Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Mấy Ông Sư Quậy Phá

26/11/201320:34(Xem: 32497)
18. Mấy Ông Sư Quậy Phá
mot_cuoic_doi_tap_4



Mấy Ông Sư Quậy Phá




Vấn đề ngủ nghỉ tại Trúc Lâm đang yên ổn như vậy thì một hôm, nhóm tỳ-khưu Mettiya và Bhummajakā(1)lặn lội từ phương xa tìm đến. Họ là những người sơ tu, và nói là đệ tử của tôn giả Sāriputta nhưng ai cũng ngờ ngợ và khó chịu khi nhìn thấy cách mặc y, mang bát, đi đứng nói năng của họ còn quá nhiều tục tính.

Chỗ ở tại đại tịnh xá này, tuy là hàng ngàn liêu thất nhưng bao giờ cũng không thừa chỗ. Những nơi tươm tất, chu đáo, yên tĩnh nhất thường để dành cho chư vị trưởng lão tôn túc. Những nơi tương đối đàng hoàng tiện nghi thì để dành cho những vị thâm niên cao hạ. Chỗ khác thì để dành cho những nhóm học chúng kinh, luật, Abhidhamma, thiền định... Chỗ khác nữa là chư khách tăng tôn túc vãng lai. Chỗ còn lại là chư tăng tỳ-khưu hoặc sa-di nội trú để chăm lo mọi Phật sự, tăng sự trong ngoài. Bởi vậy, khi hai nhóm tỳ-khưu Mettiya và Bhummajakā xin chỗ ở, đại đức Dabba Mallaputta và chúng của ngài chỉ có khả năng thu xếp chỗ ở tạm thời thôi. Thế là họ la ó, làm ầm ĩ và huyên náo lên. Dù giải thích thế nào họ cũng đòi chỗ tốt, chỗ tiện nghi hơn.

Thế là chư vị trưởng lão phải xuất hiện để răn đe, nghiêm khắc giáo giới họ mới chịu yên. Đại đức Dabba cũng không chấp trước gì, im lặng cho người quét tước, dọn dẹp, cho sắp đặt thêm những vật dụng thiếu thốn, đáp ứng một số tiện nghi cho họ. Yên ổn được mấy hôm thì phát sanh vấn đề khác cần phải chấn chỉnh.

Các vị sa-di đến trình với đại đức là: Họ thường hay ở mình trần đi đây đi đó. Họ làm nước lai láng trong phòng tắm. Họ đi vệ sinh tiêu, tiểu không dội nước cho sạch. Họ quăng y bẩn bừa bãi trong phòng tắm hơi. Họ kỳ cọ lưng nhau rồi đùa bỡn, cười cợt thô tục. Có đôi vị vẽ hình lên thân thể. Chỗ ngủ của họ, gối kê, tấm đắp được rắc đầy dầu thơm. Họ ngủ chung giường, chung chiếu, chung tấm đắp, hai ba người một chỗ. Họ ăn chung với nhau một bát, uống chung nhau một cốc...

Thế rồi, chư vị trưởng lão như Assaji, Vappa, Nadīkassapa, Gayākassapa, Kāḷudāyi... đã phải họp chúng, đưa ra những điều học trước đây đã từng chế định tại Kosambī để khiển trách, la rầy họ, sau đó đưa ra những hình phạt tương thích.

Vấn đề phức tạp thứ hai là thọ thực. Thường thì nhiều gia chủ trong kinh thành Rājagaha thỉnh chư tăng đặt bát cúng dường tại tư gia. Ngoại trừ những lần cúng dường lớn thì năm trăm vị, một trăm vị còn bình thường thì năm vị, mười vị, hai mươi vị, cũng có đôi nơi hai hoặc bốn vị. Có những thí chủ lại đích thân thỉnh những vị trưởng lão mà họ kính trọng, ngưỡng mộ. Sự sắp xếp, phân bố trì bình mỗi ngày theo yêu cầu của thí chủ cũng là bổn phận của đại đức Dabba Mallaputta. Vị nào không có trong danh sách này thì phải đi khất thực tùy ý trong kinh thành hoặc vùng phụ cận. Tại nhà ăn, chư vị trưởng lão làm nơi nương tựa cho chúng hoặc chư đại đức, tỳ-khưu sống nhiều năm phụ trách những lớp giảng huấn thường được đại đức Dabba cho sa-di dâng thêm bơ, sữa hoặc dầu ăn thơm ngon cho quý ngài.

Nhóm tỳ-khưu Mettiya và Bhummajakā cảm thấy tủi thân. Họ đợi hoài cũng không có ai mời thỉnh tại tư gia. Họ đợi hoài cũng thấy chưa đến phiên mình. Khi đi trì bình khất thực trở về nhà ăn thì chẳng thấy ai dâng cho mình những thức ăn ngon như chư vị trưởng lão, như chư đại đức sống lâu năm ở đây. Bực dọc, tức tối, họ đến gặp đại đức Dabba Mallaputta để chất vấn:

- Tại sao, thức ăn của chúng tôi không có gì cả, lúc nào cũng tầm thường, thô tháo, không có phẩm chất còn những vị khác thì thượng vị nầy, trân vị kia?

- Cũng đúng thôi, này các vị! Đại đức ôn tồn đáp, nhưng âm giọng rắn rỏi, nghiêm túc - Vì đấy là những bậc tôn túc, thâm niên, cao hạ thì phải được kính trọng để dâng đến quý ngài những vật thực tương thích. Chư vị chỉ là những kẻ sơ tu thôi, hãy thấy rõ sự thực như vậy! Chư vị chưa có công đức gì, chưa có phước báu gì, giới đức, định đức, tuệ đức ra sao mà đòi ngồi ngang hàng với chư vị trưởng lão hay sao?

Trong bụng họ giận căm gan, nhưng biết điều ấy đúng với sự thực, lát sau họ chất vấn tiếp:

- Cũng được đi! Nhưng việc đặt bát cúng dường tại rất nhiều tư gia, sao đợi chờ hoài cũng không đến phiên chúng tôi?

- Hãy chịu khó! Hãy kham nhẫn! Sẽ có lúc đến phiên các vị thôi!

Hôm kia, có một gia chủ đến thưa với đại đức Dabba Mallaputta là họ xin được thỉnh thường xuyên bốn vị đặt bát tại tư gia. Suốt sáu hôm như vậy, đại đức tuần tự sắp xếp mỗi ngày bốn vị, bốn vị một cách đều đặn. Ngày nào cũng vậy, những ai thọ bát trở về cũng tán thán ca ngợi là gia chủ kia, cả vợ, cả con, cả gia nhân ai cũng lịch thiệp, lễ độ, hoan hỷ; còn vật thực như cơm canh... loại cứng loại mềm đều ngon lành, tuyệt hảo.

Cuối ngày thứ sáu, gia chủ tìm đến Trúc Lâm, được đại đức Dabba Mallaputta đón tiếp nơi phải lẽ, khen ngợi sự trân trọng cúng dường, nói thêm một thời pháp thuận thứ để khích lệ, tạo niềm tin thêm cho gia chủ. Trước khi ra về, với tâm hân hoan, vị gia chủ hỏi:

- Ngày mai là bữa cuối cùng, không biết đại đức sắp xếp cho những ai đến thọ bát tại tư gia?

- Thưa! Ngày mai đến phiên các vị sư thuộc nhóm Mettiya và Bhummajakā.

Ra về, tâm vị gia chủ không được vui, tự nghĩ thầm: “Sáu ngày vừa rồi ta có nhiều phước báu vì được dâng cúng đến những vị tỳ-khưu đàng hoàng, có giới hạnh. Tại sao ngày mai, ta có cái duyên xấu gì xen vào mà mấy ông sư tồi tệ ấy lại đến phiên thọ bát tại nhà ta?”

Bực bội âm ỉ trong lòng, vị gia chủ về nhà, dặn dò những người tớ gái:

- Ngày mai, ta đi vắng! Các ngươi hãy sắp xếp chỗ ngồi thọ bát cho các ông sư ngay tại trong nhà kho. Và vật thực cúng dường, nên nhớ là chẳng cần thượng vị, thượng trân gì cả, cơm tấm siu ôi và nước cháo chua gì đó cũng được!

Nghe đến phiên mình sẽ được “ăn ngon” vào ngày mai, nhóm tỳ-khưu Mettiya và Bhummajakā mừng vui không ngủ được. Sáng ngày, khi họ mặc y mang bát đến nhà gia chủ, họ được mời ngồi trong nhà kho. Và khi họ tưởng thọ nhận được thượng vị loại cứng, loại mềm thì họ được gia nhân sớt đầy bát cơm hẩm và canh siu.

Mất mặt, bẽ bàng, tức giận, trên đường trở về, họ bàn bạc với nhau rằng: “Chúng ta đã bị ông Dabba chơi khăm, chơi xỏ rồi! Không thế thì cũng bị hắn ta tìm cách ly gián với gia chủ mới xảy ra cớ sự bị hạ nhục đáng hận như hôm nay!”

Mới về ngang cổng Kỳ Viên, họ đã thất thểu, rớt y, rớt bát rồi ngồi ủ rũ, im lặng, vai co rút lại, ôm gối nhìn xuống đất, trầm ngâm, xấu hổ...

Lúc ấy, tỳ-khưu-ni Mettiyā, vốn là người quen thân với bọn chúng, đi qua, thấy vậy, chào hỏi có vẻ ân cần, quan tâm, nhưng cả ba lần vẫn không nghe ừ, nghe hử.

- Hãy giúp chúng tôi! Một người trong nhóm nói - Nghe đức Thế Tôn vừa về sáng nay. Vậy ni cô hãy vào trình bạch với ngài là chúng tôi đã bị đại đức Dabba Mallaputta bức hiếp tồi tệ, đã thông đồng với thí chủ để chơi khăm, chơi xỏ đến cạn tàu ráo máng. Ôi! Nhục ôi là nhục!

Rồi họ kể lại chuyện cho tỳ-khưu-ni Mettiyā nghe, cô ta cũng nổi sùng lên:

- Vậy là không được! Vậy là quá đáng, quá đáng... nhưng rồi cô chợt e ngại, nhưng mà biết nói sao cho hay, tố cáo sao cho có ấn tượng?

Bọn chúng lại tham mưu cho tỳ-khưu-ni cách nói, và nói sao cho văn hoa bóng bẩy. Vị ni nầy không có giới hạnh, lại ngu si, tự dưng lại quàng việc vào mình, đã vào đảnh lễ đức Phật rồi thưa như sau:

- Bạch đức Thế Tôn! “Nơi nào đúng pháp và luật thì nơi ấy không có sợ hãi, tai họa và sầu khổ! Nơi nào không đúng pháp và luật thì nơi ấy có sự sợ hãi, tai họa và sầu khổ. Chính đại đức Dabba Mallaputta đã hành xử không đúng pháp và luật, đã lăng mạ, ô nhục đệ tử. Tưởng là gió lặng nhưng mà bão đã nổi lên rồi, và lửa cũng đã bùng cháy lên rồi” xin đức Tôn Sư minh xét!

Đức Phật lắng nghe trong im lặng rồi bước vào hương phòng, để lại câu nói, dặn bảo các vị trưởng lão đang có mặt:

- Hãy dựa theo pháp và luật để hành xử việc ấy. “Con trai” của Như Lai như thế nào thì các ông đều đã biết rõ.

Chư vị trưởng lão khi nghe vị ni vô duyên, vô cớ cáo bậy, họ biết là ai xúi bẩy ở đằng sau rồi. Nhưng để cho sự việc được sáng tỏ, đại đức Dabba Mallaputta được gọi lên để đối chứng.

- Này Dabba! Tôn giả Mahā Kassapa nói - ông đã bị vị ni này tố cáo là hành xử cái gì đó không đúng pháp và luật, đã lăng mạ, ô nhục cô ta! Vậy thì sự thực như thế nào hãy trình cho chư trưởng lão biết!

- Đệ tử không biết vị tỳ-khưu-ni này! Đại đức Dabba đáp - Đây là lần đầu tiên đệ tử thấy mặt cô ta. Quả thật, đệ tử không rõ sự lăng mạ, ô nhục ấy từ đâu nẩy sanh!

Tôn giả Mahā Kassapa vừa quay sang nhìn tỳ-khưu-ni Mettiyā để xem phản ứng, thái độ ra sao thì thấy sắc mặt cô ta đã xanh mét, hơi thở dồn dập có vẻ bồn chồn, rối loạn... Thấy vậy, tôn giả Upāli nghiêm khắc nói:

- Tố cáo gian dối, bôi nhọ tư cách, phẩm hạnh của một vị tỳ-khưu, nhất là một bậc thánh lậu tận, cô ni ngươi có biết là tội nặng lắm không?

Nhìn dáng dấp, sắc diện oai nghiêm của chư tôn túc trưởng lão, tỳ-khưu-ni Mettiyā sợ hãi quá, đành phải thú tội, thú nhận, là do nhóm tỳ-khưu Mettiya và Bhummajakā xúi giục, cô vì ngu si, dại dột, nhẹ dạ nên lỡ phạm lỗi lầm.

Thế rồi, bọn chúng được chư trưởng lão gọi lên. Chúng đã không tỏ ra thành tâm cải hối lại còn có vẻ căm hận tỳ-khưu-ni Mettiyā dám tố cáo mình!

Sau đó, nội vụ được sáng tỏ, bởi chúng có phẩm hạnh lôi thôi, ăn nói, đi đứng, y bát thiếu tăng tướng, thiếu tư cách nên cư sĩ cận sự nào có trí, chỉ cần liếc nhìn qua là họ biết ngay. Vì ông cư sĩ này ghét bọn chúng nên “chơi khăm” như vừa kể. Lỗi không phải do đại đức Dabba Mallaputta. Thế là nhóm tỳ-khưu Mettiya và Bhummajakā bị phạt nhốt ở trong phòng, bị phạt làm vệ sinh nhà xí, vệ sinh mương cống, lao tác bửa củi, gánh nước... Tỳ-khưu-ni được răn đe nghiêm khắc rồi gởi trả về Ni viện để chư trưởng lão Ni tùy nghi xử phạt.

Chuyện chưa thôi. Thế mà bọn chúng vẫn tánh nào tật nấy. Hôm kia, chúng đi bát, thấy một con dê đực đang giao phối với một con dê cái trên sườn núi. Chúng tự đùa bỡn, gọi tên con dê đực là tỳ-khưu Dabba Mallaputta, con dê cái là tỳ-khưu-ni Mettiyā. Về tu viện chúng kể oang oang chuyện ấy cho nhiều người nghe rồi kết luận:

- Không phải nghe bằng lỗ tai mà chúng tôi thấy tận mắt: Con dê đực Dabba Mallaputta làm tình với con dê cái Mettiyā!

Đức Phật đã phải gọi chư vị trưởng lão đến:

- Các ông phải họp đại chúng, dựa theo “Bảy điều hòa giải các cuộc tố cáo, tranh tụng” được đúc kết tại Kỳ Viên để hành xử vụ việc. Ông Ānanda còn thuộc lòng đấy, hãy tuyên đọc lại. Ông Upāli cũng phải ghi nhớ cho chính xác. Rồi sau đó, các vị đưa ra những học giới chế định về các tội trạng này, cùng các tội tương tợ, cũng đã phải lúc, phải thời cho học chúng Tăng ni các nơi noi theo.

Vậy là tội cáo gian lần thứ hai này, nhóm tỳ-khưu Mettiya và Bhummajakā bị trách phạt nặng nề hơn, là bị nhốt kín trong phòng, không cho ai giao tiếp (như bị tù); thức ăn, vật uống có chúng sa-di mang đến, đều chỉ là vật thực để tồn tại, chẳng có ngon bổ gì.

Hơn hai mươi ngày sau, “ra khỏi tù”, các vị trưởng lão tổ chức một cuộc lễ, có hai vị luật sư tụng tuyên ngôn để bọn chúng có cơ hội thấy rõ tội rồi sám hối trước tăng, sám hối trước đại đức Dabba Mallaputta.


(1)Thường được gọi chung là nhóm lục sư. Như đã ghi chú ở một chương trước, hai nhóm tỳ-khưu Paṇḍuka và Lohitaka ở Jetavana, hai nhóm tỳ-khưu Assaji và Punabbasuka ở Kiṭāgiri, còn ở Veḷuvana là nhóm của hai vị này. Đây là nhóm lục sư hay quậy phá, thường bị hành xử, sau đó mới chế định học giới. Họ không phải là nhóm “lục sư ngoại đạo” như nhiều nơi đã ghi nhầm lẫn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2021(Xem: 6826)
Cư sĩ Salim Wijaya và Cư sĩ Julie Suwanto, những Phật tử Indonesia tài năng đang làm việc tại Công ty Signa Philippines, đã chính thức làm lễ Hằng thuận (kết hôn) tại Phật Quang Sơn Vạn Niên Tự, 656 Ocampo St, Malate, Manila, 1004 Metro Manila, Philippines vào ngày 23 tháng 12 vừa qua. Hai họ đã thành tâm cung thỉnh trụ trì Vạn Niên Tự Pháp sư Diệu Tịnh chứng minh hôn lễ, chúc phúc cát tường.
30/12/2021(Xem: 4424)
Kính dâng lòng thành kính tri ân đến những vị Giảng Sư đã từng biên chép, phiên dịch, thuyết giảng về bài Kinh Niêm Xứ (bài thứ 10 trong Trung Bộ Kinh) đã được Đức Thế Tôn một lần duy nhất thuyết giảng tại đô thị Kamassadhamma của xứ Kuru (1) và sau đó một nửa người dân xứ này đã đạt quả Bất Lai và một nửa còn lại khi vãng sanh đều được về Bắc Câu Lô Châu để thọ hưởng sự an vui tịnh lạc với tuổi tho 1000. Đặc biệt kính đảnh lễ Giảng Sư Pasado Sán Nhiên với kinh nghiệm từ bộ thứ bảy về Phát Thú trong Kinh Vô Tỷ Pháp (Abhidhamma) đã truyền trao tất cả tâm huyết khi thuyết giảng Kinh Niệm Xứ thật thâm diệu trong 7 video dài 18 giờ đồng hồ....Và TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng đã trao chìa khóa vàng “Trong cái thấy nghe chỉ là cái thấy nghe với sát na đầu tiên “ làm duyên giúp con tìm lại những đam mê và hứng thú khi nghiên cứu lại những bài kinh nguyên thủy căn bản mà nhiều năm qua con cho là khó quá và đầu hàng
28/12/2021(Xem: 6151)
Kể từ khi nhập học trường mầm non mẫu giáo Phật Quang Sơn Tuệ Từ vào ngày 4 tháng 11 vừa qua, vườn rau công nghệ khoa học Thái Viên do Tổng hội Hoa kiều Quốc tế Phật Quang sơn cung cấp, đây là tạo ra một thử thách bởi cơn sóng gió nhỏ trong cuộc đời những đứa trẻ, các nhi đồng hồn nhiên vui tươi và cẩn thận khi gieo những hạt mầm non, hãy mong cho những hạt mầm non chóng lớn và liên tục quan sát chúng từng ngày, cho đến ngày 7 tháng 12, kết quả được chia sẻ, để việc học của các nhi đồng thêm những yếu tố và sức sống mới trong học tập.
22/12/2021(Xem: 7263)
Phật khi còn tại thế gian Thường ngày đi khắp xóm làng nơi nơi Với hàng đệ tử của ngài Để cùng khất thực với người thiện tâm Giúp cho người gieo hạt mầm Vào trong ruộng phước vô ngần tốt tươi.
22/12/2021(Xem: 7193)
Kinh thành Xá Vệ sáng nay Phố phường nhộn nhịp đông đầy người đi Ngược xuôi tấp nập ngựa xe Toàn người quý phái muốn khoe sang giàu, Áo quần sặc sỡ đủ màu Cửa hàng khách khứa đua nhau ra vào
16/12/2021(Xem: 6513)
Nhận được sự quan tâm giúp đỡ đồng bào Phú Yên của chư Tôn Đức & Phật tử hải ngoại, tuần lễ vừa qua Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã thực hiện một đợt phát quà cho 120 hộ bà con lao động nghèo trong hoàn cảnh khó khăn do bão lụ gây ra. Buổi phát quà đã được Ni Sư Thích nữ Bổn Tánh tại Phú Yên phụ trách. Mỗi phần qua trị giá 300 ngàn + phong bì 200 ngàn VND. Kính mời quí vị hảo tâm xem qua vài hình ảnh phát quà do Ni Sư Bổn Tánh cung cấp :
15/12/2021(Xem: 5872)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Sẻ chia trong lúc hoạn nạn, khó khăn, mãi là điều quý giá nhất trên đời, vào đầu tuần này, Monday (13 Dec 2021) chúng con, chúng tôi đã tiếp tục lên đường cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo xứ Phật trong hoàn cảnh thiếu thốn triền miên bởi ảnh hưởng nền kinh tế suy thoái do Đại dịch gây nên .. Buổi phát chẩn đã thực hiện cho 346 hộ tại 2 ngôi làng Chandigard Village and Sumant Raj Village cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 23 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari, 2 ký đường, dầu ăn, muối, bánh ngọt cho trẻ em và 100Rupees tiền mặt (Mỗi phần quà trị giá: 14usd.45cents x 346 hộ = ... (Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho những người sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn). Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
14/12/2021(Xem: 6094)
Tiến sĩ Sneha Rooh, một nhà nghiên cứu y khoa, bác sĩ chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân đến từ Hyderabad, một thành phố ở phía nam Ấn Độ. Cô đã và đang phát triển một chương trình chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân, hướng dẫn các vị tu sĩ Phật giáo cách chăm sóc người bệnh nhân đang hấp hối, cận tử nghiệp và bệnh nan y.
14/12/2021(Xem: 4747)
Chúng ta đang sống trong một thế giới giảm dần. Chúng ta đang sống trên một tấm lụa, một màn hình máy chiếu. Vấn đề tâm linh duy nhất, hành trình tâm linh của chúng ta là trải nghiệm, và xác định những bức tranh sơn dầu thời xưa đều sử dụng vải canvas căng trên khung gỗ rồi sáng tạo hình vẽ, cho dù đó là hình ảnh địa ngục khổ đau hay thiên đường tươi đẹp an lạc hạnh phúc.
11/12/2021(Xem: 4980)
Mae Chee Sansanee Sthirasuta là một nữ tu sĩ nổi tiếng ở Thái Lan, người đã sáng lập Trung tâm thiền Phật giáo Phật Sathira Dammasathan tọa lạc ở ngoại ô Bangkok vừa viên tịch vào lúc 8 giờ hôm thứ Ba, ngày 7 tháng 12 năm 2021 (4/11/Tân Sửu). Sư nữ Mae Chee Sansanee Sthirasuta, người nổi tiếng ở Vương quốc Phật giáo Thái Lan, người sáng lập Trung tâm thiền Phật giáo Sathira Dammasathan tọa lạc ngoại ô thủ đô Bangkok. Nơi đây thường xuyên tổ chức các chương trình tu học dành cho mọi đối tượng, lứa tuổi, v.v nhằm nỗ lực vì hòa bình, phá vỡ chu kỳ bạo lực và phân biệt đối xử trong cộng đồng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]