Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

25. Chuyện Chim Cút, Chuyện Khỉ Vượn

26/11/201320:45(Xem: 34013)
25. Chuyện Chim Cút, Chuyện Khỉ Vượn
mot_cuoic_doi_tap_4
Chuyện Chim Cút,
Chuyện Khỉ Vượn


Hết mùa mưa, những con chim trong khu rừng này chuẩn bị cất cánh tung bay thì gia chủ thương buôn Udaya phương xa trở về. Ông vô cùng hối hận không cung cấp, hộ độ vật thực như lời thỉnh cầu, để cho đức Phật và tăng chúng bị đói suốt mấy tháng qua.

Thấy đức Phật và tăng chúng ai cũng an nhiên và thanh thản không trách cứ ông lấy một câu, ông mới cảm thấy rõ ràng, giáo pháp thoát khổ đã lặn sâu vào trong những con người kỳ diệu này. Nó còn tỏa ra nơi dung sắc, nơi thái độ, nơi cử chỉ khiến cho không gian môi trường, chỗ họ sống, ở, nơi nào cũng ấm áp, mát mẻ và thanh bình.

Ông chảy nước mắt khi quan sát đức Phật và tăng chúng sống qua suốt mùa mưa ở dưới những cội cây không có cả một tiện nghi tối thiểu! Những bài pháp chân thực và sống động đang diễn ra trước mắt khiến ông quỳ sụp xuống, đảnh lễ và xin sám hối một lượt nữa. Sau đó, ông trân trọng thỉnh mời đức Phật và hội chúng đến tại tư gia để ông được đặt bát cúng dường vào ngày mai.

Đức Phật im lặng nhận lời. Đêm lưu trú cuối cùng ở đây, đức Phật giảng nói cho chư tăng nghe, là chư Phật quá khứ thường cho làm những cuộc lễ trước khi vào mùa an cư và sau khi hết mùa an cư. Nay vì một bộ luật đầy đủ chưa hình thành, vì nó sẽ từ từ hình thành trên lộ trình du hóa, nên chư tăng chỉ cần ngồi chồm hổm bên nhau, từng hai vị một để sám hối những tội mà mình đã vi phạm do thân khẩu ý bất tịnh, do cố ý hay do vô tình. Vị nhỏ hạ sám hối với người cao hạ và ngược lại, giống như mỗi tháng hai kỳ tại các tịnh xá.

Hôm sau, ông bà-la-môn Udaya-Verañjā và gia đình tổ chức một buổi cúng dường trọng thể với vật thực thượng vị trân quý. Hai vị đại đệ tử nhắc chừng mọi người nên thọ dụng chừng mực, vừa phải vì dễ sinh tháo dạ hoặc bội thực vì vừa trải qua nhiều tháng “bụng không ruột trống”!

Thấy ai nấy thọ thực đã xong, ông bà-la-môn quỳ xuống dâng cúng đức Phật một bộ tam y quý giá và chư tăng năm trăm vị là năm trăm bộ y như thế. Đức Phật thuyết một thời pháp khích lệ, trấn an, tăng trưởng đức tin cho toàn thể mọi người trong gia đình rồi cùng với hội chúng lên đường.

Lần này đức Phật đi chậm hơn, như đi để thư giãn, nghỉ ngơi vì ai cũng đeo mang thêm một bộ y mới, nặng và vì vừa ăn no. Thấy thị giả Meghiya ôm mang đồ đạc khá nhiều, tôn giả Ānanda sớt bớt cho ông ta một ít.

Đức Phật không trở lại khu rừng cũ mà theo bờ bắc con sông, đi mãi, đi mãi. Nhờ sau mùa mưa, đất trời mát mẻ, đức Phật và hội chúng như vừa đi vừa du ngoạn. Lộ trình có vẻ xa xôi này, đức Phật không ghé Soreyya, Saṅkassa, Kaṇṇakujja(1)mà tại bến Payāgatittha, ngài qua sông Gaṅgā rồi xuống Bārāṇasī.

Trên đường đi hoặc tại những chỗ dừng chân, đức Phật thường có một số pháp thoại tạo ấn tượng sâu đậm trong lòng chư tỳ-khưu trẻ. Ví như hôm ấy, lúc đi qua một đám đất mới cày, thấy có mấy con chim cun cút nô đùa, rượt đuổi nhau, đức Phật quay sang hỏi Rāhula:

- Này Rāhula! Mấy con chim cun cút kia trông có vẻ bình yên, thoải mái quá nhỉ?

- Tâu vâng!

- Tại sao chúng có được sự bình yên và thoải mái ấy, Rāhula có biết không?

- Vì đấy là quê hương, là trú xứ của gia đình chúng, bạch đức Thế Tôn!

- Là trú xứ của chúng! Hay lắm! Đức Phật khen ngợi như thế rồi nói tiếp - Rāhula biết không? Thuở xưa, ở ngọn đồi trước mặt, có một con cun cút bị một con chim ưng cái vồ bắt, nó than khóc như sau: “Ôi! Thật là đau xót cho tôi, là bất hạnh cho tôi, khi tôi đã không biết nghe lời cha khuyên, mẹ dạy! Nếu tôi mà nghe lời cha mẹ dạy bảo thì bà làm sao mà chụp bắt tôi được?” Chim ưng cái nghe vậy, ngạc nhiên hỏi: “Thế cha mẹ ngươi dạy làm sao?” Chim cút đáp:“Đừng có đi chơi xa, này con! Lúc nào cũng chỉ nên quanh quẩn nơi quê hương của mình, nơi trú xứ của mình thì suốt đời con sẽ được an toàn!” Chim ưng cái bất giác tò mò:“Vậy thì quê hương của ngươi, trú xứ của ngươi ở đâu, có thể chỉ cho ta xem với không?” Chim cút đáp:“Nơi chỗ đám đất vừa mới cày kia là chỗ an toàn của tôi đó!” Chim ưng cái nói:“Thôi được rồi! Nếu ta thả ngươi tại đám đất mới cày ấy, ngươi sẽ được an toàn chăng?” Chim cút gật đầu mạnh mẽ:“Nhất định rồi! Không những tôi sẽ được an toàn mà tôi còn có khả năng thách đấu ngang tài, ngang sức với bà nữa đó!” Nghe chọc tức, với sức vóc như thế mà đòi đánh, đòi đấm, chim ưng cái mang chim cút thả xuống đám đất mới cày:“Hãy đi, này oắt con! Lần này ta sẽ không tha mạng cho ngươi nữa đâu! Mày chạy đằng trời, ta cũng vồ chụp được!” Khi được thả ra, chim cút đứng trên một hòn đất cao, cất giọng thách thức: “Này bà! Có gan thì hãy đến đây! Hãy chiến đấu với ta!” Tức giận tràn hông, chim ưng cái lấy tất cả sức mạnh bình sinh, xếp xuôi đôi cánh rồi lao vút xuống mô đất. Trong lúc ấy, con chim cút khôn ngoan đã vội lẻn xuống, núp sâu dưới một khe đất. Thế là do sức lao quá mạnh, chim ưng cái va phải hòn đất cứng, bị bể ngực và chết liền tại chỗ!

Kể chuyện xong, đức Phật ngồi nghỉ dưới một cội cây rồi kết luận:

- Này chư tỳ-khưu! Con chim cun cút vì đi ra khỏi phạm vi giới hạn của mình, không phải là chỗ của mình, là chỗ của người khác, không phải là hành xứ của mình, trú xứ của mình nên sẽ gặp nhiều hiểm nguy, bất trắc. Chính đám đất cày mới là quê hương, là ngôi nhà cha mẹ, là trú xứ an toàn của con chim cun cút.

Cũng vậy, nơi chỗ không an toàn, nơi chỗ nhiều bất trắc, hiểm nguy của những tỳ-khưu sống trong giáo pháp của Như Lai chính là phố thị, làng mạc, thôn ấp, chợ búa, nơi có những sắc tướng, những âm thanh, những mùi vị... hấp dẫn, mê ly, khả ái, khả lạc... Chỗ ấy là mồ chôn tỳ-khưu, là vực thẳm của tỳ-khưu, là nguyên nhân khổ thú, đọa xứ của tỳ-khưu! Vậy hãy trở về núp trốn nơi trú xứ của mình, quê hương của mình, ngôi nhà cha mẹ của mình. Ấy là tinh tấn, chánh niệm và tỉnh giác. Ấy là tứ niệm xứ, là quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp, này chư tỳ-khưu!

Bài thuyết giáo của đức Phật gây những xúc động cực mạnh. Chợt nhiên, ai cũng có cảm giác là mình phải sống đời thu thúc, gìn giữ thân khẩu ý nhiều hơn nữa, đừng lỡ dại rong chơi vào nhưng nơi chốn không phải là của mình.

Chưa thôi, khi dừng chân tại một ngôi rừng có nhiều khỉ vượn, có bóng dáng, dấu tích của người thợ săn qua lại, đức Phật lại kể chuyện khác:

- Này chư tỳ-khưu! Có một loại bẫy sắt cột chặt vào gốc cây, bên trong, thợ săn đặt những mồi ăn thơm ngon cùng một loại nhựa đặc chế để bẫy khỉ vượn. Chú khỉ, vượn nào khôn ngoan, ít tham ăn, thì nó đứng quan sát một hồi, thấy có vẻ hiểm nguy thì nó tránh xa. Còn chú vượn khỉ nào ngu si, tham ăn, thấy thức ăn ngon là thò tay vào chụp, thì bàn tay liền bị dính vào đấy. Nó nghĩ:“Ta sẽ gỡ bàn tay ra”. Thế là bàn tay thứ hai bị dính luôn.“Ta sẽ gỡ cả hai bàn tay”. Nó giơ bàn chân vào nắm lấy, thế là cái chân cũng bị dính. Nó lấy bàn chân còn lại để gỡ thì cái chân kia cũng bị dính luôn. Cuối cùng, nó dùng miệng thì cái miệng nó cũng cùng chung số phận...

Này chư tỳ-khưu! Thế là chú khỉ, vượn ngu si, tham ăn kia bị dính một lúc năm chỗ, rơi vào bất hạnh, rơi vào thống khổ, nằm thành một đống, một cục, giao phó sanh mạng mình cho thợ săn muốn làm gì đó thì làm. Nó rên rỉ, nó than khóc, nó hối hận mình đã si mê, ngu dại tham ăn nhưng đã muộn rồi! Người thợ săn lấy dây túm buộc nó, mang về nhà, đâm chết nó rồi nướng nó trên đống than củi cháy lèo xèo, trở thành món ăn thích khẩu cho vợ chồng, con cái gia đình người thợ săn!

Cũng vậy, này chư tỳ-khưu! Hãy sống với trí tuệ để nhìn ngắm mọi sự, mọi vật. Hãy dè chừng những hiểm nguy, những bẫy sập đến từ thế giới sắc tướng, âm thanh... cùng những vị ngon, vị ngọt của chúng. Bao giờ cũng thấy biết như thật rằng vị ngọt là nguy hiểm, vì là nguy hiểm nên phải lìa khỏi chúng! Chớ để dính vào năm chỗ là sắc, thanh, hương, vị, xúc, vùng vẫy không được rồi nằm ở đấy thành một cục, một đống để cho ma vương túm lấy, buộc dây mang đi.

Hãy viễn ly tham. Hãy tinh tấn, chánh niệm và tỉnh giác. Hãy trở về nơi quê hương của mình, trú xứ của mình, nơi ngôi nhà an ổn, an toàn của cha mẹ mình, ấy là tứ niệm xứ, là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm và niệm pháp vậy!



(1)Theo ngài Huyền Tráng - từ Saṅkassa đến Kaṇṇakujja dài khoảng 200 dặm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/06/2016(Xem: 9170)
Từ vô thuỷ, thiên nhiên đã hiện hữu. Mẹ thiên nhiên đã đến trước loài người hàng triệu năm. Con người cần thiên nhiên cho sự sống còn của mình, nhưng rất tiếc là con người đã và đang tàn phá nó—trực tiếp hủy hoại bản thân mình và những thế hệ kế thừa. Trái đất Mẹ là nơi chúng ta đang sinh sống và không còn hành tinh nào khác để chúng ta được sống. Chúng ta là “những đứa con” của tự nhiên và vì thế chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ đất Mẹ mà trước hết là tìm ra những giải pháp để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nếu không chúng ta sẽ phải đối mặt với sự khủng hoảng hơn là ô nhiễm môi trường và có thể chúng ta đang trượt vào sự tuyệt chủng. Sống hay không sống trong sự hài hòa với thiên nhiên là lựa chọn duy nhất của con người với Trái đất Mẹ.
10/06/2016(Xem: 9505)
Ngày học ở nước ngoài, cuối tuần tôi rất thích vào nhà thờ nghe các cha giảng( ở Nga, Úc, Mỹ,.. và những nơi tôi học tập và công tác rất ít chùa, và nếu có thì rất ít các buổi thuyết pháp). Phải công nhận là các bài giảng rất hay, rất ý nghĩa. Có nhiều nội dung của các bài giảng tôi nhớ đến tận bây giờ. Từ ngày về Việt Nam tôi may mắn hay được nghe quý thầy thuyết pháp.
08/06/2016(Xem: 6816)
Chuyến đi Việt Nam lần này, ngoài việc làm lễ giỗ cho Mẹ, chúng tôi về Tổ Đình Long Tuyền đảnh lễ Sư Phụ, lễ Giác Linh sư huynh Giải Trọng và thăm quý thầy, ghé Tổ Đình Phước Lâm lễ Phật, đến chùa Bảo Thắng thăm chư Tôn Đức Ni, cũng như đi thăm một vài ngôi chùa quen biết. Như đã dự trù, tôi còn đi miền Bắc để thăm viếng ngôi chùa mà vị Thầy thân quen của tôi T.T Hạnh Bình mới vừa nhận chức Trụ Trì. Khi nghe Thầy báo tin nhận chùa ở ngoài Bắc, tôi có nói: Thầy nhận chi mà xa xôi thế? Nói thì nói vậy, chứ thật ra tôi rất mừng cho Thầy, ngoài tâm nguyện hoằng pháp độ sanh mà hàng trưởng tử Như Lai phải lo chu toàn, Thầy còn có nỗi thao thức đào tạo những lớp phiên dịch cho chư vị Tăng Ni từ Hán ngữ sang Việt Ngữ.
08/06/2016(Xem: 9837)
Nhân dân Việt Nam đánh giá rất tích cực chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam của tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từ 22-25/5/2016, vào thời điểm gần cuối nhiệm kỳ thứ hai của ông ở nhà Trắng. Dùng khái niệm “Cơn sốt Obama”, tôi muốn phân tích bài diễn văn của Tổng thống Obama tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, vào lúc 12 giờ 10 phút, ngày 24/5/2016
01/06/2016(Xem: 13497)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
01/06/2016(Xem: 7181)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Xin thông báo cùng chư Pháp hữu và qúy Phật Tử lịch trình Hoằng Pháp và sinh hoạt tu học với sự chia sẻ của Thầy Tánh Tụê trong tháng 6-2016
01/06/2016(Xem: 9196)
Khi có một con đường trước mặt, mục tiêu tinh thần của cuộc sống, thì dẫu khó khăn trắc trở, gần hay xa; con người vẫn tìm về bến Giác, tinh tấn tu tập, khai sáng u mê. Đó là lý do tôi tham dự khóa Huân Tu Tịnh Độ thứ 11 tại chùa Linh Thứu - Berlin (từ 14 - 20, 3 - 2016). Năm vừa qua, lần đầu tiên tôi tham dự khóa Huân Tu Tịnh Độ tại chùa Linh Thứu - Berlin. Thật ra, hằng năm tôi thường tham dự các khóa Tu học Phật pháp Âu Châu nhiều hơn.
01/06/2016(Xem: 8234)
Không cần chữ nghĩa, không cần giáo. Chỉ cần chỉ thẳng tâm thật, thấy “tánh” của mình là thành Phật. Đây rõ là một đường tu tập với tâm lực cực mạnh, rất ít người có đủ căn cơ để chỉ thẳng vào tâm thật của mình, thấy được bản tánh giác ngộ của mình để thành Phật. Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama chịu thay áo, một chiếc áo đã quá cũ kĩ đối với truyền thống tôn giáo của Ông.
01/06/2016(Xem: 7383)
Tổng thống Obama đã rời Việt Nam đi Nhật Bản với một sứ mệnh khác. Trên các trang mạng, facebook.com… tin tức về ông đã lắng dịu xuống. Về phương diện ngoại giao của đất nước Việt Nam chúng ta trong thời cận đại, chưa có vị nguyên thủ của nước nào khác được vinh dự như Tổng thống Obama trong những ngày qua. Nhân dân của thành phố Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh mừng đón ông, như mừng đón người thân đi xa nhiều năm trở về. Chính ngoại trưởng John Kerry cũng có phát biểu: “Việt Nam có lẽ là nơi người dân chào đón Tổng thống Obama đông nhất”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]