Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. Lễ hội tết ở Lhasa

27/11/201311:53(Xem: 19290)
20. Lễ hội tết ở Lhasa

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An


20. Lễ hội tết ở Lhasa




Ở cung điện Potala, người ta bắt đầu sửa soạn trước ba tháng cho Losar, mừng vui tết của Tây Tạng, với việc làm bánh mì chiên "kabse". Cả một căn phòng đầy "kabse" được dùng cho mỗi nghi lễ. Vào ngày cuối năm, chúng tôi lau chùi nhà, thay màn cửa, bày bàn thờ, và dọn bánh "kabse" ở trước bàn thờ. Vào buổi tối chúng tôi đãi tiệc bạn bè thân mật.

Ngày Losar chúng tôi thức dậy vào lúc một giờ sáng, cúng dường Đức Đạt Lai Lạt Ma ở bàn thờ gia tộc của chúng tôi, rồi ngồi ở phòng khách. Nhân viên phục vụ đến chúc tết chúng tôi, biếu trà Tây Tạng và bánh "domadesi", chúng tôi uống "kodan" tức "bia chang" ngọt, với phô mai và bột "tsampa". Ban phục vụ tặng chúng tôi khăn lễ katag, theo thứ tự trên dưới. Sau đó chúng tôi đi ngay đến cung điện Potala để dự lễ sáng sớm bắt đầu lúc hai giờ sáng.

Buổi lễ bắt đầu với mọi người hiện diện ở đó đảnh lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma, theo thứ tự đẳng cấp: viên chức chính phủ, nhân viên tòa Công Sứ Anh Quốc, các đại biểu Hồi Giáo và Trung Hoa. Mỗi người dâng lên Đức Đạt Lai Lạt Ma một cái khăn lễ, và ngài ban lời chúc phúc, tất cả kéo dài từ hai tới ba tiếng đồng hồ. Trong cuộc lễ chúng tôi được tiếp đủ loại món ăn, lần lượt từng món một: trà Tây Tạng, bột "tsampa" với thịt, bánh "domadesi" với sữa chua. "Tsampa" mềm và ngon, trà được làm bằng lá trà tươi và loại bơ ngon nhất.

banh mi tay tang

Sau khi các vũ công trình diễn điệu múa trống, theo tục lệ những người dự lễ lấy bánh cúng "kabse" cho mình, lấy được bao nhiêu tùy sức của mình. Cảnh mọi người nhào tới lấy bánh trông thật vui, theo tục lệ, các vệ binh cũng đánh vào đám đông này. Người ta nói rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đặt ra tục lệ này, sau khi ngài thấy cảnh này trong một giấc mộng.

Lễ xong chúng tôi trở về nhà, vì trong ngày đầu năm, chúng tôi phải tiếp nhiều vị khách, đó là các gia đình quý tộc và các viên chức chính phủ. Trong ngày này ở nhà chúng tôi thường đãi món thịt bò hầm khoai tây kiểu Mông Cổ.

Vào ngày thứ hai của tết Losar, tất cả chúng tôi đến dự một cuộc lễ ở cung điện Potala vào lúc tám giờ sáng. Phần mở đầu cũng có phần đảnh lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma và ban phước, một nghi thức có trong tất cả những cuộc lễ lớn và quan trọng. Mọi người được đãi bánh "domadesi", trà Tây Tạng, bánh mì chiên dồn thịt và những món khác. Trong ngày này, các nhà tiên tri nói về những sự kiện sẽ diễn ra trong năm mới. Giống như trong ngày thứ nhất, chúng tôi cũng tiếp các vị khách, và mọi người trong gia đình biếu quà tết cho Hội Đồng Bộ Trưởng "Kashag" và các viên chức chính phủ cũng như các vị lạt ma.

Vào ngày mùng bốn tết, bắt đầu lễ hội Monlam, đại lễ cầu nguyện. Mọi người đều phải tuân theo những điều luật nghiêm khắc của lễ Monlam: không gây tiếng ồn ào, kể cả không có tiếng chó sủa, không ca hát, không có rượu. Đêm trước đó các tu sĩ trẻ từ những tu viện khác đến Lhasa và trú ngụ với các gia đình ở địa phương. Sáng sớm ngày hôm sau các vị lạt ma đến tu viện Jokhang, và không bao lâu ba tầng của tu viện đầy kín các tu sĩ, giống như một gò mối.

Nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma đến dự lễ Monlam, gia đình chúng tôi cũng đến dự ở một khu đặc biệt ở Jokhang mà mọi người không thể trông thấy, và ở đó, chúng tôi chứng kiến cuộc lễ qua khung cửa sổ. Chúng tôi thường đi dự lễ này vào ngày mùng tám và ngày rằm tháng giêng, được xem là những ngày tốt nhất. Ngoài hai ngày này, chúng tôi không rời khỏi nhà trong hai mươi ngày của lễ Monlam. Chúng tôi có thể quan sát mọi hoạt động từ trên sân của ngôi nhà Changseshar.

Điều mà tôi thấy ngộ nghĩnh trong lễ Monlam là những người mang trà. Họ mặc sắc phục rất đặc biệt, một cái áo kiểu Tây Tạng dài quá đầu gối một chút, không mặc quần và đi chân không, họ mang trên vai một cái bình lớn bằng đồng, chạy vòng vòng tiếp trà cho mọi người.

Có khi tôi xem mấy người đầu bếp làm đồ ăn cho những người dự lễ. Tôi bật cười khi thấy họ ra sức khuấy những nồi lớn, họ phải đứng trên một cái bàn để có thể làm việc này, và cần phải có mấy người để khuấy một nồi. Nếu là món cháo thì người ta dùng một trăm bao gạo và ba mươi con cừu cho một bữa ăn.

Vào cuối lễ Monlam có thi bắn cung và đua ngựa. Mỗi gia đình cung cấp một số người dự thi và ngựa. Người dự thi mặc áo giáp và đội mũ sắt theo tục lệ quân sự ngày xưa.

Chúng tôi ăn tết Losar theo kiểu Lhasa, nhưng ở nhà chúng tôi cũng vẫn ăn tết kiểu Amdo. Thật vậy, chúng tôi làm những nghi lễ kiểu Amdo trong suốt năm. Những người phục vụ của chúng tôi ngạc nhiên khi chúng tôi làm những món ăn đặc biệt cho họ, và chúng tôi nói với họ đây là lễ hay tết kiểu Amdo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/01/2017(Xem: 7185)
Cứ tưởng Sài Gòn ngày tết vắng như Hà Nội, bởi dân các tỉnh về quê hết, nhưng không vậy. Ngày tết Sài Gòn vẫn rất đông người. Bằng chứng là chiều 30 tết đường phố vẫn khá đông. Ngày mồng 1 vẫn tấp nập. Tôi vui lắm.
29/01/2017(Xem: 9292)
Trong bài viết này sẽ được trình bày như sau: I.-Định nghĩa: Ngũ Uẩn. II.- Nội dung của thuyết Ngũ Uẩn. III.- Nhận xét: Lời Phật dạy trong thuyết Ngũ Uẩn. IV.-Kết luận.
29/01/2017(Xem: 14356)
Hãy tưởng tượng là cả thế giới đều tập thiền. Ước gì tất cả mọi người đều có cơ hội hiểu được cái tâm của mình. Để hiểu rõ những phẩm chất tinh thần đẹp đẽ cần vun xới, nuôi dưỡng và hoàn thiện, cũng như những chướng ngại cần phải tẩy sạch và diệt trừ, và rồi thực hành các phương pháp thiền định vô giá mà Đức Phật đã chỉ dạy. Tôi tin rằng bạn đồng ý với tôi là tất cả mâu thuẫn và chiến tranh sẽ dừng lại và hoà bình và hiểu biết sẽ ngự trị trên thế gian này. Như Ngài Đạt La Lạt Ma đã nói: “Nếu mỗi đứa trẻ lên tám đều được học thiền thì chúng ta sẽ giảm thiểu bạo lực cho cả một thế hệ.” Tất cả chúng ta đều muốn hoà bình và hạnh phúc, và muốn tránh mâu thuẫn và khổ đau. Nhưng chúng ta cần hiểu rõ những nguyên nhân của khổ đau và hạnh phúc, chấp nhận và chuyển hoá chúng. Chúng ta cũng cần hiểu những nguyên nhân của khổ đau để loại bỏ và nhổ sạch chúng. Bằng cách này chúng ta sẽ đạt được mục tiêu của mình.
28/01/2017(Xem: 7280)
Đang là ngày cuối năm, tôi nhận được cú điện thoại. Tưởng ai, hóa ra chị Vũ Thụy Đăng Lan. Tưởng có chuyện gì, hóa ra chị “đòi nợ”. Chị bảo rằng tôi hứa qua thăm chị mà chưa qua. Thế mà đã 1 năm tôi mất rồi. Tết Năm ngoái tôi đến với chị tại chùa Phổ Quang và có thỉnh được khá nhiều pháp khí quý. Năm nay xuýt quên. M
26/01/2017(Xem: 8151)
Tôi rời Hà Nội bay vào Sài Gòn để tổ chức Tết Sách trên đường Ngô Đức Kế - Nguyễn Huệ và khu du lịch Suối Tiên. Tết này, cũng như nhiều tết khác trước đây, tôi không ăn tết ở Hà Nội nơi tôi đang sống, cũng chẳng về quê Thái Bình ăn tết mà vui Tết Sách ở Sài Gòn. Tôi thích vui tết hơn là ăn tết.
25/01/2017(Xem: 9870)
Thiền định là phép tu tập chủ yếu của Phật giáo, có thể xem là "cột trụ" chống đỡ cho toàn bộ Phật giáo nói chung. Hình ảnh Đức Phật tọa thiền dưới một cội cây vào một đêm trăng sáng, đạt được những hiểu biết siêu nhiên đã nói lên thật cụ thể cái "cột trụ" đó.
24/01/2017(Xem: 5756)
Ngay từ hồi còn trẻ cụ Chu Văn An (1292-1370) đã nổi tiếng là một người cương trực, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Sau khi thi đậu Thái học sinh (Tiến sĩ) cụ không ra làm quan, chỉ ở nhà mở trường dạy học. Học trò theo học rất đông. Trong số môn đệ cụ có nhiều người thành đạt, thi đỗ ra làm quan to trong triều.
24/01/2017(Xem: 9726)
Thường thì người dân tìm gà quý, cá ngon, giết lợn, mua bia, mua rượu,… về để mừng đón năm mới. Đa phần người dân làm như vậy. Thế còn, Phật tử chúng ta làm gì để đón năm mới. Tôi xin kể ra đây những việc làm của các Phật tử tại 3 địa điểm khác nhau, thuộc 3 đối tượng khác nhau. Mong rằng các câu chuyện sẽ mang đến cho người đọc hương pháp mùa xuân.
19/01/2017(Xem: 8709)
Ở trong một ngôi làng nọ, có một gia đình nghèo khó bần cùng, người cha vì không có tiền, thường lợi dụng ban đêm lẻn vào vườn rau nhà người ta hái trộm, hôm đó anh ta mang theo cả con trai đi cùng. Khi người cha vừa mới nhổ một cây củ cải, đứa con bỗng nhiên ở sau lưng khẽ kêu:
17/01/2017(Xem: 8103)
Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện thêm một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]