Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Mẹ Từ Bi - một chuyến đi dài

27/11/201311:49(Xem: 19218)
16. Mẹ Từ Bi - một chuyến đi dài

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An



PHẦN II

MẸ TỪ BI


16. Một chuyến đi dài







Chúng tôi khởi hành đi Lhasa ngày mùng ba tháng sáu năm 1939[1]. Ngày giờ xuất hành của chúng tôi đã được các nhà chiêm tinh ở thủ đô Lhasa quyết định. Mẹ tôi đã đến tu viện Kumbum để tiễn chúng tôi, nhưng vì đã già nên bà không thể đi xa hơn. Bà bảo chúng tôi hãy trở về Tsongkha sau một hay hai năm. Nếu chúng tôi biết rằng nhiều năm sẽ trôi qua trước khi tôi trông thấy lại quê nhà của mình, nỗi buồn lúc ra đi của tôi chắc chắn sẽ lớn hơn.

Đoàn của chúng tôi gồm có tôi, chồng tôi, Lhamo Dhondup, hai con trai của tôi, Ngawang Changchup, quản lý tu viện Kumbum. Con trai trưởng của tôi, Takster Rinpoche, tức là Thubten Jigme Norbu, ở lại tu viện, cũng như con gái đầu lòng của tôi, Tsering Dolma. Chúng tôi hy vọng nếu hoàn cảnh ở Lhasa tốt đẹp, chúng tôi sẽ cho hai người con này đến sống cùng với chúng tôi.

Sự kiện con trai của tôi được chọn làm Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn được xem là điều bí mật, nhưng với lời đồn lan rộng, nhiều người trong làng đã đến gặp đoàn chúng tôi xin yết kiến. Nhưng khi chúng tôi vẫn đang ở trong lãnh thổ Trung Quốc, không thể cho ai gặp chúng tôi, vì như vậy là quá nguy hiểm. Chúng tôi nói với mọi người rằng đứa trẻ này chỉ là ứng viên cho việc chọn vị Đạt Lai Lạt Ma. Sau khi rời khỏi tu viện Kumbum hai ngày, chúng tôi đến tu viện Tulku, ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Trong ngôi chánh điện ở đó, chúng tôi làm lễ cầu an, và sau đó dân địa phương đến yết kiến.

Dọc đường, một số người bộ tộc Sangsang đến chào chúng tôi. Là người Tsongkha, tôi thấy họ có vẻ rất dơ bẩn, và tôi chê họ điều này, nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma nổi giận khi thấy tôi phê phán người khác theo vẻ bề ngoài của họ. Lúc đó ngài mới bốn tuổi.

Từ tu viện Tulku, chúng tôi đi tiếp đến Tsaidam, và ở lại đó mười ngày. Mỗi ngày có khoảng hai trăm cho đến ba trăm người đến gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chúng tôi lại đi tới Koko Nor, nơi chúng tôi cắm trại ba ngày. Đây là chỗ cỏ xấu tới mức nếu ngựa ăn chúng sẽ ngã bệnh mà chết. Ở những chỗ này, chúng tôi lấy vải bịt miệng ngựa lại để chúng khỏi gặm cỏ. Trên đường đi, chúng tôi trông thấy nhiều thú hoang như lừa, dê núi và gấu. Vào ban đêm, lừa hoang làm cho lũ ngựa hốt hoảng chạy lung tung. Việc này đã làm cho mấy người giữ ngựa phát mệt, vì họ phải chạy đi tìm những con ngựa loạn tẩu. Khi thấy lừa hoang xuất hiện, người ta phải bắn chỉ thiên để đuổi chúng đi.

Hành trình từ Tu viện Kumbum đến thủ đô Lhasa kéo dài gần ba tháng[2]. Có hơn một ngàn người trong đoàn tùy tùng của chúng tôi, với mấy ngàn con vật. Du hành hết ngày này sang ngày khác trong mấy tháng liền không phải là một việc dễ dàng. Nếu muốn đi qua khỏi vùng nổi tiếng nhiều trộm cướp hay nơi quá lạnh để nghỉ đêm, chúng tôi phải di chuyển hai mươi bốn giờ liên tục trước khi tới chỗ nghỉ.

Cuộc hành trình trở nên mệt nhọc hơn vì chúng tôi phải cấp tốc đi tới Lhasa cho sớm. Chúng tôi đi hết sức nhanh. Chúng tôi thức dậy từ ba giờ sáng. Những người mang lều sẽ gập lều lại rồi lên đường trước chúng tôi, những cái lều này lớn như cái nhà. Chúng tôi không bao giờ ăn điểm tâm, nếu ăn điểm tâm chúng tôi sẽ sớm cảm thấy đói; nếu không ăn chúng tôi sẽ không thấy đói cho tới lần ngừng lại kế tiếp.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đi cùng với anh Lobsang Samten, sáu tuổi, trong một chiếc kiệu do ngựa kéo. Tôi ngồi ở một cái kiệu riêng được bốn con la kéo. Những chiếc kiệu được thêu rất đẹp, với những cửa sổ nhỏ có lưới sắt tréo nhau. Kiệu của Đức Đạt Lai Lạt Ma được làm bằng gấm vàng, còn kiệu của tôi làm bằng vải bông màu lục. Lúc đó Gyalo Thondup được mười một tuổi. Dù tôi hết sức bảo cậu đi kiệu với tôi, cậu ta vẫn cưỡi ngựa. Cậu ta thừa hưởng tính thích cưỡi ngựa từ cha của cậu. Không nói cho tôi biết, cậu ta đã đi cùng với mấy người giữ lều từ sáng sớm.

Chúng tôi đi theo đường Namkatse, Piti, Tsaidam và Dugdug. Phần lớn vùng này không có đường đi thực sự, chỉ có những đồng cỏ. Khi chúng tôi đến dòng sông ở Dijughu, mấy con vật phải mất nửa tiếng để lội qua sông. Người ta phải đưa chúng đi qua thật mau, nếu không chúng sẽ bị chìm vào trong lớp đất mềm ở đáy sông.

Phái đoàn đầu tiên từ Lhasa, gồm các nhà quý tộc và các viên chức đang đợi chúng tôi ở Dugdug. Sau đó các ông Suthupa và Kungo Khenpo đón tiếp chúng tôi ở Wamathang. Các viên chức chính phủ đến Drichu và biếu tôi mấy cái "patu" bằng ngọc trai và san hô, đây là loại trang sức trên đầu của phụ nữ Lhasa, cùng với mấy cái áo gấm và những món trang phục khác mà các bà ở Lhasa thường dùng. Tôi từ chối đeo "patu". Tôi nói rằng tôi đã đeo "hari" từ năm mười sáu tuổi, vì vậy sẽ không cảm thấy dễ chịu với cái "patu", một món trang sức rất nặng.

Khi đến tu viện Reting, chúng tôi được vị nhiếp chính là Reting Rinpoche[3]tiếp đón. Ông là người trẻ trung, mới hơn ba mươi tuổi và đứng đầu chính phủ trong khoảng thời gian gián cách giữa hai vị Đạt Lai Lạt Ma. Ông ta hỏi tôi nghĩ sao về cái “patu”. Khi tôi nói rằng tôi sẽ vẫn đeo cái "hari" của mình, ông khen nó rất đẹp. Ông nói rằng mặc trang phục truyền thống của mình là ý tưởng rất tốt, và rằng mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma phải khác với những người khác. Ông ta rất thích cái "hari" của tôi. Khi tôi nói rằng chính tôi đã thêu những hình trang trí cầu kỳ đó, ông ta nói sẽ đến thăm tôi ở Lhasa và nhờ tôi thêu những cái mũ của các tu sĩ tông phái Gelugpa.

Tôi ngạc nhiên khi nhiếp chính Reting mô tả chi tiết ngôi nhà của chúng tôi ở Taktser mà ông đã trông thấy trong một linh thị. Ông biết là có một cái cây ở sân sau, một cái tháp ở lối vào, và chúng tôi có một con chó nhỏ hai mầu đen trắng với con chó lớn ở sân trước. Ông nhận thấy có nhiều người thuộc những quốc tịch khác nhau ở nhà chúng tôi và hỏi họ là ai. Tôi nói họ là những người Hồi Giáo và Trung Hoa mà chúng tôi đã mướn để làm công việc đồng ruộng.

Ông ta nói rằng người Amdo rất thẳng thắn, thực thà và tâm hồn trong sáng, dù họ nóng tính nhưng sự sân hận của họ phát khởi nhanh và tan biến cũng nhanh. Ông cho tôi biết ngược lại, người ở Lhasa có tâm hồn kém trong sáng hơn và chúng tôi sẽ gặp nhiều hạng người khác nhau ở Lhasa, có những người sẽ thực sự thân thiện và thành thật nhưng cũng có những người sẽ tìm cách làm hại chúng tôi. Ông nói cho tôi biết rằng các viên chức chính phủ là những người có nhiều kinh nghiệm trong việc nịnh bợ. Bên ngoài thì họ có vẻ hiền lành, nhưng không thể biết họ có những ý định gì ở bên trong. Ông cảnh cáo tôi phải cẩn thận với những gì mình ăn, và không bao giờ nhận một món ăn nào không được nấu trong bếp của chính tôi, vì có thể có thuốc độc ở trong món ăn đó.

Chúng tôi ở lại tu viện Reting ba ngày. Ở đây các tu sĩ tổ chức một lễ tiếp đón lớn dành cho Đức Đạt Lai Lạt Ma mới của họ. Chúng tôi được tiếp đãi thật trang trọng và còn được xem "lhamo", một loại tuồng Tây Tạng. Từ Reting đi ba ngày thì đến Lhasa. Trên đường đi chúng tôi được đón rước bởi nhiều tu sĩ, viên chức và các nhà quý tộc, cũng như các vị tu viện trưởng của ba tu viện Sera, Ganden và Drepung đến yết kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma. Họ dâng cho ngài khăn lễ truyền thống và biếu tôi những món trang sức bằng lụa và nhung thật đẹp.

Sau khi đi khỏi tu viện Reting, chúng tôi ngừng lại hai ngày ở Reja, một tu viện ở trên ngọn đồi, vì các nhà chiêm tinh nhận thấy nếu chúng tôi đến Lhasa đúng giờ đã định thì sẽ không thuận lợi.

Reting Rinpoche cũng như các vị trong Kashag (Hội Đồng Bộ Trưởng của Đức Đạt Lai Lạt Ma), các tu sĩ cao cấp, các "khemp" (học giả) đi cùng với chúng tôi trong đoàn. Các binh sĩ hộ tống chúng tôi ở hai bên trái và phải. Đây là một sự kiện có tính chất vừa khổ hạnh vừa nghiêm trang, lại vừa hân hoan. Nhạc lễ đi cùng với chúng tôi suốt con đường. Ngay khi trông thấy thủ đô Lhasa từ đằng xa, tôi cảm thấy nghẹn ngào. Tôi đã nghe nói nhiều về thành phố này và thường mơ mộng về nó, bây giờ tôi thấy giấc mơ của mình đang trở thành sự thật.



[1]Có một số lời kể ghi nhận ngày khởi hành là hai mươi mốt tháng bảy dương lịch năm 1939.

[2]Đoàn lữ hành đến Lhasa ngày tám tháng mười năm 1939.

[3]Ghi chú: Reting là người trông thấy linh ảnh trong một hồ nước dẫn đến việc tìm thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2021(Xem: 5896)
Những “Tôn Giáo với lòng nhân từ” không thuộc về Thiên Chúa Giáo đã sớm được những nhà khoa học về Tôn Giáo của phương Tây chú ý theo dõi, đặc biệt vì song song với việc cải cách tư duy của Sola Gratia (chỉ cần nhân ái) và Sola Fide (chỉ qua niềm tin), được đặc biệt đáng chú ý. Cũng như vậy, Rudolf Otto trong quyển sách của ông ta nhan đề là “Tôn Giáo với lòng nhân từ của Ấn Độ và Thiên Chúa Giáo” (Gotha xuất bản năm 1930) theo chiều hướng của Ấn Độ Giáo, lòng nhân từ là điểm chính đã được đề cập đến, mà còn được xem là “sự cạnh tranh trọng yếu” của Thiên Chúa Giáo. Ngay cả học trò của Otto là Gustav Mensching cũng đã sẵn sàng dựa vào đó để tạo thành tác phẩm Tôn Giáo về hiện tượng Tôn Giáo.
11/07/2021(Xem: 6688)
Tháng vừa rồi, tôi dành thời gian để đọc và suy ngẫm về cuốn sách “Tìm bình yên trong gia đình”. Đơn giản bởi tôi và nhiều chúng ta đã dành quá nhiều thời gian hướng ngoại và đôi khi quên mất gia đình. Đôi khi giật mình, đã không đầu tư đủ thời gian cho ngôi nhà của mình, đã không biết cách để bình yên luôn có trong ngôi nhà thân thương của mình. Cảm quan về tựa đề sách và trang bìa của cuốn sách khiến tôi có cảm giác như được bước vào một thế giới với những trang sách tràn ngập nội dung bình yên, giúp tôi được bồng bềnh nhẹ tựa mây. Đọc sách, tôi giật mình: Những bước chân trên cuộc hành trình TÌM BÌNH YÊN TRONG GIA ĐÌNH trong cuốn sách thực sự không hẳn êm đềm như những gì tôi tưởng tượng. Sau khi đọc hết một nửa chương sách. Mình đã phải dừng lại hồi lâu. Bởi vì quá xúc động!
10/07/2021(Xem: 4765)
Nhà nước Trung Quốc đang bơm tiền cho chiến lược Nhất Đới Nhất Lộ, còn gọi là Con Đường Tơ Lụa Mới, ra sức đầu tư để ảnh hưởng vào gần 70 quốc gia và tổ chức quốc tế. Tiếng Anh gọi chiến lược gây ảnh hưởng này là "Belt and Road Initiative" và tiếng Việt gọi là "Một vành đai, Một con đường" -- trong đó, Phật Giáo là một phần tiếp cận để chinh phục nhân tâm. Đó là nhận định của tác giả P. Stobdan trên các báo Ấn Độ.
09/07/2021(Xem: 5284)
Soi sáng lời dạy của đức Phật là tựa đề tác phẩm tập hợp nội dung các bài giảng, các bài pháp thoại của Hòa thượng Pháp Tông trong những buổi giảng kinh ở một số khóa tu học Xuất gia gieo duyên những năm trở lại đây, hoặc trong các buổi giảng dạy định kì ở chương trình cùng tên vào mỗi sáng thứ bảy tuần thứ nhất và tuần thứ ba trong tháng.
09/07/2021(Xem: 5152)
Vào ngày Thứ Ba (June 22) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Krisna và Pawanpur Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 354 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 36 cây số.
07/07/2021(Xem: 4448)
Tâm Kinh nói rằng: “Sắc tức là không, không tức là sắc.” Sắc sao lại là không? Không sao lại là sắc? Vấn đề nầy khiến cho mọi người luôn luôn cảm thấy có phần nào khó hiểu; hình như đây là hai đối tượng, đều biến thành cực đoan, làm sao có thể hợp nhau lại thành một được? Nguyên vì chúng ta thường đem vấn đề Sắc trực tiếp tiến hành khảo sát thì có quan điểm để giải thích, còn đem vấn đề Không trực tiếp tiến hành khảo sát thì không có quan điểm để lý giải.
06/07/2021(Xem: 5769)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Thứ 7 (July 03) vừa qua, chúng con chúng tôi đã thực hiện một buổi phát chẩn tại 2 ngôi Làng Kusa & Niranjan Village. Làng Kusa chính là ngôi làng có ngôi đền Kusa Temple cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 6 cây số, đánh dấu nơi ngàn xưa Thế Tôn đã thọ nhận 8 bó cỏ của người nông phu, rồi từ địa điểm đó Ngài đã mang cỏ về trải làm toạ cụ dưới Cội Bồ Đề và tu hành chứng Đạo. Hiện nay dân chúng nơi đây nói riêng và nhiều nơi trên xứ Ấn nói chung vẫn khổ sở vì Dịch Covid còn kéo dài lê thê, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nên kinh tế của xứ này
06/07/2021(Xem: 5853)
Bài viết này có chủ đề về các pháp thực dụng cho người bệnh nặng, hay đang nằm trên giường cận tử. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, nhiều nơi tại Việt Nam đang phong tỏa và cách ly. Riêng tại Sài Gòn vào đầu tháng 7/2021 đã có 636 điểm phong tỏa, nghĩa là cả nước có cả ngàn điểm phong tỏa để khoanh vùng chống dịch. Do vậy, câu hỏi dễ gặp là: người cư sĩ nên nói gì với một cư sĩ khác đang nằm bệnh hay đang hấp hối? Và nhiều trường hợp khác, tương tự. Một số pháp ghi lại nơi đây thích nghi với cả hàng cư sĩ, trong đó có kinh dạy cho người cư sĩ cách hướng dẫn các pháp quán để người cận tử có thể giải thoát ngay khi lìa đời.
03/07/2021(Xem: 4516)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Thứ Bảy (June 12) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Durgagar và Armoba Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 358 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 9 cây số.
03/07/2021(Xem: 5564)
Kính lễ đạo sư và đấng bảo hộ của chúng con, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát! Sự thông tuệ của ngài chiếu soi như mặt trời, không bị che mờ bởi vọng tưởng hay dấu vết của si mê, Ngài giữ trong tim một bộ kinh biểu tượng của việc thấy tất cả mọi thứ như chúng là, Người dạy trong sáu mươi cách, với lòng từ bi yêu thương của một từ thân với đứa con duy nhất, Đến tất cả các tạo vật bị giam trong tù ngục của luân hồi, Bối rối trong bóng tối của si mê, tràn ngập bởi khổ đau của họ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]