Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20 năm nhìn lại (Võ Đại Sinh

10/11/201319:39(Xem: 30210)
20 năm nhìn lại (Võ Đại Sinh

truongtieuhoc-1996_small


TU VIỆN QUẢNG ĐỨC
20 NĂM NHÌN LẠI

Gia đình tôi thờ cúng phật, tôi có niềm tin vào giáo lý nhà Phật. Tôi vẫn không rõ với điều kiện đó tôi đã đủ tiêu chuẩn để được gọi là Phật tử chưa. Tôi chưa được may mắn qui y, thọ giới.Tôi có nghe giảng, đọc và tìm hiểu ít nhiều về Phật giáo. Tôi có phước may mắn được tiếp xúc với một số Đại Đức, Thượng Tọa, Hòa Thượng từ ngày còn đi học ở Việt Nam cũng như sau này khi ra hải ngoại. Thế nhưng những điều tôi học hỏi được, thủ đắc được và vịn vào để làm kim chỉ nam cho cuộc sống... lại chỉ đơn giản dựa vào gương sống của một tu sĩ trẻ, Đại Đức Thích Tâm Phương.

Tôi không nhớ rõ đã quen biết Đại Đức từ lúc nào, nhưng rõ ràng là khi ba tôi qua đời năm 1993, sau những buổi lễ cầu siêu cho ông tại Tu Viện Quảng Đức ở Broadmeadows, tôi cảm thấy ngày càng quí mến và trân trọng Thầy. Thời điểm đó, nhà tôi ở Fitzroy, khá xa Broadmeadows, nhưng với chiếc xe Mazda cũ kỹ, tôi đến Tu Viện thăm Thầy rất thuờng. Chùa nhỏ, nghèo nàn, Thầy sống và làm việc hết sức giản dị, trong sáng, khiêm tốn. Tôi yêu mến chùa và gần gũi với Thầy...chắc vì sự nghèo nàn, giản dị khiêm tốn đó. Chùa nhỏ quá so với lượng tín đồ càng đông, Thầy đã thảo luận với tôi về nhu cầu tìm chùa mới rộng rãi hơn, khang trang hơn.

Chắc là có rất nhiều người có khả năng đã giúp Thầy đạt được ý nguyện đó. Phần tôi, tôi với Thầy đã đổ khá nhiều mồ hôi, kể cả máu nữa để đi tìm chùa! Có lần vì giúp chúng tôi tìm chùa, một Nghị viên Thành phố Melbourne trong lúc đưa Thầy trò chúng tôi đi xem trụ sở, đã vô tình đụng trán vào trụ nhà...máu chảy khá nhiều. Cuối cùng cũng nhờ Nghị viên đó, Thầy đã chọn trường học ở Fawkner trong danh sách một số trường được chính phủ tiểu bang đưa ra đấu giá. Và rồi, trường Fawkner đã biến thành ngôi Tu Viện Quảng Đức trong hoàn cảnh đó. Tu Viện Quảng Đức nay đã trở thành Tu Viện uy nghi, Đại Đức Thích Tâm Phương nay đã là Thượng Tọa Viện chủ! Sự lớn mạnh đó, sự phát triển vượt bực đó, tất nhiên là nhờ công sức của nhiều nguời, nhưng chắc chắn là không thể thành hình nếu không có Thầy Tâm Phương!

Sáng nay, ở tang lễ nhạc mẫu của người bạn học cũ của tôi, Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng, Viện phó Tu Viện Quảng Đức đã mời tôi viết một đoản văn, đón mừng chu niên Tu Viện Quảng Đức 20 tuổi. Nhã ý đó xuất phát từ tấm hình tôi được chụp chung với Đại Đức Thích Tâm Phương và một số vị nữa ở ngày nhận trường Fawkner. Đó chỉ là sự có mặt bên cạnh Thầy trong thời gian đầu chứ không có đóng góp được gì đáng kể cả, nếu so với những gì tôi nhận được từ Quảng Đức, từ Đại Đức Thích Tâm Phương.

Một tu sĩ trẻ, Đại Đức Thích Tâm Phương đã dành hết nghị lực của mình cho Tu Viện. Tôi đã may mắn gần gũi với Thầy từ giai đoạn ban đầu ấy, và biết bao điều có thể học hỏi từ Thầy khi đối diện với những khó khăn chồng chất, luôn giữ vững niềm tin, khiêm tốn, giản dị tiến bước! Tôi đã có khá nhiều buổi sáng uống trà với Thầy, những chén trà theo Thầy có thể biến đổi đời tôi. Trong không gian yên tĩnh của Chùa, Thầy chậm rãi, thong thả pha trà và Thầy trò đã ung dung, thanh thản tận hưởng từng ngụm trà với hương vị thơm ngon tuyệt vời. Tôi còn nhớ đôi lần, sau những chén trà ngon, Thầy đã tâm sự với tôi về ước nguyện có một trung tâm phúc lợi, một trường Việt ngữ Bồ Đề để các con em tung tăng trên sân chùa, tôi cũng đã nói với Thầy về ước mơ có được một nơi chốn thanh tịnh nào đó để mọi người có thể trở về retreat...sau những căng thẳng bon chen lợi danh! May mắn đó dễ gì ai có được. Tôi thật đã có phước!

Mẹ tôi khi còn sanh tiền thường dạy tôi là không được quên ơn. Mẹ kể lại chuyện được nghe lén đâu đó từ Bác Hai đồ Nho của tôi: “ Một thanh niên nhà nghèo không đủ ăn, một hôm đói bụng, anh ăn vụng bánh của Ba Mẹ, ăn cái đầu, cái thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm và thứ sáu... vẫn cảm thấy còn đói, anh ăn tiếp nửa cái bánh nữa và thấy no. Nghĩ đi nghĩ lại anh cảm thấy tiếc là mình đã ngu dại hoang phí sáu cái bánh trước... phải chi mình chỉ ăn nửa cái bánh sau cùng là đủ no rồi! Mình no chỉ nhờ vào nửa cái bánh sau cùng thôi, chớ sáu cái bánh đầu nào có giúp mình gì đâu?” Tôi không tin như vậy, tôi đang trân trọng cảm ơn cái bánh đầu tiên Thầy Tâm Phương đã ân cần trao cho tôi. Với tôi, dù chùa nghèo Quảng Đức đã thành Tu Viện uy nghiêm, dù lúc này Đại Đức Tâm Phương đã được Giáo Hội vinh danh tấn phong Thượng Tọa, tôi vẫn tha thiết được sinh hoạt, được chia sẻ với Thầy những chén trà thơm ở Chùa nghèo Quảng Đức, tôi vẫn thích được gọi Thầy là Đại Đức Thích Tâm Phương thân thương của ngày nào.


Footscray 19-09-2010

Võ Đại Sinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2020(Xem: 5418)
Tổ chức Từ thiện Tây Tạng được thành lập tại Đan Mạch vào năm 1997, do Tôn giả Lakha, vị Lạt Ma, Triết gia, sáng lập và Chủ tịch Tổ chức Từ thiện Tây Tạng, người lãnh đạo tinh thần của khoảng 100.000 người Tây Tạng ở Batang, Đông Tây Tạng. Cư sĩ Tsering Thundup, cựu Hiệu trưởng Trường nội trú Tây Tạng ở Bắc Ấn Độ, phụ trách các hoạt động tổ chức phi chính phủ ở Dharamshala, Ấn Độ.
18/10/2020(Xem: 8141)
Các lời trích dẫn giáo lý của Đức Phật cùng các danh nhân khác thường thấy trên mạng, báo chí và tạp chí đủ loại tại các nước Tây phương. Dường như trong cuộc sống dồn dập tại các nơi này, một số người đôi khi cũng thích đọc một vài câu ngắn gọn nhưng sâu sắc, giúp mình suy nghĩ về xã hội, con người và sự sống nói chung.
17/10/2020(Xem: 6760)
-Tùy hỷ là vui theo, Tâm tùy hỷ là tâm tốt, tâm tốt thường thấy những điều chung quanh đều tốt, vì “người vui cảnh chẳng đeo sầu”, khi thấy người khác có cái gì tốt, cái gì đẹp, hiền lành được an ổn, hạnh phúc, thành đạt thì mình vui theo, như chính mình được và thấy họ làm điều phước thiện, đạo đức mình cố công giúp đỡ khiến họ được thành tựu. Vui cái vui của người, mừng thấy cái tốt của người sẽ là một sự thông hiểu, tạo được không khí an lành đầy chân thành hòa đồng trong tâm niệm hạnh phúc. Lúc đó tâm ta sẽ thấy an vui, nhẹ nhõm, thanh thoát cõi lòng, sống trong hiện tại rất là thư thái, ý nghĩa, nhiều lợi ích và được nhiều người thương yêu tôn kính và yểm trợ, tương lai chắc chắn sẽ hưởng được nhiều điều may mắn và tràn đầy phước đức.
17/10/2020(Xem: 8513)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Mấy hôm nay vì lo vận động giúp đỡ đồng bào thiên tai bão lụt Miền Trung nên chúng con, chúng tôi chậm trễ việc tường trình các thiện sự trên xứ Phật, mong chư vị cảm thông và hoan hỉ. - Trong tuần qua, chúng con chúng tôi đã thực hiện một buổi phát chẩn tại 2 ngôi Làng Kusa & Niranjan Village. Làng Kusa chính là ngôi làng có ngôi đền Kusa Temple, đánh dấu nơi mà ngàn xư Thế Tôn đã thọ nhận 8 bó cỏ của người nông phu, rồi từ địa đó Ngài đã mang cỏ về trải làm toạ cụ dưới Cội Bồ Đề và tu hành chứng Đạo. Hiện nay dân chúng nơi đây nói riêng và nhiều nơi trên xứ Ấn nói chung vẫn khổ sở vì Dịch Covid còn kéo dài lê thê, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nên kinh tế của xứ nay`
17/10/2020(Xem: 5995)
Vào ngày 11 tháng 10 năm 2020, Cộng đồng sắc tộc Rakhine tại Bangladesh (RCB), một tổ chức của người dân tộc thiểu số Rakhine đang sống tại Bangladesh, đã thành lập một chuỗi người và biểu tình trước Bảo tàng Quốc gia ở Dhaka, miền trung Bangladesh, để lên án tất cả các hành vi tra tấn dã man, cướp bóc, giết người và vi phạm nhân quyền do bạo lực quân sự của Myanmar gây nên. Cư sĩ Kyawo Nyin Rakhine, người tổ chức biểu tình, cho biết đây là lần đầu tiên một cuộc biểu tình được tổ chức bởi cộng đồng, chủ yếu là các Phật tử Rankhine ở Dhaka.
16/10/2020(Xem: 6711)
Trong cuộc phỏng vấn với UNESCO Courier, Thiền giả Yuval Noah Harari (liên kết bên ngoài), một nhà sử học người Israel và là giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem. Ông là tác giả của các cuốn sách bán chạy thế giới Sapiens: Lược sử loài người (2014), Homo Deus: Lược sử tương lai (2016) và 21 bài học cho thế kỷ 21 (2018). Bài viết của ông xoay quanh ý chí tự do, ý thức và trí thông minh và hạnh phúc, ông đã phân tích những hậu quả của cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch Virus corona gây ra hiện nay có thể là gì, và nhấn mạnh sự cần thiết của việc hợp tác khoa học quốc tế và chi sẻ thông tin giữa các quốc gia.
16/10/2020(Xem: 6750)
Ma là một khái niệm mơ hồ, có người tin và có người không tin, tuy nhiên luôn là đề tài hấp dẫn đối với phụ nữ mặc dù các bà rất sợ ma nhưng lại thích nghe chuyện ma. Từ xưa đến giờ chưa ai thấy hình dáng, hình tượng con ma ra sao, thế nhưng trong tưởng tượng, mọi người phác họa ra những con ma vô cùng đa dạng, độc đáo.
15/10/2020(Xem: 6071)
Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục lạm dụng người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và những người khác, Hoa Kỳ phải tiếp tục dẫn đầu trong việc duy trì tự do tôn giáo. Về vấn đề tôn giáo tại Trung Quốc, Bắc Kinh đã nói rõ một điều hoàn toàn không rõ ràng: “Không có nhóm tôn giáo nào nằm ngoài tầm kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.
15/10/2020(Xem: 7061)
Cư sĩ Stephen Batchelor, một nhà văn Phật giáo đương đại, nổi tiếng với cách tiếp cận thế tục hay bất khả tư nghì đối với Phật giáo. Cư sĩ Stephen Batchelor coi Phật giáo là một nền văn hóa không ngừng phát triển của sự giác ngộ hơn là một hệ thống tôn giáo, dựa trên những giáo điều và niềm tin bất biến. Đặc biệt, ông tôn trọng các giáo lý về nghiệp báo và tái sinh để trở thành những đặc điểm của nền văn minh Ấn Độ cổ đại, và không nội tại đối với điều Đức Phật dạy.
15/10/2020(Xem: 6514)
Ngài Lạt Ma Phật giáo Nổi tiếng, Tôn giả Ngawang Tenzin Jangpo, Phương trượng Trụ trì Tu viện Tengboche (Tengboche Monastery) và được mệnh danh là “tiếng nói tâm linh của vùng Khumbu”, Nepal đã viên tịch tại quê hương Namche Bazaar, Huyện Solukhumbu của Tỉnh số 1 phía đông bắc Nepal. Trụ thế 85 xuân. Ngài được cung thỉnh ngôi vị Phương trượng Trụ trì Tu viện Tengboche từ năm 1956, nơi Ngài được nhiều thế hệ người Shepa biết đến, cũng như những người đi bộ và leo núi viếng thăm, những người đã nhận được sự chúc phúc cát tường từ Ngài khi họ đi qua Vườn Quốc gia Sagarmatha (Sagarmatha National Park) trong chuyến du hành. Ngài là một Tulku, được công nhận, hóa thân của Lạt Ma Gulu, người sáng lập Tu viện Tengboche.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]