Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

22. Một cuộc biến động chính trị

27/11/201311:55(Xem: 19891)
22. Một cuộc biến động chính trị

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An



22. Một cuộc biến động chính trị





Đầu năm 1941 nhiếp chính Reting Rinpoche tạm thời ngừng công việc của mình vì năm nay là năm không may mắn hay "năm hạn" của ông. Ông trao quyền lèo lái chính phủ cho Taktra Rinpoche và lên một chương trình hành hương chiêm bái Phật tích Ấn Độ.

Lúc đó Taktra bảy mươi tuổi và là người khó tính. Ông là một trong những thầy giáo của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và con trai tôi sợ ông. Cậu bé đã nói nhỏ với tôi "Amala (mẹ), Taktra Rinpoche thật đáng sợ". Ông thường cầm một cái roi bằng lụa, và có lần ông đánh Lobsang Samten vì đã gây ồn ào. Ông không cho Lobsang Samten ở cùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma mà phải đi tới trường học và sau đó tới sống ở tu viện với anh của mình, Taktser Rinpoche (Norbu).



Dalai_Lama (85)
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn


Taktra đặt ra những điều lệ mới cho việc viếng thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma ở cung điện Potala. Trước đây tôi có thể đến thăm con trai bất cứ lúc nào tôi muốn, nhưng bây giờ Taktra cho chúng tôi biết là con gái tôi và tôi sẽ không được đến thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma thường như vậy nữa, và khi nào chúng tôi đến thăm ngài, một người của ông ta sẽ đi cùng với chúng tôi trong cuộc thăm viếng, vì ông ta không muốn chúng tôi gặp nhau riêng tư. Hội Đồng Bộ Trưởng Kaskag tổ chức một cuộc họp về vấn đề này. Kashu Kungo phản đối điều lệ này, ông ta nói rằng mẹ và chị của Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ khó chịu khi có người khác đi cùng với mình trong cuộc viếng thăm. Taktra nổi giận tới mức ra lệnh bắt giam Kashu Kungo ngay.

reting-rinpoche3
reting-rinpoche2reting-rinpocheĐại sư Reting Rinpoche , Vị nhiếp chính lãnh đạo Tây Tạng trong thời gian
Đức Đạt Lai Lạt Ma chưa trưởng thành



Bà Kashu tới gặp tôi, xin tôi làm một điều gì đó để giúp chồng bà. Tôi liền viết một lá thư cho nhà giam, nói với họ rằng Kashu Kungo bị bắt vì bất đồng ý kiến về chính sách chứ không có bất kỳ tội lỗi nào cả. Tôi yêu cầu họ đối xử tử tế với ông ta. Sau đó tôi nghe nói bức thư của tôi đã có hiệu lực phần nào. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đến tuổi cầm quyền, lúc đó quyền lực của Taktra chấm dứt, tất cả những tù nhân chính trị bị bắt trong thời Taktra đã được trả tự do. Trong thời Taktra nhiếp chính, Đức Đạt Lai Lạt Ma không có quyền lực gì cả, Taktra là người có quyền lực nhất nước.

Taktra_Rinpoche

Taktra Rinpoche

Lạt ma Reting đã yêu cầu đại sư Taktra làm nhiếp chính trong ba năm, sau đó quyền lực sẽ được giao lại cho đại sư Reting. Nhưng khi thời hạn ba năm chấm dứt và Reting muốn lấy lại quyền nhiếp chính, Taktra không chịu trả, dù Reting đã đến gặp ông ta ba lần. Reting bối rối tới mức ông nói mình sẽ đi hành hương ở Tsongkha, Ấn Độ và Trung Hoa. Ông nói với chúng tôi rằng ông không thể ở lại Lhasa, vì tình trạng rất xấu. Những người thân cận của ông xin ông ở lại. Chồng tôi và tôi cũng muốn ông ở lại và cuối cùng ông đã làm theo lời của chúng tôi.



Thường thì trong "năm hạn", hay "ka", người ta bị gãy chân hoặc gặp một tai nạn nào đó, nhưng năm xui xẻo của Reting bắt đầu một loạt những sự kiện mà rốt cuộc cho thấy là nguy hiểm đến chết người. Một năm sau khi cố gắng đòi lại quyền lực, ông bị bắt giam, và hai tháng sau đó chúng tôi được tin ông đã chết trong nhà tù, không lâu sau khi chồng tôi qua đời vào năm 1947. Nhiều người tin rằng ông đã bị ám sát. Trong thời Reting làm nhiếp chính, ông đã ra lệnh móc mắt Lungshar[1], và người ta đồn con trai của Lungshar đã âm mưu giết Reting để trả thù. Trong đêm Reting chết, vào khoảng một giờ sáng, vệ binh cung điện Potala nghe thấy những tiếng kêu cứu lớn phát ra từ hướng nhà tù. Người ta không bao giờ biết rõ chi tiết về cái chết của ông, nhưng nhiều người nói chắc chắn là ông bị giết. Những tờ bố cáo của chính quyền được dán đầy Lhasa nói rằng nếu có người nào đồn rằng cái chết của Reting không có nguyên nhân tự nhiên, người đó sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.

Gia đình chúng tôi đã giao tiếp thân mật với đại sư Reting. Trước khi bắt giam Reting, Hội Đồng Bộ Trưởng Kashag đã muốn gọi con trai và con rể của tôi từ Trung Quốc về, họ bảo tôi nên cho hai đứa con này về Lhasa. Kashag muốn cho các con trai và con rể của tôi vô tù, nhưng họ không thể làm gì được vì không có người con nào của tôi ở Lhasa. Tôi cũng đã nghe nói Kashag muốn cho con gái tôi và tôi trở về Tsongkha, như vậy có thể phân tán gia đình chúng tôi và diệt trừ một sự chống đối có hại cho quyền lực của họ. Một điều có thể đã gây chướng ngại cho mưu đồ của Taktra và Hội Đồng Kashag của ông ta là Ma Pu Fang, tổng trấn Amdo người Trung Hoa, vốn là bạn của chúng tôi, và ông ta sẽ dùng quyền lực của mình để hỗ trợ chúng tôi. Do vậy họ đã phải nghĩ lại hành động của họ.

Đại sư Reting Rinpoche và chồng tôi là những người bạn rất thân. Họ đều thích ngựa. Vụ bắt giam và giết Reting sẽ không dễ dàng như vậy nếu chồng tôi còn sống, vì ông có nhiều nguồn lực để nhờ cậy hơn tôi, và ít nhất ông cũng can thiệp để vụ bắt giam không diễn ra suôn sẻ như vậy. Đó là lý do người ta cho rằng chồng tôi đã bị đầu độc.

Trong khoảng thời gian này có lời đồn Đức Đạt Lai Lạt Ma không phải là vị Đạt Lai Lạt Ma thật, và đã có sự lầm lẫn trong việc chọn vị Đạt Lai Lạt Ma. Người ta nói rằng Ditru Rinpoche mới là vị Đạt Lai Lạt Ma thật. Ditru Rinpoche là con của một thân nhân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười ba. Cuối cùng mọi người quyết định để hai cái tên vào trong một cái bình, rồi đặt ở trước hình Tổ Sư Tống Khách Ba (Je Tsongkhapa,1357-1419, là vị Tổ sư của phái Hoàng Mạo và định lập chế độ chuyển thế tái sanh của Đạt Lai Lạt Ma), rồi lắc cái bình cho một cái tên rơi ra ngoài ba lần, và thế là nhiếp chính Taktra và Hội Đồng Kashag không thể nói gì cho mình được nữa. Lúc đó Đức Đạt Lai Lạt Ma mười bốn tuổi.

Đó là một giai đoạn rất khó khăn. Chồng tôi đã qua đời và các con trai của tôi ở xa, tôi chưa bao giờ cảm thấy cô đơn và yếu ớt đến như vậy. Tsarong Shape ("shape" là một bộ trưởng nội các) đến thăm tôi trong khoảng thời gian này và bảo tôi nên thật thận trọng vì Tây Tạng đang ở trong tay của những người xấu. Ông nói rằng chỉ có quỷ thần mới biết chính phủ đang muốn làm cái gì. Đây là thời kỳ rắc rối nhất trong thời gian tôi sống ở Lhasa, cho đến khi người Trung Hoa bắt đầu xâm chiếm Tây Tạng[2].







[1]Tsipon Lungshar là một viên chức cao cấp của thuế vụ và là người đứng đầu phong trào cải cách trong thời Reting.

[2]Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, cuộc tranh chấp giữa Reting và Taktra có tính chất về một cuộc tranh chấp quyền lực cá nhân hơn là tính chất một cuộc tranh chấp lâu dài giữa hai phe chính trị. Phe của Taktra cố gắng áp đặt sự cai trị mạnh mẽ của trung ương lên dân chúng mà một số người chống lại. Những người ủng hộ Reting muốn giành lại quyền lực của họ và tìm sự hỗ trợ của Trung Hoa Quốc Gia, một điều mà nhiều người dân Tây Tạng xem là có hại cho chính quyền của họ. Trong cuộc tranh chấp, có một trái bom khủng bố được đưa tới văn phòng của Taktra, và Reting bị bắt với tội chủ mưu vụ này. Tiếp theo là cuộc nổi dậy của các tu sĩ trung thành với Reting ở tu viện Sera, trong đó vị viện trưởngđã bị giết. Chính phủ đã can thiệp để dẹp cuộc nổi loạn này.

Quân đội Giải Phóng Nhân Dân (Cộng Sản Trung Quốc) lợi dụng sự hỗn loạn và chia rẽ này để xâm chiếm Tây Tạng về mặt quân sự và chính trị. Việc lãnh đạo Tây Tạng đã xáo trộn trong mười bảy năm của thời kỳ nhiếp chính, từ khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười ba qua đời cho đến khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn cầm quyền. Trong thời kỳ chuyển tiếp đó, cuộc tranh chấp quyền lực của các phe phái đã diễn ra dữ dội.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/12/2011(Xem: 19491)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
25/12/2011(Xem: 11100)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian, thời gian chính là sinh tử.
17/12/2011(Xem: 7344)
Nhân dịp tình cờ tìm thấy văn bản Prajñāpāramitāhṛdayasūtraṃ (Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh) ở mạng internetnên chúng tôi có ý định tìm hiểu xem ý nghĩa bản văn với mục đích trau dồi thêm về phương diện ngôn ngữ. Ở đây, chúng tôi chỉ cố gắng ghi lại nghĩa Việt theo khả năng học hiểu về cổ ngữ Sanskrit. Những điểm sai sót do thiếu hiểu biết về các lãnh vực khác, ngưỡng mong quý vị hỷ xả cho.
09/12/2011(Xem: 7119)
Phép"thiền định" bằng tư thế ngồi yên tương đối được nhiều người biết đến.Đấy là phương cách thích hợp nhất giúp người tu tập phát huy các phẩm tính củatâm thức: đấy là cách ngồi, giữ yên lặng, chọn một nơi kín đáo... Thế nhưng ngoàinhững lúc thiền định ra thì người tu tập lại phải hội nhập với cuộc sống bìnhthường, trở về với các sinh hoạt thường nhật, tất nhiên là không tránh khỏi phảihành động... Vậy phải làm thế nào bây giờ?
02/12/2011(Xem: 8447)
Tầmquan trọng và ý nghĩa của việc trợ niệm. 1- Trợ niệm là gì? Tại sao phải trợ niệm? Những ai cần phải trợ niệm?
02/12/2011(Xem: 9805)
Đạo Phật ngoài các vị thiên thần Hộ Pháp hộ giới ra còn có rất nhiều thiện hữu tri thức, bằng trí tuệ của mình, bằng phước đức và tài lực của mình với tinh thần hộ trì chánh giới...
28/11/2011(Xem: 5875)
Phật giáo không hoàn toàn là một tôn giáo theo cái nghĩa mà từ này vẫn được hiểu , vì Phật giáo không phải là “ một hệ thống tín điều và nghi lễ thờ cúng liên kết bất kể tín đồ nào đó với một chủ tể siêu nhiên ”.
26/11/2011(Xem: 7070)
Ngày nay có nhiều người cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy có vị tu sĩ mang giày da, mặc áo đời thường, thậm chí ra vào chùa ngang nhiên, tăng tục khó phân. Lại nữa, y phục trong chùa lại lắm màu lắm vẻ, chất liệu thì mỏng dính, thướt tha chảy dài, gấm vóc lụa là thay nhau trình diễn. Nhìn ra có vẻ mất trang nghiêm, xuất gia lánh xa bụi trần chỉ cần 3 y và 1 bình bát sao đành chịu vùi vào thế tục. Khiến người than trách.
25/11/2011(Xem: 6907)
"Của cải kếch xù của một người như thế nếu không biết sử dụng thích đáng thì cũng sẽ bị vua chúa tịch thu, bị trộm cắp vơ vét, bị thiêu hủy vì hỏa hoạn...
24/11/2011(Xem: 6947)
Xin chào các vị pháp sư, các vị đồng tu! Chúc các vị năm mới an lạc! Năm nay cũng là một năm rất hy hữu khó được. Tôi nhận lời mời đến Cang Sơn, Nhật Bản tham dự hội nghị của Liên Hiệp Quốc, một hội nghị mười năm giáo dục liên tục. Ngay đêm giao thừa tôi đã đến Nhật Bản, cho nên năm nay ăn tết truyền thống của chúng ta ở Nhật Bản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]