Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Độ Người Nông Dân Nghèo

27/11/201320:26(Xem: 26569)
15. Độ Người Nông Dân Nghèo
mot_cuoc_doi_tap_5

Độ Người Nông Dân Nghèo


Tại điện thờ Aggāḷava này, đức Phật thường để dành nhiều thì giờ thuyết pháp đến cho chư tỳ-khưu; đặc biệt là đức vua, triều đình bá quan, dân chúng sau câu chuyện hóa độ dạ-xoa Āḷavaka, đức tin của họ cuồn cuộn như sóng tràn. Đôi khi vì đáp ứng nhu cầu học hỏi và tu tập của mọi người, hai vị đại đệ tử phải thay đức Phật thuyết pháp, giáo giới cho họ, bất kể buổi sớm hay buổi chiều nếu thấy thời gian thuận tiện.

Hôm kia, đức Phật và chư vị trưởng lão được đức vua và triều đình Āḷavī thỉnh đặt bát ngay tại điện thờ Aggāḷava; khi tất cả đâu đấy đã xong, đức Phật thọ thực rồi, nói vài lời phúc chúc rồi nhưng ngài lại chưa ban pháp thoại. Các vị thánh có thắng trí biết rõ đức Thế Tôn đang cố ý chờ đợi một người: Đấy là một nông dân nghèo có duyên căn!

Người nông dân này bị lạc mất một con bò đực kéo cày nên đã đi tìm nó suốt buổi sáng. Trên đường gần ngoại ô thành phố, ông nghe mọi người bàn tán xôn xao về nhiều chuyện hy hữu, “thần thoại” của đức Phật và hiện ngài đang thuyết pháp ở tại điện thờ Aggāḷava. Dừng chân lại, ông suy nghĩ: “Ta nên tiếp tục đi tìm con bò lạc hay nên đi nghe pháp? Con bò cho mình sinh kế để nuôi được cái thân, nhưng nghe pháp thì nuôi được cái tâm. Vậy nuôi cái thân quan trọng hay nuôi cái tâm quan trọng hơn? Cái thân thì chỉ được một đời, còn cái tâm thì sống được nhiều đời”. Vì so sánh như vậy, biết cái tâm quý hơn nên người nông dân bỏ chuyện đi tìm bò, cũng quên cả chuyện ăn uống, bươn bả đi vào nội thành, tìm đến điện thờ thì trời đã khá trưa.

Với mồ hôi mồ kê nhễ nhại, ông ta chen được đám đông vào đảnh lễ đức Phật với tâm vô cùng hoan hỷ.

Đức Phật quay sang bảo một vài cư sĩ là nên chuẩn bị một phần ăn cho người nông dân đang đói lả vì suốt buổi sáng ông ta chưa ăn gì.

Sau khi người nông dân độ thực xong đã lấy lại sức lực, đức Phật mới bắt đầu thuyết pháp; và ngài đã lấy ngay chính đề tài trong sự suy nghĩ của người nông dân là:“Vật thực nuôi thân và vật thực nuôi tâm”.

Người nông dân mắt chợt sáng lên, cảm giác là đức Phật đang chỉ dạy riêng cho mình nên ông ta uống từng lời, từng chữ.

Thời pháp hôm ấy, theo lệ thường, đức Phật nói tuần tự thứ lớp, từ thấp lên cao. Khi đề cập đến vật thực để nuôi thân, ngài nhấn mạnh, muốn nuôi thân cho được mạnh khỏe, ít ốm đau, bệnh tật thì phải biết tiết độ, chừng mực, vừa phải. Nếu uống ăn vô độ, tham muốn chạy theo khẩu vị thì sẽ phát sanh nhiều hệ lụy cho thân, lại còn tốn kém bạc tiền, đôi khi sinh ra những việc làm xấu ác.“Bệnh theo miệng mà vào, họa theo miệng mà ra!”, là câu châm ngôn răn đời đầy khôn ngoan của người xưa.

Đề cập đến vật thực nuôi tâm, đức Phật điểm qua về đức tin, về bố thí, về trì giới, về cách thức gìn giữ tâm bằng những pháp lành cao thượng. Khi tâm “ăn” được những pháp lành này thì nó có đủ năng lực, sức mạnh cung cấp sinh lực hạnh phúc cho nhiều đời.

Khi thấy người nông dân và đại chúng hôm ấy có một số người có thể lãnh hội những pháp cao hơn, đức Phật đề cập thêm bốn loại thức ăn tinh tế, cũng để nuôi thân, nuôi tâm nhưng chi tiết hơn, cao siêu hơn.

Ấy là đoàn thực (kabalikāra-āhāra): Thức ăn vo tròn. Đây là cách thức phổ thông ai cũng biết, là dùng những ngón tay phải vo tròn thức ăn để đưa vào miệng một cách gọn gàng, sạch sẽ. Hàm chỉ thức ăn của cõi người dùng để nuôi dưỡng cơ thể, những tế bào sắc chất, tức là toàn bộ cái thân tứ đại thô tháo này.

Xúc thực (phassa-āhāra): Thức ăn của xúc giác. Khi mắt tiếp xúc với các đối tượng sắc trần, khi tai tiếp xúc với các âm thanh, khi mũi tiếp xúc với các mùi hương... thì liền phát sanh các cảm thọ liên hệ. Nói cách khác, có xúc mới có thọ, có nghĩa là nhờ các xúc nó mới nuôi dưỡng các cảm thọ. Vậy, xúc sắc, thanh, hương, vị, địa, hỏa, phong(1)cung cấp chất bổ dưỡng để nuôi nấng các cảm thọ. Muốn cho các cảm thọ được mát mẻ, dễ chịu, êm đềm, khinh an, lạc hỷ thì phải biết tránh xa, xúc đừng ăn những thức ăn ngũ trần, bảy sắc đối tượng thô phàm, hạ liệt, nhiệt não...

Tư thực (cetanā-āhāra): Thức ăn của tư tác, của tư tâm sở, của sự suy nghĩ cố ý thực hiện việc này, ý chí muốn thành tựu việc kia. Vậy, thức ăn của tư chính là những nghiệp thiện, bất thiện và bất động. Chính ba nghiệp này cung cấp chất bổ dưỡng để nuôi chúng hữu tình tái sanh trong ba hữu, ba cảnh giới: Dục hữu, chủng nghiệp, nhân sanh cõi dục; sắc hữu, chủng nghiệp, nhân sanh cõi sắc; vô sắc hữu, chủng nghiệp nhân sanh cõi vô sắc. Như thế, ai muốn tái sanh, hóa sanh cõi nào đều tùy thuộc nghiệp xấu ác hay lành, tốt của mình chứ không phải do một vị thượng đế hay một vị hóa sanh chủ nào cả.

Thức thực (viññāṇa-āhāra): Hàm chỉ thức ăn của thức tái sanh. Vật thực của thức tái sanh chính là cận tử nghiệp, tức là năng lực cuối cùng trước khi lâm tử. Sau khi ăn “cận tử nghiệp” ấy, được chất bổ dưỡng của cận tử nghiệp ấy, nó nuôi dưỡng danh-sắc trong kiếp sống kế. Nói dễ hiểu hơn, sinh lực tiềm tàng trong cận tử nghiệp nó có khả năng cung cấp sức mạnh cho con người tái sanh, hóa sanh trong ba cõi, sáu đường.

Nói tóm lại, khi biết rõ các loại thức ăn có thô, có tế, có trược, có thanh, có độc, không độc, có xấu, có tốt... như vậy, người tu tập phải biết lựa chọn thức ăn cần thiết, hầu mang lại an vui và hạnh phúc cho mình trong nhiều đời kiếp.

Thế là đức Phật đã thênh thang mở cửa người và trời cho tất thảy hội chúng hữu duyên. Đức vua Āḷavī người nông dân đắc quả Tu-đà-hoàn(1) và rất nhiều cư sĩ thính pháp đạt được nhiều lợi lạc về tinh thần.



(1)Mắt xúc với sắc, tai xúc với thanh, mũi xúc với hương, lưỡi xúc với vị, thân xúc với địa (đất, cái cứng, cái chiễm chỗ trong không gian), với hỏa (nóng, lạnh của vật), với phong (gió, chuyển động, rung động). Đây là 7 sắc đối tượng của ngũ căn.

(1) Chú giải kinh Pháp cú. iii. 262-3.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/10/2021(Xem: 6397)
Dù tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện mà thôi, không chịu tìm hiểu xem Đức Phật dạy những gì để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, tìm hiểu xem đâu là chánh pháp, điều gì là Chánh kiến thì khổ đau vẫn hoàn đau khổ, theo đạo Phật như thế thì không lợi lạc gì bao nhiêu và.. có khác chi bao người không biết đến Phật Pháp?
06/10/2021(Xem: 5491)
Phần này bàn về cách dùng nghỉ (dấu hỏi)/nghỉ làm vào thời LM de Rhodes sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Sau đó khoảng 2 TK, chữ nghỉ lại xuất hiện trong Truyện Kiều qua các dạng chữ Nôm và cũng là một chủ đề gây nhiều tranh luận cho đến ngày nay. Chủ đề này còn cho thấy một khuyết điểm của chữ Nôm là cách đọc không chính xác vì thiếu quy ước (chuẩn hóa): dấu hỏi (nghỉ) hay dấu ngã (nghĩ) khi đọc chữ 擬, 平 đọc là bình hay bằng (td. Cao Bằng, Quảng Bình), 化 đọc là hoa, hóa hay huế chẳng hạn...
26/09/2021(Xem: 4635)
Tết Trung Thu thường rơi vào rằm tháng 8 âm lịch trăng tròn. Ngày đặc biệt trong năm chưa bao giờ trăng sáng, đẹp và tròn như thế.
25/09/2021(Xem: 7366)
Buổi phát chẩn đã thực hiện cho 343 hộ tại 2 ngôi làng nghèo tên là Goswami Vikram and Shambhu Village cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 26 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari, 2 ký đường, dầu ăn, muối, bánh ngọt cho trẻ em và 100Rupees tiền mặt (Mỗi phần quà trị giá: 14usd.55cents x 343 hộ = ... Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho những người sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn). Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
23/09/2021(Xem: 9256)
Kính mời quý Phật tử xem thông báo này của Moreland City Council (nhân viên council vừa đến chùa nhờ thông báo), nếu quý vị chưa chích Covid-19 vaccine xin liên lạc booking số: 1800 675 398 và đến Fawkner Community Hall, 79 Jukes Rd, Fawkner (cách Tu Viện Quảng Đức một con đường, 5 phút đi bộ) vào các ngày 27, 28 và 29 tháng 9 năm 2021 để được chích vaccine. Từ 12 tuổi đến 60 tuổi sẽ được chích Pfizer; từ 60 tuổi trở lên sẽ được chích AstraZeneca. Cầu nguyện đại dịch sớm tận trừ và mọi người vui khỏe và bình an. Nay xin thông báo, Thích Nguyên Tạng Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
23/09/2021(Xem: 5081)
Có một câu chuyện tu thân mà tôi học từ sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Sơ Đẳng (Tiểu Học) khi tôi còn mười, mười một tuổi tức cách đây 70 năm tại Hải Phòng mà tôi vẫn còn nhớ. Đó là bài Cách Sửa Mình như sau:
20/09/2021(Xem: 6820)
Trí tuệ và từ bi có phải chỉ riêng nhân loại mới có? Hay là, loài vật cũng có trí tuệ và từ bi, nhưng ở mức sơ khai hơn? Cuộc nghiên cứu mới đây về heo rừng cho thấy những bất ngờ về mức độ cao của khôn ngoan và tình thương nơi một trường hợp khảo sát.
19/09/2021(Xem: 7256)
Hai năm trước, khoảng tháng 11 năm 2019, một người bạn từ bên kia nửa vòng trái đất cho tôi biết vừa thấy “tuyển tập” Thấp thoáng Lời Kinh, tập hợp một số sách viết về Kinh Phật của tôi xuất hiện trên Thư Viện Hoa Sen và một số trang mạng khác. Tôi hơi ngạc nhiên nhưng nghĩ có thể là do anh 5 Hiền, Nguyễn Hiền-Đức đây rồi chớ không phải ai khác. Bởi vì người bạn 5 Hiền rất dễ thương này mấy năm trước đã mang đến tặng tôi nhiều “tuyển tập” của tôi do anh có nhã hứng thực hiện mà không “trao đổi” trước chút nào cả, khiến mình không khỏi giật mình.
17/09/2021(Xem: 5053)
Tăng đoàn Phổ Môn và Suối Từ (Texas) dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Thích Thông Hội và Thiền Sư Thích Diệu Thiện đến viếng thăm, tụng kinh, ban pháp thoại và thiền hành với Ni chúng Hương Sen (Riverside, California) vào thứ hai ngày 13 tháng 09 năm 2021. Chương trình bắt đầu bằng bài kinh Bát Nhã do tăng đoàn Suối Từ và Phổ Môn tụng. Chùa Hương Sen tụng bài Kinh Tám Điều Giác Ngộ của Bậc Đại Nhân và Lục Hòa. Sau đó, Thiền sư Thích Thông Hội ban bài pháp thoại nói về tên của Chùa Hương Sen với ý nghĩa giác ngộ như sau:
16/09/2021(Xem: 4694)
Qua Covid-19, đến biến thể Delta, hoành hành khốc liệt, đã “minh bạch” nhiều vấn đề, khiến cho toàn thế giới suốt hai năm (2020-2021) phải chịu nhiều khủng hoảng về nhiều mặt và đầy hoang mang lo sợ. Các nhà khoa học cũng phải cuốn cuồng nghiên cứu, thử nghiệm, các nhà lảnh đạo hàng đầu thế giới với binh hùng tướng mạnh, tiện nghi vật chất hiện đại, thực hiện nhiều biện pháp, nhưng cũng chưa có gì khả quan, hữu hiệu, để ngăn ngừa dịch bệnh, mà phải thực hiện với một “thông điệp” được lặp đi lặp lại: “Bịt miệng, thường rửa tay và ở yên một chỗ” thì mới mong được an ổn. Cách đây hơn 26 thế kỷ, sau khi chứng ngộ dưới gốc cây Bồ Đề tại Bodh Gaya, Đức Phật đã biết, nhìn thấy và hiểu tận tường sự vận hành của vũ trụ, nên bài Pháp đầu tiên tại Vườn Lộc Uyển là Tứ Diệu Đế (TDĐ) (Khổ - Tập - Diệt – Đạo) đã nói rõ lên được thực tế của “trần gian” chúng ta. TDĐ chỉ rõ sự thật về cuộc sống khổ đau của con người, về nguồn gốc nguyên nhân dẫn đến đau khổ, về sự chấm dứt đau khổ và phương pháp t
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]