Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Mẹ Từ Bi - một chuyến đi dài

27/11/201311:49(Xem: 19282)
16. Mẹ Từ Bi - một chuyến đi dài

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An



PHẦN II

MẸ TỪ BI


16. Một chuyến đi dài







Chúng tôi khởi hành đi Lhasa ngày mùng ba tháng sáu năm 1939[1]. Ngày giờ xuất hành của chúng tôi đã được các nhà chiêm tinh ở thủ đô Lhasa quyết định. Mẹ tôi đã đến tu viện Kumbum để tiễn chúng tôi, nhưng vì đã già nên bà không thể đi xa hơn. Bà bảo chúng tôi hãy trở về Tsongkha sau một hay hai năm. Nếu chúng tôi biết rằng nhiều năm sẽ trôi qua trước khi tôi trông thấy lại quê nhà của mình, nỗi buồn lúc ra đi của tôi chắc chắn sẽ lớn hơn.

Đoàn của chúng tôi gồm có tôi, chồng tôi, Lhamo Dhondup, hai con trai của tôi, Ngawang Changchup, quản lý tu viện Kumbum. Con trai trưởng của tôi, Takster Rinpoche, tức là Thubten Jigme Norbu, ở lại tu viện, cũng như con gái đầu lòng của tôi, Tsering Dolma. Chúng tôi hy vọng nếu hoàn cảnh ở Lhasa tốt đẹp, chúng tôi sẽ cho hai người con này đến sống cùng với chúng tôi.

Sự kiện con trai của tôi được chọn làm Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn được xem là điều bí mật, nhưng với lời đồn lan rộng, nhiều người trong làng đã đến gặp đoàn chúng tôi xin yết kiến. Nhưng khi chúng tôi vẫn đang ở trong lãnh thổ Trung Quốc, không thể cho ai gặp chúng tôi, vì như vậy là quá nguy hiểm. Chúng tôi nói với mọi người rằng đứa trẻ này chỉ là ứng viên cho việc chọn vị Đạt Lai Lạt Ma. Sau khi rời khỏi tu viện Kumbum hai ngày, chúng tôi đến tu viện Tulku, ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Trong ngôi chánh điện ở đó, chúng tôi làm lễ cầu an, và sau đó dân địa phương đến yết kiến.

Dọc đường, một số người bộ tộc Sangsang đến chào chúng tôi. Là người Tsongkha, tôi thấy họ có vẻ rất dơ bẩn, và tôi chê họ điều này, nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma nổi giận khi thấy tôi phê phán người khác theo vẻ bề ngoài của họ. Lúc đó ngài mới bốn tuổi.

Từ tu viện Tulku, chúng tôi đi tiếp đến Tsaidam, và ở lại đó mười ngày. Mỗi ngày có khoảng hai trăm cho đến ba trăm người đến gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chúng tôi lại đi tới Koko Nor, nơi chúng tôi cắm trại ba ngày. Đây là chỗ cỏ xấu tới mức nếu ngựa ăn chúng sẽ ngã bệnh mà chết. Ở những chỗ này, chúng tôi lấy vải bịt miệng ngựa lại để chúng khỏi gặm cỏ. Trên đường đi, chúng tôi trông thấy nhiều thú hoang như lừa, dê núi và gấu. Vào ban đêm, lừa hoang làm cho lũ ngựa hốt hoảng chạy lung tung. Việc này đã làm cho mấy người giữ ngựa phát mệt, vì họ phải chạy đi tìm những con ngựa loạn tẩu. Khi thấy lừa hoang xuất hiện, người ta phải bắn chỉ thiên để đuổi chúng đi.

Hành trình từ Tu viện Kumbum đến thủ đô Lhasa kéo dài gần ba tháng[2]. Có hơn một ngàn người trong đoàn tùy tùng của chúng tôi, với mấy ngàn con vật. Du hành hết ngày này sang ngày khác trong mấy tháng liền không phải là một việc dễ dàng. Nếu muốn đi qua khỏi vùng nổi tiếng nhiều trộm cướp hay nơi quá lạnh để nghỉ đêm, chúng tôi phải di chuyển hai mươi bốn giờ liên tục trước khi tới chỗ nghỉ.

Cuộc hành trình trở nên mệt nhọc hơn vì chúng tôi phải cấp tốc đi tới Lhasa cho sớm. Chúng tôi đi hết sức nhanh. Chúng tôi thức dậy từ ba giờ sáng. Những người mang lều sẽ gập lều lại rồi lên đường trước chúng tôi, những cái lều này lớn như cái nhà. Chúng tôi không bao giờ ăn điểm tâm, nếu ăn điểm tâm chúng tôi sẽ sớm cảm thấy đói; nếu không ăn chúng tôi sẽ không thấy đói cho tới lần ngừng lại kế tiếp.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đi cùng với anh Lobsang Samten, sáu tuổi, trong một chiếc kiệu do ngựa kéo. Tôi ngồi ở một cái kiệu riêng được bốn con la kéo. Những chiếc kiệu được thêu rất đẹp, với những cửa sổ nhỏ có lưới sắt tréo nhau. Kiệu của Đức Đạt Lai Lạt Ma được làm bằng gấm vàng, còn kiệu của tôi làm bằng vải bông màu lục. Lúc đó Gyalo Thondup được mười một tuổi. Dù tôi hết sức bảo cậu đi kiệu với tôi, cậu ta vẫn cưỡi ngựa. Cậu ta thừa hưởng tính thích cưỡi ngựa từ cha của cậu. Không nói cho tôi biết, cậu ta đã đi cùng với mấy người giữ lều từ sáng sớm.

Chúng tôi đi theo đường Namkatse, Piti, Tsaidam và Dugdug. Phần lớn vùng này không có đường đi thực sự, chỉ có những đồng cỏ. Khi chúng tôi đến dòng sông ở Dijughu, mấy con vật phải mất nửa tiếng để lội qua sông. Người ta phải đưa chúng đi qua thật mau, nếu không chúng sẽ bị chìm vào trong lớp đất mềm ở đáy sông.

Phái đoàn đầu tiên từ Lhasa, gồm các nhà quý tộc và các viên chức đang đợi chúng tôi ở Dugdug. Sau đó các ông Suthupa và Kungo Khenpo đón tiếp chúng tôi ở Wamathang. Các viên chức chính phủ đến Drichu và biếu tôi mấy cái "patu" bằng ngọc trai và san hô, đây là loại trang sức trên đầu của phụ nữ Lhasa, cùng với mấy cái áo gấm và những món trang phục khác mà các bà ở Lhasa thường dùng. Tôi từ chối đeo "patu". Tôi nói rằng tôi đã đeo "hari" từ năm mười sáu tuổi, vì vậy sẽ không cảm thấy dễ chịu với cái "patu", một món trang sức rất nặng.

Khi đến tu viện Reting, chúng tôi được vị nhiếp chính là Reting Rinpoche[3]tiếp đón. Ông là người trẻ trung, mới hơn ba mươi tuổi và đứng đầu chính phủ trong khoảng thời gian gián cách giữa hai vị Đạt Lai Lạt Ma. Ông ta hỏi tôi nghĩ sao về cái “patu”. Khi tôi nói rằng tôi sẽ vẫn đeo cái "hari" của mình, ông khen nó rất đẹp. Ông nói rằng mặc trang phục truyền thống của mình là ý tưởng rất tốt, và rằng mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma phải khác với những người khác. Ông ta rất thích cái "hari" của tôi. Khi tôi nói rằng chính tôi đã thêu những hình trang trí cầu kỳ đó, ông ta nói sẽ đến thăm tôi ở Lhasa và nhờ tôi thêu những cái mũ của các tu sĩ tông phái Gelugpa.

Tôi ngạc nhiên khi nhiếp chính Reting mô tả chi tiết ngôi nhà của chúng tôi ở Taktser mà ông đã trông thấy trong một linh thị. Ông biết là có một cái cây ở sân sau, một cái tháp ở lối vào, và chúng tôi có một con chó nhỏ hai mầu đen trắng với con chó lớn ở sân trước. Ông nhận thấy có nhiều người thuộc những quốc tịch khác nhau ở nhà chúng tôi và hỏi họ là ai. Tôi nói họ là những người Hồi Giáo và Trung Hoa mà chúng tôi đã mướn để làm công việc đồng ruộng.

Ông ta nói rằng người Amdo rất thẳng thắn, thực thà và tâm hồn trong sáng, dù họ nóng tính nhưng sự sân hận của họ phát khởi nhanh và tan biến cũng nhanh. Ông cho tôi biết ngược lại, người ở Lhasa có tâm hồn kém trong sáng hơn và chúng tôi sẽ gặp nhiều hạng người khác nhau ở Lhasa, có những người sẽ thực sự thân thiện và thành thật nhưng cũng có những người sẽ tìm cách làm hại chúng tôi. Ông nói cho tôi biết rằng các viên chức chính phủ là những người có nhiều kinh nghiệm trong việc nịnh bợ. Bên ngoài thì họ có vẻ hiền lành, nhưng không thể biết họ có những ý định gì ở bên trong. Ông cảnh cáo tôi phải cẩn thận với những gì mình ăn, và không bao giờ nhận một món ăn nào không được nấu trong bếp của chính tôi, vì có thể có thuốc độc ở trong món ăn đó.

Chúng tôi ở lại tu viện Reting ba ngày. Ở đây các tu sĩ tổ chức một lễ tiếp đón lớn dành cho Đức Đạt Lai Lạt Ma mới của họ. Chúng tôi được tiếp đãi thật trang trọng và còn được xem "lhamo", một loại tuồng Tây Tạng. Từ Reting đi ba ngày thì đến Lhasa. Trên đường đi chúng tôi được đón rước bởi nhiều tu sĩ, viên chức và các nhà quý tộc, cũng như các vị tu viện trưởng của ba tu viện Sera, Ganden và Drepung đến yết kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma. Họ dâng cho ngài khăn lễ truyền thống và biếu tôi những món trang sức bằng lụa và nhung thật đẹp.

Sau khi đi khỏi tu viện Reting, chúng tôi ngừng lại hai ngày ở Reja, một tu viện ở trên ngọn đồi, vì các nhà chiêm tinh nhận thấy nếu chúng tôi đến Lhasa đúng giờ đã định thì sẽ không thuận lợi.

Reting Rinpoche cũng như các vị trong Kashag (Hội Đồng Bộ Trưởng của Đức Đạt Lai Lạt Ma), các tu sĩ cao cấp, các "khemp" (học giả) đi cùng với chúng tôi trong đoàn. Các binh sĩ hộ tống chúng tôi ở hai bên trái và phải. Đây là một sự kiện có tính chất vừa khổ hạnh vừa nghiêm trang, lại vừa hân hoan. Nhạc lễ đi cùng với chúng tôi suốt con đường. Ngay khi trông thấy thủ đô Lhasa từ đằng xa, tôi cảm thấy nghẹn ngào. Tôi đã nghe nói nhiều về thành phố này và thường mơ mộng về nó, bây giờ tôi thấy giấc mơ của mình đang trở thành sự thật.



[1]Có một số lời kể ghi nhận ngày khởi hành là hai mươi mốt tháng bảy dương lịch năm 1939.

[2]Đoàn lữ hành đến Lhasa ngày tám tháng mười năm 1939.

[3]Ghi chú: Reting là người trông thấy linh ảnh trong một hồ nước dẫn đến việc tìm thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/07/2016(Xem: 6239)
“Viễn-ly chư vọng-nghiệp, Viên-thành vô-thượng đạo.” Thật ra bảo rằng tin tưởng mình cố gắng nhằm đạt đến cảnh giới: "Viễn ly chư vọng nghiệp, Viên thành vô thượng đạo" là hoàn toàn chưa chính xác. Mình tin tưởng cố gắng nghĩa là mình vẫn chưa cố gắng và chưa đủ đức tin tưởng. Vả lại, "Nguyện thử diệu hương vân"... không là mây lành thơm ngát vi diệu mà là giới đức tự tánh vốn đã là diệu hương, Phật dạy:
28/07/2016(Xem: 23153)
Cô gái trẻ quỳ bên bàn thờ Phật một hồi lâu và khóc trong cơn đau khổ cùng cực. Bỗng trên hư không vang lên câu hỏi : Tại sao con khóc ? Cô gái nhìn lên đức Phật và nói :
23/07/2016(Xem: 8959)
Năm người lính biệt kích hình thành một cái bia che chắn chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài cất bước lên con đường dốc đến đỉnh Linh Thứu, một trong những địa điểm hành hương quan trọng của những người Phật tử. Những người lính này là thành viên của một đơn vị ưu tú trong quân đội Ấn Độ, ăn mặc toàn đen: sơ mi cô tông tay dài, khăn quấn đầu tua buông xuống, và quần bó sát chân.
20/07/2016(Xem: 7525)
Tôi đi châu Âu chuyến này và nằm trong tâm chấn 3 câu chuyện rất bất an của châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Đó là cuộc khủng bố ở sân bay Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó là tại thành phố Nice miền nam nước Pháp và mới đây là đảo chính bất thành lại ở Thổ Nhĩ Kỳ. Có thật sự nằm trong lửa, thật sự có mặt ở đây, bạn mới có cảm nhận của sự bất an trong người dân và xã hội, những lo lắng hiện ra xung quanh. Chính mình có mặt ở nơi đây, bạn mới nghĩ đến bình an cho chính mình và đến bình an cho cả thế giới. Có trải nghiệm thật, bạn sẽ tự giác ngộ và biết mình nên và có thể làm gì.
19/07/2016(Xem: 11447)
Ông ra đi đã để lại một nỗi niềm xúc động trong trái tim tôi bởi vì nếu không có Ông, con trai tôi đã nằm trong bụng cá từ lâu rồi. Gia đình tôi vẫn nhớ ơn Ông đời đời nên làm sao chúng tôi không khỏi bàng hoàng đau đớn khi hay tin Ông đã lìa cõi trần!
18/07/2016(Xem: 8677)
Ăn chay ở đây có nghĩa là không ăn thịt, không ăn cá, không giết hại chúng sinh quanh ta để làm thực phẩm nuôi dưỡng thân ta. Mặn hiểu ở đây không có nghĩa mặn lạt.
16/07/2016(Xem: 12910)
Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn giáo nói chung và pháp phục Phật giáo nói riêng thể hiện tình trạng tôn giáo và xã hội (social and religious status), được sử dụng trong hai hình thức, mặc trong sinh hoạt thường nhật và mặc trong các nghi lễ tôn giáo, nói chung các dịp đặc biệt.
16/07/2016(Xem: 7432)
Như bạn biết đấy, bắt đầu bất cứ khóa thiền nào cũng là phần orientation mà tiếng Việt gọi là hướng dẫn tổng quát. Ở đó ban tổ chức hướng dẫn cho chúng ta cần phải làm gì trong cả khóa thiền cũng như mỗi ngày. Phần quan trọng nhất và không thế thiếu được là cách hành thiền như thế nào. Khóa thiền của chúng tôi đang diễn ra cũng như vậy.
15/07/2016(Xem: 13973)
Chùa Đức Viên tọa lạc tại thành phố San Jose, tiểu bang California được Sư Bà Thích Đàm Lựu sáng lập vào năm 1980. Chùa có trường Việt ngữ Đức Viên hoạt động vào ngày chủ nhật hàng tuần. Trường có 70 giáo viên và 500 học sinh (13 lớp sáng và 13 lớp chiều). Hàng năm, chùa tổ chức hai khóa tu thiếu nhi mùa hè và mùa đông. Khóa tu thiếu nhi mùa hè năm nay được chùa tổ chức từ ngày 05 tháng 7 đến ngày 08 tháng 7 với 325 thiếu nhi tham dự. Ban Tổ chức khóa tu gồm quý Ni sư: Đàm Nhật, Đức Hòa, Thiền Quang cùng toàn thể Ni chúng chùa Đức Viên. Các em được chia thành 15 nhóm, có 30 Sư cô và 20 anh chị phụ trách. Chương trình tu học và sinh hoạt của các em hàng ngày từ 7g00 đến 19g00: 07g00. Tập trung tại trai đường.
09/07/2016(Xem: 6467)
Tại 1 trong 4 cuốn sách nổi tiếng của ni sư Ayya Khema người Đức mà tôi rất yêu kính “Khi nào chim sắt bay” (3 cuốn còn lại là “Vô ngã vô ưu”, “Tôi là ai” và “Ốc đảo tự thân”, trong đó có cuốn “Vô ngã vô ưu” của ni sư được giải thưởng sách tôn giáo hay nhất thế giới mà cá nhân tôi đã đọc nhiều lần, cả bản tiếng Anh “Being nobody, going nowhere” và tiếng Việt), chúng ta được đọc những dòng chữ tiên đoán từ hai ngàn năm về trước rằng, khi nào chim sắt bay và ngựa chạy trên 4 bánh xe thì Đạo Phật sẽ lan tỏa sang phương tây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]