Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

22. Quả Là Vô Vị, Vô Ích, Vô Dụng!

26/11/201320:40(Xem: 33571)
22. Quả Là Vô Vị, Vô Ích, Vô Dụng!
mot_cuoic_doi_tap_4
Quả Là Vô Vị,
Vô Ích, Vô Dụng!


Sớm hôm sau, đức Phật và hội chúng rời khu rừng, phân bố rải rác trong thị trấn Verañjā và các thôn làng để trì bình khất thực. Vào buổi chiều, chư tăng phụ nhau tìm cách che chắn chỗ ở cho đức Phật dưới cội cây nimba hùng vĩ nhất; và riêng mỗi vị cùng kiếm tìm trú xứ rải rác trong rừng cây; sau đó, quét dọn sạch sẽ chỗ tĩnh cư và các lối đi kinh hành. Một số vị lại đi tìm những mương, khe, suối nước. Tuy nhiên, chỉ buổi chiều thứ hai, thứ ba, nhân dân lao động trong vùng hay biết, họ đã tự nguyện mang rựa rìu, cuốc xẻng tìm đến phụ giúp việc này, việc kia. Thế là những nơi vệ sinh tiêu tiểu được hình thành. Họ còn biếu tặng một số lu ghè đựng nước. Do ngại sắp đến mùa mưa, nhân dân còn đi sâu trong rừng kiếm cây, kiếm lá để làm những tấm che lợp ngăn mưa...

Thị giả Meghiya và Rāhula ngày nào cũng sửa sang, chăm lo chỗ này chỗ kia chung quanh cội đại thụ nimba cho tươm tất, sạch đẹp, là chỗ đức Thế Tôn nghỉ, tọa thiền hoặc kinh hành.

Tuy nhiên, nhìn chung, “tiện nghi” trong rừng như vậy là tốt nhất rồi. Và đời sống ấy quả thật là đơn giản như hươu nai trong rừng, chẳng phiền ai mà cũng chẳng có ai làm phiền họ.

Chỉ vài ba hôm, cả một vùng dân cư, nhất là giới bà-la-môn gia chủ đã xôn xao, bàn tán về sự có mặt của đức Phật và chư đệ tử của ngài. Dân chúng thì hân hoan đặt bát cúng dường còn giới bà-la-môn thì nghi kỵ, lắng nghe, thăm dò.

- Có phải sa-môn Gotama là một vị Phật, một vị đại A-la-hán thật sự chăng?

- Nghe nói ông ta vô lễ, ngã mạn lắm! Ông ta chẳng thèm thưa gởi, chào hỏi bất cứ ai, chứ đừng nói đứng dậy, tiếp rước...

- Nghe nói giáo pháp của vị ấy đi ngược với sự sống, với chủ thuyết bất hành động gì đó, chưa biết hư thực ra sao!

Bà-la-môn Udaya(1)là một gia chủ giàu có, học thức và uy tín tại thị trấn Verañjā, ghi nhận tất thảy sự bàn tán của mọi người, và ông quyết một lần gặp mặt. Hôm kia, thu xếp xong công việc, ông cùng với một số thân hữu và gia nhân lên xe đến khu rừng cây nimba để diện kiến đức Thế Tôn.

Sau khi chào hỏi xã giao, tìm ngồi nơi phải lẽ, bà-la-môn Udaya vào đề ngay:

- Thưa sa-môn Gotama! Người ta đồn đãi sao thì đúng vậy. Quả là sa-môn Gotama không thèm đứng dậy, không thèm mời chỗ ngồi cao hơn, không thèm mở lời cung đón, tiếp rước những bà-la-môn trưởng thượng, niên cao vào hàng cha chú. Và khi tôi tới đây, sự thực sao thì nó đúng như thế, chẳng phải ngoa truyền, chẳng phải hư truyền.

Đức Phật gật đầu:

- Này Udaya-Verañjā! Không phải chỉ có một Như Lai mà chư Phật ba đời đều như thế. Tất thảy chư Phật ba đời đều không đứng dậy, không mời chỗ ngồi cao hơn, không mở lời cung đón, tiếp rước bất cứ ai trong tam giới.

- Tại sao vậy, thưa sa-môn Gotama?

- Vì tất thảy chư thiên, nhân loại, sa-môn, bà-la-môn, ma vương, phạm thiên, chẳng có ai có được một phần mười sáu giới đức, định đức, tuệ đức so với chư Chánh Đẳng Giác, này bà-la-môn gia chủ!

Nhìn khuôn mặt sáng rỡ như mặt trời, mặt trăng, ngôn ngữ trôi chảy lưu loát, tự tin của đức Phật toát ra một từ lực thu hút bất khả cưỡng, bà-la-môn Udaya rùng mình và chợt cảm thấy như nhỏ bé quá trước con người kỳ lạ này.

Im lặng một lát, ông hỏi tiếp:

- Người ta nói rằng, sa-môn Gotama là một con người “vô vị”, điều ấy phải được hiểu như thế nào?

- Người ta nói không sai đâu, này gia chủ! Đức Phật mỉm cười - Những “cái vị” của sắc, thanh, hương, vị, xúc, Như Lai đã chặt đứt như thân cây thốt nốt cụt ngọn, không còn cái vị nào có thể nẩy mầm, nứt chồi được. Vậy, “vô vị” là đúng! Họ muốn chê trách Như Lai nhưng hóa ra là khen ngợi Như Lai đó, này gia chủ!

- Người ta còn nói sa-môn Gotama không đoàn kết, không thân thiện (sāmaggiya-rasa) với ai hết; nói cách khác, giáo pháp ấy không có vị đoàn kết, không có vị thân thiện nữa?

- Cũng đúng thôi, này gia chủ! Giáo pháp của Như Lai không đoàn kết, không thân thiện với vô minh, tà kiến; không đoàn kết, không thân thiện với hận tâm, với sân tâm, với dục tâm, với hại tâm cùng hằng chục tâm sở xấu ác khác!

- Người ta còn nói sa-môn Gotama chủ trương “vô ích, vô dụng” là nghĩa làm sao?

- Họ lại nói đúng nữa! Không phải Như Lai chủ trương mà do Như Lai thấy như thực. Như Lai thấy như thực rằng: Sắc, thanh, hương, vị, xúc quả là vô ích, vô dụng (nibbhoga). Nếu không thấy biết như thế thì khi “thọ dụng” chúng sẽ sinh ra mê đắm, tham chấp như ruồi dính mủ mít, như chim dính bẫy nhựa thì cựa quậy, vùng vẫy thế nào cũng không thoát ra khỏi tai họa, đau khổ được, có phải vậy không, này gia chủ!

- Thưa vâng, quả thật là thế! Quả thật là cách nói của sa-môn Gotama rất mới lạ, rất ấn tượng. Thế họ còn bảo sa-môn Gotama chủ trương vô hành động (akiriyavāda) nữa? Sao vậy? Tại sao vậy? Trên cuộc đời này có hành động mới có cơm ăn áo mặc, có hành động mới có làng mạc, phố thị, kinh đô... mới có nhân sinh và xã hội...?

- Ừ! Như Lai có nói “không hành động” nhưng nguyên văn như thế này: Thân không làm (akiriya) ác, khẩu không làm ác, ý không làm ác, đơn giản thế thôi! Rồi khi một vị giải thoát trọn vẹn mọi phiền não, tâm vị ấy không còn lăng xăng tạo tác nữa thì được gọi là “vô hành” này gia chủ!

Những câu hỏi sau đó của bà-la-môn gia chủ về tiêu diệt, cắt đứt (uccheda), về ghê tởm, chán ghét (jegucchī), về triệt tiêu, đoạn tận (venayika), về đốt cháy, thiêu hủy (tapassī)(1), về không tái sanh, vô sanh (apagabbha)... đều được đức Phật tuần tự trình bày, giải thích chu đáo tương tợ như thế. Ví dụ: Tiêu diệt, cắt đứt tham sân si; ghê tởm, chán ghét mọi ác niệm, bất thiện pháp; triệt tiêu, đoạn tận mọi lậu hoặc, kiết sử; đốt cháy, thiêu hủy mọi ưu bi, phiền não; không còn sanh trở lại những cảnh giới luân hồi, đau khổ nữa...

Trước mắt người bà-la-môn gia chủ, như một màn mây đen vô tận được vén mở; giáo pháp thoát khổ, tiêu diệt khổ đau, phiền não đã được đức Phật làm cho quang rạng, thông tỏ; mọi nghi nan, ngờ vực, mọi đơm đặt, thêu dệt, bóp méo, xuyên tạc qua cửa tai, cửa miệng của mọi người không còn lý do tồn tại. Ông như được thoát xác, đổi mới. Ông quỳ sụp xuống cạnh bàn chân đức Phật như thân cây đổ.

Sau đó, ông xin được nương tựa Tam Bảo, làm một cận sự nam cho đến trọn đời rồi thỉnh đức Phật và tăng chúng an cư mùa mưa ở đây.



(1)Tên vị bà-la-môn này ở tại thị trấn Verañjā - nên kinh sách thường gọi là bà-la-môn Verañjā.

(1)Nghĩa chính: Nhiệt tình trong đời sống khổ hạnh; sa-môn, đạo sĩ ẩn dật...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2011(Xem: 12102)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
03/08/2011(Xem: 8183)
Thưa các vị Thanh thiếu niên: Mấy hôm trước một cơn mưa to ập đến, con đê vừa mới đắp để ngăn chặn dòng suối ở phía Tây đã sạt lỡ rất nguy hiểm, các vị pháp sư trong học viện đích thân dẫn đại chúng đến đó để sửa sang lại. Việc công quả trong Phật giáo cũng là một pháp tu, cũng là một thời khóa, tham gia công việc khiến cho chúng ta có thể hiểu rõ sự thánh thiện của việc làm, sự vĩ đại của việc phục vụ, từ công việc chúng ta có thể nhận thức được mình là người hữu dụng.
02/08/2011(Xem: 19264)
Cần tảo Già lam địa Thời thời phước huệ sanh Tuy vô tân khách chí Diệc hữu thánh nhơn hành. Dịch nghĩa: Siêng năng quét sạch đất chùa Để cho trí huệ bốn mùa phát sanh Tuy ngày không có khách lành Thánh nhơn thường đến kinh hành nơi đây.
02/08/2011(Xem: 6964)
Giáo lý của đạo Phật tuy rất sâu xa mầu nhiệm nhưng cũng vô cùng thiết thực, gần gũi; tuy nói tánh không, giải thoát, nhưng cũng không rời sự sống của muôn loài; tuy nói hành thiền, quán tịnh, nhưng nhất cử nhất động cũng đều vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Bậc chân tu giác ngộ từ xưa nay chưa từng nghĩ đến việc lìa khỏi chúng sinh phiền não để riêng mình được phần giải thoát. Chính đức Phật Thích-ca cũng từng thị hiện trải qua biết bao khó nhọc, suốt bốn mươi chín năm không một phút nghỉ ngơi để rộng truyền Chánh pháp khắp nơi.
02/08/2011(Xem: 6278)
Tiếp nối mạch chương trình Bố tát, Quá đường tập trung và sinh hoạt thảo luận của Chư Tăng tại Thừa Thiên Huế. Chiều ngày 30.6. Tân Mão (30.7.2011) tại Văn phòng Ban Trị sự GHPG tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi hội thảo, tọa đàm lần thứ 5 mùa an cư 2011 với vấn đề đưa ra thảo luận lài “Cảnh giác mọi âm mưa chia rẻ nội bộ Phật giáo và xâm thực Phật giáo”
01/08/2011(Xem: 13735)
Đã có một thời tôi không biết Phật pháp là gì? Trong ký ức tuổi thơ của mình, Phật pháp là những quyển sách ố vàng, vằn vện những chữ tôi không đọc được, hoặc có đọc được vẫn là những âm tự bí ẩn, xa lạ. Tôi không hề có hứng thú để tìm hiểu về Phật giáo cũng vì những lẽ đó. Nhưng rồi do duyên lành, tôi được những đạo hữu quen và không quen giới thiệu những quyển sách đọc được về Phật pháp. Những quyển sách đã khai tâm cho tôi, đã dẫn tôi những bước chập chững đến với kho tàng Phật pháp. Tôi hiểu ra rằng, Đức Phật đã có đến hàng vạn pháp cho mọi người tùy theo căn cơ của mỗi người.
31/07/2011(Xem: 12149)
Mùa Vu Lan lại về, tôi bồi hồi xúc động. Ai cũng có một người mẹ trong trái tim. Sương mù và mưa ngâu. Nhớ thương và xót xa một cái gì đã mất.
30/07/2011(Xem: 16517)
Tiếng chuông chùa mãi ngân vang, vào lúc buổi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều về, đem theo âm thanh ấm cúng, chan chứa tâm tình, lan rộng ra khắp không gian. Từ bao đời qua, tiếng chuông chùa trở thành nề nếp đẹp của văn hoá tâm linh cho mọi người, với nhịp khoan thai, nhịp nhàng, trong âm vang như chứa những niềm vui, hỷ lạc, một tấm lòng nào đó, khó diễn tả được.
27/07/2011(Xem: 10601)
Tiếp theo hai tập, Nhận thức và Không tánh (2001) và Tánh khởi và Duyên khởi (2003), sách Nhân quả đồng thời lần này thu góp các bài học Phật luận cứu các vấn đề Tồn tại và Thời gian, Ngôn ngữ, Giáo nghĩa, và Giải hành liên quan đến nguyên lý Duyên khởi mà Bồ tát Long Thọ nêu lên trong bài tụng tán khởi của Trung luận, bản tiếng Phạn. Các vấn đề này được tiếp cận từ hai phía, bản thể luận và triết học ngôn ngữ, và được trình bày trong ba Phần: (1) Vô thường, Duyên khởi, và Không tánh, (2) Phân biệt, Ngôn ngữ, và Tu chứng, (3) Tín, Giải, Hành, Chứng trong Hoa nghiêm. Toàn bộ bản văn quyển sách để in PDF (7,1 MB)
27/07/2011(Xem: 8953)
Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn của Đại Sư Thật Hiền, Thật Hiền tôi là kẻ phàm phu Tăng bất tiếu ngu hèn, khóc ra lệ máu cúi đầu kính lạy, đau buồn khẩn thiết thưa với chư đại chúng hiện tiền, cùng với chư thiện nam tín nữ có đức tin trong sạch trong hiện đời. Cúi mong quý vị thương xót, lưu ý một chút mà nghe và xét cho.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]