Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Mùa An Cư Thứ Mười Bảy

27/11/201320:31(Xem: 24333)
17. Mùa An Cư Thứ Mười Bảy
mot_cuoc_doi_tap_5

Mùa An Cư Thứ Mười Bảy

(Năm 571 trước TL)


Cái Lõi Cây



Thế là đức Phật và đại chúng ở tại thành phố Āḷavī cho hết mùa an cư, có sự hộ độ chu đáo của đức vua, triều đình, hai hàng cư sĩ cũng như dân chúng! Sau mùa mưa, tiết trời khô ráo, đức vua dâng cúng một vườn rừng xinh đẹp rồi xây dựng rất nhiều liêu thất bằng đá và gỗ dành cho đức Phật và tăng chúng, như là một công trình tri ân vậy.

Vào cuối mùa đông, đức Phật chỉ định một vài vị trưởng lão và đại chúng ở lại Āḷavī, còn ngài cùng một số trưởng lão khác lại ra đi, lần này cũng thẳng xuống phía nam, qua sông Gaṅgā, thăm viếng thành phố Bārāṇasī. Rời quê hương của tôn giả Yasa thuở nào, đức Phật và chư trưởng lão lại sang sông, đi dọc bờ bắc, ghé Vườn Nai rồi trú lại ở đây một thời gian. Cứ mỗi nơi như vậy, đức Phật lại sách tấn chư tăng ni và hai hàng cư sĩ trong đời sống tu tập.

Ra xuân, đức Phật lại lên đường nữa, ngài ghé Uruveḷā, thăm cội cây bồ-đề, thăm ngôi làng Seṇāni của gia đình bà Sujātā dâng mâm cơm sữa. Thế là mãi đến đầu mùa hạ, đức Phật và đại chư vị trưởng lão mới về đến Trúc Lâm tịnh xá. Mấy ngày đầu tiên, sau khi tiếp chư tăng ni tại Rājagaha và vùng phụ cận, đức Phật tuyên bố là ngài cần nghỉ ngơi trong hương phòng một thời gian, chư vị trưởng lão tùy nghi trong mọi sinh hoạt.

Trong lúc đức Phật nhập thất, tôn giả Sāriputta nhờ tôn giả Moggalāna chăm sóc hội chúng, còn ngài cũng muốn tĩnh cư, an nghỉ để di dưỡng sức khỏe.

Đức vua Bimbisāra nghe tin đức Phật đã trở về Rājagaha, vui mừng quá, ông tự nghĩ: “Ước chừng đã năm năm qua rồi, đức Thế Tôn mới trở lại Trúc Lâm.! Ôi! Thời gian đi qua nhanh quá! Nay ta cũng đã bốn mươi bảy tuổi rồi, sinh lực không được như xưa nữa. Còn đức Thế Tôn năm nay đã năm mươi hai, không biết bây giờ sức khỏe của ngài ra sao? Đợi sau khi đức Phật nhập thất xong, ta phải đi thăm ngài ngay mới được! Năm nay, ta sẽ thỉnh đức Tôn Sư an cư mùa mưa ở đây để đem đến sự an lành cho quốc độ” .

Thế rồi, đợi chờ bảy ngày qua đi, đức vua Bimbisāra, hoàng hậu Videhi, thái tử Ajātasattu, năm ấy đã hai mươi hai tuổi cùng một số quan đại thần lên xe ngựa đến Trúc Lâm tịnh xá.

Đức Phật tiếp chuyện đức vua, hỏi thăm tình hình quốc độ cùng đời sống của muôn dân, sau đó sách tấn đức vua và triều đình tu tập theo giáo pháp. Đức Phật đặc biệt nhắc nhở đức vua, nước phải lấy dân làm gốc, hãy chăm bón gốc thì cây cành mới xanh tốt, hoa trái mới thắm tươi. Ngoài ra, muôn dân phải được nương tựa nơi những vị quan thanh liêm của triều đình; triều đình phải được nương tựa nơi một đức vua tốt, một đấng minh quân. Tất cả đấy là điều kiện cần và đủ cho an vui và hạnh phúc của một quốc độ.

Để kết luận, đức Phật nói rằng, giáo pháp của Như Lai cũng tương tự thân cây vậy. Một cái cây thì có thân cây, cành nhánh, lá hoa và trái; thân cây thì có gốc, có ngọn, có vỏ ngoài, vỏ trong, phần thịt, phần xương và phần lõi. Công danh, lợi lộc trên đời này là cành và lá; vỏ ngoài, vỏ trong là giới; phần thịt, phần xương là định; hoa và trái là năm phép thần thông; và cái lõi cây, phần tinh túy là đạo quả A-la-hán vậy!

Nghe xong thời pháp, đức vua và hoàng hậu cung thỉnh để được đặt bát cúng dường bảy ngày đến đức Phật và tăng chúng. Và cũng để biểu tỏ sự hoan hỷ ở trong lòng, muốn chia sẻ với mọi người, vị vua thánh đệ tử hiền thiện này, tức khắc họp triều đình, ban lệnh khoan giảm tất thảy mọi án tù; đồng thời, trích của công, tổ chức hội hè cho dân chúng ăn uống, vui chơi trong suốt bảy ngày như thế. Đức vua muốn “chăm bón cái gốc là muôn dân” như ý nghĩa bài thuyết pháp của đức Phật.

Tin được loan ra, dân chúng tưng bừng mừng vui tán thán ca ngợi đức vua nhân đức không hết lời.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/07/2024(Xem: 1664)
Nhân mùa chư Tăng An Cư Kiết Hạ & Đại lễ Dâng Y tắm mưa trong tháng 7 tại Bồ Đề Đạo Tràng. Với tâm niệm hộ trì chư Tôn đức Tăng già, (Maha Sangha) và các bậc tu hành nơi đất Phật trong lúc An cư, đầu tuần lễ này (7-18-24) Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi cúng dường đến Đại Tăng với sự phát tâm lành của chư Phật tử hữu duyên đã gửi gắm cho con trên con đường Hoằng Pháp đó đây trên các tiểu bang xứ Cờ Hoa. Trong niềm hoan hỷ khi thiện sự viên thành mỹ mãn, xin gửi quý vị số hình ảnh tường trình...
18/07/2024(Xem: 1624)
Dù tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện mà thôi, không chịu tìm hiểu xem Đức Phật dạy những gì để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, tìm hiểu xem đâu là chánh pháp, điều gì là Chánh kiến thì khổ đau vẫn hoàn đau khổ, theo đạo Phật như thế thì không lợi lạc gì bao nhiêu và.. có khác chi bao người không biết đến Phật Pháp?
18/07/2024(Xem: 1557)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Với tâm niệm: ''Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật'', vào ngày hôm qua, các thành viên hội từ thiện chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thực hiện một buổi thiện sự chia sẻ cho dân nghèo khúc ruột miền Trung. Kính mời Đại chúng xe bản tường trình từ Cố Đô Huế.
04/07/2024(Xem: 2032)
Trong tâm niệm:''Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật'', hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề vừa thực hiện hoàn mãn thiện pháp tại quê nhà, chia sẻ chút Phước lành đến những người mù lòa, khuyết tật, khó khăn.. Xin gửi chư vị vài hình ảnh buổi Từ thiện tại chùa Thiện Thệ do Ni Sư Thích nữ Huệ Lạc, thành viên của Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề tại VN tường trình ! (June 27 2024)
27/06/2024(Xem: 1509)
Trong nhiều bài pháp tôi đã viết, thì thường đề cập đến vấn đề làm phước, tích phước, tích đức, hay tu thiện... Và trong cuộc sống hàng ngày nếu gặp ai có duyên tu hành tôi cũng khuyên họ làm như thế. Tuy nhiên, không phải ai chúng ta nói họ cũng nghe, vì họ không tin có kiếp trước kiếp sau, không tin hoàn toàn nhân quả tội phước...
18/06/2024(Xem: 1620)
Phần này bàn về các cách dùng cái đồng, kính, gương - chiếu kính, soi đồng, soi gương từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm cùng thời.
06/06/2024(Xem: 1817)
Hạnh phúc thay Đức Phật giáng sinh Hạnh phúc thay giáo pháp cao minh Hạnh phúc thay tăng già hòa hợp Hạnh phúc thay tứ chúng đồng tu (Kinh Pháp cú phẩm Phật Đà 194) Trước khi Đức Phật ra đời, Ngài đã mang một hoài vọng lớn cho cuộc đời này rồi. Cho nên trong Trường Bộ Kinh có ghi: Ta ra đời vì lợi ích, an lạc cho số đông, vì lợi ích an lạc cho chư thiên và loài người. Đây là hoài vọng của chư Phật nói chung hay Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói riêng.
12/05/2024(Xem: 8340)
Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi nghỉ chân, có khi là nghĩa địa, một ngôi nhà hoang, hoặc dưới tàng cây, ngồi quanh sư để nghe sư thuyết pháp hoặc vấn hỏi một số vấn đề. Đặc biệt tại Thanh Hóa có cả xe chở mấy chục học sinh Tiểu Học, tung tăng chạy tới để chiêm ngưỡng và vái lạy sư. Và lần đầu tiên một vị sư thuyết pháp tại một nghĩa địa.
08/03/2024(Xem: 2911)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Bát cháo sữa của nàng thôn nữ Sujata tuy giá trị rất nhỏ, nhưng mang lại lợi ích cho nhân loại và quả địa cầu này là rất lớn, vì nhờ đó mà Sa-môn Gautama không chết do kiệt sức trong giai đoạn cần khổ tu hành. Cũng vậy, những giúp đỡ nho nhỏ, từ thiện nho nhỏ, đôi lúc có giá trị lớn & ý nghĩa lớn đối với những mảnh đời khốn khó..
29/02/2024(Xem: 4404)
Một trong những Phúc Lành cao thượng! Bạn biết chăng? May mắn lớn nhất của cuộc đời, chẳng phải nhặt được tiền, cũng không phải trúng số, mà là bạn gặp được những người có thể dẫn bạn đi đến 1 nền tảng cao hơn. Thật ra hạn chế sự phát triển của bạn, không phải là trí thông minh hay học lực, mà là các mối quan hệ trong cuộc sống, mối quan hệ trong công việc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]