Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

"Rước Phật" từ Hội An về nhà

20/12/201321:07(Xem: 7151)
"Rước Phật" từ Hội An về nhà

Lần trước tôi được tổ chức Inwent của Đức và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mời giảng 1 khóa về kỹ năng lãnh đạo 2 ngày tại Hội An cho lãnh đạo các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực miền Trung.

Kết thúc khóa học, một số học viên mời tôi về tận doanh nghiệp. Để tôi tham quan và tư vấn thêm. Tuy nhiên, chẳng biết tôi có giúp gì cho họ hay không nhưng những món quà tôi nhận được thì quý giá vô cùng, thậm chí là rất hiếm nữa là khác.
Một trong những doanh nhân mời tôi khi đó là nghệ nhân Huỳnh Sướng, con trai của nghệ nhân Huỳnh Ri. “Đại bản doanh” của anh là làng mộc Kim Bồng. Khi đó tôi đã được ngắm rất nhiều tác phẩm quý của 2 bố con nghệ nhân tài năng này. Khi về tôi còn được tặng bức tượng Phật bằng gỗ quý do chính tay nghệ nhân Huỳnh Ri tạc.

Bức tượng đẹp lắm. Thế Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền rất an lạc và thảnh thơi. Tôi không nhớ tên loại gỗ quý để tạc nên bức tượng này. Tuy nhiên anh Huỳnh Sướng có nói rằng chỉ cần cạo ra 1 lớp mòng ở phía dưới bức tượng là tự nhiên có mùi thơm. Bức tượng đã được tôi thờ trang trọng trong phòng thờ Phật của mình ở Thủ đô Hà Nội. Tôi trân trọng bức tượng này vô cùng.
Lần này đến Hội An, tôi quyết định quay lại Kim Bồng. Bởi một mặt muốn có cơ hội đến thăm nghệ nhân, học viên ngày trước của tôi, phần muốn ngắm Hội An trên sông nước. Thế là chúng tôi mua vé phà vượt sông Thu Bồn. Nửa tiếng đồng hồ mùa nước dâng cao này là cơ hội ngắm cảnh phố cổ Hội An quý giá vô cùng. Hội An nhìn từ xa đẹp quá.
Tôi đến thăm ngôi nhà và những tác phẩm tuyệt vời của nghệ nhân Huỳnh Sướng. Anh không có nhà. Nhưng không sao. Tôi vẫn tự mình và rất thích thú ngắm những tác phẩm Phật giáo do anh và cha mình sáng tác. Tất cả rất sống động, hài hòa, rất Phật. Đúng là những bức tượng Phật dưới bàn tay tài ba và khéo léo của các nghệ nhân luôn là những tác phẩm để đời. Cho mai sau.
Chúng tôi thăm quan các cửa hàng và nhà xưởng Kim Bồng. Tôi mua một số đồ làm kỷ niệm và làm quà cho bạn bè và học trò. Tôi thích thú với nhiều xưởng gỗ, xưởng đóng tàu nơi đây để rồi phải tạm biệt để lên phà quay về Hội An.
Không hiểu trời xui đất khiến thế nào mà trên đường ra phà có 1 gốc xây xanh 3 nhánh rất đẹp đã bị cắt ngọn trong rất đẹp. Tôi dừng mấy giây để chụp ảnh. Thế rồi môt người phụ nữ ra giới thiệu và khen tính mỹ thuật của gốc cây. Rồi chúng tôi theo chị rẽ vào thăm cửa hàng của chị. Cũng như ở bất cứ nơi nào ở Kim Bồng, rất nhiều tượng Phật được bày bán. Rồi tôi phát hiện ra một bức tượng Phật rất đẹp và đặc biệt. Bức như thế này tôi đã từng nhìn thấy ở nhà chị Vân, bạn tôi ở Tp.HCM. Chỉ có điều bức của chị Vân bằng ngọc còn bức trước mặt tôi bằng gỗ.
Chị Cúc, cơ sở mộc Cúc Trần giới thiệu rằng tượng được tạc bởi chính cháu chị, anh Dũng. Bức tượng đặc biệt ở chỗ, Phật ngồi với một đầu gối chân gập đứng. Hai tay đặt trên đầu gối. Đầu Ngài ngả trên 2 tay. Vốn tôi đã mê thế ngồi này của Phật ngay từ lần đầu tiên được nhìn thấy cách đây mấy năm. Tuy nhiên Phật trên bức tượng trước mặt tôi có nụ cười rất đẹp, đẹp và tươi lắm.
Tôi đứng mải mê ngắm nụ cười Phật. Tôi như hòa với Phật làm một. Nhẹ nhàng và thư thái. An lạc và thảnh thơi. Miệng tôi tự nhiên cũng mỉm cười an lạc. Tôi thật sự mê mẩn bên bức tượng còn thô này. Tôi nghĩ, chắc chắn anh Dũng mà tôi chưa biết mặt đã phải thiền, phải nhập tâm cao độ mới có thể tạc được pho tượng có hồn và thánh thiện đến thế này.
Pho tượng chưa được sơn. Hoàn toàn thô. Tôi vẫn thấy rõ những vết nứt nhỏ nơi tay và phía dưới y của Phật. Chính cái thô này lại càng mê hoặc tôi, người vốn chỉ thích những gì tư nhiên, không giả tạo. Chị Cúc nói rằng, nếu được gia công thêm và sơn thì sẽ còn đẹp nữa. Tôi không tin. Chính sự giản đơn và mộc mạc này mới là cái đẹp tự nhiên và giản dị, như chính Phật vậy.
Thế là tôi quyết định thỉnh bức tượng Phật đặc biệt này. Tôi trả tiền và bê bức tượng trên tay (mà nói đúng hơn là ôm bức tượng vào lòng) để ra phà. (Chị Cúc, chủ cửa hàng phải đuổi theo để đưa cho tôi 1 túi ni long để tôi có thể xách khi cần thiết). Quyết định rước Phật từ làng gỗ Kim Bồng, Hội An về nhà thật bất ngờ và thú vị.
Bức tượng bằng gỗ mít lại làm tôi nhớ đến câu chuyện bà Đa và bà Mít. Chuyện tôi được nghe bà nội tôi kể nhiều lần từ ngày xa xưa khi bà còn sống. Chuyện tôi được nghe lại rằng, có 2 bà tên là Đa và Mít cùng sống với nhau tại 1 ngôi làng. Bà Đa nhà giàu còn bà Mít nhà nghèo. Cả hai bà đều là Phật tử. Bà Đa đã rủ và Mít cùng mình làm oản ra chùa lễ Phật. Tiền là cùa bà Đa. Bà Mít nghèo nhưng đi chợ, mua gạo, đỗ về làm oản.
Rồi bà Mít bê ra chùa lễ Phật. Tuy nhiên lần nào bà Đa cũng chỉ cầu nguyện Phật phù hộ và già trì cho bà chứ không hề nhắc gì đến bà Mít, người đã bỏ ra bao nhiêu công và đã rất có tâm. Bà Mít rất buồn và cuối cùng đã về nhà lấy tất cả cám, thứ thức ăn mà bà vẫn nấu ăn hàng ngày, đãi lọc được 1 chút tấm vụn mang ra lễ Phật. Bà lễ với Phật rằng vì nhà nghèo nên chỉ có tấm lòng và vài hạt tấm nhỏ này lễ Phật mà thôi.
Sau này cả 2 bà cũng mất. Do bà Đa giàu có cũng có tâm với Phật nhưng chưa thật tâm, chưa có tình yêu thương bao la, chưa công bằng và không giữ lời nên biến thành cây đa mọc đầu làng. Cây đa làm nơi hóng mát, làm chỗ nghỉ trưa cho bà con nông dân và làm nơi buộc trâu bò. Lá đa cũng được dung để thí cháo cho chúng sinh.
Bà Mít tuy nghèo nhưng rất có tâm. Mà đối với nhà Phật, tâm mới là quan trọng. Nên sau khi qua đời bà Mít được biến thành cây mít, mọc trong chùa. Tất cả các bộ phận của cây mít đều được dung rất tốt. Lá mít để đựng oản lễ Phật. Múi mít để ăn. Xơ mít để muối dưa. Vỏ mít cho trâu bò ăn. Gỗ mít để làm cột chùa. Gốc và rễ mít dung làm tượng Phật.
Từ ngày biết chuyện, tôi rất yêu cây mít nhà tôi và gốc mít là nơi tôi ngồi chơi nhiều nhất. Cứ ở đâu có tượng gỗ mít là tôi đều rất thích. Và hôm nay, không ngờ, tôi đã thỉnh được tượng gỗ mít từ tận làng nghề Hội An. Thật là tuyệt vời.
Bức tượng Phật đặc biệt lên máy bay theo tôi rời miền trung và bây giờ đang ở trong nhà tôi. Tôi không để Phật trên bàn thờ cao mà Ngài luôn quanh tôi, gần tôi. Khi tôi ngồi làm việc, Ngài ngồi ngay bên laptop.

Khi tôi uống trà, Ngài ở bên như thưởng thức trà cùng tôi. Khi tôi tụng kinh, Ngài như đang tụng cùng. Khi tôi đọc sách, ngài như đang ngồi bên cạnh để cùng tôi đọc. Chưa có một bức tượng Phật nào gần gũi tôi đến vậy. Đến mức, tôi cứ nghĩ, chắc đi đâu cũng mang theo Ngài đúng như tên cuốn sách quý “Đức Phật trong ba lô”.
Điều thú vị là mỗi khi ngắm bức tương Phật này, tôi không thể không mỉm cười. Nhẽ nào Ngày cười đẹp đến thế với tôi mà tôi lại không cười lại. Mỗi lần ngắm bức Phật, tôi thấy an lạc lạ kỳ. Lẽ nào ngài an lạc đến vậy mà tôi không nó nổi một phần rất rất nhỏ của Ngài. Tôi thật sự cảm nhận như có đức Phật bên mình trong mỗi phút giây.
Từ ngày rước Phật về nhà tôi hình như thấy mình điềm đạm và thư giãn hơn. Từ ngày có Phật ở bên tôi càng nhớ đến 2 bà Đa và Mít trong câu chuyện ngày xa xưa.

Tôi phát nguyện làm bà Mít để học Phật, để truyền bá những lời dạy quý giá của Ngài đến với chúng sinh (Mà may thay, sang thứ 7 này, tôi được là khách mời của chương trình Hoa mặt trời (tên cũ là Phật Pháp nhiệm màu) cho khóa tu Phật thất cuối năm cho mấy ngàn phật tử của chùa Hoằng Pháp thành phố Hồ Chí Minh.

Tôi mong sao mỗi ngày, trên thế gian này, lại có thêm một số người nữa trở thành phật tử và được nghe những lời dạy rất thực tế của Ngài.
Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng
Source: phatgiao.org.vn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/04/2021(Xem: 5229)
Từ xa xưa, người Việt chúng ta đã ăn bí đỏ và xem bí đỏ là món quà thiên nhiên ban tặng giúp con người duy trì sức khỏe hằng ngày. Bí đỏ có vị ngọt, thơm ngon và tạo cảm giác no, giúp những gia đình nông dân nghèo cải thiện tình trạng thiếu lương thực trong những ngày giáp hạt. Bí đỏ là loại thực phẩm thường xuyên có mặt trong bữa cơm của người dân Việt Nam, nhất là ngươi Quảng Nam.
07/04/2021(Xem: 4333)
“Tướng” là cái gì?“Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.Còn “Giả Tướng” là cái gì? Chúng ta không phải thường ngày đã thấy đến như: hình tướng vuông, tròn, dài, ngắn; sắc tướng đỏ, xanh, đen, trắng; biểu tướng nhanh, chậm, cười, khóc; cho đến vô biểu tướngkhổ, vui, mừng, lo màkể cả con mắt xem không thể thấy.Đây không phải là “Tướng” trạng tồn tại nổi bậtđó sao?. Tại sao bảo đây là “Giả Tướng”?Đáp rằng: Nên hỏi “Giả Tướng” là gì?Giả là giả tạo không thật.
07/04/2021(Xem: 4100)
Hơn ba thập niên về trước, khi những đoàn người Việt nam rủ nhau tìm đường thoát hiểm, thoát khỏi địa ngục bằng mọi cách như hồi hương, đi bộ, băng rừng lội suối hoặc trên những con thuyền mong manh bằng đường biển. Dù số người đến được bến bờ ước đoán chỉ vào khoảng một phần ba số người đã rời bỏ nhà cửa, quê hương ra đi, họ vẫn bất chấp mọi hiểm nguy đe dọa để đánh đổi lấy sự tự do. Họ là những đoàn người Việt Nam cô đơn, không có lấy một phương tiện tự vệ.
05/04/2021(Xem: 7660)
Lễ cúng dường tại Chùa Tích Lan, Nhật Bản
05/04/2021(Xem: 4938)
Việc quân đội đã nắm quyền kiểm soát quốc gia Đông Nam Á này, bắt giữ bà Aung San Suu Kyi và một số lãnh đạo dân cử khác từ ngày 1 tháng 2 vừa qua, không phải là lần đầu tiên các tướng lĩnh của xứ chùa tháp này can thiệp vào chính trị quốc gia. Quá khứ nhiều thập kỷ, quân đội Myanmar đã từng giữ một vị trí chính trị nổi bật trong nước. Trong gần nửa thế kỷ, từ thập niên 1962-2011, quốc gia Phật giáo này đã liên tiếp dưới quyền các chế độ độc tài quân sự Myanmar.
03/04/2021(Xem: 5030)
Sự tàn phá bi thảm của các tượng Phật khổng lồ trên vách đá vùng Bamiyan, Afghanistan, được bảo tồn hơn 15 thế kỷ, được phát sóng trên toàn cầu, đã dẫn đến sự công nhận toàn cầu về sự cần thiết phải bảo vệ các di sản văn hóa đang bị đe dọa. Các hốc trống của các tượng Phật khổng lồ ở thung lũng Bamiyan, Afghanistan là lời nhắc nhở mãi mãi về nhiệm vụ của chúng ta trong việc bảo vệ di sản văn hóa, và những thế hệ tương lai sẽ mất đi nếu chúng ta không làm như thế. Ngày nay, những hốc đá này được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới như một phần của Di sản Thế giới “Cảnh quan văn hóa và các di tích khảo cổ học tại Thung lũng Bamiyan” (Cultural Landscape and Archaeological Remains of the Bamiyan Valley)
03/04/2021(Xem: 4367)
Hôm thứ Hai, ngày 29 tháng 3, tại Dharamsala, miền bắc Ấn Độ, lần Đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma Tham gia chia sẻ Pháp thoại với Sinh viên từ 5 trường Đại học Quốc gia Nga. Buổi Pháp thoại được tổ chức với chủ đề “Thế giới của chúng ta trong thời đại thay đổi; tiếng Anh: Our World in the Time of Change” và được phát trực tiếp bằng một số ngôn ngữ.
03/04/2021(Xem: 4610)
Vương quốc của người Java xưa - Mataram đã chứng minh được là có an ninh lương thực vững chắc, có thể duy trì nguồn lương thực sẵn có trong một thời gian dài. Điều này có thể được chứng minh từ các bức phù điêu được khắc ở Thánh địa Phật giáo Borobudur, cũng như phát hiện gần đây nhất về một kho thóc, khu vực chứa lương thực thời đó, ở khu vực Liyangan Site, Trung Java, Indonesia. Điều này đã được chuyển tải bởi Tiến sĩ Baskoro Daru Tjahjono, M.A, Giám đốc Trung tâm Khảo cổ Bắc Sumatra, trong hội thảo khoa học do Trung tâm Khảo cổ học tổ chức tại Vùng đặc biệt Yogyakarta (Daerah Istimewa Yogyakarta, DIY) vào ngày 10/3/2021 với chủ đề “Ketahanan Pangan pada Masa Jawa Kuna” (An ninh lương thực trong thời kỳ người Java xưa). Các sự kiện được tổ chức trực tuyến và ngoại tuyến với số lượng người tham gia hạn chế.
31/03/2021(Xem: 16965)
Như bao đứa trẻ bình thường nhưng chúng được thừa nhận là tái sinh của các Lạt Ma Tây Tạng, ba ứng thân người Tây Phương chia sẻ với Andrea Miller về trải nghiệm khi lớn lên và cảm nghĩ hiện tại của họ về ngã rẽ thú vị của đời mình. Như những đứa trẻ Canada khác, Elijah Ary lớn lên tại Moreal với bố mẹ và hai người chị. Cậu bé thích chơi khúc côn cầu và lười học. Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, điều khiến Elijah khác với các đứa trẻ khác là Elijah là tái sanh của một vị Lạt Ma.
31/03/2021(Xem: 5103)
Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng, là một nhân vật quen thuộc của công chúng. Ngài nói chuyện với hàng nghìn người mỗi năm và đã viết hàng chục quyển sách bán chạy nhất về quê hương của ngài, cuộc sống của ngài, tôn giáo niềm tin của ngài, khí hậu thế giới, và các vấn đề thế giới. Ngài đã được cấp bằng danh dự từ nhiều trường đại học, và đức tướng của ngài đã được công nhận một cách rộng rãi. Tuy nhiên, “vị tu sĩ đơn giản” đã bắt đầu cuộc sống trong bóng tối như Lhamo Thondup, người con thứ tám được sanh ra trong những gia đình nông dân nghèo trong một làng quê nhỏ bé ở một vùng xa xôi hẻo lánh của Tây Tạng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]