Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chú Chó Hachiko

20/12/201308:12(Xem: 11089)
Chú Chó Hachiko

Câu chuyện chú chó trung thành Hachiko đứng sân ga 10 năm đợi chủ

 

Hachiko là 1 chú chó nhỏ, lông màu trắng chào đời vào tháng 11 năm 1923 ở tỉnh Akita, Nhật Bản.

Câu chuyện xảy ra vào năm 1925, tại nhà ga Shibuya. Hachi, biệt danh là Hachiko – là một chú chó nhỏ, lông màu trắng, chào đời vào tháng 11 năm 1923 ở tỉnh Akita, Nhật Bản. Chú bị lạc chủ và được giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo đem về nuôi dưỡng như người con trong gia đình.



Hàng ngày như thường lệ, cứ mỗi buổi sáng là Hachiko tiễn giáo sư Ueno Eizaburo đến nhà ga để ông lên tàu đi làm và cả hai đều đi bộ tới nhà ga Shibuya. Hachiko không được phép theo giáo sư đến Đại Học Hoàng Gia (nay là Đại Học Tokyo), nơi ông đang giảng dạy, và chiều cũng vậy, cứ đến 3 giờ chiều , Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư về.

Nhưng vào ngày 12 tháng 5 năm đó, giáo sư Ueno đã qua đời sau một cơn đột quỵ khi đang giảng bài trên giảng đường ở trường đại học và mãi mãi không thể trở về được. Còn Hachiko cứ như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhân về. Nhưng hôm đó đã qua 3 giờ rất lâu, bao nhiêu chuyến tàu đã đi qua, trời đã tối mà không thấy giáo sư về. Và Hachiko, chú cho trung thành không hề nản lòng, Hachiko vẫn đứng đợi và đợi.
day 7 thu do tokyo (33)day 7 thu do tokyo (34)day 7 thu do tokyo (27)day 7 thu do tokyo (26)


Hachiko linh cảm rằng có chuyện gì chẳng lành đã xảy ra, tuy vậy nó vẫn ra ga đợi chủ nhân vào lúc 3 giờ chiều mỗi ngày. Chẳng bao lâu sau, những người xung quanh bắt đầu để ý tới sự chờ đợi vô vọng của Hachiko đối với người chủ nhân đã qua đời của mình. Lần lượt, từ người làm vườn trước đây của giáo sư, đến giám đốc nhà ga và những người dân trong vùng đã cho Hachiko ăn và thay phiên nhau chăm sóc nó.


Câu chuyện về chú chó trung thành nhanh chóng được lan truyền khắp nơi và Hachiko được coi như một tấm gương sáng về lòng trung thành. Người ta tìm đến Shibuya chỉ để nhìn Hachiko, cho nó ăn, hoặc nhẹ nhàng xoa đầu vào đầu nó để chúc may mắn.


Năm 1932, khi Hachiko đợi chủ nhân được 7 năm, 1 sinh viên của giáo sư Ueno đã viết 1 bài báo kể về chuyện cảm động này và gửi đăng ở 1 tờ báo lớn ở Tokyo . Ngay lập tức có rất nhiều người quan tâm lo lắng cho chú chó trung thành này. Cũng từ Hachiko mà người Nhật thêm vào từ điển từ mới “chukhen” – chú chó nhỏ trung thành .

Nhiều ngày, nhiều tháng, rồi nhiều năm trôi qua, Hachiko vẫn có mặt đều đặn ở nhà ga vào lúc 3h chiều, mặc dù nó đã bị bệnh viêm khớp và đã quá già yếu rồi. Cuối cùng vào ngày 8 tháng 4 năm 1935, gần 11 năm kể từ ngày nó nhìn thấy chủ nhân lần cuối cùng, người ta tìm thấy Hachiko -lúc đó đã 12 tuổi - nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình trong suốt nhiều năm.


Hachiko qua đời ngày 8/4/1935. Cả gia đình giáo sư quây quần bên chú trong những giây phút cuối cùng.


Cái chết của Hachiko được đăng lên trang nhất của rất nhiều tờ báo lúc bấy giờ và người đã dành hẳn một ngày để để tang Hachiko. Từ số tiền đóng góp của dân chúng trong cả nước, người ta đã thuê nhà điêu khắc Ando Teru để làm một bức tượng Hachiko bằng đồng. Khi bức tượng được hoàn thành và được đặt trang trọng ở bên trong sân ga, tại chính vị trí nó đã đứng đợi chủ nhân trong gần 10 năm.



Tuy nhiên, vài năm sau đó, Nhật Bản lâm vào chiến tranh, tất cả những thứ gì là kim loại đều bị lấy đi để làm vũ khí, không ngoại trừ bức tượng Hachiko. Sau khi chiến tranh kết thúc, vào năm 1948, con trai của Ando Teru là Takeshi đã làm một bức tượng Hachiko mới. Bức tượng đó được đặt ở ga Shibuya cho đến tận ngày hôm nay. Mỗi năm vào ngày 8/4, người ta lại tổ chức một buổi tưởng niệm Hachiko tại nhà ga Shibuya.



Ngoài bức tượng Hachiko ở ga Shibuya, Hachiko còn được dựng tượng ở quê hương mình, bên ngoài ga Odate và một bức khác ở trước bảo tàng chó Akita.


Bên cạnh mộ của giáo sư Ueno tại nghĩa trang Aoyama cũng có đặt một bức tượng của Hachiko. Có nhiều tin đồn rằng xương của Hachiko cũng được chôn tại đó. Nhưng thực ra bộ xương của Hachiko hiện đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng Quốc Gia.

Hình ảnh Hachiko được trưng bày tại bảo tàng Tự nhiên và Khoa học quốc gia ở Ueno.

Đại học Tokyo cũng tạc một bức tượng Hachiko đang chơi đùa cùng giáo sư.

Một tấm bia tưởng niệm Hachiko cạnh mộ chủ ở nghĩa trang Aoyama được dựng để tưởng nhớ chú. Lối ra ở ga Shibuya được đặt theo tên Hachiko.


Một nắp cống in hình Hachiko ở ngay gần bức tượng tại ga Shibuya.

Câu chuyện về Hachiko được Hollywood dựng thành bộ phim Hachi: A Dog’s Tale. Tài tử Richard Gere đóng vai giáo sư Hidesaburo Ueno.

Xem trailer bộ phim Hachi: A Dog’s Tale:




1385780374_hachiko-that-va-chu-cua-minh-giao-su-hidesabur%C5%8D-ueno-jpg
Chú chó Hachiko thật và chủ của mình - giáo sư Hidesaburō Ueno

Không chỉ có một câu chuyện hay được kể, đây một câu chuyện có thật, phi thường và xúc động vô cùng. Hachiko là chú chó giống Akita được nuôi bởi một giáo sư đại học ở Nhật. Mỗi ngày, Hachiko thường tiễn giáo sư đi làm buổi sáng và ngồi chờ trước cổng nhà ga xe lửa buổi chiều để cùng ông về nhà. Rồi một ngày, giáo sư qua đời khi đang giảng dậy ở trường và không bao giờ về bằng xe lửa nữa. Ở với ông hơn một năm và suốt 9 năm sau, ngày nắng cũng như ngày mưa, Hachiko vẫn đến ngồi đợi chủ về, đúng giờ đó, đúng chỗ đó. Mọi người làm việc ở ga hay khách đi tàu thường xuyên đã quen thân với nó, cả nước Nhật biết tới tên chú chó nổi tiếng trung thành. Sau này người ta phát hiện ra Hachiko bị ung thư và viêm phổi, nhưng kể cả mang bệnh, nó vẫn đến. Ngày Hachiko không đến là ngày nó qua đời. Một bức tượng đồng của chú chó trung thành được đúc vào năm 1934. Từ bấy đến nay, mỗi ai đi qua cửa nhà ga Shibuya vẫn có thể thấy Hachiko ngồi đợi.

1385780410_tuong-hachiko-jpg

Bức tượng đồng của chú chó trung thành ở nhà ga Shibuya - Nhật Bản

Điều gì xảy ra trong đầu một chú chó khi nó có thể chờ đợi chừng ấy năm mà không có kết quả gì? Một thói quen? Hay nó không biết gì về cái chết? Không ai biết. Chúng ta cũng không biết giáo sư đã làm gì trong một năm ngắn ngủi để tình cảm bền vững nhường ấy có thể hình thành trong một con vật ông nuôi. Ta chỉ có thể hình dung. Những gì ta thấy trong phim "Hachiko: Chuyện kể về một chú chó" là một gợi ý. Có thể giáo sư đã chơi với nó, âu yếm nó, chăm sóc nó, nói chuyện với nó, bảo vệ nó… yêu thương nó như nhân vật giáo sư Wilson đã làm với Hachi. Hoặc cũng có thể chỉ đơn giản rằng, chú chó này vốn được sinh ra với một phẩm chất cao quý mạnh mẽ như thế.
Chu Cho Hachiko 2

1385780588_niem-vui-cua-giao-su-moi-khi-ve-thay-hachi-o-nha-ga-jpg

Niềm vui của giáo sư mỗi khi thấy chú chó thân yêu đón ở nhà ga

Xem xong bộ phim này, các bố mẹ có lẽ nên sẵn sàng lắng nghe con mình nói: "Bố mẹ mua Hachi đi!". Và ý kiến phản đối thường đến từ các bà mẹ. Chăm lo cho chồng con, dọn dẹp nhà cửa, việc cơ quan là một "sự nghiệp" không nhàn hạ, thêm một con vật nuôi, nhất là một chú chó hiếu động thật sự là một gánh nặng các bà mẹ không muốn chào đón. Nhưng tất cả những rắc rối như một chiếc giầy bị cắn nát, những sợi lông vương vãi khắp nhà, vài đống chất thải phiền phức… đều có thể được đánh đổi với một giá hời.
Chu Cho Hachiko

Như Hachi đã khiến giáo sư Wilson trẻ lại, khiến ông ấy vui tươi, khiến những người hàng xóm có cớ để thân nhau, khiến chẳng ai trong gia đình phải ở nhà một mình. Đừng nên tìm lý do để từ chối nuôi chó trong nhà, nhất là với một chú cún quá đỗi dễ thương như Hachi. Nó không dành chỉ để canh trộm, không chỉ để bảo vệ trẻ nhỏ trong một vài tình huống nguy hiểm, một chú chó sẽ là cả một người thầy cho trẻ em.

Có một phiên bản phim cũ của Nhật năm 1987 có lẽ sát thực hơn, nhưng vì bản thân câu chuyện đã quá tuyệt vời, nên dù là được chuyển thành phim theo cách nào thì cũng không thể làm mất đi giá trị của nó. Sẽ có những lúc, như khi nhìn vào nỗi ngóng trông vô vọng của Hachi, như khi chứng kiến tình thân ấm áp mà những người xa lạ dành cho nó, bạn cảm thấy quá khó để giữ cho mình không khóc trước mắt con cái.

Không cần làm thế, bạn cứ khóc và để cho bọn trẻ thấy. Không phải vì đây là một bộ phim buồn, vì Hachi, giáo sư và tất cả mọi người xuất hiện trong câu chuyện đều được yêu thương, mãi được yêu thương. Bạn khóc vì cảm động, bạn khóc vì vui khi biết những tình cảm đơn sơ mà lớn lao như thế vẫn luôn có thật. Và như mọi cái kết hạnh phúc khác, cuối cùng Hachiko cũng đã đợi được giáo sư trở về.

Hãy để các con xem phim, hãy kể các con nghe về câu chuyện của Hachiko, rồi sau đó hỏi xem chúng cảm thấy thế nào. Câu trả lời chắc chắn sẽ đem lại cho bạn một niềm vui.

Mời xem bộ phim đầy cảm xúc "Hachiko: chuyện kể về một chú chó", do tài tử Richard Gere thủ vai chính, Richard Gere là một Phật tử người Mỹ thuần thành theo Phật Giáo Tây Tạng (xem bài về tài tử này):

Richard Gererichard_gere_dalai_lama

:




Hồng Hạnh

Yeutretho/ Seatimes

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/08/2020(Xem: 5513)
Cư sĩ Julian Bound và nữ cư sĩ Ann Lachieze, họa sĩ minh họa sách nổi tiếng rất quý mến thân thiện với nhau khi tuổi còn ấu thơ, không ngờ nửa thế kỷ sau họ cùng hợp tác để xuất bản sách mới về Phật giáo. Tác phẩm này là một truyện về thiếu nhi Phật tử, với tựa đề “The Little Monk who loved his Noodles” (Chú tiểu yêu thích món mì) được viết bởi cư sĩ Julian Bound và minh họa bởi cư sĩ Ann Lachieze.
23/08/2020(Xem: 6293)
Thời nay mà còn nói đến chữ “hiếu” sẽ có người cho là cổ hủ, lỗi thời. Kỳ thực, đạo hiếu, đạo làm con (1) thời xưa đã bị chê là lỗi thời theo sự xuống trào, mất ảnh hưởng của Việt-Nho từ giữa thế kỷ 19 rồi, không phải đợi đến ngày nay.
21/08/2020(Xem: 5105)
Trên vách hai bên tả hữu mặt tiền của chánh điện An Tường Ni Tự (phường Vĩnh Phước- Nha Trang), khi đứng ngắm nghía để chụp hình, tôi thấy có hai bản thư pháp tiếng Hán, tạm gọi là vậy, được chạm nổi và được sơn màu nâu trên nền màu vàng nhạt, rất ấn tượng. Là người dốt đặc tiếng Hán, nên tôi không hiểu chút xíu xiu mảy may nào về ý nghĩa của hai bản thư pháp này, nhưng nhìn cách trình bày theo "ngũ ngôn tứ cú" thì tôi cũng đoán ra được đó có lẽ là hai bài... thơ, mà nếu đang được chạm nổi trên vách của chánh điện chùa thì dám chắc luôn phải là hai bài... Kệ.
21/08/2020(Xem: 6426)
Xem như từ cuối năm 2019, dịch Corona khởi phát từ Vũ Hán đến tháng 3/2020 đã trở thành “đại dịch” Covid-19, đang lan tràn khắp toàn cầu, đến nay đã 215 quốc gia và vùng lãnh thổ bị lây nhiễm với số liệu tính đến ngày 20/8/2020 theo iHS VIET NAM như sau: người mắc: 22.454.505 điều trị khỏi: 15.169.811 người tử vong: 787.385
21/08/2020(Xem: 5525)
Vào hôm thứ Hai, ngày 27 tháng 7 năm 2020, một cuộc họp trực tuyến (online) của nội các do bà Sheikh Hasina, Thủ tướng Chính phủ Bangladesh chủ trì, đã thông qua dự thảo thỏa thuận giữa Tổ chức Lumbini Development Trust of Nepal và Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Bangladesh về việc xây dựng tu viện Phật giáo Bangladesh. Tu viện Phật giáo được đề xuất sẽ được xây dựng tại Lâm Tỳ Ni, nơi Đản sinh của Đức Phật lịch sử. Việc xây dựng được bắt đầu với lợi ích cá nhân, và kế hoạch của Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Bangladesh tại Nepal, Mashfee Binte Shams, và Bí thư thứ nhất, Asit Baran Sarkar.
20/08/2020(Xem: 6770)
Kinh Kim Cang Bát Nhã được ngài Cưu Ma La Thập (344-413) dịch từ tiếng Phạn sang Hán văn, và được thái tử Chiêu Minh (499-529) chia bố cục ra 32 chương. Đây là một trong những bộ kinh quan yếu nhất của Thiền Tông Trung Hoa đặc biệt từ thời Lục Tổ Huệ Năng (638- 713), người đã ngộ đạo, kiến tánh qua câu "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" trong lời khai thị từ Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (601-674). Cụm từ "Ưng Vô Sở Trụ" được nhắc đến hai lần trong kinh: lần 1st ở chương 4 ("Diệu Hạnh Vô Trụ") và lần 2nd ở chương 10th ("Trang Nghiêm Tịnh Độ). Đây không là sự trùng lặp mà mà là sự tiến triển vi diệu về ý nghĩa của cụm từ này với rất nhiều hàm tàng đặc sắc và quan trọng trong phân biệt nhận thức theo Duy Thức Học cùng hành trì tu tập Phật đạo.
17/08/2020(Xem: 12269)
Năm 2020 những chương trình tu học Phật pháp như Phật Đản,Vu Lan, Khoá Tu Học Bắc Mỹ, Khoá an cư của Giáo Hội.v.v...khắp toàn cầu đều phải tạm ngưng vì nạn dịch COVID-19. Tại Mỹ và một số các nước, tất cả học đường phải đóng cửa và chuyển qua online. Giáo sư và sinh viên phải chật vật vì một hệ thống mới hoàn toàn. Sự thay đổi đó làm tất cả mọi người xôn xao và lo lắng, bất an...Bản thân chúng con, lịch giảng của các bang được sắp xếp vào năm trước-2019 phải huỷ bỏ. Phật tử khắp nơi gọi đến thăm hỏi và mong ước có được một lớp học Phật pháp bằng một phương tiện nào đó để tâm được an, thân được nhẹ từ lời giảng dạy trực tiếp của Chư Tăng-Ni. Đây cũng là điều mà chúng con trăn trở và tham vấn ý kiến của Chư tôn đức để chúng con có thể mở ra một chương trình tu học online miễn phí cho tất cả quý Phật tử khắp nơi trên thế giới.
16/08/2020(Xem: 8772)
Người giải thoát giống như một bánh xe quay tròn đều, không bị mắc kẹt, vướng bận, thanh thoát, thông suốt. Họ không còn ý niệm “tôi là như thế này, tôi là như thế nọ, tôi là đây, tôi là kia”. Người tu nhẫn nhục mà thấy ta đang nhẫn nhục là mắc kẹt rồi. Càng nhẫn nhục chừng nào thì CÁI TA càng lớn chừng đó. Nhẫn nhục mà không thấy ta nhẫn nhục thì mới thông suốt. Người tu hạnh khiêm cung mà thấy mình khiêm cung là mà mắc kẹt rồi. Càng khiêm cung chừng nào, thì CÁI TA càng lớn chừng đó. Tu riết như vậy lâu ngày thành bịnh, hết thuốc chữa vì kẹt lâu ngày, bánh xe không quay tròn đều được, thậm chí không thể chuyển động được vì các bộ phận bị ô-xy hóa, bị rỉ sét do chấp pháp, chấp tướng lâu ngày, thành thử bệnh nặng.
16/08/2020(Xem: 5914)
Một pho tượng Phật, được phát hiện trong khi đào móng cho một ngôi nhà tại Mardan, Mardan là một thành phố thuộc Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan, hôm thứ Bảy, ngày 18 tháng 7 vừa qua, đã bị công nhân xây dựng địa phương đập vỡ thành nhiều mảnh bởi họ không tôn trọng thánh tích Phật giáo, khiến chính quyền địa phương phẫn nộ và lo lắng.
16/08/2020(Xem: 6172)
Cư sĩ Milton Glaser, người Mỹ, nhà Thiết kế Đồ họa hiện đại, với nhiều công trình nổi tiếng và bền bỉ. Ông đã từ giã trần gian và đã để lại ấn tượng những hình ảnh Phật giáo. Cư sĩ Milton Glaser, người Mỹ, nhà Thiết kế Đồ họa hiện đại đã mãn báo thân, trút hơi thở cuối cùng tại quận Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ vào ngày 26 tháng 6 vừa qua, vào ngày Sinh nhật lần thứ 91 của ông.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]