Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiểu biết cuộc đời

12/01/201419:07(Xem: 6926)
Hiểu biết cuộc đời

lotus4
HIỂU BIẾT CUỘC ĐỜI

Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu? Chúng ta chẳng dám nói rằng mình hiểu hết mọi lẽ nhân sinh cuộc đời, nhưng có chút hiểu biết chân chính ta vẫn làm việc đóng góp, phục vụ mà vẫn sống thanh thản, thoải mái, an nhiên tự tại.

Nếu ta để một ngày trôi qua lãng phí thì ta làm mất đi một ngàn ngày khác. Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là quý giá, tâm linh là hơn hết, làm người nhớ khắc ghi.

Tiền không phải là tất cả, là trên hết, nhưng không phải không có giá trị trong cuộc sống. Chúng ta đừng nên quá coi trọng đồng tiền, càng không so đo, tính toán mà trở thành ích kỷ. Đồng tiền là vật vô tri do ta tạo ra, nó không phải là chánh báo. Nếu có người cần giúp đỡ, sẻ chia, ta nên rộng lượng mở chút tấm lòng tuỳ theo khả năng.

Người khôn ngoan biết kiếm tiền bằng mồ hôi, khối óc của chính mình và biết cách xài tiền đúng với giá trị của nó. Chúng ta làm chủ đồng tiền vì đồng tiền do mình tạo ra. Nó là vật vô tri nên ta đừng làm tôi tớ cho nó. Hạnh phúc hay khổ đau đều do mình tạo lấy. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, chúng ta luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ hạnh phúc do biết cách buông xả ý niệm xấu ác mà hay giúp người cứu vật.

Thực ra, sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự biết cách thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có và không ngừng gia tăng để phát triển thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống an ổn, vui tươi, lành mạnh hơn và giàu lòng nhân ái hơn.

Chúng ta cần có tấm lòng rộng mở, quý trọng, yêu thương, gìn giữ cuộc sống và biết cách thưởng thức cuộc sống. Khi nhìn lên ta chẳng bằng ai nhưng ngó xuống ta thấy mình còn quá nhiều diễm phúc, nếu biết đủ và bằng lòng với hiện tại thì hạnh phúc tràn đầy.

Sống tốt với mọi người, biết chia sẻ và giúp đỡ khi cần thiết cũng là niềm vui. Con người sống giàu nghèo hay sang hèn do phước duyên tu tạo nhiều đời. Hiện tại, ta chỉ biết tận tâm, tận lực vì công việc là coi như đã có chút phần cống hiến. Như vậy, ta có thể yên lòng mà cố gắng làm việc nghĩa nhiều hơn. Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình người thân, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên chúng ta quay lại chính mình mà sống ngay trong giờ phút hiện tại.

Chúng ta đừng để bản thân mình cứ suốt ngày miệt mài theo đuổi mục tiêu này, đam mê nọ mà hãy dành thời gian để quay lại chính mình. Đôi khi chúng ta cũng phải tự khen ngợi, động viên, an ủi chính mình đễ vượt qua những khó khăn. Có được như thế chúng ta mới vững tin hơn để tiếp tục cuộc hành trình mình đã đi và đang đi. Dù cuộc sống có bộn bề công việc, biết bao lo toan nhưng ta vẫn dành cho mình những giây phút quay trở về thực tại với bản thân, ta sẽ thấy cuộc sống đáng trân trọng và có ý nghĩa làm sao. Nhờ vậy, ta sẽ biết cách sống tốt hơn để làm hành trang cho cuộc hành trình làm mới lại chính mình.

Sống là phải hoạt động, làm việc để tập thói quen đóng góp, chia sẻ, nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá đạm bạc thì không đủ sức khoẻ để phục vụ tha nhân, quá nhiều thịt cá thì giảm đi rất nhiều lòng từ bi, quá nhàn rỗi thì dễ sinh buồn chán, quá ồn ào thì cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.... Nói chung, tất cả mọi thứ đều có chừng mực là tốt.

Người thiếu hiểu biết thì đưa vào cơ thể các tạp chất độc hại như hút thuốc, uống rượu say sưa, tham ăn tham uống, vui chơi trác táng quá đáng. Người ngu dốt và nghèo thiếu chờ bệnh hoạn ốm đau mới đi khám chữa bệnh. Người khôn biết phòng bệnh, biết điều hoà trong ăn uống, ngủ nghỉ và làm việc. Ai cũng biết hạnh phúc được xây dựng trên nền tảng sự bình an và tự tại trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời. Đây là ước mơ cao cả nhất mà con người chúng ta ai cũng mong mỏi để đạt được như ý muốn.

Theo vòng quay của cuộc sống với bộn bề công việc khiến cho con người càng trở nên hối hả và gấp gáp hơn vì phải ăn uống, làm việc trong vội vã. Con người cứ mãi lo toan với miếng cơm manh áo để sinh tồn mà quên đi làm cách nào để được bình yên, hạnh phúc. Chính vì vậy, có nhiều người của cải vật chất đầy đủ, đạt được những gì mình mong muốn nhưng vẫn không cảm nhận được sự bình yên, an vui của nội tâm bởi họ luôn gặp những căng thẳng và phải đấu tranh để gìn giữ những gì mình đang có.

Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy. Tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị. Tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.

Con người không thể sống biệt lập, tách rời xã hội mà che mắt bịt tai nên chủ động tham gia các hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình. Đó là cuộc sống lành mạnh. Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. 

Người sống độc thân sẽ không phải bị ràng buộc đời vào đời sống hôn nhân gia đình, hạnh phúc lứa đôi. Chúng ta tự do với chính cuộc đời mình mà thoải mái làm việc đóng góp lợi ích xã hội. Chúng ta sẽ thảnh thơi, tự do giao tiếp, gặp gỡ nhiều người, nói cười vui tươi. Sống độc thân là một diễm phúc để chúng ta có cơ hội rèn luyện thân tâm khỏi vướng bận về mình và người để giữ cho trái tim của chúng ta khỏi phải vá víu vì những men say tình ái của đời sống lứa đôi, cũng như dòng nước đổ xuống sẽ không bao giờ chảy ngược trở lại. Thời gian cứ âm thầm, lặng lẽ trôi qua và sẽ không bao giờ có thể quay lại. Đó là sự thật nhưng ít ai quan tâm, để ý.

Học vấn, kiến thức, hiểu biết, những điều ta học được từ sách vở không quan trọng bằng kinh nghiệm sống, sự trải nghiệm và những điều học hỏi được từ cuộc đời. Trải qua thất bại và học hỏi từ chính những thất bại đó làm cho chúng ta trở nên chững chạc hơn trong cuộc sống. Thời gian là một tài sản vô giá và quý trọng nhất trong cuộc đời nên thời gian là vàng là bạc. Bởi thế, khi còn thời gian thì chúng ta sẽ có thể làm được nhiều việc mà đóng góp lợi ích cho nhân loại. Trong cuộc sống với bộn bề công việc cùng bao nỗi lo toan, chúng ta cảm thấy quá mệt mỏi và căng thẳng nên đi chùa lễ Phật để cầu khẩn, van xin, mong sự trợ giúp của Phật pháp để giải tỏa những bế tắc.

Thực tế cho thấy, khi chúng ta biết buông xả những lợi danh hay thù hận thì tâm ta mới trong sáng để vượt qua những cám dỗ của phiền não tham-sân-si mà cảm nhận được niềm vui. Có buông xả được thì lòng ta mới rộng mở, ai có làm điều gì xúc phạm ta cũng dễ dàng tha thứ, nếu có buồn giận thì chỉ trong thoáng chốc rồi cũng bỏ qua. Tuy nhiên, chúng ta phải biết buông xả không có nghĩa là buông bỏ, dẹp hết tất cả mọi công ăn việc làm để chỉ lo cho bản thân mình; buông xả không có nghĩa là chối bỏ, trốn tránh trách nhiệm đối với gia đình người thân và xã hội.

Là người Phật tử chân chính chúng ta biết buông xả những thói quen có hại cho người và vật nhưng phải luôn có trách nhiệm trong cuộc sống để Bồ Đề tâm của ta ngày càng thêm vững chắc, để ta có cơ hội trả ơn công lao sinh thành của cha mẹ mà vẫn chu toàn mọi việc. Chúng ta làm việc sẽ tốt hơn, sống có ý thức và trách nhiệm hơn. Lẽ sống chính là hoài bão và sứ mệnh của cuộc đời, là giá trị nền tảng của chính mình. Khi ta sống có ý thức trách nhiệm thì ta sẽ biết mình là ai, mình sống để làm gì, mình sẽ dùng 60 năm cuộc đời này để làm việc đóng góp và phục vụ tha nhân.

Chúng ta hãy nên nhớ kỹ một điều: Không ai có thể sống thay giùm cho ta được dù đó là cha mẹ hay những người thương yêu nhất của ta, chỉ có ta mới có khả năng làm chủ bản thân và quyết định cuộc đời mình. Ta phải gánh chịu sự đau khổ hay an vui, hạnh phúc. Thiên đường hay địa ngục hoàn toàn do ta chứ không có ai ban phước giáng hoạ.

Quá trình trưởng thành của một đời người gian nan biết bao, cứ mỗi lần vấp ngã ta lại đứng lên và vững vàng hơn một chút. Sau này có thời gian nhìn lại mới thấy, ta đã học được cách bình thản đối diện với cuộc sống hiện thực, ta không còn ôm lấy những vết thương lòng sau khi vấp ngã nữa. Ai chẳng có những nỗi đau bất hạnh mà chính mình đã gây nên. Chúng ta cần một trái tim mạnh mẽ, một sự kiên nhẫn bền bỉ và dũng cảm để chấp nhận những xáo trộn của cuộc sống đang đi qua cuộc đời ta để ta biết trân trọng bản thân mình, biết cách bảo vệ mình cho tốt mà từng bước vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời.

Niềm vui cũng từ chính mình mà có, nỗi buồn cũng từ trái tim mà ra. Có những lúc buồn đau giăng kín khiến chúng ta lạc lối, không tìm ra lối thoát nên để dòng thời gian dần trôi qua nhanh. Chúng ta vô tình đánh mất chính mình vì bị nhấn chìm trong biển khổ sông mê nên có nhiều người ước mơ thời gian được quay trở lại để có cơ hội chuyển hoá những nỗi khổ niềm đau đã lầm lỡ vướng phải. Tại sao chúng ta cứ mãi luyến tiếc những gì đã qua mà không biết sống trong giờ phút hiện tại?

Giữa bộn bề lo toan trong cuộc sống, chúng ta khao khát tìm kiếm cái cảm giác bình yên của thân tâm. Đã quá nhiều áp lực, quá nhiều những nỗi đau thương mất mát nên không còn những giá trị thiết thực mà cuộc sống dành tặng cho ta. Ngay cả đến thời gian để tận hưởng cuộc sống, để nhìn lại chính mình ta cũng chẳng thèm quan tâm để ý đến bao giờ.

Chúng ta quá nghèo nàn nên không thể dành một chút thời gian cho những người thân yêu của mình. Chúng ta cứ mãi cầu xin sự bình an, hạnh phúc mà không chịu làm chủ bản thân bằng chính bàn tay và khối óc của mình. Có những lúc chúng ta gục ngã và tưởng chừng như không có gì cứu vãn nỗi, nhưng chúng ta vẫn phải bước tiếp dù bước đi của ta có chậm đi đôi chút. Đó là chúng ta có chút hiểu biết cuộc đời. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2021(Xem: 4742)
Hôm thứ Hai, ngày 29 tháng 3, tại Dharamsala, miền bắc Ấn Độ, lần Đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma Tham gia chia sẻ Pháp thoại với Sinh viên từ 5 trường Đại học Quốc gia Nga. Buổi Pháp thoại được tổ chức với chủ đề “Thế giới của chúng ta trong thời đại thay đổi; tiếng Anh: Our World in the Time of Change” và được phát trực tiếp bằng một số ngôn ngữ.
03/04/2021(Xem: 5088)
Vương quốc của người Java xưa - Mataram đã chứng minh được là có an ninh lương thực vững chắc, có thể duy trì nguồn lương thực sẵn có trong một thời gian dài. Điều này có thể được chứng minh từ các bức phù điêu được khắc ở Thánh địa Phật giáo Borobudur, cũng như phát hiện gần đây nhất về một kho thóc, khu vực chứa lương thực thời đó, ở khu vực Liyangan Site, Trung Java, Indonesia. Điều này đã được chuyển tải bởi Tiến sĩ Baskoro Daru Tjahjono, M.A, Giám đốc Trung tâm Khảo cổ Bắc Sumatra, trong hội thảo khoa học do Trung tâm Khảo cổ học tổ chức tại Vùng đặc biệt Yogyakarta (Daerah Istimewa Yogyakarta, DIY) vào ngày 10/3/2021 với chủ đề “Ketahanan Pangan pada Masa Jawa Kuna” (An ninh lương thực trong thời kỳ người Java xưa). Các sự kiện được tổ chức trực tuyến và ngoại tuyến với số lượng người tham gia hạn chế.
31/03/2021(Xem: 17484)
Như bao đứa trẻ bình thường nhưng chúng được thừa nhận là tái sinh của các Lạt Ma Tây Tạng, ba ứng thân người Tây Phương chia sẻ với Andrea Miller về trải nghiệm khi lớn lên và cảm nghĩ hiện tại của họ về ngã rẽ thú vị của đời mình. Như những đứa trẻ Canada khác, Elijah Ary lớn lên tại Moreal với bố mẹ và hai người chị. Cậu bé thích chơi khúc côn cầu và lười học. Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, điều khiến Elijah khác với các đứa trẻ khác là Elijah là tái sanh của một vị Lạt Ma.
31/03/2021(Xem: 5520)
Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng, là một nhân vật quen thuộc của công chúng. Ngài nói chuyện với hàng nghìn người mỗi năm và đã viết hàng chục quyển sách bán chạy nhất về quê hương của ngài, cuộc sống của ngài, tôn giáo niềm tin của ngài, khí hậu thế giới, và các vấn đề thế giới. Ngài đã được cấp bằng danh dự từ nhiều trường đại học, và đức tướng của ngài đã được công nhận một cách rộng rãi. Tuy nhiên, “vị tu sĩ đơn giản” đã bắt đầu cuộc sống trong bóng tối như Lhamo Thondup, người con thứ tám được sanh ra trong những gia đình nông dân nghèo trong một làng quê nhỏ bé ở một vùng xa xôi hẻo lánh của Tây Tạng.
30/03/2021(Xem: 6803)
Thiền sư Nyanaponika Thera, người Đức gốc Do thái, người đồng Sáng lập Nhà Xuất Bản Buddhist Publication Society (BPS) tại Sri Lanka, học giả, dịch giả, một tác giả của nhiều tác phẩm Phật học được ngưỡng mộ trên toàn thế giới, bậc thầy của nhiều nhà lãnh đạo Phật giáo phương Tây nổi tiếng. Giới Phật học khắp nơi trên thế giới được biết Ngài như là một trong những người diễn dịch quan trọng nhất của Phật giáo Nguyên Thủy trong thời đại chúng ta, các tác phẩm và bản dịch của Ngài qua hai thứ tiếng Anh và Đức.
30/03/2021(Xem: 5365)
Trưởng lão Hòa thượng Kotugoda Dhammawasa Thero, người đứng đầu tông phái Amarapura Nikàya, Tăng đoàn Mahā Nāyaka Sri Lanka – một trong ba truyền thống Phật giáo Nguyên thủy lớn tại Sri Lanka, phương trượng trụ trì Tu viện Sri Dharmapalaramaya, núi Lavinia, một vùng ngoại ô ở Colombo, đã viên tịch vào lúc 3 giờ sáng hôm thứ Hai, ngày 22 tháng 3 năm 2021 tại một bệnh viện tư nhân ở Colompo, Sri Lanka. Hưởng thọ 88 xuân.
27/03/2021(Xem: 5440)
Hầu hết, căn cơ đại chúng thường chỉ nương tựa vào tha lực, vì thế, van xin, cầu nguyện, bái vọng… biến Phật giáo thành một tôn giáo nhiều lễ nghi phức tạp; duy chỉ có Phật giáo Bắc tông, ảnh hưởng lễ tục Nho gia và đức tin truyền thống địa phương, dĩ nhiên vẫn tốt hơn “nhất xiển đề”, từ đó biết tạo thiện nghiệp, bố thí, phóng sanh, làm lợi ích cho xã hội; nhân tốt hữu lậu tất sanh phước hữu lậu, không thể cầu toàn giải thoát nếu không thực hiện sâu vào hoán chuyển tâm thức.
24/03/2021(Xem: 5338)
Vương quốc Phật giáo Bhutan đã thông báo rằng, họ sẽ triển khai chương trình tiêm chủng Covid-19 trên toàn quốc từ ngày 27 tháng 3 tới, một ngày cát tường do chư tôn tịnh đức tăng già giáo phẩm Phật giáo Bhutan lựa chọn. Chính phủ Vương quốc Phật giáo Bhutan thông báo rằng, chương trình tiêm chủng có thể bắt đầu sau khi Chính phủ Ấn Độ xác nhận rằng lô hàng thứ hai của họ vaccine Covishield, bao gồm 400.000 liều, sẽ đến từ Ấn độ vào ngày thứ Hai, ngày 22/3.
24/03/2021(Xem: 9783)
Kính Pháp Sư Hiền Đức, tôi là một tu sĩ đạo hiệu Thích Thắng Hoan có vài lời tâm niệm gởi đến Pháp Sư, một hôm tôi đến chùa Trung Hoa, tại Mỹ Quốc, tìm xin một số sách Phật đem về đọc để giải trí trong lúc tuổi già (đã 94 tuổi), hai người trong chùa mang ra cho tôi một thùng giấy cho tôi chọn lựa, họ nói đây là những sách cho không ông cứ tự nhiên, trong khi tìm kiếm, bổng nhiên tôi gặp một quyển sách nhan đề là “Phật Giáo Dữ Nhân Sanh, liền mở ra đọc tổng quát tại chỗ về mục lục và lướt qua tiểu sử của tác giả liền tò mò xin về đọc.
23/03/2021(Xem: 4600)
Mưa xuân không tầm tã, không kéo dài. Chỉ một hai cơn, trong một hai ngày, vừa đủ tắm ướt những ngọn lá và thấm một lớp mỏng trên mặt đất. Nhưng tiết lạnh thì ở lại lâu dài, ngay cả nơi vùng nhiệt đới. Một số nơi trên đất nước rộng lớn này, bão tuyết làm ngưng trệ sinh hoạt hàng ngày và làm băng giá thêm những tâm hồn vị kỷ, tự tôn. Dường như bản tính ở một số người đã không thể đổi thay kịp trước khi vô thường ập lên sinh mệnh. Mưa sa, gió táp, bão lửa, chẳng làm sao xoay chuyển được những cõi lòng cục bộ, thô tháp, đông cứng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]