Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ca Sĩ Hà Thanh, chim Họa Mi xứ Huế

03/01/201411:13(Xem: 17390)
Ca Sĩ Hà Thanh, chim Họa Mi xứ Huế

Tưởng niệm Ca Sĩ Hà Thanh qua đời

HATHANH2

Hà Thanh, Chim Họa Mi của Xứ Huế

Nữ ca sĩ Hà Thanh, cô nữ sinh Đồng Khánh ngày nào, người nổi danh với ca khúc Cô nữ sinh Đồng Khánh, vừa qua đời vào đúng ngày đầu năm mới - 1/1 (giờ địa phương, tức sáng 2/1 giờ Việt Nam) tại TP. Boston, Massachusetts (Hoa Kỳ) sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư máu.

Danh ca Hà Thanh tên thật là Trần Thị Lục Hà, sinh năm 1939 tại Hương Trà, Thừa Thiên - Huế và là con thứ tư trong một gia đình có 10 anh chị em nhưng không có ai theo đuổi con đường nghệ thuật. Nghệ danh Hà Thanh của bà có từ năm 1955, khi bà chỉ vừa 16 tuổi, tham gia vào cuộc tuyển lựa ca sĩ của Đài phát thanh Huế và giành giải nhất sau khi thể hiện 6 bài hát khó, trong đó có bài Dòng sông xanh(Blue Danube).

Hát cho Đài phát thanh Huế được 8 năm, gặt hái được nhiều thành công và được các hãng đĩa Sài Gòn mời thu thanh nhiều nhạc phẩm, năm 1965, bà chính thức gia nhập làng ca nhạc Sài Gòn và nhanh chóng được xếp vào hàng ngũ những giọng ca hàng đầu.


Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đệm đàn cho ca sĩ Hà Thanh

Những tác phẩm tiêu biểu của Hà Thanh có thể kể gồm: Tiếng xưa, Đêm tàn Bến Ngự, Suối mơ, Bến xuân, Đêm đông, Em đến thăm anh một chiều mưa, Khúc tình ca xứ Huế, Ai lên xứ hoa đào, Tà áo tímvà đương nhiên không thể thiếu Cô nữ sinh Đồng Khánh.

Trong những năm tháng cuối đời bà không hoạt động âm nhạc thường xuyên, chủ yếu thu âm các ca khúc Phật giáo, tiêu biểu là album Nhành dương cứu khổ(2003).

P.T.N

Hà Thanh (1939 - 2014) là một ca sĩ Việt Nam nổi tiếng, thành danh ở Sài Gòn từ 1965.Hà Thanh tên thật là Trần Thị Lục Hà, sinh ở Liễu Cốc Hạ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Bà là con thứ tư trong một gia đình gia giáo có mười anh chị em mà không một người nào đi theo con đường văn nghệ, ngoài một người anh tỏ ra khuyến khích bà khi nhận thấy cô em mình có biệt tài ca hát. Là một người theo đạo Phật, ngày nhỏ Lục Hà theo học Trường Nữ Trung học Đồng Khánh và đã hát trong chương trình Tiếng Nói Học Sinh Quốc Học - Đồng Khánh trên Đài phát thanh Huế.

Năm 1955, trong cuộc tuyển lựa ca sĩ do Đài phát thanh Huế tổ chức, Lục Hà khi đó mới 16 tuổi tham dự. Lục Hà đạt giải nhất với sáu nhạc phẩm rất khó, trong đó có bài Dòng sông xanh, và tên bài hát đó đã trở thành nghệ danh của cô: Hà Thanh. Hà Thanh tiếp tục học và có đi hát cho Đài phát thanh Huế.

Năm 1963, trong chuyến vào thăm Sài Gòn, Hà Thanh đã được các trung tâm đĩa nhạc Continental, Tân Thanh, Sóng Nhạc, Asia, Việt Nam mời thu thanh nhiều nhạc phẩm. Năm 1965, Hà Thanh chính thức gia nhập sinh hoạt ca nhạc ở Sài Gòn. Bà trở thành một trong những giọng ca hàng đầu của Sài Gòn khi đó. Vào giữa thập niên 1960, tiếng hát Hà Thanh thường xuyên hiện diện trên các Đài phát thanh Sài Gòn, Quân Đội, Tự Do, trong các chương trình Đại nhạc hội... Bà rất nổi tiếng với những nhạc phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông như Hàng hàng lớp lớp, Chiều mưa biên giới...

Trong giới văn nghệ Sài Gòn trước 1975, có nhiều người yêu thích Hà Thanh. Nhà thơ Bùi Giáng từng làm nhiều thơ và viết sách ca ngợi nhan sắc của bà. Nhà văn Mai Thảo là một người rất si mê Hà Thanh, ông đã từng từ Sài Gòn ra Huế để xin cưới Hà Thanh. Năm 1970, Hà Thanh kết hôn với Trung tá Bùi Thế Dung của Binh chủng Thiết Giáp. Năm 1972, hai người có một con gái là Kim Huyền.

Sau năm 1975, Bùi Thế Dung phải đi cải tạo. Năm 1984 Hà Thanh cùng con gái được gia đình bảo lãnh sang định cư tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 1990 vợ chồng Hà Thanh sum họp nhưng tan vỡ hai năm sau đó. Tại hải ngoại, Hà Thanh không trình diễn thường xuyên và có ghi âm một số CD.

Sau một thời gian bị ung thư máu, ca sĩ Hà Thanh qua đời vào lúc 7:27 PM ngày 1 tháng 1 năm 2014 tại Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ.

Trong khoảng thời gian từ 1965 tới 1975 ở Sài Gòn, Hà Thanh thâu âm rất nhiều cho các hãng đĩa Việt Nam, Sóng Nhạc, Shotguns, Trường Sơn, Premier, Continental, Sơn Ca...

1985: Hải ngoại thương ca - Giáng Ngọc thực hiện, Trung Nghĩa hòa âm
1995: Chiều mưa biên giới - Giáng Ngọc, Lê Văn Thiện hòa âm
1995: Sầu mộng - Phạm Vũ
1999: Ngát hương đàm - Phật Ca, Duy Cường hòa âm
2000: Chinh phụ ca - Giáng Ngọc, Lê Văn Thiện hòa âm
2003: Nhành dương cứu khổ - Phật Ca, Trầm Tử Thiêng hòa âm





http://vi.wikipedia.org/wiki




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/08/2018(Xem: 6837)
Chưa bao giờ mà quyền lực mềm mang tên nhà bếp tại đa số các chùa lại lên ngôi đến vậy. Nó dần trở thành điểm đen nhạy cảm nhất tại các chùa khi Phật tử luôn được cảnh báo trước về những bất cập cho những ai đang có ý định phát tâm ở lại công phu, công quả lâu dài.
03/08/2018(Xem: 11579)
Tiệc Chay Văn Nghệ Gây Quỹ Xây Dựng Tu Viện Từ Ân, Victoria, Úc Châu (Thứ Sáu, 28-9-2018) tại Nhà Hàng Maxim Sàigòn, Springvale, Victoria, Australia
30/07/2018(Xem: 7095)
Hôm nay, chúng tôi hẹn nhau đi ăn cơm chay vì đang là ngày 14 âm lịch. Nhưng cuối cùng, chúng tôi không vào các nhà hàng bán đồ chay trong vùng hay đi đâu xa mà cùng mang đồ ăn, trái cây đến thăm một người anh em huynh trưởng Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ đang lâm trọng bệnh: Huynh trưởng Quảng Quý Huỳnh Kim Lân (HKL). Tôi và anh Bạch Xuân Khỏe đến thăm anh Quảng Quý Huỳnh Kim Lân khi nghe tin bệnh tình anh đã đến giai đoạn cuối, khó lòng qua khỏi.
30/07/2018(Xem: 7477)
Trang Nghiêm Lễ Xuất Gia Của Đội Bóng Bị Mắc Kẹt Trong Hang Động Ở Thái Lan, Các chú bé vừa được cứu thoát khỏi hang động ở Thái Lan đầu tháng này, một sứ mệnh quốc tế thu hút cả thế giới đã xuất gia gieo duyên nhằm tưởng nhớ đến người thợ lặn tình nguyện đã chết trong thử thách đầy đau khổ giải cứu các chú.
30/07/2018(Xem: 8736)
Một vị cư sĩ hỏi vị Sư: - Bạch Thầy cho con hỏi vì sao có người tu thì an lạc, có người tu lại chẳng an lạc? Vị Sư không đáp mà thủng thẳng hỏi: Chẳng hay tâm của Đạo hữu đang an hay chẳng an? Cư sĩ: Bạch thầy tâm con vừa an, vừa bất an. Vị Sư: Cho tôi hỏi đôi điều, Đạo hữu nghĩ sao cứ thẳng thắn mà đáp. Khi nào Đạo hữu thấy an?
28/07/2018(Xem: 5667)
CHÙA NHỎ MIỀN QUÊ Tôi đứng lặng im trước bức thư pháp đề thơ lộng khung kính treo trên vách của ngôi điện im ắng. Thư pháp của chính Thầy trú trì. Thi phẩm bất hủ của Trương Kế, đã được truyền tụng nhiều đời, đưa tiếng chuông của một ngôi chùa ngân vọng giữa thinh không, rung động xuyên suốt cả không gian và thời gian, khiến cho nhân tâm đang lăng xăng phóng túng phải quay về với thinh thinh lắng đọng.
28/07/2018(Xem: 8817)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, còn gọi là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, có khi còn gọi là Đức Phật Quan Âm, được Phật tử nhiều quốc gia Châu Á thờ phượng vì hạnh nguyện hóa hiện nhiều thân tướng để cứu độ chúng sanh. Riêng đối với Nhật Bản, nơi nhiều tông phái Tịnh Độ thịnh hành, hình tượng Đức Quan Âm hiện diện trong rất nhiều chùa, trong các tuyến hành hương, và trong văn học. Bạn chỉ cần đi vào bất kỳ ngôi chùa nào tại Nhật Bản, nhiều phần là bạn sẽ gặp tượng Đức Quan Âm, hoặc là nghìn tay nghìn mắt gọi là Senju Kannon (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm), hoặc là một hóa thân của ngài là tượng Đức Chuẩn Đề 18 tay, nhưng thường gặp nhất là tượng Quan Âm Nam Hải trong bộ áo trắng. Chúng ta có thể đọc trong thơ của Basho (1644-1694) hình ảnh nhà thơ đứng nơi gác chuông Chùa Kannon (Quan Âm Tự) nhìn xuống núi, thấy mái ngói chùa trôi nổi trong các chùm mây hoa anh đào: Mái ngói Chùa Quan Âm trôi dạt xa trong mây của các chùm hoa anh đào.
27/07/2018(Xem: 6949)
Chúng tôi được Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà thông báo về khóa tu tại chùa Cự Linh, tỉnh Hải Dương Thầy là khách mời của khóa tu trong buổi sáng và buổi chiều sẽ hướng dẫn thiền. Khóa tu có đến 600 bạn trẻ mà chủ yếu là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tôi là một trong số các bạn may mắn nhất của CLB yêu sách Thái Hà được đi cùng thầy Hùng. Thầy Hùng lái xe đưa chúng tôi đến một chương trình quá đặc biệt làm tôi vô cùng ấn tượng. “Khóa tu mùa hè.” Tại sao lại là mùa hè nhỉ? Câu hỏi này luôn vấn vương trong đầu tôi. Tại sao bây giờ ở rất nhiều chùa, các quý thầy, quý sư cô đều tổ chức khóa tu cho các bạn học sinh, sinh viên nhỉ? Tôi được biết, riêng thầy Hùng đã có hơn chục khóa tu mùa hè mời đến chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của mình và hướng dẫn thiền cho các bạn tu sinh rồi. Tôi giật mình nghĩ rằng mùa hè là mùa có nhiều ánh sáng mặt trời nhất, là mùa mà bắt đầu có nhiều loại cây bắt đầu kết trái, bởi thế nó mang lại nhiều năng lượn
27/07/2018(Xem: 10288)
Người không hiểu đặt câu hỏi “Tại sao cá đã bắt lên rồi lại đem thả, như thế có giả tạo không?; “Sao không đem tiền cho người nghèo mà đi cứu mấy con cá?” Chúng tôi xin phép được giải thích rõ hơn cho hành động Phóng Sinh: Cũng có những người thiếu hiểu biết và rất tiêu cực còn chê người là ngu vì họ nghĩ nên dùng tiền mua cá để đem cho nhà mồ côi, viện dưỡng lão, trại phong cùi hay người nghèo Phi Châu thì thực tế hơn v.v. Ngư phủ đi bắt cá lên bờ để bán cho người mua về giết rồi ăn thịt chúng. Nhưng thực tế có bán và ăn hết những thuỷ sản bị bắt lên bờ không, hay là sẽ còn thừa bị chết vì bắt lên nhiều quá làm cho một phần thặng dư chúng sanh sống trong nước bị chết uổng phí và chẳng được đóng góp thân thể của chúng để nuôi cho loài người được sống hạnh phúc; Hay chúng bị thúi rữa rồi đem bỏ?
26/07/2018(Xem: 7532)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình. Nhưng sợ hãi có mặt tích cực của nó trong vấn đề tu tập hành trì đạo pháp mà không phải ai cũng biết, sợ hãi là nếp tốt là đạo hạnh của sự lương thiện trong tâm hồn cao thượng. Vậy sự sợ hãi trong tu tập hành đạo như thế nào?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]