Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hình Ảnh Ngôi Chùa.. (Hải Hạnh)

10/11/201319:12(Xem: 29207)
Hình Ảnh Ngôi Chùa.. (Hải Hạnh)

Hình Ảnh Ngôi Chùa Thân Thương

Hải Hạnh

Thắm thoát mà tôi đã đặt chân tới Úc 20 năm. Hai mươi năm trôi qua tôi tưởng chừng như một giấc mộng. Thuở còn ở Việt Nam, chùa Pháp Vân, chùa Dược Sư, chùa Già Lam, là những ngôi chùa quen thuộc đối với tôi vì đó là nơi tôi thường đến để học hỏi giáo lý của chư Phật. Chùa Dược Sư là nơi tôi học ở quý Ni Sư một chữ ‘Thiện’ vì mỗi lần tôi lên chùa là quý Ni Sư cứ dạy cho tôi “Con ráng làm Thiện nhe!”. Còn ngôi chùa Già Lam, tôi học ở nơi quý Thầy một câu “Khi mình bố thí cho ai thì mình nên cảm ơn người đã nhận sự bố thí của mình.” Mới đầu tôi không hiểu nhưng sau khi suy đi nghĩ lại thì tôi thấy đúng chân lý vì người nhận hoan hỷ thì mình cũng hoan hỷ và cảm ơn người nhận đã tạo cho mình một duyên lành làm hạnh bố thí.

Đối với Thầy Nguyên Tạng, tôi có một nhân duyên đặc biệt vì quen biết Thầy không phải từ chùa Pháp Vân mà qua lớp học Anh Văn của Thầy Đỗ Vĩnh Hảo tại đường Hoàng Hoa Thám, Gia Định, Sài Gòn. Thầy đã tặng cho tôi vài cuốn sách của Hòa Thượng Nhất Hạnh mà Thầy trụ trì Tâm Phương đã gởi về cho Thầy. Tôi đọc qua thấy lời dạy thực tiễn và dễ áp dụng vào đời sống của mình như“Sáng cho người niềm vui, chiều giúp người bớt khổ”, hay là “Thức dậy miệng mỉm cười, 24 giờ tinh khôi, nguyện sống đời trọn vẹn, mắt thương nhìn cuộc đời.” v.v… Tất cả những lời dạy đơn giản này đã theo cuộc sống của tôi mấy chục năm nay. Tôi luôn quán niệm và thực hành theo những lời chỉ dạy này. Những lời dạy tưởng chừng như bình thường nhưng khi áp dụng vào cuộc sống thì tôi cảm thấy đó là những món quà quý giá và là kim chỉ nam trên bước đường tu tập trong cuộc sống của tôi. Tôi luôn thầm nghĩ cám ơn tất cả quý Thầy Cô, những bậc đã gieo cho con những mầm mống của chủng tử thiện và những lời pháp nhũ vô giá trong cuộc đời này! 

Thầy Nguyên Tạng đã giới thiệu với tôi về bào huynh là Thầy Tâm Phương hiện đang sống ở Melbourne và Thầy đã từng kể cho tôi nghe về Thầy Tâm Phương và Tu Viện Quảng Đức. Tuy tôi chưa được gặp mặt Thầy trụ trì Tâm Phương mà đã cảm kích tấm lòng vì đạo của Thầy. Khi tôi rời Việt Nam đến định cư tại Úc, tôi tưởng mình cũng ở gần nhưng khi đến Úc thì tôi mới biết mỗi tiểu bang cách hàng ngàn cây số. Rồi ngày qua ngày cuộc sống của tôi bận bịu với việc sách đèn, nên không có đủ nhân duyên lên thăm Thầy vào thời gian ấy. Có lẽ vì nhân duyên đã hội đủ, sau đó Thầy có Phật sự đến thành phố Adelaide, nơi tôi cư ngụ và tôi đã gặp Thầy tại đây. Một vị Thầy mà hình ảnh tôi đã kính mến bao nhiêu năm chưa bao giờ được gặp mặt mà chỉ qua điện thoại thôi. Tôi đã giới thiệu Thầy với ba mẹ tôi vì ba mẹ tôi cũng biết về Thầy qua Thầy Nguyên Tạng kể khi còn ở Việt Nam. Từ đó tình Thầy trò thêm khắn khít và gần gũi hơn. 

Nhiều năm lần lượt trôi qua, bỗng một hôm tôi nhận được một cú điện thoại từ Thầy Nguyên Tạng báo tin rằng Thầy đã đến định cư tại Úc. Tôi mừng rỡ và ngạc nhiên, hai Thầy trò thăm hỏi nhau rất nhiều. Từ ngày đó giữa tôi và Tu Viện Quảng Đức càng thêm thân thiện và nó cũng đã đánh dấu một bước ngoặc mới trong cuộc đời của tôi. Vì Thầy nhờ tôi đánh máy lại những đầu sách của Thầy. Thuở ban đầu tôi chưa hề biết đánh dấu tiếng Việt nên tôi phải tìm hiểu hỏi thăm các bạn của tôi ở khắp nơi, nào là đánh chữ VPS, nhưng không đẹp và in ra bị lỗi, cuối cùng có thể đánh chữ VNI theo ý của Thầy và in ra được đẹp. Thế rồi Thầy có tâm nguyện mở trang web www.quangduc.com. Thầy cử tôi làm trưởng ban đánh máy tài liệu cho trang nhà, tôi thật hoan hỷ vì một việc làm có ích cho Phật pháp, thế là tôi tự đánh máy tài liệu cũng như hướng dẫn các bạn khác cùng làm. Từ đầu tôi đánh máy các quyển kinh, quyển sách rồi đưa bài lên website. Từ đó dần dà tôi đã gần gũi với Phật pháp, tôi học kinh sách qua việc làm này, khi tôi đang đánh máy kinh sách có vài câu chân lý tôi ngừng lại suy nghĩ để chiêm nghiệm học và áp dụng vào đời sống của mình. Tôi đánh máy các tiểu sử của các Tổ, quý Hòa Thượng, tôi vô cùng xúc động và kính phục vì quý Ngài thật cao quý và hy sinh tột cùng.

Ngoài hai Thầy ra, Tu Viện Quảng Đức còn có hình ảnh của một Sư Cô ngày đêm tận tụy bên bếp lửa hồng, đó là Sư Cô Hạnh Nguyên. Sư Cô như người mẹ hiền đã chăm sóc cho quý Phật tử từng buổi cơm chay và từng chỗ ngủ nghỉ. Cho dù có bao nhiêu cực nhọc nhưng khuôn mặt Sư Cô lúc nào cũng nở nụ cười bao dung từ bi và phúc hậu. Người ta thường nói “Có thực mới vực được đạo.” Nếu không có Sư Cô lo từng buổi cơm chay thì Phật tử không thể nào tu học được cả và các chú thợ xây dựng không thể no lòng thì làm sao ngôi chùa có thể hoàn thành được. Chúng con cũng xin thành kính tri ân Sư Cô như người mẹ hiền đã che chở nuôi nấng đàn con nhỏ dại của mình. 

Tu Viện Quảng Đức là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Úc nói chung và ở Melbourne nói riêng. Ngôi chùa được mang tên của một vị Bồ Tát người Việt Nam, đã hy sinh thân mình cho Phật Giáo Việt Nam. Để ghi nhớ công hạnh của Ngài, Thầy Tâm Phương đã lấy tên Tu Viện là QUẢNG ĐỨC làm đuốc soi tất cả trái tim và tâm hồn của người con Phật Việt Nam. Ngôi Tu Viện Quảng Đức được thành lập từ một ngôi trường cũ kỹ, sau nhiều năm sinh hoạt Phật pháp ngôi trường cũ đã không đáp ứng được nhu cầu về mọi mặt. Vì vậy quý Thầy đã từng bước xây dựng thành ngôi Đại Hùng Bửu Điện trang nghiêm vào năm 2003 và vừa qua ngôi Tăng xá đã được khánh thành vào tháng 11 năm 2009. Để đền đáp ân Sư Trưởng, ân Cha Mẹ, ân Tổ quốc và ân Chúng Sanh ngôi tháp Tứ Ân 4 tầng sẽ được khánh thành vào tháng 10 sắp tới. 

Ngôi Tu Viện Quảng Đức được xây dựng trong một khuôn viên rộng khoảng 8000m2, là một ngôi chùa được thiết kế hài hòa, gần gũi với thiên nhiên, vừa nên thơ vừa cổ kính. Những mỹ thuật điêu khắc thì theo truyền thống văn hóa Việt Nam “Mái chùa che chở hồn dân tộc. Nếp sống muôn đời của Tổ tông.” Ngôi chùa đã đáp ứng đầy đủ những nhu cầu cần thiết cho các buổi sinh hoạt Thọ Bát Quan Trai, các khóa tu học ngắn hạn mùa Đông, mùa Hè cũng như các mùa An Cư hoặc các buổi lễ chẩn tế, lễ tưởng niệm lớn quan trọng. Ngôi chùa không những đã và đang giúp cho người Việt Nam mà còn giúp cho người bản xứ địa phương gồm các sắc tộc khác nhau như người Úc, người Ấn, người Tích Lan, v.v… Ở nước Úc, chỉ có ngôi Chùa Quảng Đức có duyên độ được rất nhiều người Úc quy y với Tam Bảo, trong đó tôi biết được là Chú Nguyên Thiện Bảo Steve và Quảng Từ Chris Dunk, v.v… chứng tỏ quý Thầy đã bỏ nhiều công sức hoằng pháp đến người địa phương. 

Sự hình thành của một ngôi chùa, chúng ta không thể chỉ đơn thuần nghĩ đến công đức của những Phật tử địa phương, mà nó còn bao gồm công đức của tất cả quý Phật tử đồng hương trên thế giới. Mọi người đã góp một bàn tay nhỏ bé của mình bằng những viên gạch, những bao xi măng, những bức tượng, những cây đèn, v.v…

Khi nói đến Tu Viện Quảng Đức, chúng ta không thể chỉ nói đến ngôi chùa khang trang thôi, mà nó còn gắn liền với một mạng lưới Phật giáo nổi tiếng www.quangduc.comdo Thầy Nguyên Tạng sáng lập để hoằng pháp lợi sanh. Sự ra đời của trang nhà Quảng Đức vào khoảng năm 1998 là do tâm nguyện của Thầy Nguyên Tạng khi mới vừa đặt chân tới Úc. Nhờ công sức Thầy và những Phật tử nên trang nhà Quảng Đức hiện nay được mọi người biết đến trên khắp toàn thế giới. 

Nói về giá trị tâm linh của trang nhà Quảng Đức thì chúng ta không thể diễn tả hết vì nó là nơi chứa đựng nhiều Kinh điển Phật giáo, những đầu sách nổi tiếng cũng như các dữ kiện hình ảnh quan trọng khác. Trang web này đã giúp ích cho các Phật tử ở xa không có đủ điều kiện thỉnh kinh sách. Đồng thời nó còn giúp cho những người nghiên cứu muốn tìm hiểu Phật giáo Việt Nam nói riêng và đạo Phật nói chung. 

Với tinh thần “con dốc lòng vì đạo hy sinh” quý Thầy Cô đã kiên trì, nhẫn nhục và không quản cực nhọc cố gắng hoằng dương chánh pháp để đem lại niềm an lạc cho Phật tử mỗi khi về chùa. Ân đức này chúng con làm sao quên được? Hình ảnh này được diễn tả qua câu hát “Thầy là con thuyền thanh lương đưa chúng con lên bờ thơm hương…” 

Hôm nay nhìn mái chùa, ngôi Tăng xá và tháp Tứ Ân được hoàn thành trang nghiêm, nhân ngày Đại lễ thành lập ngôi Tu Viện Quảng Đức được 20 năm, chúng con luôn thầm tri ân sâu xa quý Thầy Cô và không quên tri ân những người đã giúp công, góp của với tinh thần vô vụ lợi để cho người con Phật có được một ngôi chùa Quảng Đức mỹ quang như ngày nay. Khi nhìn hình ảnh ngôi chùa, dĩ nhiên chúng ta không thể không chạnh lòng nhớ về quê hương Việt Nam của mình.

Vì những nhân duyên đặc biệt giữa tôi và Tu Viện Quảng Đức như vậy, cho dù tôi sống xa Tu Viện Quảng Đức hàng ngàn cây số nhưng hình ảnh thân thương của ngôi chùa luôn ở trong tâm trí của tôi. Do đó, tôi vẫn thường trở về đây để phụ giúp quý Thầy Cô làm Phật sự vào những ngày lễ hội.

Trước khi dứt lời, con xin dùng những dòng thơ này để kính dâng lên quý Thầy Cô Tu Viện Quảng Đức:

Mái chùa tổ ấm xưa nay

Che đàn con dại đêm ngày an tâm

Sắc không cảnh vật tình thâm

Là nơi nương tựa muôn năm đóa hồng

Bóng Thầy tựa áng mây lòng

Cho con bóng mát giữa giòng trần lao

Lời Thầy dịu ngọt biết bao

Cho con pháp vị thanh cao cõi lòng!

Tình Thầy mặt biển hư không

Đưa con dạo bước ngược dòng trần gian

Làm người không khỏi gian nan

Bỗng tia tỉnh ngộ đánh tan ưu sầu

Ngày xưa kỷ niệm bắt đầu

Giờ đây in dấu nhiệm mầu Như Lai!

Adelaide tháng 5 năm 2010

Hải Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2020(Xem: 6459)
Do có nguy cơ bị đại dịch Virus Corona tấn công, các cơ sở tự viện Phật giáo tại các quốc gia trên thế giới đều đóng cửa (bế môn), để cho công chúng tuân thủ các biện pháp giãn cách toàn xã hội trong thời gian nhất định nào đó. Chư tôn đức giáo thọ Phật giáo đang đưa ra những giáo lý đạo Phật, nhằm nhắc nhở cộng đồng Phật tử từ xa về các yếu tố chính của sự thực hành.
07/04/2020(Xem: 14009)
Thi thoảng, ta hay suy nghĩ về cái chết và sự mong manh của đời người như một người vừa trái qua một cơn thập tử nhất sinh. Những suy nghĩ đó sẽ tiếp thêm cho ta sức mạnh để dám bứt mình khói những điều phù phiếm. Nếu chỉ còn một ngày để sống, liệu ta có còn bon chen hối hả giành giật với đời, với người? Liệu ta có còn tỏ ra trì trệ, lười biếng, hời hợt với bản thân?
04/04/2020(Xem: 6496)
Nghĩ về sự yên lặng, chúng ta thường nghĩ đến sự cô đơn, đôi khi là sự thất thế, hoặc là những lúc tâm trạng rất không tốt. Nhưng với người theo tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng của chúng ta, những giờ phút yên lặng rất cần cho đời sống tâm linh trước những tiếng ồn của cuộc sống.
03/04/2020(Xem: 5711)
Thượng tọa Siêu Phàm (超凡上座), người sáng lập Hiệp hội Giáo dục Phật giáo Hoa Kỳ (美國佛教教育協會-佛教教育) tại ngôi già lam Phúc Tuệ Tự (福慧寺), làng Rancocas, thị trấn Westampton, New Jersey, một trong 4 tiểu bang nhỏ nhất của Hoa Kỳ.
02/04/2020(Xem: 5819)
Tình hình Vũ Hán trong thời gian cực điểm, người dân thất vọng trước sống chết cận kề, kẻ nhảy lầu tự sát, người bung tiền xuống lầu khi thấy đồng tiền cả đời gom góp bằng công sức, giờ đây trở thành vô nghĩa khi sự sống không thể bảo về bằng đồng tiền.
02/04/2020(Xem: 5802)
Trong cuộc sống, cảm nhận buồn vui luôn vây quanh chúng ta; Buồn vui, tốt xấu, hên xui…đều là những hạt giống tiềm ẩn trong tạng thức, gặp thuận duyên chúng phát khởi.Cảm thọ đứng vị trí thứ bảy trong thuyết Mười hai nhân duyên, nó ở vị trí thứ hai trong năm uẩn tạo thành con người.
30/03/2020(Xem: 5771)
Thái độ của chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta sau này. Bởi vì, cuộc sống của chúng ta được định hình bởi suy nghĩ, Đức Phật dạy rằng: Suy nghĩ kiến tạo nên đời sống, làm chủ khổ vui ở đời. Vậy thì, muốn làm chủ cuộc đời, làm chủ số phận, ta phải hết sức cẩn trọng với những ý nghĩ của mình, luôn quan sát và làm chủ chúng.
29/03/2020(Xem: 8269)
Kinh Pháp Cú nói đến “Luật Nhân Quả”. “Nhân” nghĩa là nguyên nhân, là hạt, tức hạt giống sinh ra một vật hữu hình hay là sức mạnh sinh ra một vật vô hình. “Quả” là kết quả, là trái, tức là kết quả hữu hình hoặc vô hình của một hạt đã gieo trồng. Nhân là năng lực phát động, quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân và quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có. Nếu không có nhân thì không có quả, nếu không có quả thì không có nhân. Định luật hiển nhiên này mọi người đều nhận thấy. Định luật nhân quả liên tục kéo dài vô cùng tận, như những lượn sóng chập chùng trên mặt đại dương.
29/03/2020(Xem: 5808)
Afroza Khan Mita, giám đốc khu vực của Cục Khảo cổ học khu vực Khulna (DoA) cho biết, bố cục phế tích quần thể này bao gồm hai ngôi già lam tự viện Phật giáo và sân liền kề, với tổng cộng 18 phòng phức hợp bên trong, có thể là khu Tăng xá dành cho chư tôn đức tăng cư ngụ thời đó.
25/03/2020(Xem: 15191)
Trong thời Phật, khi dịch bệnh xảy ra, có một gia chủ trình thưa Đức Phật vì sao ngày nay làng mạc xơ xác, hạn hán, dịch bệnh, nhiều người mạng chung,... Đức Phật đã trả lời: "Này Bà-la-môn, ngày nay, các loài người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, và bị ác tham chinh phục, bị các tà kiến chi phối. Vì bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, vì bị ác tham chinh phục, vì bị tà kiến chi phối, trời không mưa xuống đều đặn. Vì vậy, bữa ăn khó tìm, mùa màng hư mất, trắng xóa với côn trùng, chỉ còn lại cọng dẹp. Do vậy, nhiều người mạng chung. Đây là nhân, này Bà-la-môn, đây là duyên, vì sao ngày nay loài người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế, các làng trở thành không phải làng, các thị trấn trở thành không phải thị trấn, các thành phố trở thành không phải thành phố, các quốc độ trở thành không phải quốc độ."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]