Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20 năm nhìn lại (Võ Đại Sinh

10/11/201319:39(Xem: 29367)
20 năm nhìn lại (Võ Đại Sinh

truongtieuhoc-1996_small


TU VIỆN QUẢNG ĐỨC
20 NĂM NHÌN LẠI

Gia đình tôi thờ cúng phật, tôi có niềm tin vào giáo lý nhà Phật. Tôi vẫn không rõ với điều kiện đó tôi đã đủ tiêu chuẩn để được gọi là Phật tử chưa. Tôi chưa được may mắn qui y, thọ giới.Tôi có nghe giảng, đọc và tìm hiểu ít nhiều về Phật giáo. Tôi có phước may mắn được tiếp xúc với một số Đại Đức, Thượng Tọa, Hòa Thượng từ ngày còn đi học ở Việt Nam cũng như sau này khi ra hải ngoại. Thế nhưng những điều tôi học hỏi được, thủ đắc được và vịn vào để làm kim chỉ nam cho cuộc sống... lại chỉ đơn giản dựa vào gương sống của một tu sĩ trẻ, Đại Đức Thích Tâm Phương.

Tôi không nhớ rõ đã quen biết Đại Đức từ lúc nào, nhưng rõ ràng là khi ba tôi qua đời năm 1993, sau những buổi lễ cầu siêu cho ông tại Tu Viện Quảng Đức ở Broadmeadows, tôi cảm thấy ngày càng quí mến và trân trọng Thầy. Thời điểm đó, nhà tôi ở Fitzroy, khá xa Broadmeadows, nhưng với chiếc xe Mazda cũ kỹ, tôi đến Tu Viện thăm Thầy rất thuờng. Chùa nhỏ, nghèo nàn, Thầy sống và làm việc hết sức giản dị, trong sáng, khiêm tốn. Tôi yêu mến chùa và gần gũi với Thầy...chắc vì sự nghèo nàn, giản dị khiêm tốn đó. Chùa nhỏ quá so với lượng tín đồ càng đông, Thầy đã thảo luận với tôi về nhu cầu tìm chùa mới rộng rãi hơn, khang trang hơn.

Chắc là có rất nhiều người có khả năng đã giúp Thầy đạt được ý nguyện đó. Phần tôi, tôi với Thầy đã đổ khá nhiều mồ hôi, kể cả máu nữa để đi tìm chùa! Có lần vì giúp chúng tôi tìm chùa, một Nghị viên Thành phố Melbourne trong lúc đưa Thầy trò chúng tôi đi xem trụ sở, đã vô tình đụng trán vào trụ nhà...máu chảy khá nhiều. Cuối cùng cũng nhờ Nghị viên đó, Thầy đã chọn trường học ở Fawkner trong danh sách một số trường được chính phủ tiểu bang đưa ra đấu giá. Và rồi, trường Fawkner đã biến thành ngôi Tu Viện Quảng Đức trong hoàn cảnh đó. Tu Viện Quảng Đức nay đã trở thành Tu Viện uy nghi, Đại Đức Thích Tâm Phương nay đã là Thượng Tọa Viện chủ! Sự lớn mạnh đó, sự phát triển vượt bực đó, tất nhiên là nhờ công sức của nhiều nguời, nhưng chắc chắn là không thể thành hình nếu không có Thầy Tâm Phương!

Sáng nay, ở tang lễ nhạc mẫu của người bạn học cũ của tôi, Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng, Viện phó Tu Viện Quảng Đức đã mời tôi viết một đoản văn, đón mừng chu niên Tu Viện Quảng Đức 20 tuổi. Nhã ý đó xuất phát từ tấm hình tôi được chụp chung với Đại Đức Thích Tâm Phương và một số vị nữa ở ngày nhận trường Fawkner. Đó chỉ là sự có mặt bên cạnh Thầy trong thời gian đầu chứ không có đóng góp được gì đáng kể cả, nếu so với những gì tôi nhận được từ Quảng Đức, từ Đại Đức Thích Tâm Phương.

Một tu sĩ trẻ, Đại Đức Thích Tâm Phương đã dành hết nghị lực của mình cho Tu Viện. Tôi đã may mắn gần gũi với Thầy từ giai đoạn ban đầu ấy, và biết bao điều có thể học hỏi từ Thầy khi đối diện với những khó khăn chồng chất, luôn giữ vững niềm tin, khiêm tốn, giản dị tiến bước! Tôi đã có khá nhiều buổi sáng uống trà với Thầy, những chén trà theo Thầy có thể biến đổi đời tôi. Trong không gian yên tĩnh của Chùa, Thầy chậm rãi, thong thả pha trà và Thầy trò đã ung dung, thanh thản tận hưởng từng ngụm trà với hương vị thơm ngon tuyệt vời. Tôi còn nhớ đôi lần, sau những chén trà ngon, Thầy đã tâm sự với tôi về ước nguyện có một trung tâm phúc lợi, một trường Việt ngữ Bồ Đề để các con em tung tăng trên sân chùa, tôi cũng đã nói với Thầy về ước mơ có được một nơi chốn thanh tịnh nào đó để mọi người có thể trở về retreat...sau những căng thẳng bon chen lợi danh! May mắn đó dễ gì ai có được. Tôi thật đã có phước!

Mẹ tôi khi còn sanh tiền thường dạy tôi là không được quên ơn. Mẹ kể lại chuyện được nghe lén đâu đó từ Bác Hai đồ Nho của tôi: “ Một thanh niên nhà nghèo không đủ ăn, một hôm đói bụng, anh ăn vụng bánh của Ba Mẹ, ăn cái đầu, cái thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm và thứ sáu... vẫn cảm thấy còn đói, anh ăn tiếp nửa cái bánh nữa và thấy no. Nghĩ đi nghĩ lại anh cảm thấy tiếc là mình đã ngu dại hoang phí sáu cái bánh trước... phải chi mình chỉ ăn nửa cái bánh sau cùng là đủ no rồi! Mình no chỉ nhờ vào nửa cái bánh sau cùng thôi, chớ sáu cái bánh đầu nào có giúp mình gì đâu?” Tôi không tin như vậy, tôi đang trân trọng cảm ơn cái bánh đầu tiên Thầy Tâm Phương đã ân cần trao cho tôi. Với tôi, dù chùa nghèo Quảng Đức đã thành Tu Viện uy nghiêm, dù lúc này Đại Đức Tâm Phương đã được Giáo Hội vinh danh tấn phong Thượng Tọa, tôi vẫn tha thiết được sinh hoạt, được chia sẻ với Thầy những chén trà thơm ở Chùa nghèo Quảng Đức, tôi vẫn thích được gọi Thầy là Đại Đức Thích Tâm Phương thân thương của ngày nào.


Footscray 19-09-2010

Võ Đại Sinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2021(Xem: 5226)
Phần này bàn về cách dùng nghỉ (dấu hỏi)/nghỉ làm vào thời LM de Rhodes sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Sau đó khoảng 2 TK, chữ nghỉ lại xuất hiện trong Truyện Kiều qua các dạng chữ Nôm và cũng là một chủ đề gây nhiều tranh luận cho đến ngày nay. Chủ đề này còn cho thấy một khuyết điểm của chữ Nôm là cách đọc không chính xác vì thiếu quy ước (chuẩn hóa): dấu hỏi (nghỉ) hay dấu ngã (nghĩ) khi đọc chữ 擬, 平 đọc là bình hay bằng (td. Cao Bằng, Quảng Bình), 化 đọc là hoa, hóa hay huế chẳng hạn...
26/09/2021(Xem: 4425)
Tết Trung Thu thường rơi vào rằm tháng 8 âm lịch trăng tròn. Ngày đặc biệt trong năm chưa bao giờ trăng sáng, đẹp và tròn như thế.
25/09/2021(Xem: 7114)
Buổi phát chẩn đã thực hiện cho 343 hộ tại 2 ngôi làng nghèo tên là Goswami Vikram and Shambhu Village cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 26 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari, 2 ký đường, dầu ăn, muối, bánh ngọt cho trẻ em và 100Rupees tiền mặt (Mỗi phần quà trị giá: 14usd.55cents x 343 hộ = ... Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho những người sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn). Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
23/09/2021(Xem: 8972)
Kính mời quý Phật tử xem thông báo này của Moreland City Council (nhân viên council vừa đến chùa nhờ thông báo), nếu quý vị chưa chích Covid-19 vaccine xin liên lạc booking số: 1800 675 398 và đến Fawkner Community Hall, 79 Jukes Rd, Fawkner (cách Tu Viện Quảng Đức một con đường, 5 phút đi bộ) vào các ngày 27, 28 và 29 tháng 9 năm 2021 để được chích vaccine. Từ 12 tuổi đến 60 tuổi sẽ được chích Pfizer; từ 60 tuổi trở lên sẽ được chích AstraZeneca. Cầu nguyện đại dịch sớm tận trừ và mọi người vui khỏe và bình an. Nay xin thông báo, Thích Nguyên Tạng Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
23/09/2021(Xem: 4882)
Có một câu chuyện tu thân mà tôi học từ sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Sơ Đẳng (Tiểu Học) khi tôi còn mười, mười một tuổi tức cách đây 70 năm tại Hải Phòng mà tôi vẫn còn nhớ. Đó là bài Cách Sửa Mình như sau:
20/09/2021(Xem: 6296)
Trí tuệ và từ bi có phải chỉ riêng nhân loại mới có? Hay là, loài vật cũng có trí tuệ và từ bi, nhưng ở mức sơ khai hơn? Cuộc nghiên cứu mới đây về heo rừng cho thấy những bất ngờ về mức độ cao của khôn ngoan và tình thương nơi một trường hợp khảo sát.
19/09/2021(Xem: 6972)
Hai năm trước, khoảng tháng 11 năm 2019, một người bạn từ bên kia nửa vòng trái đất cho tôi biết vừa thấy “tuyển tập” Thấp thoáng Lời Kinh, tập hợp một số sách viết về Kinh Phật của tôi xuất hiện trên Thư Viện Hoa Sen và một số trang mạng khác. Tôi hơi ngạc nhiên nhưng nghĩ có thể là do anh 5 Hiền, Nguyễn Hiền-Đức đây rồi chớ không phải ai khác. Bởi vì người bạn 5 Hiền rất dễ thương này mấy năm trước đã mang đến tặng tôi nhiều “tuyển tập” của tôi do anh có nhã hứng thực hiện mà không “trao đổi” trước chút nào cả, khiến mình không khỏi giật mình.
17/09/2021(Xem: 4825)
Tăng đoàn Phổ Môn và Suối Từ (Texas) dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Thích Thông Hội và Thiền Sư Thích Diệu Thiện đến viếng thăm, tụng kinh, ban pháp thoại và thiền hành với Ni chúng Hương Sen (Riverside, California) vào thứ hai ngày 13 tháng 09 năm 2021. Chương trình bắt đầu bằng bài kinh Bát Nhã do tăng đoàn Suối Từ và Phổ Môn tụng. Chùa Hương Sen tụng bài Kinh Tám Điều Giác Ngộ của Bậc Đại Nhân và Lục Hòa. Sau đó, Thiền sư Thích Thông Hội ban bài pháp thoại nói về tên của Chùa Hương Sen với ý nghĩa giác ngộ như sau:
16/09/2021(Xem: 4438)
Qua Covid-19, đến biến thể Delta, hoành hành khốc liệt, đã “minh bạch” nhiều vấn đề, khiến cho toàn thế giới suốt hai năm (2020-2021) phải chịu nhiều khủng hoảng về nhiều mặt và đầy hoang mang lo sợ. Các nhà khoa học cũng phải cuốn cuồng nghiên cứu, thử nghiệm, các nhà lảnh đạo hàng đầu thế giới với binh hùng tướng mạnh, tiện nghi vật chất hiện đại, thực hiện nhiều biện pháp, nhưng cũng chưa có gì khả quan, hữu hiệu, để ngăn ngừa dịch bệnh, mà phải thực hiện với một “thông điệp” được lặp đi lặp lại: “Bịt miệng, thường rửa tay và ở yên một chỗ” thì mới mong được an ổn. Cách đây hơn 26 thế kỷ, sau khi chứng ngộ dưới gốc cây Bồ Đề tại Bodh Gaya, Đức Phật đã biết, nhìn thấy và hiểu tận tường sự vận hành của vũ trụ, nên bài Pháp đầu tiên tại Vườn Lộc Uyển là Tứ Diệu Đế (TDĐ) (Khổ - Tập - Diệt – Đạo) đã nói rõ lên được thực tế của “trần gian” chúng ta. TDĐ chỉ rõ sự thật về cuộc sống khổ đau của con người, về nguồn gốc nguyên nhân dẫn đến đau khổ, về sự chấm dứt đau khổ và phương pháp t
12/09/2021(Xem: 5715)
LUẬN ĐIỂN CỦA ATISHA súc tích nhưng bao hàm rộng rãi đem những vấn đề cốt yếu đến với nhau của những giáo huấn của ba lần Chuyển Pháp Luân, như đưa ra một cách tóm tắt trong chương hai. Nó được sáng tác ở Tây Tạng bởi một đạo sư Ấn Độ là Atisha Dipamkara theo lời thỉnh cầu của Jhangchup Wö, sau đó là người cai trị miền tây Tây Tạng. Jhangchup Wö đặc biệt thỉnh cầu một giáo huấn thật sự nổi tiếng vì sự thậm thâm của nó cũng như trong sáng của nó, vì thế nó có thể làm lợi lạc cho dân tộc Tây Tạng nói chung. Atisha súc động sâu xa và hoan hỉ vì sự chân thành thỉnh cầu của Jhangchup Wö, và đáp ứng lời thỉnh cầu ấy ngài đã sáng tác ra luận điển súc tích này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]