Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Bánh Mè! Bánh Mè!

26/11/201320:21(Xem: 32300)
11. Bánh Mè! Bánh Mè!
mot_cuoic_doi_tap_4

Bánh Mè! Bánh Mè!




Đức Phật tế độ hội chúng Mahā Kappina vừa xong là ngài sang thăm ni viện để giáo giới thêm hội chúng tỳ-khưu-ni Anojā.

Sau thời pháp sách tấn, khuyến tu, đức Phật nhắc nhở ni trưởng Gotamī, chư vị tỳ-khưu-ni Khemā, Uppalavaṇṇā... phải để tâm chăm sóc học chúng nhiều hơn nữa. Những chuyện xảy ra như ở Kosambī, hai nhóm tỳ-khưu Paṇḍuka và Lohitaka ở Jetavana, hai nhóm tỳ-khưu Assaji và Punabbasuka ở Kiṭāgiri cũng được đức Phật kể lại để mọi người thấy rõ mọi nhân, mọi duyên dễ đưa đến phân ly, tan rã như thế nào.

Thấy ni viện dường như không còn đủ chỗ nữa; đức Phật vừa đang nghĩ đến sự khó khăn ăn ở cho họ trong nay mai thì đức vua Pāsenadi, hoàng hậu Mallikā cùng tùy tùng hộ giá đến thăm. Lát sau, hoàng tử Jeta, Đại Cấp Cô Độc, Tiểu Cấp Cô Độc lại tìm đến đảnh lễ, vấn an sức khỏe của Người. Ai ai cũng phát biểu, biểu tỏ sự vui mừng khi chuyện Kosambī đã yên lặng; và giáo pháp, hội chúng tăng ni càng ngày càng đông đảo.

Tôn giả Ānanda thường hầu bên cạnh đức Phật để học pháp, nhân tiện, gật đầu, mỉm cười ý nhị:

- Phải rồi! Quả là đông đảo! Ngay cái đại giảng đường này cũng đã trở nên chật chội, đã ngồi tràn, đứng tràn ra hàng hiên, ra cả vườn rừng nữa đấy!

Chính nhờ câu nói này của bậc Đa Văn mà sau đó, chư vị đại thí chủ đã rộng tay mở kho tàng, cúng dường tịnh tài, vật liệu để nới rộng giảng đường, xây dựng thêm cốc liêu, phòng xá và cả những công trình phụ. Nhóm đức vua Mahā Kappina, hoàng hậu Anojā, quý đại công nương vừa xuất gia, có người đang còn mang theo ngọc, vàng, nữ trang... họ đồng tình nguyện hiến cúng. Vậy là sau đó, tại Sāvatthi, ni chúng còn có thêm một vườn rừng tu tập nữa để giải quyết nạn nhân mãn!

Đức Phật trở lại Kỳ Viên, thì mấy hôm sau, hai vị đại đệ tử cùng hội chúng từ Kiṭāgiri, nước Kāsi trở về. Việc đầu tiên là đức Phật giới thiệu tỳ-khưu Mahā Kappina và hội chúng một ngàn vị của ông với chư vị trưởng lão vừa từ xa về. Thấy dung mạo, tăng tướng của vị tân tỳ-khưu, các bậc lậu tận thấy rõ, biết chắc vị ấy cũng đã là bậc lậu tận. Họ đồng mỉm cười, chung vui niềm vui bậc thánh.

Cuộc họp mặt đông đủ vào buổi chiều, hai vị đại đệ tử trình báo với đức Thế Tôn là đã xử phạt tương đối ổn thỏa. Họ đã dựa vào học giới, cái gì là pháp và luật, cái gì là phi pháp, phi luật để giải quyết nội vụ sau khi điều tra, phỏng vấn cả chư sư và nam nữ cư sĩ trong vùng. Kết quả là mười lăm vị tỳ-khưu bị trục xuất khỏi tăng đoàn, mười vị tỳ-khưu bị phạt cấm phòng; số còn lại đa phần được châm chước, cho họ sám hối trước tăng, nguyện thay đổi, chừa bỏ.

Tôn giả Upāli thưa thêm:

- Những tội thuộc về sám hối có nặng có nhẹ nhưng cách nhau rất xa. Sau này còn có những trọng tội, ngưỡng nguyện đức Thế Tôn sẽ chế định án mức để chúng đệ tử y theo đó mà thi hành.

- Được rồi, từ từ đã.

Tôn giả Sāriputta trình báo việc khác:

- Bạch đức Thế Tôn! Có mười vị trưởng lão có giới và có trí, nguyện ở lại Kiṭāgiri, phân bố rải rác các am thất, cốc liêu trong thị trấn để ổn định sinh hoạt cho tăng cũng như hai hàng cận sự từ lâu đã mất hẳn đức tin do nhóm tỳ-khưu ác giới, tà hạnh kia gây ra.

- Tốt lắm!

- Khi chúng đệ tử ghé thị trấn Macchikāsaṇḍa(1)có đến tu viện Ambāṭakārāma của cư sĩ Citta thành lập, ông ta rất mến mộ chư tăng, tiếp đãi rất trọng hậu. Ở đấy là cả một vườn xoài tươi đẹp và mát mẻ, là nơi có thể phát triển được.

- Ừ, đức Phật nói - cư sĩ Citta là một vị thánh Tu-đà-hoàn khi ông Mahānāma (già) giáo giới ở đấy.

- Nhưng ở đấy đã xảy ra một việc - Rồi tôn giả kể hầu đức Phật chuyện như sau - Từ khi trưởng lão Mahānāma đi du hóa phương khác, có tỳ-khưu Sudhammā đến ngụ cư, nhân tiện, cư sĩ Citta thỉnh mời ở lại để nhờ coi sóc công trình mới tại tu viện. Vị thánh cư sĩ đã hộ độ cho vị tỳ-khưu kia thật chu đáo. Thời gian sau, tỳ-khưu Sudhammā muốn nắm quyền tu viện, bảo với cư sĩ Citta với ý rằng: Mỗi khi gia chủ muốn thỉnh mời ai đến đây dù là một vị, hai vị, một nhóm, một hội chúng tỳ-khưu chẳng hạn thì phải hỏi qua ý kiến của ông ta.

Khi chúng đệ tử đến, nghe nói có đệ tử, có Mahā Moggallāna, Nandiyā, Kimbila, Anuruddha... đang ngụ nơi rừng cây, cư sĩ Citta hoan hỷ tìm tới đảnh lễ, hỏi thăm rất ân cần. Đệ tử đã thuyết một thời pháp, và may mắn thay, cư sĩ Citta đạt quả Bất Lai, nên ông hỷ lạc đến ràn rụa nước mắt. Sau đó, vị cư sĩ cung kính thỉnh mời hội chúng đặt bát cúng dường vào ngày hôm sau tại tư gia. Nhân tiện, ông ta còn đến tu viện mời thỉnh tỳ-khưu Sudhammā, nhưng tác bạch cả ba lần đều bị ông ta từ chối.

Tôn giả Mahā Moggallāna kể tiếp:

- Biết tâm tánh của vị phàm tăng, cư sĩ Citta đảnh lễ tỳ-khưu Sudhammā, trở về tư gia lo bổn phận của mình. Sáng hôm sau, khi mọi thức ăn, vật uống, loại cứng, loại mềm thượng vị đã được chuẩn bị xong, chợt tỳ-khưu Sudhammā tìm đến. Vị cư sĩ vui mừng chào đón, tưởng vị tỳ-khưu đã hỷ xả bỏ qua; nhưng khuôn mặt ông ta lạnh như tiền, nói rằng: “Không! Đừng hiểu lầm! Tôi không đến để thọ bát đâu! Tôi chỉ đến để xem thử ông bày biện vật phẩm có đầy đủ để cúng dường chư tôn túc trưởng lão không mà thôi!” Nói thế rồi, tỳ-khưu Sudhammā đi săm soi, dòm ngó từng món, từng món. Xong, ông nói: “Tốt lắm! Thượng vị cả, nhưng thiếu một món!” Cư sĩ Citta ngạc nhiên, hỏi là thiếu món gì? Ông ta đáp: “Bánh mè! Bánh mè là món ông không có!” Vị cư sĩ mỉm cười: “Ồ! Có quan trọng gì đâu cái món bánh mè ấy! Có cũng được, không có cũng được; các bậc lậu tận có để ý gì chuyện ăn, chuyện uống, thiếu đủ thế nào đâu!” Tuy nhiên, tỳ-khưu Sudhammā cứ khăng khăng là còn thiếu bánh mè! “Ta nói là còn thiếu bánh mè, bánh mè!”

Tôn giả Sāriputta kể tiếp:

- Vì là vị thánh Bất Lai nên người cư sĩ không hận, không sân, chỉ mỉm cười nhỏ nhẹ rồi kể chuyện với ý tứ xa xôi: Thưa ngài! Trong một thời quá khứ, có đoàn thương buôn người phương nam đi về phương đông chuyên chở hàng hóa, họ mang theo một con gà mái. Trên lộ trình, con gà mái ấy họ cho ở chung với một con quạ đực, sau nó sinh ra một con gà con. Thưa ngài! Khi con gà con ấy muốn kêu tiếng kêu của cha nó là quạ thì nó kêu “quạ quạ, tục tục”! Khi nào nó muốn bắt chước tiếng kêu của mẹ nó là gà thì nó kêu “tục tục, quạ quạ”. Cũng tương tợ như thế ấy, thưa ngài! Giáo pháp của đức Tôn Sư là vi diệu, tối thắng, bất tử, thế gian là vô khả tỷ, quý báu vô ngần. Quý hóa thay và cũng khôn ngoan, sáng suốt thay, nếu ta học hỏi, cố gắng thực hành một đôi điều thì hạnh phúc biết bao nhiêu! Thưa ngài, ngài đến đây, được gặp mặt các bậc thánh vô lậu, lý ra là nên tầm cầu, học hỏi, thế nhưng chuyện ấy ngài lại không làm, ngài đến đây chỉ để kêu lên “Bánh mè! Bánh mè!” như thế hay sao?

Ai cũng dường như mỉm nụ cười bậc thánh ở trong tâm khi nghe đến ngang đó. Tôn giả Moggallāna tiếp lời vị sư huynh:

- Tỳ-khưu Sudhammā không phải là gốc cây, chẳng phải là cục đá, nghe vậy, nổi giận đùng đùng: “Này gia chủ! Ngươi mắng nhiếc ta! Ngươi nói xấu ta! Ngươi cười nhạo ta, biếm nhẽ ta giống như con gà, con quạ! ‘Tục tục tục, quạ quạ quạ’! Quá lắm! Thôi! Đây là trú xứ của ngươi, công đức của ngươi, ta sẽ ra đi!” Vị nam cư sĩ vội quỳ xuống đảnh lễ, nói rằng: “Tôi kể chuyện ấy là với ý tốt muốn thức tỉnh đại đức thôi, là đừng để tâm, hạch hỏi đến những chuyện rỗng không, phù phiếm, vô ích như thế! Hãy tu tập đi thôi! Hãy chú tâm vào định, vào tuệ mới là bổn phận của một thầy tỳ-khưu! Thỉnh đại đức hãy ở lại. Tôi sẽ hộ độ đầy đủ bốn món vật dụng, chỉnh sửa lại liêu cốc; và tôi còn nhờ cậy đại đức chăm lo cho tu viện cùng rừng xoài tươi đẹp này nữa”. Sau ba lần quỳ xin như thế, tỳ-khưu Sudhammā vẫn một mực từ chối rồi ông ta vội thu xếp các vật dụng cần thiết để lên đường. Cư sĩ Citta thưa: “Đại đức đi đâu?” Tỳ-khưu Sudhammā ôm y bát đứng lên:“Ta sẽ về Kỳ Viên, đảnh lễ đức Thế Tôn, ta sẽ kể lại chuyện này. Ta sẽ kể một câu chuyện hay về một vị cư sĩ hằng tâm, hằng sản, có đức tin, có giới hạnh nhưng lại chửi mắng tỳ-khưu, hỗn láo với tỳ-khưu, gọi tỳ-khưu là ‘tục tục tục, quạ quạ quạ’!” Cư sĩ Citta nói: “Tôi vẫn mong là đại đức hãy kể rõ toàn bộ sự thật đã xảy ra, đừng thêm, đừng bớt. Rồi đức Tôn Sư giáo giới như thế nào, cứ y như vậy mà thọ trì!”

Tôn giả Sāriputta kết luận:

- Vậy đó, bạch đức Thế Tôn! Hiện tại, tỳ-khưu Sudhammā tiện đường về thăm nhà, có lẽ vài hôm nữa thì y sẽ đến đây.

Khi tỳ-khưu Sudhammā đến, đức Phật “rầy la một trận”, sau đó chư vị trưởng lão họp hội đồng để xử lý chuyện tỳ-khưu Sudhammā, theo lời giáo giới vắn tắt của đức Thế Tôn.

Đức Phật nói:

- Ông tỳ-khưu này cần được quở trách, sau khi quở trách cần được nhắc nhở, sau khi nhắc nhở cần được xác định tội án, sau khi xác định tội án, phải lập một hội đồng gồm các vị trưởng lão uy tín, cao hạ, giàu kinh nghiệm, đủ năng lực để làm việc đúng pháp và luật.

Vâng lệnh đức Phật, hội đồng trưởng lão đã được thành lập, và kết quả như sau:

- Có mấy điều đã được quở trách rồi nhắc nhở:

Thứ nhất, khi nghe tin chư vị trưởng lão và hội chúng đến mà không cung nghinh, đón tiếp; theo luật, phải đến đảnh lễ quý ngài và làm những phận sự của người đệ tử.

Thứ hai, chuyện mời ai, thỉnh ai là phần việc của người cư sĩ tại gia, là vị tỳ-khưu trong giáo pháp của đức Tôn Sư thì không được xen vào, lại không nên tỏ quyền hạn kiểm soát. Thái độ và cách hành xử ấy không đáng phẩm mạo của bậc xuất gia.

Thứ ba, là định tội án, xử phạt, bắt buộc tỳ-khưu Sudhammā phải trở lại thị trấn Macchikāsaṇḍa để xin lỗi cư sĩ Citta. Điểm thứ nhất, điểm thứ hai cho được sám hối. Riêng điểm thứ ba thì đã được tôn giả Upāli tuyên đọc trước hội đồng ba lần. Chư vị hội đồng đều im lặng, được xem như đồng thuận, án lệnh có hiệu lực ngay từ lúc đó.

Đức Phật đã khen ngợi chư vị trưởng lão đã làm việc tốt, nghiêm túc, có hiệu quả, khá nền nếp, khá bài bản, không cứng, không mềm. Luật là phải vậy.

Sau đó, tỳ-khưu Sudhammā tuân lệnh trở lại thị trấn Macchikāsaṇḍa để xin lỗi cư sĩ Citta. Có bốn vị trưởng lão đi theo giám hộ và cũng tình nguyện đến ở tu viện Ambāṭakārāma để tạo đức tin cho hai hàng cận sự nam nữ ở đấy.

Sau câu chuyện này, mấy chữ “bánh mè, bánh mè” trở thành thuật ngữ đầu môi để ám chỉ vị tỳ-khưu nào hay căn vặn, hạch hỏi những chuyện vô ích, vô bổ, phù phiếm như tỳ-khưu Sudhammā vậy.



(1)Cũng thuộc nước Kāsi, cách Sāvatthi ba mươi dặm (144km)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/01/2016(Xem: 8350)
Mary Reibey sinh năm 1777 ở Anh. Mới hai tuổi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ rồi lớn lên ở trại mồ côi. Trốn chạy cuộc sống khắc nghiệt đói khát và cực khổ, Mary trở thành đứa trẻ bụi đời có thành tích bất hảo, chẳng bao lâu sau cũng sa lưới pháp luật. Năm 1791, Mary mới 14 tuổi bị bắt vì tội trộm ngựa, cộng với nhân thân lắm tiền sự, Mary bị cho án 7 năm lưu đày sang Úc, lúc bấy giờ là đảo nhà tù của Anh. Sau một năm lênh đênh trên chuyến tàu biệt xứ, Mary cập bến Sydney năm 1792 khi mới 15 tuổi.
28/01/2016(Xem: 6097)
Cách đây một tháng tôi nhận được tin nhắn của người em họ tên Công về trường hợp con trai của bạn ấy, một trẻ sơ sinh đặt tên là Quang Minh. Quang Minh sinh ngày 01/12/2015, sinh sớm 8 tuần so với dự định, khi sinh ra bé nặng 1,7kg và phải nằm trong lồng kính gần một tháng tại Phụ sản Trung Ương, Hà Nội.
28/01/2016(Xem: 7955)
Câu chuyện về một chú khỉ chăm sóc một chú chó con bị bỏ rơi như con của mình đang khiến cộng đồng mạng tại Ấn Độ cảm động.
27/01/2016(Xem: 12136)
(Năm Bính Thân kể chuyện “Tiền Thân Đức Phật”) Ch.1: TỪ TỘI NÀY TỚI TỘI KHÁC
26/01/2016(Xem: 8092)
Một đời người thường cần đến ba năm đầu của tuổi thơ để học nói. Nhưng chưa hề nghe nói là người ta bỏ ra bao năm để học nghe. Bởi vậy, lịch sử nhân loại đã vinh danh rất nhiều nhà hùng biện, trạng sư, diễn giả, thuyết khách tài ba vì nói hay, nói giỏi mà chẳng có một “nhà nghe” - thính giả hay văn giả chẳng hạn - tài danh nào vì biết nghe giỏi được nhắc đến. Điều này có nghĩa là người ta có thể chỉ cần ba năm để học nói, nhưng bỏ ra cả đời vẫn chưa thể học nghe. Phải chăng vì thế mà khi có người hỏi thiên tài âm nhạc Beethoven về nốt nhạc nào là nốt có âm thanh hay nhất trong âm nhạc, Beethoven đã trả lời: “Dấu lặng!”.
26/01/2016(Xem: 7492)
Tôi còn nhớ như in câu chuyện hồi nhỏ, năm tôi học lớp 7. Thầy giáo ra một bài toán rất khó mà không ai giải được. Tôi, một đứa học trò thường đứng top nhất nhì lớp, thường xung phong lên bảng. Nhưng hôm đó thật sự là một bài toán hóc búa. Không ai tìm ra được lời giải. Kể cả tôi. Bài toán khó đó đã “ám” tôi từ lúc tan học cho đến khi về đến nhà. Ăn xong cơm tôi vội lao vào giải tiếp. Nhưng vẫn không tìm ra đáp án. Đến lúc đi ngủ, bài toán đó vẫn lảng vảng trong đầu tôi. Tôi thiếp đi trong suy nghĩ về bài toán. Và trong giấc ngủ, tôi mơ mình đã tìm ra phương án giải bài toán đó.
25/01/2016(Xem: 13827)
Em đừng mãi loay hoay tìm chỗ đứng Cần hỏi mình rằng: '' phải Sống làm sao? '' Vẫn có đấy, những người trong thầm lặng Cúi xuống tận cùng mà hồn lại thanh cao!.
24/01/2016(Xem: 8041)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969), đăng trên tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste, số l1, năm 2015). Trong Phật giáo có rất nhiều phụ nữ siêu việt và khác thường, xứng đáng cho chúng ta ngưỡng mộ và kính phục, mà bà Alexandra David-Néel là một trong những người phụ nữ ấy. Bài chuyển ngữ dưới đây là bài thứ ba trong một loạt bài với chủ đề "Phật giáo và người phụ nữ":
23/01/2016(Xem: 9245)
Hãng tin AP mới đây đã dẫn lại 3 cuộc trả lời phỏng vấn của Tổng thống Obama với các thành viên trên mạng Youtube. Trong một cuộc phỏng vấn kéo dài 35 phút, một thành viên trên Youtube có tên Ingrid Nilsen, hay còn gọi là Missglamorazzi, đã hỏi ông Obama về những món đồ có ý nghĩa đặc biệt với ông và đề nghị ông chia sẻ vài điều về chúng.
23/01/2016(Xem: 6696)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại. Một quốc gia có tuổi càng cao, có chiều dài lịch sử càng nhiều, gắn liền với nền văn hóa bản địa là có một số tín ngưỡng bản địa. Riêng Việt Nam, tín ngưỡng nhân gian gồm có: - Tín ngưỡng phồn thực - Tam phủ, Tứ phủ - Thờ động vật và thực vật - Tín ngưỡng sùng bái con người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]