Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ xuất gia và thọ giới tại "Cực Lạc Cảnh Giới"

07/12/201318:33(Xem: 9199)
Lễ xuất gia và thọ giới tại "Cực Lạc Cảnh Giới"
Lễ xuất gia và thọ giới đặc biệt tại "Cực Lạc Cảnh Giới"
tại Chiangmai, Thái Lan


Sáng ngày 4/12, chùa Việt Nam mới có tầm cỡ bậc nhất tại Thái Lan “Cực Lạc Cảnh Giới” (WAT PA SUKAWADEE) địa chỉ: 75 Moo, 6 Tambon Samoeng-Nue Samoeng, ChiangMai, ThaiLand đã trang nghiêm tổ chức lễ xuất gia cho sáu cư sĩ bạch y Ưu Bà Tắc, dưới sự chứng minh của HT.Thích Như Điển – Tổng thư ký GHPGVNTN Châu Âu- Phương trượng chùa Viên Giác (CHLB Đức), TT.Thích Hạnh Nguyện – trụ trì chùa Cực Lạc Cảnh Giới, TT. Thích Nguyên Hiền – trụ trì chùa Vĩnh Minh (Lâm Đồng)…, gần 80 Tăng Ni Phật tử về tham dự.

Sau lễ xuất gia, các nam cư sĩ được thế phát (cạo tóc), điều này mang lại một niềm vui dâng tràn sau thời gian các chú trải nghiệm đời sống tu tập thiền môn, được Thượng tọa Bổn sư Thích Hạnh Nguyện cho phép xuống tóc. Theo đó, các chư sơn “Hệ phái An Nam Nikaya” (tông phái Phật giáo Việt Nam đang truyền thừa tại Thái Lan ) và chư tôn đức người Việt, đã long trọng cử hành lễ truyền thụ mười giới Sadi cho các sư chú vừa được “cạo tóc” trong niềm kính ngưỡng vô hạn của các giới tử, cùng sự gia trì của chư Tôn đức và sự nhất tâm hộ niệm của đạo tràng.

Hội đồng chứng minh lễ truyền giới gồm có: Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Liên (Dhrasam manaamthirachan Lorpiboon) Phó Tăng trưởng Việt tông “An Nam Nikaya”- trụ trì chùa Cảnh Phước (Bangkok) làm Hòa thượng đàn đầu truyền giới, HT.Thích Như Điển-chứng minh giới đàn, ĐĐ. Dhra Theerayut Rakprathet (Thích Thiện Khai)- Tổng Thư ký Hệ phái Việt tông An Nam Nikaya làm Yết Ma A Xà Lê, ĐĐ.Thích Nguyên Chơn- Giáo thọ A-xà-lê, tôn chứng sư có TT.Thích Hạnh Nguyện, TT.Thích Nguyên Hiền, ĐĐ. Thích Châu Đạt- du học Tăng đại học Mahachulalongkorn, Thích Hải Châu (Hải Phòng).

Sáu giới tử đăng đàn thụ giới gồm: Thích Hạnh Trí , Thích Thông Tín, Thích Thông Trí, Thích Thông Tánh, Thích Thông Duyên, Thích Thông Tuệ.

Dưới sự chứng minh của chư tôn đức người Việt và Tăng đoàn Phật giáo An Nam nikaya, buổi lễ truyền trao giới pháp được tiến hành theo luật “giới đàn Tăng” của Phật giáo Việt Nam thời cổ (hơn 200 năm về trước). Các sư chú sau khi sám hối trước Tam bảo, lễ tạ thâm ân sinh thành của cha mẹ, phát nguyện thọ lãnh 10 giới pháp Sadi để tu học, được Tăng già Việt tông đắp y màu cam theo màu sắc y phục Phật giáo Theravada nhưng tu tập theo phái Đàng Trong Việt Nam.

Tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Như Điển thay mặt chư tôn đức chứng minh ban đạo từ, cầu chúc các giới tử tu học tinh tấn, nổ lực hành trì thiện pháp, xứng đáng là Thích tử Như Lai. Qua đó ngài nhắn nhủ các Phật tử dạy con em mình ở hải ngoại cần nhớ giữ gìn tiếng Việt và văn hóa người Việt chứ không được để mất gốc. Hòa thượng còn ca ngợi Trưởng lão HT.Thích Tịnh Liên lãnh đạo Hệ phái An Nam Nikaya, tuy là người Triều Châu nói tiếng Thái nhưng lại tụng kinh tiếng Việt. Mặc dù năm nay Hòa thượng đã 86 tuổi, nhưng vì công việc truyền thừa giáo pháp Phật đà theo chủ trương của Hệ phái An Nam Nikaya, nên Hòa thượng đã không ngại hơn 700 km từ Bangkok đến Cực Lạc Cảnh Giới Tự- TP.Chiang Mai để truyền giới cho các giới tử, nhằm duy trì mạng mạch Phật pháp của Phật giáo Việt Nam tại đất nước chùa vàng này.

“Kính mong chư Tôn đức Hệ phái An Nam Nykaya tiếp nhận và giúp đỡ tu học cho các đệ tử chùa Cực Lạc Cảnh Giới là thành viên của Hệ phái” – HT.Thích Như Điển nói.

Về phần mình, Hòa thượng Thích Tịnh Liên chia sẻ: “ Chúng tôi rất ngạc nhiên vì trên vùng non cao này xây dựng được chùa Cực Lạc Cảnh giới đẹp trang nghiêm”. “Chúng tôi cảm phục quý vị là người Việt đã quan tâm đến An Nam tông. Cầu chúc Hòa thượng ân sư, Thượng tọa Bổn sư của các sư chú, quý Tăng Ni Phật tử được an lạc, thành tựu các Phật sự, viên mãn các công đức”- Hòa thượng nói thêm sau lời phiên dịch của ĐĐ.Thích Nguyên Chơn.

Được biết, cuối thế kỷ XVIII, cách đây hơn 200 năm, vua Gia Long (Việt Nam) sang Thái Lan tỵ nạn Tây Sơn (thời Vua Quang Trung), giúp vua Rama (Thái Lan) kiến thiết triều đình, bình trị giặc Miến Điện xâm lược Thái Lan. Trong lúc vua Rama từng bước xây dựng, trùng tu chùa chiền, phò Tăng hộ pháp, nhà vua không quên mang ơn vua Gia Long nên ban sắc chỉ, thuận cho Phật giáo Việt Nam được thành lập Hệ phái An Nam Nikaya. Ngày nay, hệ phái này hiện có 18 ngôi chùa Việt, là một trong ba hệ phái được hoàng gia Thái Lan công nhận là Theravada, Hoa tông, Việt tông “An Nam Nikaya”. Từ lúc Hệ phái An Nam Nikaya được các tổ sư người Việt Nam và Thái Lan truyền thừa, mặc dù hiện nay vị trụ trì trong các ngôi chùa Việt không phải là người Việt nhưng chư Tăng trong các ngôi chùa Việt vẫn giữ được các nghi thức truyền thống tụng kinh hằng ngày của Phật giáo Việt Nam, trong đó có cả việc truyền giới, thọ giới, công phu sáng tụng Chú Lăng Nghiêm, cúng thí thực, tụng kinh A Di Đà bằng tiếng Hán Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/12/2012(Xem: 11255)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôn và các loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
10/12/2012(Xem: 11492)
Nhạc phẩm “Để gió cuốn đi” của Trịnh Công Sơn không phải từ đầu đến cuối đều có chất “Đạo nhập thế” được lồng ghép trong nhạc. Có câu, có đoạn, ý tưởng triết lý đạo Phật hiện rõ.
08/12/2012(Xem: 6341)
Bài này sẽ tập trung nói về đề tài, một vài cách tiếp cận các nguồn nghiên cứu Phật học Anh ngữ. Và qua đây, thử khảo sát một vài thắc mắc thường gặp. Đặc biệt, chúng ta sẽ dò tìm dấu tích Kinh Kim Cương, một kinh căn bản của Tổ Sư Thiền, trong Tạng Pali.
06/12/2012(Xem: 8254)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
04/12/2012(Xem: 7151)
Một hôm, một Thiền sư phải qua sông. Sư bước lên một chiếc đò của một cô lái đò xinh đẹp. Sau khi thuyền cặp bến, cô lái thu tiền từng ngườì như bình thường, chỉ trừ nhà sư bị cô lái đò đòi tiền gấp đôi.
02/12/2012(Xem: 6529)
Sáu ba-la-mật là Bồ-tát hạnh. Bồ-tát hạnh gồm có hai sự tích tập: tích tập phước đức là làm lợi lạc cho người khác và tích tập trí huệ là xóa tan bóng tối vô minh để đi đến sự sáng tỏ hoàn toàn của tâm thức.
01/12/2012(Xem: 7888)
Lời giới thiệu — Đây là một trong bốn tiểu luận của Tỳ kheo Bodhi trong cuốn “Facing the Future” viết năm 2000 tại Tích Lan. Tỳ kheo Bodhi, thế danh là Jeffrey Block, người Hoa Kỳ, sinh năm1944. Đại sư đã đến với Phật giáo năm 1965, khi lần đầu tiên gặp Hòa thượng Thích Minh Châu tại khuôn viên trường Đại học Madison, tiểu bang Wisconsin, trước khi đến học cao học tại Claremont, California. Đại sư đã thuật lại cuộc gặp gỡ này trong bài viết “LẦN ĐẦU TIÊN TÔI GẶP MỘT NHÀ SƯ“→ đã được đăng tải trong Vườn Đào.
27/11/2012(Xem: 7643)
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika dạy các Tỷ kheo: - Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Thế nào là hai? Hội chúng không phải Thánh và hội chúng bậc Thánh.
23/11/2012(Xem: 9332)
Đó là chuyến đi Tây Tạng của tôi và nhà thơ Văn Cầm Hải từ ngày 17/9 đến 25/9. Có nhiều cách đến Tây Tạng. Chúng tôi chọn con đường từ Hà Nội đi Nam Ninh, từ Nam Ninh bay sang Thành Đô, rồi từ Thành Đô bay lên Lhasa.
22/11/2012(Xem: 7678)
Haibạn thân mến, Trước hết tôi xin mạn phép được gọi hai người là những người bạn của tôi. Thiết nghĩđã là con người thì tất cả chúng ta đều là bạn hữu với nhau, có phải thế haychăng? Tin các bạn vừa quyết định tạm thời chia tay để sống xa nhau khiến tôi bànghoàng và lòng buồn vô hạn. Dù chỉ là một người bạn thế nhưng tôi cũng cảm thấyđau lòng, huống chi con cái và những người thân chung quanh thì chắc là họ sẽcòn đau lòng hơn nhiều lắm !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]