽ sinh ra những hậu quả tai hại, mà có khi cả đời người cũng không đủ thấy, rồi than trời trách đất, oán người trách đời.

Nhẫn là nhẫn với tham, sân, si, vượt thắng con người tạp nhạp hỗn loạn của mình. Nhẫn là một đức tính để làm người và để vượt khỏi thân phận con người rối loạn hạn hẹp của mình. Chúng ta phải nhẫn vì hiện hữu thân tâm của chúng ta là giới hạn, bất toàn và, thế giới chung quanh chúng ta cũng hữu hạn, bất toàn. Chúng ta phải nhẫn vì thân tâm chúng ta đang bị thúc ép, trói buộc. Như thế, mỗi cái nhẫn ấy phải chăng là một lời kêu gọi của tự do? Mặt bên kia của một sự việc khiến ta phải nhẫn chính là tự do. Ai mà chẳng thuộc “sắc tức là Không, Không tức là sắc; sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác sắc”. Vấn đề là ngay nơi cái nhẫn này chúng ta có thể nghe được và tìm thấy sự tự do tối hậu hay không.

Nhẫn là một đức tính để sống ở đời, để làm bất cứ việc gì, để khỏi gây gổ, để khỏi tự làm tổn hại mình, để đi đến thành công trong bất cứ việc gì. Nhẫn được xác định là một trong sáu sự hoàn thiện (ba -la – mật) để trở thành một người cao cả, phát huy được những đức tính của con người. Đó là Nhẫn nhục ba -la – mật. Chữ “nhục” đây không có nghĩa là nhục nhã, mà có nghĩa là chịu khuất, chịu lép vế, chịu nhịn. Để sống ở đời, để tự hoàn thiện, để trở nên cao đẹp, chúng ta cần đức tính nhẫn: kiên nhẫn, chịu đựng, chịu khó, biết nhường nhịn, biết bớt tham, bớt sân, bớt si…

Đi du lịch ở một bãi biển đẹp, chúng ta cứ nghĩ tiền tôi thì tôi hưởng. Nhưng nhìn sâu một chút thì sự hưởng thụ của chúng ta dựa vào công sức kiên nhẫn, chịu khó của biết bao người. Ai đổ mồ hôi làm những con đường đến đây, ai làm sạch sẽ bãi biển mỗi ngày, nhà này ai xây, hạt gạo này từ đâu mà có…? Hóa ra, trong cuộc sống mỗi ngày, chúng ta sống là dựa vào sự nhẫn nhục với nhau để sống. Sống là sống trong sự nhẫn nhục của tất cả chúng sanh với nhau. Từ đó mà có sự biết ơn, tình thương, tôn trọng cho tất cả chúng sanh. Từ đó mà có từ bi, sức mạnh vận hành toàn bộ đời sống.

Muốn tiến lên trên con đường sự thật, con đường chân lý, cũng đòi hỏi chúng ta phải nhẫn nhục với những sự thật, để thấu hiểu và xuyên qua chúng. Khổ, Không, Vô thường, Vô ngã là những sự thật rất khó chịu đựng. Để thấu hiểu chúng, để thoát khỏi tính ích kỷ thâm căn cố đế, chúng ta phải nhẫn nhục chịu đựng những sự thật làm tróc gốc hiện hữu của ta. Chịu đựng chúng lâu ngày, dần dần chúng ta sẽ nhận ra chúng, thấu hiểu chúng và vượt qua được bờ bên kia của tự do và giải thoát.

Thế nên, như một cách diễn tả con đường đi đến chân lý, đạo Phật dùng chữ nhẫn: Phục nhẫn, Tín nhẫn, Tùy thuận nhẫn, Vô sanh pháp nhẫn và Cứu cánh nhẫn hay Tịch diệt nhẫn. Càng ở thấp, càng ít phát triển, càng kém hoàn thiện, chúng ta càng phải nhẫn nhiều. Đó là dấu hiệu cho chúng ta biết chúng ta còn có ít tự do. Cho đến Vô sanh pháp nhẫn thì không có gì để phải nhẫn nữa. Không có một cái tôi để phải nhẫn với cái gì, và không có một cái gì để phải nhẫn nữa. Nhẫn, như vậy, là một con đường để đến tự do và cũng là một thước đo cho sự tự do nội tại vốn có của chúng ta. Cho nên, đạo Phật mở ra con đường nhẫn nhục ba – la – mật, một trong sáu sự hoàn thiện của con người. Ba -la – mật là hoàn thiện, trọn vẹn, rốt ráo, vượt qua đến bờ bên kia. Tóm lại, nhẫn nhục là một đức tính không thể thiếu trên con đường làm người (nhân đạo), và càng không thể thiếu trên con đường trở thành một con người hoàn hảo, toàn thiện và toàn diện (Phật đạo).

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo 136

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 8906)
Ðây là phẩm mong đợi của ACE chúng tôi, cũng là của mọi người học Kinh DMC , vì sao?- Vì trong phẩm này ngài Văn Thù Sư Lợi chịu đi thăm bệnh ông Duy Ma Cật.
10/04/2013(Xem: 8003)
Từ thời xa xưa lắm rồi, khi nói “dâu trăm họ”, lập tức người ta nghĩ ngay đến những vị thầy trụ trì ở các chùa. (Xin hiểu chữ trụ trì như là danh từ chuyên môn rất phổ thông để chỉ các vị sư, tăng hay ni.
10/04/2013(Xem: 6846)
Chúng ta thường nghe nói về ‘Cái Dũng của nguời quân tử’ ‘Cái Dũng của phàm phu’, ‘Cái Dũng của Thánh nhân’ v..v... nhưng chúng ta chưa thực sự thực tập hạnh này với tư cách là một Phật tử.
10/04/2013(Xem: 12653)
Hôm nay là ngày 20 tháng 6 năm 2001 nhằm ngày 29 tháng 4 nhuần năm Tân Tỵ, tôi chắp bút bắt đầu viết quyển sách thứ 32 nầy trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm nay. Hôm nay cũng là ngày rất đẹp trời. Vì mấy tháng nay, mặc dầu đã vào hạ; nhưng bầu trời vẫn vần vũ bóng mây, như dọa nạt thế nhân là ánh sáng của thái dương sẽ không bao giờ chan hòa đến quả địa cầu nầy nữa.
10/04/2013(Xem: 9331)
Sau 30 năm sinh hoạt Phật sự tại Đức, tôi ngồi tính sổ lại thời gian, nhân duyên, cơ hội cũng như những phạm trù khác để gởi đến quý Phật Tử xa gần, với những người lâu nay hằng hộ trì cho Phật pháp tại Đức nói riêng và các nơi khác tại Âu Châu cũng như trên thế giới nói chung với tinh thần của người con Phật và với tư cách là một Trưởng Tử của Như Lai.
10/04/2013(Xem: 6523)
Khác hơn mọi hôm, trưa nay khung cảnh núi đồi Đa Bảo-Campbelltown toát ra một mùi hương thoang thoảng mát dịu nhẹ nhàng, so với mấy ngày trước đây khí trời còn oai bức như thiêu đốt con người, vạn vật giữa mùa hạ Sydney-Úc Đại Lợi.
10/04/2013(Xem: 7836)
Những thảm họa vừa mới xảy ra do những cơn sóng thủy triều như hàng đàn quái vật khổng lồ cuốn phăng tất cả mọi người mọi vật ở vùng duyên hải Đông Nam Châu Á làm loài người trên toàn cầu hoang mang lo sợ, thúc đẩy chúng tôi diễn giải vấn đề nầy theo quan điểm Phật giáo . Khi thiên nhiên bất bình, như chúng tôi đã trình bày ở trên, ảnh hưởng đến mạng sống của con người trên trái đất này ở bất cứ địa hạt nào, bất phân giai cấp, chủng tộc, tôn giáo cũng như đạo đức luân lý nào.
10/04/2013(Xem: 7073)
Mùa thu lãng đãng trở về đưa theo từng cơn gió nhẹ, dịu mát. Cả bầu trời như trở mình sống lại, để chuyển rơi rụng những chiếc lá vàng. Tôi không ...
10/04/2013(Xem: 11646)
Vấn đề ăn chay không phải là quan điểm cá biệt của Phật giáo, có thể nói nó là quan điểm chung của các tôn giáo cổ xưa. Do vậy, nội dung và ý nghĩa ăn chay của mỗi tôn giáo đều tùy thuộc vào chủ trương và quan niệm của tôn giáo đó, từ đó có những hình thức ăn chay khác nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]