Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

22. Quả Là Vô Vị, Vô Ích, Vô Dụng!

26/11/201320:40(Xem: 34439)
22. Quả Là Vô Vị, Vô Ích, Vô Dụng!
mot_cuoic_doi_tap_4
Quả Là Vô Vị,
Vô Ích, Vô Dụng!


Sớm hôm sau, đức Phật và hội chúng rời khu rừng, phân bố rải rác trong thị trấn Verañjā và các thôn làng để trì bình khất thực. Vào buổi chiều, chư tăng phụ nhau tìm cách che chắn chỗ ở cho đức Phật dưới cội cây nimba hùng vĩ nhất; và riêng mỗi vị cùng kiếm tìm trú xứ rải rác trong rừng cây; sau đó, quét dọn sạch sẽ chỗ tĩnh cư và các lối đi kinh hành. Một số vị lại đi tìm những mương, khe, suối nước. Tuy nhiên, chỉ buổi chiều thứ hai, thứ ba, nhân dân lao động trong vùng hay biết, họ đã tự nguyện mang rựa rìu, cuốc xẻng tìm đến phụ giúp việc này, việc kia. Thế là những nơi vệ sinh tiêu tiểu được hình thành. Họ còn biếu tặng một số lu ghè đựng nước. Do ngại sắp đến mùa mưa, nhân dân còn đi sâu trong rừng kiếm cây, kiếm lá để làm những tấm che lợp ngăn mưa...

Thị giả Meghiya và Rāhula ngày nào cũng sửa sang, chăm lo chỗ này chỗ kia chung quanh cội đại thụ nimba cho tươm tất, sạch đẹp, là chỗ đức Thế Tôn nghỉ, tọa thiền hoặc kinh hành.

Tuy nhiên, nhìn chung, “tiện nghi” trong rừng như vậy là tốt nhất rồi. Và đời sống ấy quả thật là đơn giản như hươu nai trong rừng, chẳng phiền ai mà cũng chẳng có ai làm phiền họ.

Chỉ vài ba hôm, cả một vùng dân cư, nhất là giới bà-la-môn gia chủ đã xôn xao, bàn tán về sự có mặt của đức Phật và chư đệ tử của ngài. Dân chúng thì hân hoan đặt bát cúng dường còn giới bà-la-môn thì nghi kỵ, lắng nghe, thăm dò.

- Có phải sa-môn Gotama là một vị Phật, một vị đại A-la-hán thật sự chăng?

- Nghe nói ông ta vô lễ, ngã mạn lắm! Ông ta chẳng thèm thưa gởi, chào hỏi bất cứ ai, chứ đừng nói đứng dậy, tiếp rước...

- Nghe nói giáo pháp của vị ấy đi ngược với sự sống, với chủ thuyết bất hành động gì đó, chưa biết hư thực ra sao!

Bà-la-môn Udaya(1)là một gia chủ giàu có, học thức và uy tín tại thị trấn Verañjā, ghi nhận tất thảy sự bàn tán của mọi người, và ông quyết một lần gặp mặt. Hôm kia, thu xếp xong công việc, ông cùng với một số thân hữu và gia nhân lên xe đến khu rừng cây nimba để diện kiến đức Thế Tôn.

Sau khi chào hỏi xã giao, tìm ngồi nơi phải lẽ, bà-la-môn Udaya vào đề ngay:

- Thưa sa-môn Gotama! Người ta đồn đãi sao thì đúng vậy. Quả là sa-môn Gotama không thèm đứng dậy, không thèm mời chỗ ngồi cao hơn, không thèm mở lời cung đón, tiếp rước những bà-la-môn trưởng thượng, niên cao vào hàng cha chú. Và khi tôi tới đây, sự thực sao thì nó đúng như thế, chẳng phải ngoa truyền, chẳng phải hư truyền.

Đức Phật gật đầu:

- Này Udaya-Verañjā! Không phải chỉ có một Như Lai mà chư Phật ba đời đều như thế. Tất thảy chư Phật ba đời đều không đứng dậy, không mời chỗ ngồi cao hơn, không mở lời cung đón, tiếp rước bất cứ ai trong tam giới.

- Tại sao vậy, thưa sa-môn Gotama?

- Vì tất thảy chư thiên, nhân loại, sa-môn, bà-la-môn, ma vương, phạm thiên, chẳng có ai có được một phần mười sáu giới đức, định đức, tuệ đức so với chư Chánh Đẳng Giác, này bà-la-môn gia chủ!

Nhìn khuôn mặt sáng rỡ như mặt trời, mặt trăng, ngôn ngữ trôi chảy lưu loát, tự tin của đức Phật toát ra một từ lực thu hút bất khả cưỡng, bà-la-môn Udaya rùng mình và chợt cảm thấy như nhỏ bé quá trước con người kỳ lạ này.

Im lặng một lát, ông hỏi tiếp:

- Người ta nói rằng, sa-môn Gotama là một con người “vô vị”, điều ấy phải được hiểu như thế nào?

- Người ta nói không sai đâu, này gia chủ! Đức Phật mỉm cười - Những “cái vị” của sắc, thanh, hương, vị, xúc, Như Lai đã chặt đứt như thân cây thốt nốt cụt ngọn, không còn cái vị nào có thể nẩy mầm, nứt chồi được. Vậy, “vô vị” là đúng! Họ muốn chê trách Như Lai nhưng hóa ra là khen ngợi Như Lai đó, này gia chủ!

- Người ta còn nói sa-môn Gotama không đoàn kết, không thân thiện (sāmaggiya-rasa) với ai hết; nói cách khác, giáo pháp ấy không có vị đoàn kết, không có vị thân thiện nữa?

- Cũng đúng thôi, này gia chủ! Giáo pháp của Như Lai không đoàn kết, không thân thiện với vô minh, tà kiến; không đoàn kết, không thân thiện với hận tâm, với sân tâm, với dục tâm, với hại tâm cùng hằng chục tâm sở xấu ác khác!

- Người ta còn nói sa-môn Gotama chủ trương “vô ích, vô dụng” là nghĩa làm sao?

- Họ lại nói đúng nữa! Không phải Như Lai chủ trương mà do Như Lai thấy như thực. Như Lai thấy như thực rằng: Sắc, thanh, hương, vị, xúc quả là vô ích, vô dụng (nibbhoga). Nếu không thấy biết như thế thì khi “thọ dụng” chúng sẽ sinh ra mê đắm, tham chấp như ruồi dính mủ mít, như chim dính bẫy nhựa thì cựa quậy, vùng vẫy thế nào cũng không thoát ra khỏi tai họa, đau khổ được, có phải vậy không, này gia chủ!

- Thưa vâng, quả thật là thế! Quả thật là cách nói của sa-môn Gotama rất mới lạ, rất ấn tượng. Thế họ còn bảo sa-môn Gotama chủ trương vô hành động (akiriyavāda) nữa? Sao vậy? Tại sao vậy? Trên cuộc đời này có hành động mới có cơm ăn áo mặc, có hành động mới có làng mạc, phố thị, kinh đô... mới có nhân sinh và xã hội...?

- Ừ! Như Lai có nói “không hành động” nhưng nguyên văn như thế này: Thân không làm (akiriya) ác, khẩu không làm ác, ý không làm ác, đơn giản thế thôi! Rồi khi một vị giải thoát trọn vẹn mọi phiền não, tâm vị ấy không còn lăng xăng tạo tác nữa thì được gọi là “vô hành” này gia chủ!

Những câu hỏi sau đó của bà-la-môn gia chủ về tiêu diệt, cắt đứt (uccheda), về ghê tởm, chán ghét (jegucchī), về triệt tiêu, đoạn tận (venayika), về đốt cháy, thiêu hủy (tapassī)(1), về không tái sanh, vô sanh (apagabbha)... đều được đức Phật tuần tự trình bày, giải thích chu đáo tương tợ như thế. Ví dụ: Tiêu diệt, cắt đứt tham sân si; ghê tởm, chán ghét mọi ác niệm, bất thiện pháp; triệt tiêu, đoạn tận mọi lậu hoặc, kiết sử; đốt cháy, thiêu hủy mọi ưu bi, phiền não; không còn sanh trở lại những cảnh giới luân hồi, đau khổ nữa...

Trước mắt người bà-la-môn gia chủ, như một màn mây đen vô tận được vén mở; giáo pháp thoát khổ, tiêu diệt khổ đau, phiền não đã được đức Phật làm cho quang rạng, thông tỏ; mọi nghi nan, ngờ vực, mọi đơm đặt, thêu dệt, bóp méo, xuyên tạc qua cửa tai, cửa miệng của mọi người không còn lý do tồn tại. Ông như được thoát xác, đổi mới. Ông quỳ sụp xuống cạnh bàn chân đức Phật như thân cây đổ.

Sau đó, ông xin được nương tựa Tam Bảo, làm một cận sự nam cho đến trọn đời rồi thỉnh đức Phật và tăng chúng an cư mùa mưa ở đây.



(1)Tên vị bà-la-môn này ở tại thị trấn Verañjā - nên kinh sách thường gọi là bà-la-môn Verañjā.

(1)Nghĩa chính: Nhiệt tình trong đời sống khổ hạnh; sa-môn, đạo sĩ ẩn dật...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2012(Xem: 9059)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
15/01/2012(Xem: 10395)
Sự thể hiện đích thực về đờisống của người Phật tử không phải là ngôn ngữ, kiến thức mà là hành động. Tọathiền là quan trọng; giữ tâm điềm tĩnh, lắng dịu và nghiêm túc trong quá trìnhhành thiền là cần thiết, nhưng đấy không phải là nhiệm vụ khó khăn nhất. Nhiệm vụ khó khăn nhất ấy là đem tâm nghiêm túc ấy vào trong đời sống thường nhật... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
13/01/2012(Xem: 11210)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền, sau khi nhận lễ phẩmcúng dường, chư Tăng thường chúc phúc cho Phật tử bằng bốn pháp: sống lâu,sắc đẹp, an vui và sức mạnh(1). Theo cách hiểu truyền thống thì sốnglâulà sự đạt thành Tứ thần túc; sắc đẹplà sự nghiêm trì giớiluật; an vuilà thành tựu Tứ thiềnvà sức mạnhlàthành tựu Ngũ lực... Theo Kinh Tăng Chi, muốn gia tăng tuổi thọ, sống lâu thì phải: làm việc thích đáng, biết vừa phải trong việc thích đáng, ăn các đồ ăn tiêu hóa, du hành phải thời...
13/01/2012(Xem: 8814)
Không biết Tết có từ bao giờ vàbắt nguồn từ đâu, nhưng đúng là Tết có một cái hồn. Dù sống ở đâu và làm gì,người Việt trên khắp thế giới ít ai không rạo rực mỗi khi Tết về. Tết cũng là ngày hội lớn của cả nước đã có từ ngàn xưacho nên cái hồn của Tết cũng là một phần cái hồn của đất nước. Trong Tết có mùivị đất và nước của quê hương... Nếu so sánh với sự nhớ ơn trong đạo Phật thì nội dung nhớ ơn của người Việt rất gần gũi. Bốn ơn trong đạo Phật là ơn Tam bảo, ơn nước nhà, ơn mẹ cha, ơn chúng sanh.
12/01/2012(Xem: 8931)
Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới,thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cảngười ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốtđẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngàycuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cáimới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?... Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.
12/01/2012(Xem: 11883)
Xưng là Tứ Thiên Vương bởi vì bốn vị Thiên Vương này ở bốn hướng Đông Tây Nam Bắc. Tứ Đại Thiên Vương là thần tướng của vua trời Đế Thích, ở núi Kiền Đà La...
11/01/2012(Xem: 9002)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ bi và Trí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
09/01/2012(Xem: 14248)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn,khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau. Loài thúcũng biết tổ chức theo từng đàn để bảo vệ cho nhau. Chúng cũng có cảm xúc âu yếm, đùa giỡn bên nhau, đó làsự biểu lộ hạnh phúc của chúng. Nhưng chúng không biết tư duy, vì vậy chúng vẫnlà loài thú...
08/01/2012(Xem: 13959)
Lần đầu tiên, khi con trai tôi nói muốn đi tu, tôi rất ngạc nhiên. Đó là một buổi sáng chủ nhật, đầu xuân, khi chúng tôi như lệ thường đang trên đường đến thiền viện. Năm học mới sắp khai giảng, và nó sửa soạn vào lớp Ba. Khi đang đi với nhau, nó bỗng ngước lên nhìn tôi và nói: "Cha, làm ơn xin với Thầy dùm con". Đó là lần đầu tiên con trai tôi hỏi xin một điều gì giống như thế. Thường nó chẳng nói gì, trừ khi được hỏi đến. Mà hình như ý nghĩ muốn xuất gia không phải vừa chợt thoáng qua đầu nó. Tôi có cảm tưởng như nó đã nghiền ngẫm về điều đó một thời gian, và bây giờ mới nói ra.
07/01/2012(Xem: 9376)
Từ tháng 6-2012, Liên Hiệp Quốc lấy ngày 20-3 làm ngày Quốc tế hạnh phúc. Năm 2014, lần đầu tiên ngày Quốc tế hạnh phúc được tổ chức ở Việt Nam với chủ đề "Yêu thương & chia sẻ". Hạnh phúc là điều ai cũng hướng tới, tìm kiếm, mỏi mong có được. Và, hạnh phúc, đối với mỗi người hoàn toàn không giống nhau, cách gọi tên hạnh phúc khác nhau do hoàn cảnh sống sai biệt và do cách nhìn về cuộc sống không như nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]