Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chú Chó Hachiko

20/12/201308:12(Xem: 11029)
Chú Chó Hachiko

Câu chuyện chú chó trung thành Hachiko đứng sân ga 10 năm đợi chủ

 

Hachiko là 1 chú chó nhỏ, lông màu trắng chào đời vào tháng 11 năm 1923 ở tỉnh Akita, Nhật Bản.

Câu chuyện xảy ra vào năm 1925, tại nhà ga Shibuya. Hachi, biệt danh là Hachiko – là một chú chó nhỏ, lông màu trắng, chào đời vào tháng 11 năm 1923 ở tỉnh Akita, Nhật Bản. Chú bị lạc chủ và được giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo đem về nuôi dưỡng như người con trong gia đình.



Hàng ngày như thường lệ, cứ mỗi buổi sáng là Hachiko tiễn giáo sư Ueno Eizaburo đến nhà ga để ông lên tàu đi làm và cả hai đều đi bộ tới nhà ga Shibuya. Hachiko không được phép theo giáo sư đến Đại Học Hoàng Gia (nay là Đại Học Tokyo), nơi ông đang giảng dạy, và chiều cũng vậy, cứ đến 3 giờ chiều , Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư về.

Nhưng vào ngày 12 tháng 5 năm đó, giáo sư Ueno đã qua đời sau một cơn đột quỵ khi đang giảng bài trên giảng đường ở trường đại học và mãi mãi không thể trở về được. Còn Hachiko cứ như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhân về. Nhưng hôm đó đã qua 3 giờ rất lâu, bao nhiêu chuyến tàu đã đi qua, trời đã tối mà không thấy giáo sư về. Và Hachiko, chú cho trung thành không hề nản lòng, Hachiko vẫn đứng đợi và đợi.
day 7 thu do tokyo (33)day 7 thu do tokyo (34)day 7 thu do tokyo (27)day 7 thu do tokyo (26)


Hachiko linh cảm rằng có chuyện gì chẳng lành đã xảy ra, tuy vậy nó vẫn ra ga đợi chủ nhân vào lúc 3 giờ chiều mỗi ngày. Chẳng bao lâu sau, những người xung quanh bắt đầu để ý tới sự chờ đợi vô vọng của Hachiko đối với người chủ nhân đã qua đời của mình. Lần lượt, từ người làm vườn trước đây của giáo sư, đến giám đốc nhà ga và những người dân trong vùng đã cho Hachiko ăn và thay phiên nhau chăm sóc nó.


Câu chuyện về chú chó trung thành nhanh chóng được lan truyền khắp nơi và Hachiko được coi như một tấm gương sáng về lòng trung thành. Người ta tìm đến Shibuya chỉ để nhìn Hachiko, cho nó ăn, hoặc nhẹ nhàng xoa đầu vào đầu nó để chúc may mắn.


Năm 1932, khi Hachiko đợi chủ nhân được 7 năm, 1 sinh viên của giáo sư Ueno đã viết 1 bài báo kể về chuyện cảm động này và gửi đăng ở 1 tờ báo lớn ở Tokyo . Ngay lập tức có rất nhiều người quan tâm lo lắng cho chú chó trung thành này. Cũng từ Hachiko mà người Nhật thêm vào từ điển từ mới “chukhen” – chú chó nhỏ trung thành .

Nhiều ngày, nhiều tháng, rồi nhiều năm trôi qua, Hachiko vẫn có mặt đều đặn ở nhà ga vào lúc 3h chiều, mặc dù nó đã bị bệnh viêm khớp và đã quá già yếu rồi. Cuối cùng vào ngày 8 tháng 4 năm 1935, gần 11 năm kể từ ngày nó nhìn thấy chủ nhân lần cuối cùng, người ta tìm thấy Hachiko -lúc đó đã 12 tuổi - nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình trong suốt nhiều năm.


Hachiko qua đời ngày 8/4/1935. Cả gia đình giáo sư quây quần bên chú trong những giây phút cuối cùng.


Cái chết của Hachiko được đăng lên trang nhất của rất nhiều tờ báo lúc bấy giờ và người đã dành hẳn một ngày để để tang Hachiko. Từ số tiền đóng góp của dân chúng trong cả nước, người ta đã thuê nhà điêu khắc Ando Teru để làm một bức tượng Hachiko bằng đồng. Khi bức tượng được hoàn thành và được đặt trang trọng ở bên trong sân ga, tại chính vị trí nó đã đứng đợi chủ nhân trong gần 10 năm.



Tuy nhiên, vài năm sau đó, Nhật Bản lâm vào chiến tranh, tất cả những thứ gì là kim loại đều bị lấy đi để làm vũ khí, không ngoại trừ bức tượng Hachiko. Sau khi chiến tranh kết thúc, vào năm 1948, con trai của Ando Teru là Takeshi đã làm một bức tượng Hachiko mới. Bức tượng đó được đặt ở ga Shibuya cho đến tận ngày hôm nay. Mỗi năm vào ngày 8/4, người ta lại tổ chức một buổi tưởng niệm Hachiko tại nhà ga Shibuya.



Ngoài bức tượng Hachiko ở ga Shibuya, Hachiko còn được dựng tượng ở quê hương mình, bên ngoài ga Odate và một bức khác ở trước bảo tàng chó Akita.


Bên cạnh mộ của giáo sư Ueno tại nghĩa trang Aoyama cũng có đặt một bức tượng của Hachiko. Có nhiều tin đồn rằng xương của Hachiko cũng được chôn tại đó. Nhưng thực ra bộ xương của Hachiko hiện đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng Quốc Gia.

Hình ảnh Hachiko được trưng bày tại bảo tàng Tự nhiên và Khoa học quốc gia ở Ueno.

Đại học Tokyo cũng tạc một bức tượng Hachiko đang chơi đùa cùng giáo sư.

Một tấm bia tưởng niệm Hachiko cạnh mộ chủ ở nghĩa trang Aoyama được dựng để tưởng nhớ chú. Lối ra ở ga Shibuya được đặt theo tên Hachiko.


Một nắp cống in hình Hachiko ở ngay gần bức tượng tại ga Shibuya.

Câu chuyện về Hachiko được Hollywood dựng thành bộ phim Hachi: A Dog’s Tale. Tài tử Richard Gere đóng vai giáo sư Hidesaburo Ueno.

Xem trailer bộ phim Hachi: A Dog’s Tale:




1385780374_hachiko-that-va-chu-cua-minh-giao-su-hidesabur%C5%8D-ueno-jpg
Chú chó Hachiko thật và chủ của mình - giáo sư Hidesaburō Ueno

Không chỉ có một câu chuyện hay được kể, đây một câu chuyện có thật, phi thường và xúc động vô cùng. Hachiko là chú chó giống Akita được nuôi bởi một giáo sư đại học ở Nhật. Mỗi ngày, Hachiko thường tiễn giáo sư đi làm buổi sáng và ngồi chờ trước cổng nhà ga xe lửa buổi chiều để cùng ông về nhà. Rồi một ngày, giáo sư qua đời khi đang giảng dậy ở trường và không bao giờ về bằng xe lửa nữa. Ở với ông hơn một năm và suốt 9 năm sau, ngày nắng cũng như ngày mưa, Hachiko vẫn đến ngồi đợi chủ về, đúng giờ đó, đúng chỗ đó. Mọi người làm việc ở ga hay khách đi tàu thường xuyên đã quen thân với nó, cả nước Nhật biết tới tên chú chó nổi tiếng trung thành. Sau này người ta phát hiện ra Hachiko bị ung thư và viêm phổi, nhưng kể cả mang bệnh, nó vẫn đến. Ngày Hachiko không đến là ngày nó qua đời. Một bức tượng đồng của chú chó trung thành được đúc vào năm 1934. Từ bấy đến nay, mỗi ai đi qua cửa nhà ga Shibuya vẫn có thể thấy Hachiko ngồi đợi.

1385780410_tuong-hachiko-jpg

Bức tượng đồng của chú chó trung thành ở nhà ga Shibuya - Nhật Bản

Điều gì xảy ra trong đầu một chú chó khi nó có thể chờ đợi chừng ấy năm mà không có kết quả gì? Một thói quen? Hay nó không biết gì về cái chết? Không ai biết. Chúng ta cũng không biết giáo sư đã làm gì trong một năm ngắn ngủi để tình cảm bền vững nhường ấy có thể hình thành trong một con vật ông nuôi. Ta chỉ có thể hình dung. Những gì ta thấy trong phim "Hachiko: Chuyện kể về một chú chó" là một gợi ý. Có thể giáo sư đã chơi với nó, âu yếm nó, chăm sóc nó, nói chuyện với nó, bảo vệ nó… yêu thương nó như nhân vật giáo sư Wilson đã làm với Hachi. Hoặc cũng có thể chỉ đơn giản rằng, chú chó này vốn được sinh ra với một phẩm chất cao quý mạnh mẽ như thế.
Chu Cho Hachiko 2

1385780588_niem-vui-cua-giao-su-moi-khi-ve-thay-hachi-o-nha-ga-jpg

Niềm vui của giáo sư mỗi khi thấy chú chó thân yêu đón ở nhà ga

Xem xong bộ phim này, các bố mẹ có lẽ nên sẵn sàng lắng nghe con mình nói: "Bố mẹ mua Hachi đi!". Và ý kiến phản đối thường đến từ các bà mẹ. Chăm lo cho chồng con, dọn dẹp nhà cửa, việc cơ quan là một "sự nghiệp" không nhàn hạ, thêm một con vật nuôi, nhất là một chú chó hiếu động thật sự là một gánh nặng các bà mẹ không muốn chào đón. Nhưng tất cả những rắc rối như một chiếc giầy bị cắn nát, những sợi lông vương vãi khắp nhà, vài đống chất thải phiền phức… đều có thể được đánh đổi với một giá hời.
Chu Cho Hachiko

Như Hachi đã khiến giáo sư Wilson trẻ lại, khiến ông ấy vui tươi, khiến những người hàng xóm có cớ để thân nhau, khiến chẳng ai trong gia đình phải ở nhà một mình. Đừng nên tìm lý do để từ chối nuôi chó trong nhà, nhất là với một chú cún quá đỗi dễ thương như Hachi. Nó không dành chỉ để canh trộm, không chỉ để bảo vệ trẻ nhỏ trong một vài tình huống nguy hiểm, một chú chó sẽ là cả một người thầy cho trẻ em.

Có một phiên bản phim cũ của Nhật năm 1987 có lẽ sát thực hơn, nhưng vì bản thân câu chuyện đã quá tuyệt vời, nên dù là được chuyển thành phim theo cách nào thì cũng không thể làm mất đi giá trị của nó. Sẽ có những lúc, như khi nhìn vào nỗi ngóng trông vô vọng của Hachi, như khi chứng kiến tình thân ấm áp mà những người xa lạ dành cho nó, bạn cảm thấy quá khó để giữ cho mình không khóc trước mắt con cái.

Không cần làm thế, bạn cứ khóc và để cho bọn trẻ thấy. Không phải vì đây là một bộ phim buồn, vì Hachi, giáo sư và tất cả mọi người xuất hiện trong câu chuyện đều được yêu thương, mãi được yêu thương. Bạn khóc vì cảm động, bạn khóc vì vui khi biết những tình cảm đơn sơ mà lớn lao như thế vẫn luôn có thật. Và như mọi cái kết hạnh phúc khác, cuối cùng Hachiko cũng đã đợi được giáo sư trở về.

Hãy để các con xem phim, hãy kể các con nghe về câu chuyện của Hachiko, rồi sau đó hỏi xem chúng cảm thấy thế nào. Câu trả lời chắc chắn sẽ đem lại cho bạn một niềm vui.

Mời xem bộ phim đầy cảm xúc "Hachiko: chuyện kể về một chú chó", do tài tử Richard Gere thủ vai chính, Richard Gere là một Phật tử người Mỹ thuần thành theo Phật Giáo Tây Tạng (xem bài về tài tử này):

Richard Gererichard_gere_dalai_lama

:




Hồng Hạnh

Yeutretho/ Seatimes

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/07/2013(Xem: 9231)
Đi chùa lễ Phật, ở nhà ăn chay, tụng kinh niệm Phật, ra ngoài đời hoạt động thiện nguyện, đóng góp cho xã hội là sinh hoạt nền tảng cần có của một Phật tử chân chính. Những hoạt động trên có tác dụng rất lớn khiến bản thân thanh tịnh, tâm hồn hướng thượng, gia đình hạnh phúc, vun trồng cội phúc cho mình và cho con cháu. Song đó chỉ là những điều kiện cần nhưng chưa đủ
27/07/2013(Xem: 9625)
Mẹ tôi là một góa phụ đã bảy mươi mốt tuổi, người đã sống một mình kể từ khi Ba tôi mất cách đây mười chín năm. Sau khi Ba tôi qua đời, tôi đã di chuyển 2500 dặm để đến California, nơi tôi bắt đầu xây dựng mái ấm gia đình và lập nghiệp ở đây. Khi tôi quay về lại quê nhà cách đây năm năm, tôi tự hứa với chính mình sẽ dành nhiều thời gian cho Mẹ. Nhưng vì bận rộn công việc và ba đứa con, tôi đã không có thời gian nhiều để thăm Mẹ ngoài những dịp nghỉ lễ hay gặp mặt gia đình.
26/07/2013(Xem: 19916)
Thuyết Luân Hồi & Phật Giáo Tây Phương (Rebirth and The Western Buddhism), nguyên tác Anh ngữ của Martin Wilson, Việt dịch: Thích Nguyên Tạng
26/07/2013(Xem: 7820)
Bác đi tu từ bao giờ tôi không biết. Khi tôi có hiểu biết thì đã thấy bác là một ông thầy chùa. Khi tôi hiểu biết thêm một chút nữa thì cả gia đình bác đã có một ngôi chùa riêng. Trước đó bác tụng kinh gõ mõ trong ngôi nhà thờ của dòng họ mà bác là người vai trưởng được cai quản. Tôi phải nói là bác tôi vừa là một ông thầy chùa nhà quê, vừa… mù chữ. Có lẽ ông không biết một chữ a, b, c nào cả. Nhưng ông biết “chữ nho”. Bác tụng niệm ê a bằng “chữ nho”.
26/07/2013(Xem: 10616)
Nguyễn Du khi cho Kiều đi tu phía sau vườn của nhà Hoạn Thư, chỉ cho cô thọ tam quy ngũ giới. Nhiều Thầy của chúng ta phản đối, cho là Nguyễn Du không hiểu luật xuất gia cho nên nói như vậy, vì người xuất gia, theo luật, thấp nhất là thọ mười giới sa-di. Sự phản đối này thiếu cơ sở lịch sử về vấn đề truyền thọ giới và thọ giới ở nước ta.
25/07/2013(Xem: 8904)
Năm nay là năm 2013, đây là năm kỷ niệm chu niên lần thứ 30 của Gia Đình Phật Tử Pháp Bảo tại thành phố Sydney, tiểu bang New South Wales, Úc Đại Lợi. Những khuôn mặt của 30 năm về trước và những con người theo suốt chiều dài lịch sử vừa qua, đến nay chắc chắn đã theo luật Vô Thường biến đổi khá nhiều. Nếu làm con tính nhẩm, các em Oanh Vũ 6 tuổi của thời 1983, thì năm nay cũng đã thành một thanh niên, thanh nữ 36 tuổi
25/07/2013(Xem: 9191)
Vươn đến một đời sống thành công và hạnh phúc là niềm mơ ước muôn thưở và rất chánh đáng của mỗi con người. Làm người ai cũng mong một đời sống vui vẻ và hạnh phúc.
25/07/2013(Xem: 8505)
Khổng Tử: Trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật. Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử Thời Đông Chu bên Tàu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ ... Thầy trò Khổng Tử trên đường từ Lỗ sang Tề cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng. May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo. Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.
24/07/2013(Xem: 13981)
Ca sĩ có Pháp danh Minh Tú chỉ mới bước qua tuổi đời 26 vừa vĩnh biệt xả báo thân hôm qua (21/07/2013) tại T.p Hồ Chí Minh. Wanbi Tuấn Anh được công chúng và trong giới nghệ thuật luôn tâm đắc là người “nghệ sĩ hiền hậu”. Wanbi cũng đã từng phát tâm quy y Tam bảo và tìm hiểu giáo lý Phật pháp lúc còn đang trẻ. “Người tu học Phật pháp phải thấy rõ điều này để biết cách áp dụng lời Phật dạy vào đời sống sinh hoạt của chính mình, để mỗi ngày bớt tham, sân, si, thăng tiến trên đường đạo”.
24/07/2013(Xem: 15613)
Các văn cú Thượng Đường của 13 Thiền Sư đã Đắc Đạo như : *Ngột Am Phổ Ninh Thiền sư-Đời Nam Tống. *Hoành Xuyên Như Củng Thiền sư-Đời Nhà Nguyên. *Cao Phong Nguyên Diệu Thiền sư-Đời Nhà Nguyên. *Nguyên Sưu Hành Đoan Thiền sư-Đời Nhà Nguyên. *Đại Phương Hành Hải Thiền sư-Đời Nhà Thanh. *Thiết Bích Huệ Cơ Thiền sư-Đời Nhà Thanh. *Thiên Nhiên Hàm Thị Thiền sư-Đời Nhà Thanh. *Đại Hưu Tịnh Châu Thiền sư-Đời Nhà Thanh. *Tri Không Học Uẩn Thiền sư-Đời Nhà Thanh. *Tam Sơn Đăng Lai Thiền sư-Đời Nhà Thanh. * Cổ Lâm Trí Thiền sư-Đời Nhà Thanh. * Lữ Nham Hà Thiền sư-Đời Nhà Thanh. * Thuần Bị Quảng Đức Thiền sư-Đời Nhà Thanh. Sư Cô thỉnh Tôi duyệt văn, đọc qua bản dịch của Sư Cô và đối chiếu với Hán bản Thiền Lâm Châu Ki. Tôi phải nhìn nhận là nghiêm chỉnh và đã giữ trọn văn phong ẩn bí của Thiền Gia, lối nói thẩm sâu kỳ bí của các Tổ Thiền như đâm thủng núi thiết vi, như sợi tóc chẻ đôi thế giới! Có khi bảng lãng như xóa sạch cả hư không! Có lúc như vo tròn một quả hành tinh rút nhỏ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]