Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Tuổi thơ

27/11/201311:33(Xem: 19231)
03. Tuổi thơ

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An


3. Tuổi thơ




Việc phải sống xa ông bà nội của tôi đã xảy ra một cách bất ngờ. Năm 1905, ông nội mua một nông trại ở Guyahu (cũng được gọi là Tanantwan), cách Tsongkha khoảng bảy mươi lăm cây số. Ở đây nguyên là một vùng Hồi Giáo, sau khi người Hồi Giáo gây chiến tranh với người Trung Hoa, họ đã bị đánh đuổi ra khỏi xứ này, và lúc đó ông nội tôi mua nông trại này. Khi trở về Tsongkha, ông nội cho các con biết về việc mua đất của mình và hỏi ai muốn tới sống ở đó. Hai người em của cha tôi không muốn đi tới đó vì họ không thích sống chung với người Hồi Giáo, vì vậy cha mẹ tôi tình nguyện tới sống ở Guyahu.

Tôi không nhớ gia đình tôi đã di chuyển như thế nào vì lúc đó tôi mới được năm tuổi. Tôi chỉ nhớ là tôi thích đi tới chỗ ở mới của mình, vì đó là một trải nghiệm mới mẻ và tôi thích được nhìn thấy những gì mới lạ. Tôi thích nơi mình đã ra đời nhưng tôi không cảm thấy có một chút nhớ tiếc nào cả. Đó là thời thơ ngây và vô tư lự của tôi.

Guyahu là xứ sở đẹp đẽ, không khác làng Churkha nhiều, khoảng cách giữa hai nơi này không xa lắm, chúng tôi có thể đi qua lại bằng ngựa trong khoảng từ ba đến năm tiếng đồng hồ. Phương tiện giao thông trong thời đó chỉ có ngựa, xe ngựa, hay xe bò. Chúng tôi đi tới Guyahu với tám hay chín người hầu, một đàn dê, mấy người chăn gia súc, y phục, lương thực và những vật dụng cần thiết nhất.

Tôi rất đau lòng khi phải xa ông bà nội, nhưng ông nội đã thường đến thăm chúng tôi. Ông thích ngựa, vì vậy ông nắm lấy mọi dịp để cưỡi ngựa đi thăm người thân và bạn bè. Khi ra về ông hay nhắc nhở căn dặn Mẹ tôi "Doma Yangzom à, đừng cho mấy đứa nhỏ đi ra ngoài, mà phải giữ chúng ở trong sân, trong vườn, kẻo chó sói bắt chúng ăn thịt". Người ta nói đã có những vụ chó sói bắt trẻ con mang đi. Dù sao chúng tôi cũng là con gái nên rất ít khi được đi chơi bên ngoài, ngoại trừ ở trong sân. Cha mẹ tôi rất nghiêm khắc với các con.

Liên hệ giữa anh chị em thân mật và nồng ấm, với các anh em trai thường giữ vai trò các "ông bố nhỏ". Liên hệ giữa anh em trai và chị em gái thì đặc biệt dịu dàng, với một chút cảm giác buồn vì chị và em gái sẽ đi lấy chồng. Anh em trai cũng có bổn phận giúp chị, em gái có tuổi thơ sinh động và phóng khoáng để người chị hay người em gái có thể mang theo những ước mộng của mình đi vào tuổi trưởng thành.

Tôi có ba anh em trai. Anh tôi và vợ con ở cùng với gia đình. Một em trai của tôi chết vào năm mười tuổi. Khi em trai thứ hai của tôi ra đời, cha mẹ tôi tới hỏi một vị lạt ma là cậu ta sau này sẽ là một tu sĩ hay người tại gia. Vị lạt ma khuyên cha mẹ tôi cho cậu ta sống ở một tu viện, vì nếu sống ở nhà, cậu ta sẽ chết yểu. Người ta rất tin tưởng vị lạt ma này, vì vậy cha mẹ tôi quyết định cho em trai tôi đi tu ở tu viện Kumbum.

Tôi rất thân với người em trai này, vì biết rằng cậu ta sắp rời nhà để đi tu nên tôi dành nhiều tình cảm cho cậu ta hơn là cho những người khác. Thật vậy, khi thấy một anh chị em nào khác cãi nhau với cậu ta, tôi tức khắc chạy đến bênh vực cậu ta. Khi cậu ta rời nhà, cha mẹ tôi thường tới tu viện để thăm viếng và cậu ta cũng thường về thăm gia đình.

Đa số các gia đình Tây Tạng cho một con trai đi tu, trừ những gia đình có ít con trai, phải ở nhà để làm công việc đồng áng. Những gia đình nghèo thường cho con trai nhỏ tới sống ở chùa vì nuôi con trai ở nhà cho đến khi trưởng thành rất tốn kém. Ở Tsongkha người ta không nghe nói có ai cho con gái đi tu, mà cũng không có chùa nào trong vùng dành cho người nữ. Ở Lhasa, nhiều nhà cho con gái đi tu, một số vì lý do kinh tế, khi cha mẹ thấy việc nuôi con gái rồi gả chồng là nặng nhọc.


Một góc của làng Amdo, nơi sinh của Bà Diki Tsering

Sau khi gia đình dọn tới Guyahu, tuổi thơ của tôi đã chấm dứt, cuộc đời của tôi đi vào một giai đoạn mới. Không có thời gian để chơi đùa, tôi được cha mẹ tôi dạy về thế giới phụ nữ và về gia chánh để sửa soạn lấy chồng. Trong thời đó ở tỉnh Amdo, con gái phải làm nhiều việc trong nhà, dù còn khá nhỏ tuổi theo tiêu chuẩn Tây Phương, mới sáu hay bảy tuổi. Tôi phải học làm mì sợi, pha trà, và nướng bánh mì cho cả nhà. Năm bảy tuổi tôi phải đứng trên một cái ghế để có thể trộn bột bánh mì trên cái bàn cao ở trong bếp.

Ở phía sau nhà chúng tôi là sân và vườn có tường dầy và cao bao quanh. Khi cha mẹ tôi đi làm ở ngoài đồng, tôi phải ở nhà để sửa soạn bữa ăn trưa. Khi ra khỏi nhà, cha mẹ tôi gài chốt cửa ở bên ngoài. Lúc còn nhỏ chúng tôi đã được dạy phải quét dọn nhà cửa. Nếu chúng tôi không tắm rửa sạch sẽ thì cha mẹ tôi sẽ bảo "Tại sao con lại rửa mặt cứ như là con mèo lấy chân rửa mặt vậy?".

Ngoài nấu ăn và quét dọn, mẹ tôi còn dạy tôi may vá, thêu thùa. Ở Amdo, đàn bà con gái mà không biết thêu quần áo và giày vải thì thật là nhục nhã. Năm mười hai tuổi tôi đã biết may quần áo cho mình và cho các anh em.

Mẹ tôi rất giỏi việc kim chỉ. Khi tám đứa con gái đi lấy chồng, mẹ tôi tự tay may quần áo cho tất cả, không cần ai giúp đỡ. Không ai nhờ thợ may quần áo cho mình. Dù gia đình có bao nhiêu người và bao nhiều quần áo, giày và nón phải may, tất cả đều được người trong nhà tự may lấy.

Vào năm 1907 con gái chỉ được giáo dục như vậy. Thời đó không ai nghe nói con gái đi tới trường để học đọc, học viết. Con trai phải làm việc ở ngoài đồng ruộng. Nếu gia đình khá giả và có nhiều con trai thì họ sẽ được đi học. Trường học ở khá xa nhà của chúng tôi, ở quận Tsongkha, vì vậy anh và các em trai của tôi không đi học. Các trường học ở đây dạy tiếng Tây Tạng, tiếng Amdo, tiếng Trung Hoa và thổ ngữ Tsongkha. Cha tôi đã được học căn bản trong bốn năm nên biết đọc, biết viết.

Chúng tôi cũng được dạy tụng kinh cầu nguyện. Khi chúng tôi ở cùng với ông bà nội, vào mỗi buổi tối, ông nội tập hợp chúng tôi lại để tụng kinh. Sau khi dọn đến Guyahu, gia đình tôi vẫn tiếp tục duy trì việc này. Chúng tôi cùng nhau tụng kinh và lần chuỗi hạt trong một giờ hay hai giờ đồng hồ. Bà nội tụng kinh mỗi buổi sáng ở bàn thờ gia tiên, sau khi thắp đèn bơ và cúng các vị thần, sau đó Bà đi kinh hành ở ngoài sân, vừa đi vừa niệm chú và lần chuỗi. Nếu đang làm việc ở ngoài đồng mà trông thấy các vị Lạt Ma, chúng tôi tức khắc sụp lạy dưới đất ba lần. Là nông dân, chúng tôi không thông hiểu nhiều về giáo lý, nhưng chúng tôi có tín tâm lớn.

Ý kiến bạn đọc
18/12/201505:59
Khách
Tôi là Đức Lạt Ma 15, hiện đang sống tại Úc, năm nay 22 tuổi. Tôi sẽ chính thức làm việc khi đức Lạt Ma 14 qua đời.
Tên tôi là Bồ Tát Hạnh Nhơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/02/2018(Xem: 7665)
Ai trong chúng ta cũng có mong muốn biến ước mơ thành hiện thực. Có thể bạn đang mơ về một chuyến du xuân nơi vùng núi bao la ngày Tết hay ước mơ có được một cái tết đoàn viên thật đầm ấp và no đủ. Nhưng ở ngoài kia, cũng có những người chỉ mong ước giản dị thôi, … được một lần tắm táp sạch sẽ, rồi cắt tóc, cạo râu.
14/02/2018(Xem: 11021)
Đời người trong khoảng một trăm năm Nghèo khó giàu sang chết cũng nằm Giành giựt bao nhiêu buông xả hết Hơn thua cho lắm chẳng ai thăm Lâu không “biết đủ” đời khốn khổ “Ít muốn” giúp ta ít lỗi lầm Ý nghĩa cuộc đời nên tạo dựng Sẻ chia đạo đức sáng trăng rằm
13/02/2018(Xem: 6403)
Nên lưu ý, đường đời không đơn giản hai chiều như ta tưởng. Cho nên, lúc khởi tâm tu hành đừng mong mọi sự như ý mà cầu cho những gì đến với ta dù sướng hay khổ, đến mau và qua mau. Cái điều mà tôi muốn trình bày ở trên, nó đồng với ý tâm kinh dưới đây nhưng căn tánh thì trái ngược. Như nhiều thiện tri thức đã y tâm kinh giải nghĩa, các Ngài dù có thể hiểu nhưng khó giải cho thấu đáo cho nên càng cố giảng càng thêm tối nghĩa, thiết tưởng tôi không cần phải làm cho nó thêm tối thui như mực nữa? Theo tôi cái phương trình linear mantra này của Tâm kinh còn thiếu nhiều ẩn số. Cái công thức hình học phẳng này chỉ đúng trong không gian 2 chiều. Nó cần phải bổ khuyết cho phù hợp với trí tuệ của thế hệ bây giờ. "Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha."
11/02/2018(Xem: 7118)
Tâm ý cân bằng hay tâm ý bất bình thường có ảnh hưởng rất quan trọng đến sức khỏe con người. Khoa học và y khoa đã chứng minh tâm thần bất an làm bất quân bằng lượng hormones (imbalance hormones) đưa đến tổn thương cho cơ thể. Giải thưởng Nobel về sinh học, Elizabeth H. Blackburn đã cho biết: con người muốn sống lâu trăm tuổi thì ăn uống điều độ chiếm 25%, những yếu tố khác chiếm 25%, nhưng tâm lý cân bằng chiếmtới 50%!
06/02/2018(Xem: 8253)
Trong những thời rất xa xưa, lặng lẽ tu hành trong am vắng góc rừng được khuyến khích. Đó là những thời rất xa xưa… khi Kinh Phật ghi rằng “…đi tới góc rừng, tới gốc cây, hay tới một lều trống, nhà sư ngồi quán chiếu…” Trong thế kỷ của chúng ta, không còn bao nhiêu rừng, không còn bao nhiêu cội cây vắng để có thể tới ngồi. Và khi ngồi ở phố thị, bất kể ở một góc phố Bolsa tại Quận Cam, hay trong Phố Tàu New York, một nhà sư cũng không thể tách rời với những gì bận rộn ồn ào được thấy, được nghe chung quanh. Nghĩa là, không thể tách rời xã hội nổi trong thời này. Đó là chưa kể tới trường hợp, khi mang hạnh nguyện dấn thân phục vụ.
06/02/2018(Xem: 8032)
Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng “trả lương” cho các con Thái Hà Books măng non vì chép và thuộc kinh Vu lan báo hiếu Tôi là một cô gái học trường đại học nông nghiệp, ấy thế mà lại mê sách vô cùng. Tôi rất thích đọc sách và đã xin vào công ty sách Thái Hà thực tập. Để rồi tôi được giữ lại làm việc và đã làm được mấy năm rồi. Hôm nay tôi muốn chia sẻ một câu chuyện hay và thấm đẫm trí tuệ và yêu thương ở công ty chúng tôi. Chuyện này tuy nhỏ nhưng ý nghĩa rất lớn và tác động đến rất nhiều người, kể cả người lớn. Tôi ngồi gõ lại để mong có nhiều cơ quan, nhà trường, doanh nghiệp và gia đình nghiên cứu để học theo. Chuyện là một tháng trước, cả công ty nhận được thông báo qua email của Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Thái Hà Books rằng thầy quyết định “trả lương” cho các con của các bố các mẹ Thái Hà Books chép kinh Vu lan báo hiếu. Thầy Hùng muốn các con chép để hiểu lời kinh, muốn các con hiểu lời dạy của Đức Phật để yêu quý và biết ơn bố mẹ mình. Thầy muốn các con thành
30/01/2018(Xem: 11257)
Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu và quý vị hảo tâm Từ thiện. Trong tâm niệm hành thiện: '' Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật '', hôm nay (29 .Jan-2018) chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo vùng núi Khổ Hạnh Lâm , Nalanda & khu vực lân cận Bồ Đề Đạo Tràng, thành Già Da- Gaya tiểu bang Bihar India. Xin chia sẻ cùng quí vị một vài hình ảnh tường trình.
19/01/2018(Xem: 9183)
Vẻ đẹp vừa nên thơ, vừa dân dã của những ngôi làng bập bềnh trên sông nước luôn làm nao lòng khách du lịch. Dưới đây là 10 ngôi làng nổi tuyệt đẹp trên thế giới. 1. Làng Ko Panyi, Thái Lan Ko Panyi là một ngôi làng đánh cá ở tỉnh Phang Nga, Thái Lan. Ngôi làng gồm 200 gia đình sống trong các ngôi nhà được xây trên những cột trụ lớn. Mặc dù lượng khách du lịch tăng đáng kể thời gian gần đây, người dân ở Ko Panyi vẫn sống chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp đánh bắt hải sản bởi khách du lịch chỉ đến nhiều vào mùa khô. Đặc biệt, ngôi làng còn có hẳn một sân bóng đá. Bắt đầu từ mùa World Cup 1986, cư dân trong làng đã xây dựng sân bóng từ những mảnh gỗ và bè đánh cá cũ để làm chỗ vui chơi cho lũ trẻ.
18/01/2018(Xem: 11085)
Cậu bé vô gia cư và tấm bằng ĐH Harvard. Chỉ có một bàn tay với 2 ngón tay, Sơn đã bắt đầu hành trình của một đứa trẻ vô gia cư không biết đọc biết viết, rồi trở thành sinh viên trường đại học danh tiếng bậc nhất thế giới.
16/01/2018(Xem: 6432)
Qua Giáo Lý Duyên Khởi của đạo Phật thì mọi vấn đề xảy ra trên cõi đời này đều do nhiều nhân nhiều duyên họp lại mà thành, để rồi sau đó cũng do nhiều nhân nhiều duyên mà nó biến đổi thành cái khác. Nhìn chung, con người sinh ra đời không ai giống ai. Có người sinh ra mang một hình hài cân đối xinh đẹp. Có người sinh ra đầy đủ sáu căn như mọi người, nhưng không có nét đẹp xuất sắc. Cũng có người sinh ra không được may mắn vì thiếu mất căn này, hay căn nọ. Có người sinh ra thông minh, hoạt bát, lanh lợi, nhưng ra đời lại thất bại lên thất bại xuống. Có người sinh ra trông khù khờ, chậm chạp nhưng lại dễ dàng thành công dù không tranh giành đoạt lợi. Có người sinh ra trong một gia đình giàu có, nhưng lại có người cả đời sống trong cảnh nghèo khổ. Thử hỏi do đâu mà lại có nhiều tình trạng khác biệt như thế?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]