Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Bổn phận làm vợ

27/11/201311:40(Xem: 19888)
11. Bổn phận làm vợ

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An



11. Bổn phận làm vợ






Sau lễ cưới tôi về nhà chồng ở Taktser, cách Churkha khoảng mười lăm cây số. Vùng này nổi tiếng sinh nhiều con gái và rất ít con trai. Vì lý do này, vị Taktser Rinpoche đời trước đã xây một cái tháp (stupa) hay "chorten" để giúp cho các bà vợ ở đây sinh con trai[1]. Người ta nói rằng sau khi ngài xây tháp này, các bà vợ đã sinh nhiều con trai hơn. Trước đó, đàn bà không bao giờ về nhà chồng, còn đàn ông thì phải về nhà vợ để làm công việc ở đó.

Làng Taktser ở trên một sườn đồi, có nhiều rừng, vì vậy việc canh tác không thuận lợi. Không có kinh dẫn nước, người dân ở đây chỉ có nước mưa để dùng. Nhà mới của tôi có một tầng. Chúng tôi sống ở sân trong, nơi chúng tôi ở cũng có một cột cờ để treo những lá cờ cầu nguyện. Gia súc không được vào khu vực này. Ở sân ngoài là chuồng gia súc và khu của người giúp việc.

Nhà mới của tôi ở cách nhà của cha mẹ chín giờ đi ngựa. Tôi có thể về thăm nhà cha mẹ mỗi năm một lần, có khi cha tôi đến đưa tôi về. Phần lớn các người vợ ở vùng chúng tôi về thăm cha mẹ sau khi gieo hạt vào tháng tư, khi có ít công việc để làm. Khi tôi về nhà, mẹ tôi may tất cả trang phục cho tôi mặc trong một năm. Ở Tsongkha, phụ nữ trẻ tuổi quen mặc đẹp với những cái áo mới nhất và rực rỡ nhất. Mẹ tôi cũng may quần áo cho chồng tôi và những người nhà chồng, để gây tình cảm tốt giữa hai gia đình vốn có mối liên hệ luôn luôn không dễ chịu.

Khi tôi mới về nhà chồng, đa số công việc trong nhà do người chị chồng của tôi làm. Người chị này đã đưa chồng về ở nhà mình, nhưng anh ta không muốn ở chung với họ, vì vậy hai vợ chồng chị lại đi về nhà chồng sau lễ cưới của tôi một tháng. Như vậy chỉ còn mỗi mình tôi làm mọi việc trong nhà.

Mẹ chồng của tôi đã không về nhà chồng của bà, mà chồng bà được đưa về sống ở nhà gia đình bà. Sau khi lấy chồng nhiều năm, bà không có con, vì vậy bà đi lễ chùa và cầu tự. Bà cầu nguyện với vị nữ thần phồn thịnh rằng nếu bà được như sở nguyện, bà sẽ cúng dường mỗi vị thần một bộ trang phục. Trong dịp này bà đi tới một cái hang, nơi bà phải đi trong bóng tối cho đến khi tay bà đụng phải một vật nào đó. Người ta nói rằng, nếu bày tay đụng vào một con rắn, người đó sẽ không bao giờ thọ thai. Bàn tay của bà đã đụng phải một chiếc giày của trẻ sơ sinh. Chín tháng sau bà có thai. Sau khi sinh đứa con, bà tự tay làm một chiếc giày đi đôi với chiếc giày mà bà đã tìm thấy, rồi may một bộ trang phục đẹp đưa đến cúng dường vị nữ thần ở chùa.

Mẹ chồng tôi không bao giờ đụng tay làm một việc gì. Bà là người phô trương uy quyền và không sợ một ai cả. Bà sống theo cảm xúc và ý tưởng bất chợt của mình, bà thích ăn ngon, mặc đẹp và sống sang trọng. Bà rất sạch sẽ, dù nếu chỉ có một cọng cỏ ở trong nhà, bà cũng lượm nó liệng đi. Bà cũng nóng tính và đôi khi bạo động. Là con dâu trong nhà, tôi phải chịu tất cả, cái lưỡi sắc bén của bà đã làm cho tôi khốn khổ nhiều. Nếu bà ăn ở trong phòng ăn thì tôi không được ở trong phòng đó mà phải ăn ở trong bếp, mà lại phải ăn đứng chứ không được ngồi. Nhưng bà cũng là người có tình cảm nồng ấm và có lòng quảng đại, bà chia sẻ mọi thứ một cách công bằng và bình đẳng. Có những lúc tôi đã cảm động vì sự hiểu biết của bà. Tôi làm việc ở ngoài đồng ruộng nên cổ tay áo của tôi thường bị rách, bà mẹ chồng đã cố gắng khâu lại cho tôi, dù bà không giỏi may vá gì cả, tôi luôn luôn phải khâu lại mấy cái tay áo vì bà đã làm cho chúng xấu hơn trước.

Cha chồng của tôi rất chăm làm công việc đồng áng. Mỗi ngày hai lần ông đi ra đồng ruộng với các tá điền. Ông là một người tốt và tử tế. Tôi gặt lúa mà không biết cách bó lúa và ông sẵn lòng giúp tôi việc này. Ông không biết mắng chửi người khác, câu nói nặng nhất của ông là "không biết làm gì cả", và ông cũng chỉ nói nhỏ. Khi lỡ tay làm bể chén dĩa, tôi không dám nói cho mẹ chồng biết và tôi chôn những mảnh chén dĩa đó ở dưới đất. Nhưng tôi gặp cha chồng nói cho ông biết việc phạm lỗi của mình và khóc nức nở. Tôi vẫn nhớ lời nói của ông:"Sao không cầm cái chén cho cẩn thận? Nếu bà ấy có hỏi về cái chén thì cứ nói là không biết. Cha sẽ nói với bà ấy là do chính cha làm bể".

Thời đó vợ chồng không bình đẳng với nhau. Dù là người trông coi mọi việc trong nhà, nhưng người vợ luôn luôn phục tùng người chồng. Chồng tôi là người đứng đắn, thật thà, trực tính, mạnh mẽ, nóng tánh và có tính ra oai. Ông ta thích đánh bạc, vui chơi và thích cưỡi những con ngựa nhanh. Giống như bà mẹ, ông ta không làm gì cả. Ông ta không bao giờ ở lại nhà lâu, và còn không biết ở ngoài đồng chúng tôi trồng cái gì.

Một trong những anh em của chồng tôi là quản lý tài chánh của tu viện Kumbum. Ông này là một người tốt và cư xử tốt với tôi. Ông nói với tôi rằng nếu chồng tôi đánh tôi, tôi cứ mang con gái của tôi đến tu viện Kumbum ở với ông. Ông thường mắng chồng tôi là tại sao không giúp tôi làm công việc mà chỉ biết đi chơi. Hai người chị của chồng tôi cũng rất tốt với tôi. Khi nào về thăm nhà, họ cũng giúp tôi làm công việc, dù có những việc nhỏ chỉ làm trong vài phút.

Mẹ chồng của tôi là người có quyền lực cao nhất, nhưng sau khi bà qua đời, tôi là người độc nhất đảm nhiệm những việc như quản lý người hầu, làm việc đồng ruộng, kiểm soát tiền bạc và mua bán nông phẩm.

Tôi thức dậy vào một giờ sáng để đi lấy nước cho những người hầu và tá điền. Tôi đi sớm vì lúc đó không đông người, nhưng chúng tôi vẫn phải xếp hàng. Chúng tôi cẩn thận kéo nước từ dưới giếng lên một cách chậm chạp để không làm động lớp đất ở đáy giếng, người nào làm khuấy động bùn đất sẽ bị các chị em khác phản đối. Có khi tôi phải đi lấy nước mười lần trong một ngày, nhưng thường thì năm hay sáu lần là đủ. Vào mùa Đông hai bàn tay của tôi sẽ bị đông cứng nếu không được thoa mỡ cừu.

Những người nhà của chồng tôi thức dậy lúc bảy giờ sáng. Lúc đó tôi phải pha trà cho họ, và mẹ chồng sẽ mắng nếu tôi không pha trà nhanh. Tôi phải quét nhà, đốt lò, nấu trà muối cho những người giúp việc, họ chỉ uống trà muối, vì họ cho rằng uống trà muối sẽ không bị đau bụng. Chúng tôi đều ăn sáng lúc tám giờ rưỡi và sau đó tá điền đi ra ngoài đồng ruộng, tôi còn phải cho gia súc ăn và vắt sữa. Năm hay sáu ngày một lần, tôi phải dọn sạch lò sưởi "kang" bằng cào cỏ rồi cho đầy trở lại với phân và rơm.

Diki Tsering

Buổi trưa, tôi mang thức ăn trên lưng đi ra ruộng cho các tá điền ăn bữa trưa, rồi tôi làm việc cùng với họ. Trong khi làm việc chúng tôi bảo người nào hát hay thì hát cho mọi người cùng nghe, chúng tôi rất thích ca hát. Khi mặt trời lặn vào lúc năm hay sáu giờ chiều, mọi người tà tà đi về nhà, vừa đi vừa hát ca, nhưng riêng tôi thì phải chạy vội về nhà vì sợ mẹ chồng la mắng. Tôi phải làm bữa ăn tối ngay cho gia đình và những người giúp việc. Việc nhóm lửa mẹ chồng tôi cũng không làm, nếu tôi không làm nhanh, bà sẽ đánh tôi. Sau khi mẹ chồng của tôi qua đời, tôi không làm việc ngoài đồng ruộng nhiều, vì tôi phải trông coi nhà và các con.

Trong mấy năm đầu lập gia đình, tôi chỉ được ngủ ba giờ hay bốn giờ mỗi đêm.

Mỗi lần đi xay lúa từ tám đến mười ngày, chúng tôi không ngủ gì được cả. Chúng tôi sàng bột từ một giờ sáng đến lúc mặt trời mọc, và đó là lúc bắt đầu công việc trong ngày của chúng tôi. Tôi thường cảm thấy mệt không thể chịu đựng nổi, có nhiều khi đi lấy phân cho lò sưởi, tôi phải ngồi tạm xuống đâu đó ở bên đường để tìm một giấc ngủ ngắn. Thỉnh thoảng, quá mệt nhọc, tôi đi tìm một chỗ vắng vẻ để nhỏ vài giọt nước mắt tủi thân, vì bản thân tôi có tính kiêu hãnh, không bao giờ khóc trước mặt mọi người. Trong những năm cực khổ đó, tôi không bao giờ kể lể với bất cứ ai, ngay cả chồng tôi, là mình đang chịu đau khổ.



[1]Stupa là tháp thờ xá lợi của Chư Phật hay các của vị lạt ma khác, tượng trưng cho tâm Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2012(Xem: 10224)
Sự thể hiện đích thực về đờisống của người Phật tử không phải là ngôn ngữ, kiến thức mà là hành động. Tọathiền là quan trọng; giữ tâm điềm tĩnh, lắng dịu và nghiêm túc trong quá trìnhhành thiền là cần thiết, nhưng đấy không phải là nhiệm vụ khó khăn nhất. Nhiệm vụ khó khăn nhất ấy là đem tâm nghiêm túc ấy vào trong đời sống thường nhật... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
13/01/2012(Xem: 10989)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩmcúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu,sắc đẹp, an vui và sức mạnh(1). Theo cách hiểu truyền thống thì sốnglâulà sự đạt thành Tứ thần túc; sắc đẹplà sự nghiêm trì giớiluật; an vuilà thành tựu Tứ thiềnvà sức mạnhlàthành tựu Ngũ lực... Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
13/01/2012(Xem: 8613)
Không biết Tết có từ bao giờ vàbắt nguồn từ đâu, nhưng đúng là Tết có một cái hồn. Dù sống ở đâu và làm gì,người Việt trên khắp thế giới ít ai không rạo rực mỗi khi Tết về. Tết cũng là ngày hội lớn của cả nước đã có từ ngàn xưacho nên cái hồn của Tết cũng là một phần cái hồn của đất nước. Trong Tết có mùivị đất và nước của quê hương... Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
12/01/2012(Xem: 8595)
Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới,thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cảngười ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốtđẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngàycuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cáimới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?... Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
12/01/2012(Xem: 11600)
Xưng là Tứ Thiên Vương bởi vì bốn vị Thiên Vương này ở bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Tứ Đại Thiên Vương là thần tướng của vua trời Đế Thích, ở núi Kiền Đà La...
11/01/2012(Xem: 8644)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ bi và Trí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
09/01/2012(Xem: 13848)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn,khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau. Loài thúcũng biết tổ chức theo từng đàn để bảo vệ cho nhau. Chúng cũng có cảm xúc âu yếm, đùa giỡn bên nhau, đó làsự biểu lộ hạnh phúc của chúng. Nhưng chúng không biết tư duy, vì vậy chúng vẫnlà loài thú...
08/01/2012(Xem: 13617)
Lần đầu tiên, khi con trai tôi nói muốn đi tu, tôi rất ngạc nhiên. Đó là một buổi sáng chủ nhật, đầu xuân, khi chúng tôi như lệ thường đang trên đường đến thiền viện. Năm học mới sắp khai giảng, và nó sửa soạn vào lớp Ba. Khi đang đi với nhau, nó bỗng ngước lên nhìn tôi và nói: "Cha, làm ơn xin với Thầy dùm con". Đó là lần đầu tiên con trai tôi hỏi xin một điều gì giống như thế. Thường nó chẳng nói gì, trừ khi được hỏi đến. Mà hình như ý nghĩ muốn xuất gia không phải vừa chợt thoáng qua đầu nó. Tôi có cảm tưởng như nó đã nghiền ngẫm về điều đó một thời gian, và bây giờ mới nói ra.
07/01/2012(Xem: 9173)
Từ tháng 6-2012, Liên Hiệp Quốc lấy ngày 20-3 làm ngày Quốc tế hạnh phúc. Năm 2014, lần đầu tiên ngày Quốc tế hạnh phúc được tổ chức ở Việt Nam với chủ đề "Yêu thương & chia sẻ". Hạnh phúc là điều ai cũng hướng tới, tìm kiếm, mỏi mong có được. Và, hạnh phúc, đối với mỗi người hoàn toàn không giống nhau, cách gọi tên hạnh phúc khác nhau do hoàn cảnh sống sai biệt và do cách nhìn về cuộc sống không như nhau.
07/01/2012(Xem: 6761)
Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn chịu để vượt qua.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]