Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguyện cho người khác được hạnh phúc

09/12/201306:18(Xem: 7570)
Nguyện cho người khác được hạnh phúc
nguyen-cho-nguoi-khac-hanh-phuc-300x267

Nguyện cho người khác được hạnh phúc 


Nguyễn Thế Đăng

Nguyện là mong cho, cầu mong cho, ước mong rằng…

Khi nguyện cho người khác được hạnh phúc, chính ta liền có được hạnh phúc. Tại sao như thế?

- Khi nguyện cho người khác hạnh phúc, chính trong lúc đó tâm ta thoát khỏi những tình cảm tiêu cực như đố kỵ, ích kỷ, ghét bỏ… Khi ấy chúng ta xóa bỏ được, dù chỉ là tạm thời, sự phân biệt chia cách kiên cố giữa ta và người khác. Chính sự thoát khỏi những ràng buộc tiêu cực nặng nề này đưa chúng ta đến miền đất chung của hạnh phúc.

- Với hành động nguyện cho, tâm thức chúng ta được nâng cao và mở rộng. Nói cách khác, tâm thức chúng ta được chuyển hóa một phần từ tiêu cực sang tích cực. Điều này đem lại sự an vui cho tâm.

- Khi nguyện cho người khác được hạnh phúc, chúng ta phải nghĩ đến hạnh phúc an vui chứ không phải khổ đau tranh chấp. Sự nghĩ đến hạnh phúc này làm tâm được thấm nhiễm hạnh phúc.

- Khi mong muốn tốt đẹp cho người khác, sự tốt đẹp ấy có mặt trong tâm ta. Như cầm một bông hoa cho ai, tay ta cũng thấm đôi phần mùi hương của nó, mắt ta cũng thưởng thức được hình sắc của nó. Tóm lại, chúng ta sống bằng những ý tưởng của mình. Sống bằng ý tưởng lạc quan, thiện ý thì có hạnh phúc. Ý tưởng bi quan, ác ý thì phiền não khổ đau.

- Nguyện cho người khác được hạnh phúc làm tuôn trào từ bi hỷ xả. Khai mở từ bi hỷ xả là khai mở nguồn hạnh phúc. Được bao trùm trong nguồn từ bi hỷ xả ấy, chúng ta trải nghiệm mình và người là một, mình và thế giới là một.

Qua vài nhận xét trên, chúng ta thấy cách để có được hạnh phúc an vui mà ít tùy thuộc điều kiện nhất, nghĩa là tự do nhất, là nguyện cho người khác được hạnh phúc. Điều này chỉ tùy thuộc vào tâm chúng ta mà không tùy thuộc vào những điều kiện hoàn cảnh bên ngoài như giàu nghèo, địa vị, rỗi rảnh hay bận rộn, đang phiền não hay đang vui vẻ… Thế nên, nguyện là một quyền lợi sẵn có, không cần ai chế định, cho phép. Nguyện là quyền lợi để có được hạnh phúc bất cứ lúc nào thay vì là một bổn phận mỗi ngày phải tuân thủ. Nguyện là chìa khóa mở ra những kho tàng hạnh phúc chờ đợi được khai thác nằm trong mỗi người, bất kể hoàn cảnh, địa vị, tuổi tác, giàu nghèo…

“Mong cho tất cả chúng sanh được hạnh phúc và có được những nguyên nhân của hạnh phúc,
“Mong cho tất cả chúng sanh thoát khỏi khổ đau và những nguyên nhân của khổ đau,
“Mong cho tất cả chúng sanh không bao giờ xa lìa hỷ lạc bao la vượt khỏi mọi khốn khổ,
“Mong cho tất cả chúng sanh luôn luôn ở trong sự buông xả siêu thoát mọi thương ghét”.

Đây là bốn lời nguyện Từ Bi Hỷ Xả. Bất cứ khi nào chúng ta phát khởi những lời nguyện này, chúng ta liền có an vui. Một người muốn tự hoàn thiện thì luôn luôn sống trong nguyện cho người khác được hạnh phúc, bất cứ đang làm gì trong sinh hoạt hàng ngày:

“Khi cho thức uống, thức ăn, y phục, nguyện cho tất cả chúng sanh uống được nước pháp vị…, dứt sự khát ái thế gian, thường cầu trí giác ngộ, lìa cảnh dục, được sự hoan hỷ của pháp. Nguyện cho tất cả chúng sanh được một vị thấu rõ các Phật pháp đều không sai khác. Nguyện cho tất cả chúng sanh được y phục ‘biết hổ thẹn’ để che thân, bỏ lìa tà kiến ác pháp, da thịt mịn màng, nhan sắc tươi sáng, thành tựu cái vui đệ nhất của bậc Giác Ngộ…”.

“Nguyện tất cả chúng sanh rốt ráo ra khỏi những phiền não. Nguyện tất cả chúng sanh lìa hẳn thân bịnh, được thân Như Lai”.

“Nguyện tất cả chúng sanh lìa hẳn tất cả khổ não bức bách, thành tựu năng lực tự tại an vui. Nguyện tất cả chúng sanh lìa hẳn những khổ đau, được tất cả hoan hỷ, dứt hẳn thân khổ được thân thanh tịnh an vui. Nguyện tất cả chúng sanh dứt hẳn các sự khổ, không có lòng oán hận, luôn thương mến nhau…”.

Toàn bộ phẩm Thập hồi hướng, kinh Hoa Nghiêm là những lời nguyện như vậy. Cho đến sự hoàn thiện cao rộng nhất là Mười Hạnh Nguyện của Bồ-tát Phổ Hiền trong phẩm cuối của kinh Hoa Nghiêm. Mười Hạnh Nguyện này phát khởi từ pháp tánh, lưu xuất từ pháp tánh, nên là một với pháp tánh, nghĩa là trùm khắp vũ trụ; và do đó, chuyển hóa vũ trụ thành pháp giới Hoa Nghiêm.

Một đời sống bình thường của chúng ta càng có nhiều ‘nguyện cho’ thì càng được thăng hoa thành hạnh phúc. Đời sống của chúng ta càng thấm đẫm những nguyện cho thì đời sống ấy càng thấm đẫm hạnh phúc. Cuộc đời của chúng ta càng ngày càng giàu có những nguyện cho này; càng ngày càng giàu có hạnh phúc. Mỗi người chúng ta đều tự do xông ướp đời mình bằng những nguyện cho, để được sống trong “đại dương hạnh phúc vì lợi lạc cho tất cả những gì đang sống”:

Nguyện tôi là người bảo vệ cho những ai không có sự bảo hộ. Là người hướng dẫn cho những ai đang đi trên đường. Với những ai muốn băng qua dòng sông,
Nguyện tôi là một con thuyền, một chiếc bè, một cây cầu.
Nguyện tôi là một hòn đảo cho những người mong mỏi bến đậu,
Một ngọn đèn cho những ai mong ngóng ánh sáng, Là một cái giường cho những ai cần đặt lưng ngơi nghỉ. 
Nguyện tôi là một tôi tớ cho những ai cần sai bảo. 
Nguyện tôi là một viên ngọc như ý, một cái bình đáp ứng những mong muốn,
Một lời thần chú, và một cây thuốc. 
Nguyện tôi là một cây ban điều ước muốn, Là con bò ước cho tất cả chúng sanh.
Cũng như đất và những nguyên tố khác, Tồn tại như hư không tồn tại
Cho vô số chúng sanh đang sống
Nguyện tôi là nền tảng và phương tiện cho đời sống của họ.
Như thế, đối với bất cứ vật gì đang sống
Trong khắp không gian mười phương
Nguyện tôi là sự nuôi sống và chất bổ dưỡng của họ
Cho đến khi tất cả họ vượt qua khỏi những biên giới của khổ đau.

(Đi vào Bồ tát hạnh của Shantideva, chương 3)

Được làm một cây thuốc, một viên ngọc như ý, một cái bình đáp ứng những mong muốn, làm bốn nguyên tố đất nước lửa không khí thiết yếu cho sự sống của chúng sanh, là sự nuôi sống và chất bổ dưỡng cho tất cả những gì đang sống…, điều đó là hạnh phúc lớn nhất mà một con người có thể ước mong (nguyện) và thực hiện (hạnh). ■

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo 145

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/02/2014(Xem: 7939)
Ngày thứ 2, 12/2/2007, khoảng 2h chiều. Chú chó Chief giống American Pit Bull Terrier, đã cứu bà cụ 87 tuổi Liberata la Victoria, và cháu của bà là Maria Victoria Fronteras
12/02/2014(Xem: 15529)
Bộ kinh in khổ đẹp, trình bày trang nhã với bìa sách đỉnh đạc rất giá trị, do Thượng Tọa Thích Nhật Từ biên soạn, phiên dịch, sắp xếp 63 bài kinh quan trọng theo 5 nhóm chủ đề: Đạo đức, xã hội, triết lý, thiền định và Tịnh độ được tuyển dịch từ kinh tạng Pali và kinh điển Bắc truyền.
11/02/2014(Xem: 7974)
..giữa những người rộn ràng, ta sống không rộn ràng...
11/02/2014(Xem: 10965)
Có câu nói là mọi người đều có quyền tìm kiếm và thụ hưởng hạnh phúc. Không phải ai cũng đang nổ lực sống và làm việc miệt mài ngày đêm để xây đắp cho hạnh phúc tương lai đó sao? Còn bạn thì sao? Bạn có cảm giác là mình đang đi đúng hướng không?
11/02/2014(Xem: 14201)
Khi thắp nhang lễ Phật tâm cần phải thanh tịnh, nếu như có thể không nhiễm chút bụi trần, sẽ được phước lành vô biên. Nếu muốn cầu nguyện, nên buông bỏ ý nghĩ lợi mình, lợi người, lợi mình, hại người. Phát tâm nguyện rộng lớn, làm lợi ích cho xã hội, cho chúng sanh, thì công đức vô lượng. Trong kinh Phật có lời dạy: "Lễ Phật một lạy, diệt vô lượng tội; niệm một câu Phật, tăng vô biên phước" ấy vậy.
11/02/2014(Xem: 10363)
Vào những ngày đầu năm, bên cạnh việc gặp nhau chúc tụng nhau những điều an lành, tự nhiên không ai bảo ai, mọi người đều háo hức lên chùa dâng lễ cầu an, ước nguyện mọi chuyện tốt đẹp đến với mình, với gia đình và với mọi người thân; mong sao những khổ đau, nghiệp chướng, báo chướng, tội chướng…
10/02/2014(Xem: 8709)
Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu? Chúng ta chẳng dám nói rằng mình hiểu hết mọi lẽ nhân sinh cuộc đời, nhưng nếu có chút hiểu biết chân chính ta vẫn làm việc đóng góp, phục vụ mà vẫn sống thanh thản, thoải mái, an nhiên tự tại. Nếu ta để một ngày trôi qua lãng phí thì ta làm mất đi một ngàn ngày khác.
10/02/2014(Xem: 11003)
Thất tình lục dục là bảy thứ tình cảm được biểu lộ ra bên ngoài và là sáu việc ham muốn của một con người. Đó là nói theo căn bản, sâu xa hơn nữa còn có vô số vấn đề trong tình cảm. Thất tình lục dục ví như những cục nam châm khi gặp sắt; cũng vậy, tâm luyến ái lúc nào cũng muốn hút con người ta vào vòng lẩn quẩn, dính mắc của sự yêu thương và ghét bỏ.
10/02/2014(Xem: 6558)
Ngày mới tu tập tôi thấy mình giỏi quá, thông minh quá, cái gì mình cũng đúng còn mọi người đều sai. Tu thêm một thời gian nữa tôi mới phát hiện ra mình có lúc đúng lúc sai và mọi người khác cũng vậy. Nay tu thêm nữa rồi mới thật sự ngộ ra rằng, mọi
10/02/2014(Xem: 22517)
Lama Thubten Yeshe sinh năm 1935 tại Tây Tạng. Mới sáu tuổi, Ngài đã vào học tại Sera Monastic University ở Lhasa, một trong những tu viện lớn và nổi tiếng của Tây Tạng. Ngài học tại đây tới năm 1959
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]