Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Bánh Mè! Bánh Mè!

26/11/201320:21(Xem: 32121)
11. Bánh Mè! Bánh Mè!
mot_cuoic_doi_tap_4

Bánh Mè! Bánh Mè!




Đức Phật tế độ hội chúng Mahā Kappina vừa xong là ngài sang thăm ni viện để giáo giới thêm hội chúng tỳ-khưu-ni Anojā.

Sau thời pháp sách tấn, khuyến tu, đức Phật nhắc nhở ni trưởng Gotamī, chư vị tỳ-khưu-ni Khemā, Uppalavaṇṇā... phải để tâm chăm sóc học chúng nhiều hơn nữa. Những chuyện xảy ra như ở Kosambī, hai nhóm tỳ-khưu Paṇḍuka và Lohitaka ở Jetavana, hai nhóm tỳ-khưu Assaji và Punabbasuka ở Kiṭāgiri cũng được đức Phật kể lại để mọi người thấy rõ mọi nhân, mọi duyên dễ đưa đến phân ly, tan rã như thế nào.

Thấy ni viện dường như không còn đủ chỗ nữa; đức Phật vừa đang nghĩ đến sự khó khăn ăn ở cho họ trong nay mai thì đức vua Pāsenadi, hoàng hậu Mallikā cùng tùy tùng hộ giá đến thăm. Lát sau, hoàng tử Jeta, Đại Cấp Cô Độc, Tiểu Cấp Cô Độc lại tìm đến đảnh lễ, vấn an sức khỏe của Người. Ai ai cũng phát biểu, biểu tỏ sự vui mừng khi chuyện Kosambī đã yên lặng; và giáo pháp, hội chúng tăng ni càng ngày càng đông đảo.

Tôn giả Ānanda thường hầu bên cạnh đức Phật để học pháp, nhân tiện, gật đầu, mỉm cười ý nhị:

- Phải rồi! Quả là đông đảo! Ngay cái đại giảng đường này cũng đã trở nên chật chội, đã ngồi tràn, đứng tràn ra hàng hiên, ra cả vườn rừng nữa đấy!

Chính nhờ câu nói này của bậc Đa Văn mà sau đó, chư vị đại thí chủ đã rộng tay mở kho tàng, cúng dường tịnh tài, vật liệu để nới rộng giảng đường, xây dựng thêm cốc liêu, phòng xá và cả những công trình phụ. Nhóm đức vua Mahā Kappina, hoàng hậu Anojā, quý đại công nương vừa xuất gia, có người đang còn mang theo ngọc, vàng, nữ trang... họ đồng tình nguyện hiến cúng. Vậy là sau đó, tại Sāvatthi, ni chúng còn có thêm một vườn rừng tu tập nữa để giải quyết nạn nhân mãn!

Đức Phật trở lại Kỳ Viên, thì mấy hôm sau, hai vị đại đệ tử cùng hội chúng từ Kiṭāgiri, nước Kāsi trở về. Việc đầu tiên là đức Phật giới thiệu tỳ-khưu Mahā Kappina và hội chúng một ngàn vị của ông với chư vị trưởng lão vừa từ xa về. Thấy dung mạo, tăng tướng của vị tân tỳ-khưu, các bậc lậu tận thấy rõ, biết chắc vị ấy cũng đã là bậc lậu tận. Họ đồng mỉm cười, chung vui niềm vui bậc thánh.

Cuộc họp mặt đông đủ vào buổi chiều, hai vị đại đệ tử trình báo với đức Thế Tôn là đã xử phạt tương đối ổn thỏa. Họ đã dựa vào học giới, cái gì là pháp và luật, cái gì là phi pháp, phi luật để giải quyết nội vụ sau khi điều tra, phỏng vấn cả chư sư và nam nữ cư sĩ trong vùng. Kết quả là mười lăm vị tỳ-khưu bị trục xuất khỏi tăng đoàn, mười vị tỳ-khưu bị phạt cấm phòng; số còn lại đa phần được châm chước, cho họ sám hối trước tăng, nguyện thay đổi, chừa bỏ.

Tôn giả Upāli thưa thêm:

- Những tội thuộc về sám hối có nặng có nhẹ nhưng cách nhau rất xa. Sau này còn có những trọng tội, ngưỡng nguyện đức Thế Tôn sẽ chế định án mức để chúng đệ tử y theo đó mà thi hành.

- Được rồi, từ từ đã.

Tôn giả Sāriputta trình báo việc khác:

- Bạch đức Thế Tôn! Có mười vị trưởng lão có giới và có trí, nguyện ở lại Kiṭāgiri, phân bố rải rác các am thất, cốc liêu trong thị trấn để ổn định sinh hoạt cho tăng cũng như hai hàng cận sự từ lâu đã mất hẳn đức tin do nhóm tỳ-khưu ác giới, tà hạnh kia gây ra.

- Tốt lắm!

- Khi chúng đệ tử ghé thị trấn Macchikāsaṇḍa(1)có đến tu viện Ambāṭakārāma của cư sĩ Citta thành lập, ông ta rất mến mộ chư tăng, tiếp đãi rất trọng hậu. Ở đấy là cả một vườn xoài tươi đẹp và mát mẻ, là nơi có thể phát triển được.

- Ừ, đức Phật nói - cư sĩ Citta là một vị thánh Tu-đà-hoàn khi ông Mahānāma (già) giáo giới ở đấy.

- Nhưng ở đấy đã xảy ra một việc - Rồi tôn giả kể hầu đức Phật chuyện như sau - Từ khi trưởng lão Mahānāma đi du hóa phương khác, có tỳ-khưu Sudhammā đến ngụ cư, nhân tiện, cư sĩ Citta thỉnh mời ở lại để nhờ coi sóc công trình mới tại tu viện. Vị thánh cư sĩ đã hộ độ cho vị tỳ-khưu kia thật chu đáo. Thời gian sau, tỳ-khưu Sudhammā muốn nắm quyền tu viện, bảo với cư sĩ Citta với ý rằng: Mỗi khi gia chủ muốn thỉnh mời ai đến đây dù là một vị, hai vị, một nhóm, một hội chúng tỳ-khưu chẳng hạn thì phải hỏi qua ý kiến của ông ta.

Khi chúng đệ tử đến, nghe nói có đệ tử, có Mahā Moggallāna, Nandiyā, Kimbila, Anuruddha... đang ngụ nơi rừng cây, cư sĩ Citta hoan hỷ tìm tới đảnh lễ, hỏi thăm rất ân cần. Đệ tử đã thuyết một thời pháp, và may mắn thay, cư sĩ Citta đạt quả Bất Lai, nên ông hỷ lạc đến ràn rụa nước mắt. Sau đó, vị cư sĩ cung kính thỉnh mời hội chúng đặt bát cúng dường vào ngày hôm sau tại tư gia. Nhân tiện, ông ta còn đến tu viện mời thỉnh tỳ-khưu Sudhammā, nhưng tác bạch cả ba lần đều bị ông ta từ chối.

Tôn giả Mahā Moggallāna kể tiếp:

- Biết tâm tánh của vị phàm tăng, cư sĩ Citta đảnh lễ tỳ-khưu Sudhammā, trở về tư gia lo bổn phận của mình. Sáng hôm sau, khi mọi thức ăn, vật uống, loại cứng, loại mềm thượng vị đã được chuẩn bị xong, chợt tỳ-khưu Sudhammā tìm đến. Vị cư sĩ vui mừng chào đón, tưởng vị tỳ-khưu đã hỷ xả bỏ qua; nhưng khuôn mặt ông ta lạnh như tiền, nói rằng: “Không! Đừng hiểu lầm! Tôi không đến để thọ bát đâu! Tôi chỉ đến để xem thử ông bày biện vật phẩm có đầy đủ để cúng dường chư tôn túc trưởng lão không mà thôi!” Nói thế rồi, tỳ-khưu Sudhammā đi săm soi, dòm ngó từng món, từng món. Xong, ông nói: “Tốt lắm! Thượng vị cả, nhưng thiếu một món!” Cư sĩ Citta ngạc nhiên, hỏi là thiếu món gì? Ông ta đáp: “Bánh mè! Bánh mè là món ông không có!” Vị cư sĩ mỉm cười: “Ồ! Có quan trọng gì đâu cái món bánh mè ấy! Có cũng được, không có cũng được; các bậc lậu tận có để ý gì chuyện ăn, chuyện uống, thiếu đủ thế nào đâu!” Tuy nhiên, tỳ-khưu Sudhammā cứ khăng khăng là còn thiếu bánh mè! “Ta nói là còn thiếu bánh mè, bánh mè!”

Tôn giả Sāriputta kể tiếp:

- Vì là vị thánh Bất Lai nên người cư sĩ không hận, không sân, chỉ mỉm cười nhỏ nhẹ rồi kể chuyện với ý tứ xa xôi: Thưa ngài! Trong một thời quá khứ, có đoàn thương buôn người phương nam đi về phương đông chuyên chở hàng hóa, họ mang theo một con gà mái. Trên lộ trình, con gà mái ấy họ cho ở chung với một con quạ đực, sau nó sinh ra một con gà con. Thưa ngài! Khi con gà con ấy muốn kêu tiếng kêu của cha nó là quạ thì nó kêu “quạ quạ, tục tục”! Khi nào nó muốn bắt chước tiếng kêu của mẹ nó là gà thì nó kêu “tục tục, quạ quạ”. Cũng tương tợ như thế ấy, thưa ngài! Giáo pháp của đức Tôn Sư là vi diệu, tối thắng, bất tử, thế gian là vô khả tỷ, quý báu vô ngần. Quý hóa thay và cũng khôn ngoan, sáng suốt thay, nếu ta học hỏi, cố gắng thực hành một đôi điều thì hạnh phúc biết bao nhiêu! Thưa ngài, ngài đến đây, được gặp mặt các bậc thánh vô lậu, lý ra là nên tầm cầu, học hỏi, thế nhưng chuyện ấy ngài lại không làm, ngài đến đây chỉ để kêu lên “Bánh mè! Bánh mè!” như thế hay sao?

Ai cũng dường như mỉm nụ cười bậc thánh ở trong tâm khi nghe đến ngang đó. Tôn giả Moggallāna tiếp lời vị sư huynh:

- Tỳ-khưu Sudhammā không phải là gốc cây, chẳng phải là cục đá, nghe vậy, nổi giận đùng đùng: “Này gia chủ! Ngươi mắng nhiếc ta! Ngươi nói xấu ta! Ngươi cười nhạo ta, biếm nhẽ ta giống như con gà, con quạ! ‘Tục tục tục, quạ quạ quạ’! Quá lắm! Thôi! Đây là trú xứ của ngươi, công đức của ngươi, ta sẽ ra đi!” Vị nam cư sĩ vội quỳ xuống đảnh lễ, nói rằng: “Tôi kể chuyện ấy là với ý tốt muốn thức tỉnh đại đức thôi, là đừng để tâm, hạch hỏi đến những chuyện rỗng không, phù phiếm, vô ích như thế! Hãy tu tập đi thôi! Hãy chú tâm vào định, vào tuệ mới là bổn phận của một thầy tỳ-khưu! Thỉnh đại đức hãy ở lại. Tôi sẽ hộ độ đầy đủ bốn món vật dụng, chỉnh sửa lại liêu cốc; và tôi còn nhờ cậy đại đức chăm lo cho tu viện cùng rừng xoài tươi đẹp này nữa”. Sau ba lần quỳ xin như thế, tỳ-khưu Sudhammā vẫn một mực từ chối rồi ông ta vội thu xếp các vật dụng cần thiết để lên đường. Cư sĩ Citta thưa: “Đại đức đi đâu?” Tỳ-khưu Sudhammā ôm y bát đứng lên:“Ta sẽ về Kỳ Viên, đảnh lễ đức Thế Tôn, ta sẽ kể lại chuyện này. Ta sẽ kể một câu chuyện hay về một vị cư sĩ hằng tâm, hằng sản, có đức tin, có giới hạnh nhưng lại chửi mắng tỳ-khưu, hỗn láo với tỳ-khưu, gọi tỳ-khưu là ‘tục tục tục, quạ quạ quạ’!” Cư sĩ Citta nói: “Tôi vẫn mong là đại đức hãy kể rõ toàn bộ sự thật đã xảy ra, đừng thêm, đừng bớt. Rồi đức Tôn Sư giáo giới như thế nào, cứ y như vậy mà thọ trì!”

Tôn giả Sāriputta kết luận:

- Vậy đó, bạch đức Thế Tôn! Hiện tại, tỳ-khưu Sudhammā tiện đường về thăm nhà, có lẽ vài hôm nữa thì y sẽ đến đây.

Khi tỳ-khưu Sudhammā đến, đức Phật “rầy la một trận”, sau đó chư vị trưởng lão họp hội đồng để xử lý chuyện tỳ-khưu Sudhammā, theo lời giáo giới vắn tắt của đức Thế Tôn.

Đức Phật nói:

- Ông tỳ-khưu này cần được quở trách, sau khi quở trách cần được nhắc nhở, sau khi nhắc nhở cần được xác định tội án, sau khi xác định tội án, phải lập một hội đồng gồm các vị trưởng lão uy tín, cao hạ, giàu kinh nghiệm, đủ năng lực để làm việc đúng pháp và luật.

Vâng lệnh đức Phật, hội đồng trưởng lão đã được thành lập, và kết quả như sau:

- Có mấy điều đã được quở trách rồi nhắc nhở:

Thứ nhất, khi nghe tin chư vị trưởng lão và hội chúng đến mà không cung nghinh, đón tiếp; theo luật, phải đến đảnh lễ quý ngài và làm những phận sự của người đệ tử.

Thứ hai, chuyện mời ai, thỉnh ai là phần việc của người cư sĩ tại gia, là vị tỳ-khưu trong giáo pháp của đức Tôn Sư thì không được xen vào, lại không nên tỏ quyền hạn kiểm soát. Thái độ và cách hành xử ấy không đáng phẩm mạo của bậc xuất gia.

Thứ ba, là định tội án, xử phạt, bắt buộc tỳ-khưu Sudhammā phải trở lại thị trấn Macchikāsaṇḍa để xin lỗi cư sĩ Citta. Điểm thứ nhất, điểm thứ hai cho được sám hối. Riêng điểm thứ ba thì đã được tôn giả Upāli tuyên đọc trước hội đồng ba lần. Chư vị hội đồng đều im lặng, được xem như đồng thuận, án lệnh có hiệu lực ngay từ lúc đó.

Đức Phật đã khen ngợi chư vị trưởng lão đã làm việc tốt, nghiêm túc, có hiệu quả, khá nền nếp, khá bài bản, không cứng, không mềm. Luật là phải vậy.

Sau đó, tỳ-khưu Sudhammā tuân lệnh trở lại thị trấn Macchikāsaṇḍa để xin lỗi cư sĩ Citta. Có bốn vị trưởng lão đi theo giám hộ và cũng tình nguyện đến ở tu viện Ambāṭakārāma để tạo đức tin cho hai hàng cận sự nam nữ ở đấy.

Sau câu chuyện này, mấy chữ “bánh mè, bánh mè” trở thành thuật ngữ đầu môi để ám chỉ vị tỳ-khưu nào hay căn vặn, hạch hỏi những chuyện vô ích, vô bổ, phù phiếm như tỳ-khưu Sudhammā vậy.



(1)Cũng thuộc nước Kāsi, cách Sāvatthi ba mươi dặm (144km)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/05/2020(Xem: 7484)
Người Phật tử tu hạnh Bồ Tát ngoài mười điều thiện, phải tu tập pháp “Lục Độ Ba La Mật”. Lục là sáu. Độ là vượt qua. Ba la mật nguyên âm tiếng Phạn là Paramita, người Trung hoa dịch nghĩa là “bỉ ngạn đáo”, nói theo tiếng Việt là “đến bờ bên kia”. Đây là sáu món tu tập có công năng như một chiếc thuyền, đưa mình từ bờ bên này, bờ vô minh của thế gian, vượt sang bờ bên kia, bờ giác ngộ của chư Phật. Kẻ tu hành muốn đến bờ giải thoát hoàn toàn, cần phải tu cả phước lẫn tuệ. Tu phước gồm có: “bố thí, trì giới, tinh tấn và nhẫn nhục”. Tu tuệ là “thiền định và trí tuệ”.
26/05/2020(Xem: 7076)
Nhà lãnh đạo tinh thần nhân dân Tây Tạng, cùng hòa điệu với các nhà khoa học nổi tiếng trong một bộ phim tài liệu với chủ đề tuyệt diệu đầy quyến rũ.
26/05/2020(Xem: 7991)
Nước ta ở vào địa thế phía Đông là biển cả bao la, phía Tây là dãy Trường Sơn trùng điệp, còn phương Bắc thì tiếp giáp với Trung Hoa, một quốc gia rộng lớn, hùng mạnh đã biết bao phen xâm chiếm nước ta, vì vậy dân tộc ta không còn sự chọn lựa nào khác hơn là phải nỗ lực tiến về Nam để tồn tại và phát triển. Trong các đợt mang gươm đi mở cõi, tộc Phạm có nhiều vị tướng tài giỏi, những nhà cai trị lỗi lạc đã giúp các vương triều hoàn thành sứ mạng lịch sử vĩ đại này.
26/05/2020(Xem: 9650)
Đàn chim bay ngang phố. Xao xác tiếng cánh vỗ. Con quạ già trên nhánh cây hè phố ngước nhìn một lúc, rồi im lặng sà xuống đất, nhảy lò cò vài bước với một chân bị què, tiếp tục kiếm ăn. Phố im lạ thường. Những con đường vắng xe đã vơi mùi khói xăng từ những ngày trước. Lan tỏa đâu đây hương bạch đàn hòa lẫn với mùi nước cống vẫn ngày đêm chảy ngầm dưới lòng đất. Thỉnh thoảng có tiếng còi hụ của xe cứu thương băng ngang góc phố xa. Khách bộ hành mang khẩu trang chỉ chừa lại hai mắt ngầu đục sau gọng kiếng râm, không sao nhìn ra được vẻ đẹp tráng lệ của một bình minh tràn ngập nắng tàn xuân. Gió mai lành lạnh trong công viên thành phố. Ông già ngồi phơi nắng trên chiếc ghế gấp mang theo từ nhà. Hai vợ chồng trẻ khoác áo gió dắt chó đi bộ quanh bãi cỏ xanh. Một cơn gió mạnh thổi qua làm cho những hàng cây rùng mình buông lá úa. Giờ không phải mùa thu, cũng chưa vào hạ, mà lá vàng vẫn rơi lác đác, trông như những cánh bướm cải nhởn nhơ trong gió. Nhưng không, chỉ trong thoáng chốc, n
25/05/2020(Xem: 12505)
Trưởng lão Cư sĩ David Robert Loy (sinh năm 1947), vị học giả người Mỹ, Giáo sư, tác gia, Giáo thọ Thiền Phật giáo thuộc Tam Bảo giáo (Sanbō Kyōdan, 三寶教), truyền thống Phật giáo Nhật Bản. Trưởng lão Cư sĩ David Robert chào đời tại Panama, khu vực kênh đào, (Đại bản doanh của Bộ Tư lệnh Phương Nam của quân đội Mỹ). Thân phụ của ông trong đơn vị Hải Quân Hoa Kỳ nên gia đình được đi du lịch rất nhiều. Thuở nhỏ, ông học trường Carleton College, Minnesota, một tiểu bang vùng Trung Tây của Hoa Kỳ, và sau đó du học khoa triết học tại trường King's College London (informally King's or KCL), Vương quốc Anh.
23/05/2020(Xem: 7088)
Con người ta, kể cả Đức Phật, Bồ Tát, La Hán hay thánh tăng khi còn sống thì vẫn phải đi đây đi đó, tiếp xúc, gặp gỡ, giao tiếp với người này người kia trừ khi sống ẩn tu trong hang động, núi rừng. Trong khi tiếp xúc, gặp gỡ như thế có thể “đối cảnh sanh tâm”. Thí dụ, khi bước vào một nhà giàu, có thể thể nảy sinh lòng ham muốn. Khi thấy người ta đeo nữ trang quý giá có thể sanh tâm thèm muốn hay đua đòi. Khi gặp cô gái, anh chàng đẹp trai có thể sanh tâm yêu mến. Từ yêu mến có thể sanh tâm chiếm đoạt.
22/05/2020(Xem: 9088)
Theo báo The Australian, vào ngày thứ hai 18/5/2020 trong Hội Nghị của Hội Đồng Y tế Thế giới (WHA), Úc cùng 136 nước khác trong số 194 các nước thành viên cùng đệ trình một Bản Dự Thảo Nghị Quyết mở cuộc điều tra. Bản Dự Thảo đã không bị bất cứ quốc gia nào phủ quyết, một việc chưa từng xảy ra trong bang giao quốc tế, nó nói lên sự chính đáng để có một cuộc điều tra về nguyên nhân gây ra đại dịch, cách giải quyết của từng quốc gia và rút ra bài học tránh thảm họa cho nhân loại. So với ý tưởng ban đầu của Thủ Tướng Scott Morrision, Bản Dự Thảo có đôi chỗ thay đổi. Úc đề nghị tiến hành một cuộc điều tra hoàn toàn độc lập với Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), còn Liên Minh Châu Âu đề nghị cuộc điều tra sẽ do WHO chịu trách nhiệm, nhưng việc đầu tiên là phải điều tra cách giải quyết đại dịch của chính cơ quan WHO. Mặc dù Chủ Tịch Trung cộng Tập Cận Bình đồng ý tiến hành cuộc điều tra, nhưng Đại sứ Trung cộng tại Úc, ông Thành Cảnh Nghiệp tuyên bố cuộc điều tra “hoàn toàn khác” với
21/05/2020(Xem: 8384)
Sáng thứ sáu, ngày 10 tháng 4 năm 2020 một phi hành đoàn gồm các phi hành gia của Hoa Kỳ và Nga từ trạm không gian quốc tế ISS đã hạ cánh xuống bãi đáp ở Kazakhstan, sau 200 ngày thi hành phi vụ. Thông thường, nhiệm vụ của họ là thám hiểm những hành tinh xa xôi, tìm hiểu những gì mà người dưới trái đất chưa được biết, chưa được thấy. Nhưng trở lại trái đất lần này, họ sửng sốt, ngạc nhiên vì dường như trái đất không còn giống như khi họ ra đi, 200 ngày trước.
21/05/2020(Xem: 6151)
Tổng Hiệp hội Tông phái Phật giáo Hàn Quốc đã tổ chức buổi họp báo hôm thứ Ba, ngày 19/5 vừa qua, nhằm công bố hủy một số sự kiện Kỷ niệm Quốc lễ Phật đản PL. 2564 và nhiễu hành xe hoa, Lantern Festival 2020, dự kiến diễn ra vào tháng 5 dương lịch này tại trung tâm thủ đô Seoul.
21/05/2020(Xem: 6055)
Những người theo đạo Phật ở Bồ đề Đạo tràng (Bodh Gaya), Ấn Độ, đã lên tiếng việc lo ngại về việc cung cấp chỗ ở tạm thời cho người Ấn Độ đang đáp bay, đến từ các khu vực trên thế giới bị đại dịch Virus corona tấn công. Hội đồng Phật giáo Quốc tế (The International Buddhist Council), cơ quan đại diện cho hơn 50 cơ sở tự viện Phật giáo tại Bồ đề Đạo tràng và khu vực lân cận, đã đưa ra một tuyên bố yêu cầu đề xuất các địa điểm kiểm dịch, trong đó bao gồm các cơ sở tự viện Phật giáo, không được sử dụng và người Ấn Độ trở về từ nước ngoài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]