Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xúc Động Và Ngưỡng Mộ...(Hoang Phong)

10/11/201318:18(Xem: 29423)
Xúc Động Và Ngưỡng Mộ...(Hoang Phong)

Canh_Tu_Vien_Quang_Duc (63)

Xúc Động Và Ngưỡng Mộ
Những Người Con Phật

Suốt hơn 2.500 năm lịch sử, Phật giáo đã trải qua nhiều cuộc thăng trầm. Tại Trung quốc, trong thời đại nhà Đường và giữa thời kỳ cực thịnh của Đạo Pháp, chỉ trong vòng ba năm từ năm 842 đến 845 và cũng chỉ vì chính sách thù ghét Phật giáo của Hoàng đế Võ Tôn mà 260.000 Tăng sĩ phải hoàn tục, 50.000 chùa chiền và kiến trúc thiêng liêng bị san bằng thành bình địa.

Tại Ấn Độ, mảnh đất khai sanh của Phật giáo, trong khoảng thời gian thật ngắn ngủi từ 1197 đến 1198, quân xâm lăng Hồi giáo đã san bằng hai Đại học Na-Lan-Đà và Vikramasila, hàng triệu kinh sách bị đốt sạch, Tăng sĩ bị giết hại. Lúc ấy đại học Na-Lan-Đà có 10.000 nhà Sư đang tu học và tại Đại học Vikramasila thì con số Tăng sĩ lại còn cao hơn nữa, lên đến 12.000 người, không biết có bao nhiêu vị đã chạy thoát được, nhưng người ta chỉ biết rằng trong vòng năm mươi năm sau đó thì Phật giáo sau hơn 1.500 năm phát triển đã hoàn toàn biến mất trên đất Ấn.

Tàn phá thì rất nhanh nhưng kiến thiết thì đòi hỏi nhiều thời gian và kiên nhẫn hơn. Nóng giận, hận thù và hung bạo giống như một ngọn lửa bùng lên thật hung hãn, trong khi đó tu tập, yêu thương và xây dựng cần phải có quyết tâm, cố gắng và nhẫn nhục.

Tại Tây Tạng, trước năm 1959 trên toàn xứ sở có 100.000 Tăng sĩ và 6.000 ngôi chùa, nhưng đến năm 1990 thì chỉ còn lại 400 nhà Sư và 30 ngôi chùa còn nóc. Hàng chục ngàn nhà Sư phải lội tuyết, vượt đèo để đến Ấn Độ tị nạn. Trong số họ có nhiều vị sau đó đã rời nước Ấn và đi xa hơn nữa để quảng bá Đạo Pháp khắp nơi trên thế giới. Thật vậy, tu tập không phải chỉ đơn giản tự biến cải lấy chính mình mà còn phải dồn tất cả nghị lực để thách đố với vô minh của người khác, và để thử thách với những khắc nghiệt của bối cảnh chung quanh.

Những biến cố lịch sử tại Trung Quốc, Ấn Độ và Tây Tạng sau đó dường như cũng đã lập lại trên đất nước chúng ta. Bắt đầu từ thập niên 1960 cho đến biến cố tháng tư 1975... Nếu có những người đã chắp tay và ngồi xuống trong lửa đỏ để đánh thức lòng người và để bảo vệ Phật Pháp trên quê hương thì cũng có những người âm thầm đem sinh mạng của mình thách đố với biển cả và hiểm nguy để bảo vệ chính kiến và đem Phật Pháp đến những bến bờ xa xôi.

Vào ngày 16 tháng 2 năm 1986 Đại Đức Tâm Phương rời trại tỵ nạn Pulau Bidong để đến Sydney, Úc Châu. Ngày 20 tháng 6 năm 1990 tu viện Quảng Đức được xây dựng tại thành phố Melbourne, đúng 90 năm sau ngày lập quốc của Úc Đại Lợi.

Khởi đầu chỉ là một căn hộ chật hẹp gồm có ba gian phòng nhỏ trong một cư dân vùng Broadmeadows, cách thành phố Melbourne khoảng 30 phút lái xe.

Sáu năm sau, đúng vào ngày 20 tháng 6 năm 1996, Đại Đức Tâm Phương nhờ sự giúp sức của Phật tử địa phương đã tậu mãi được một ngôi trường tiểu học cũ kỹ trong một khu đất rộng 8.000 mét vuông thuộc vùng Fawkner, chỉ cách trung tâm Melbourne 19 cây số về phía Bắc. Thầy trò ra sức sửa sang ngôi trường tiểu học để tạo cho nó có chút hình dáng của một ngôi Chùa. Ngày 20 tháng 11 năm 1997 lễ khánh tạ và an vị Phật được tổ chức thật long trọng, chư Tôn Đức Giáo Phẩm và Phật tử trên toàn nước Úc và từ một số quốc gia khác đã đến tham dự thật đông đảo.

Ngày 5 tháng 4 năm 1998, Đại Đức Nguyên Tạng bào đệ của Đại Đức Tâm Phương được bảo lãnh đến định cư tại Úc với tư cách một nhà truyền giáo, và Đại Đức đã góp thêm một cánh tay thật đắc lực cho Tu viện. Hai tháng sau thì Gia đình Phật tử Quảng Đức được thành lập. Ngày 1 tháng 7 năm 1998, Đại Đức Nguyên Tạng được chính thức nhận làm thành viên của Hội đồng Giáo sĩ Tuyên úy (Healthecare Chaplaincy Council). Đại Đức Tâm Phương cũng là thành viên của tổ chức này kể từ năm 1991. Hội đồng Giáo sĩ là một tổ chức mang tính cách nhập thế, thường xuyên đứng ra tổ chức các cuộc viếng thăm và an ủi các bịnh nhân và tù nhân. Ngay từ năm 1990 Đại Đức Tâm Phương cũng đã được Bộ Tư pháp tiểu bang Victoria thừa nhận là Viên Chức Hòa Giải Công Lý (Justice of Peace) giữ chức vụ giúp đỡ người dân trong các vấn đề hành chính và tư pháp. Những chi tiết nêu ra trên đây đã chứng tỏ Tăng đoàn của Tu viện Quảng Đức đã hoàn toàn hội nhập và tham gia trực tiếp vào những sinh hoạt của xã hội Úc.

Ngày 15 tháng 5 năm 1999, Tu viện khai trương trang điện tử : www.quangduc.com, lấy tên Tu Viện Quảng Đức đặt cho trang nhà, và sau đó trang nhà Quảng Đức đã nhanh chóng trở thành một trong những trang điện tử về Phật giáo phong phú nhất hiện nay và đã chinh phục được số độc giả đáng kể, trung bình mỗi ngày có khoảng 2000 người vào xem trang nhà, ngay thời điểm này đã có hơn hai triệu người vào trang nhà Quảng Đức.

Ngày 10 tháng 12 năm 2000, Tu viện tổ chức lễ động thổ xây dựng ngôi chính điện thay cho ngôi trường tiểu học trước kia. Vừa phải xây chùa, tu tập và đảm đang các sinh hoạt Phật sự thường nhật, nhưng Tăng đoàn vẫn cố gắng tổ chức các ngày lễ kỷ niệm như "Bông Hồng dâng Mẹ" (Nhân mùa Vu lan), lễ truy niệm các vị Đại Lão đã viên tịch như Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Đại Lão Hòa Thượng Thích Đức Nhuận, Đại Lão Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang ...tổ chức các buổi thuyết giảng, các khóa An cư, ngày lễ Dâng y Kathina của Nam tông v.v...

Sau ba năm xây cất, Tu viện Quảng Đức đã được hoàn thành đúng như ước nguyện của Tăng đoàn và Phật tử. Đại lễ khánh thành được tổ chức thật trọng thể suốt trong ba ngày, từ ngày 10 đến 13 tháng 10 năm 2003. Nhân dịp này Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã tổ chức một Đại Hội bất thường để suy tôn Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang lên ngôi vị Đức Đệ Tứ Tăng Thống Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, với sự tham dự của 134 chư Tôn Đức Tăng Ni và hơn 5.000 Phật tử đến từ khắp nơi trên đất Úc và từ một số quốc gia khác. Cũng nhân trong dịp lễ này, ngày chủ nhật 12-10 vào lúc 3 giờ chiều, một buổi tuyên thệ tập thể để nhập quốc tịch Úc của 100 Phật tử đã được diễn ra một cách thật long trọng và vui vẻ tại Tu viện trước sự chứng kiến của chính quyền Úc.

Từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 1 năm 2005, Tu viện Quảng Đức tổ chức Khóa học Phật Pháp Úc châu lần thứ 4. Ngoài ra tu viện còn tổ chức các chuyến hành hương ở Trung Quốc, Ấn Độ... Tăng đoàn và Phật tử Quảng Đức không những biết quan tâm đến những sinh hoạt Phật sự nơi Tu viện của mình và của Giáo Hội tại Úc châu mà còn huy động mọi nỗ lực để giúp đỡ các nạn nhân trên quê hương, chẳng hạn như vụ sập cầu ở Cần Thơ, các nạn nhân bão lụt ở các tỉnh miền Trung và ngay cả những quốc gia nghèo lâm cảnh đói khổ bởi thiên tai (Miến Điện, Haiti...) Đồng thời đã từng kết hợp với Giáo Hội Phật Giáo Úc Châu để cứu trợ và cầu nguyện cho người dân Úc trong lần cháy rừng khủng khiếp vào đầu tháng 2 năm 2009, để tỏ lòng tri ân đối với đất nước đã cưu mang dân tộc mình. Đợt cứu trợ hỏa hoạn này tổng trị giá lên đến hàng trăm ngàn Úc Kim

Từ ngày 11 đến 19 tháng 10 năm 2008, Tu viện tổ chức cung nghinh Xá Lợi của chư Phật và chư Bồ tát và trong dịp này đã có khoảng 2.500 Phật tử trên đất Úc và các quốc gia Á châu khác thân hành đến Tu viện để chiêm bái.

Ngày 5 đến 20 tháng 12 năm 2009, Tu viện Quảng Đức cung nghinh Phật Ngọc và đã thu hút thật đông đảo Phật tử khắp nơi đến chiêm bái.

Thật ra trên đây chỉ là một phần nhỏ các sự kiện được trích ra từ tập "nhật ký" của Tu viện Quảng Đức. Những sự kiện đó chứng tỏ một cách hùng hồn sự sinh hoạt của Tu viện thật đa dạng, tích cực và gồm cả hai khía cạnh nhập thế và xuất thế.

Khi lật lại những trang "nhật ký" trên đây chúng ta không khỏi xúc động và ngưỡng mộ những người đã hy sinh tất cả đời mình để phục vụ cho Đạo Pháp, giữ vững truyền thống tín ngưỡng của dân tộc và giúp đỡ những người đồng hương đang sinh sống trong một quốc gia xa lạ.

Sự hung bạo và hận thù có thể bùng lên trong nhất thời nhưng hậu quả gây ra thì rất quy mô và rộng lớn. Tu tập và xây dựng tuy có lâu dài và khó khăn hơn nhiều nhưng thật ra bước đầu cũng chỉ cần một đóm lửa từ bi trong tim và một tâm niệm tích cực trong tâm thức cũng đủ để tạo ra một hạt giống tốt, và thật ra thì cũng chính là nhờ vào những hạt giống như thế mà Đạo Pháp đã trường tồn qua không gian và thời gian. Vì thế dù đang ở trên quê hương hay bất cứ một nơi nào xa lạ trên hành tinh này thì chúng ta hãy cứ nhìn vào tấm gương của Tăng đoàn và Phật tử Quảng Đức để cùng nhau chung sức thắp lên ngọn đuốc của Đạo Pháp và để tạo ra một dịp may để ghi lại những dòng nhật ký đẹp nhất cho đời mình.

Viết tại Bures-Sur-Yvette, Pháp Quốc 21.10.10

Hoang Phong

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2015(Xem: 11736)
Tâm dục được xếp hạng trên tất các sắc tướng, gọi là Sắc Dục, mà mê đắm sắc đẹp đưa đến dâm dục là điều cốt yếu của mọi vấn đề trên cõi Ta Bà. Tham dâm dục thôi thúc trong lòng khiến con người phải hành động để được thoả mãn ham muốn. Khi cái luồng chân khí ái dục này dâng lên thì si ái tình, khi đi xuống thì tham nhục dục. Mà ái có nghĩa là yêu thương thuộc tình cảm với cảm giác cao thượng. Dục là sự si mê, thèm khát thể xác. Khi dâng lên khi hạ xuống bất thường thì bị tẫu hỏa nhập ma, thất tình lục dục, đưa đến hành động phi luân, phạm pháp, vô đạo tai hại khôn lường cho mình cho người. Dục gồm có lục dục hay ngũ dục. Lục dục là sự ham muốn của sáu căn đối với sáu trần; mắt thích nhìn những sắc đẹp, tai thích nghe âm thanh êm dịu, mũi thích ngửi mùi thơm, lưỡi thích nếm những vị ngon, thân thích đụng chạm êm ái, ý thích nghĩ tới tham si. Ngũ dục là năm thứ ham muốn của người đời không dễ gì loại bỏ. Kinh Phật nói về Ác Dục, Niệm Dục: Chư hiền, nếu ai có ác dục, niệm dục th
20/09/2015(Xem: 8325)
Hôm nay là ngày rằm, từ sáng sớm bà chủ đã ngỏ lời: “Hây, tối nay kính mời khách thưởng trà ngắm trăng với chúng tôi trong vườn nhà”. Khi ráng chiều vừa tắt, bà chủ đưa cho khách bộ Yukata (Kymono mặc mùa hè), một đôi tất trắng, một đôi guốc xỏ ngón và một cái hoa vải màu hồng nâu. Thấy khách lúng túng, hiểu ý, bà chủ ân cần hướng dẫn khách sử dụng từng loại. Bà chủ chia sẻ: “Mặc Yukata khó nhất và đẹp nhất là cái đai quanh thắt lưng”. Miệng nói, tay làm, bà giúp khách hoàn thiện cái đai này. Bà lại hồn hậu: “Búi tóc kiểu Nhật cũng không là việc dễ”, rồi đôi tay bà chủ thoăn thoắt, chỉ mươi phút mái tóc của khách đã được búi cao lại còn giắt thêm cái hoa vải màu hồng nâu sau gáy. Khách nghĩ, mình đã tươm tất lắm rồi, thì nghe bà chủ nhắc khéo: “Mặc Yukata đôi chân phụ nữ phải được bọc trong đôi vớ trắng và bước đi với đôi guốc xỏ ngón”. Nghe lời, khách mang vớ, mang guốc rồi thử bước đi; xong, khách thầm nhủ “mang đôi guốc này mà không té là điều kỳ diệuJ”.
19/09/2015(Xem: 9283)
Đối với người Phật tử, dù ở bất cứ phương trời nào, không phải chỉ mùa Vu Lan mới là thời điểm để người con Phật thể hiện lòng báo đức tri ân. Ân Chư Phật, ân Thầy Tổ, ân cha mẹ giáo dường, ân đàn na thí thí, ân xã hội, ân chúng sanh …. mà ân kia, đức đó phải luôn phát nguyện bằng thiện tâm: “Hiếu là độ được song thân, Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài” Theo tinh thần trùng trùng duyên khởi trong kinh Hoa Nghiêm thì muôn người, muôn loài đều thầm lặng vì nhau mà sinh diệt. Cái này vì cái kia mà hiện hữu, cái này ra đi để cái kia tồn tại. Như lá rụng mà thực chẳng diệt, vì lá lại thành đất nuôi cây. Như mây tụ lại mà thực chẳng tan, vì mây chỉ chuyển hóa thành mưa tươi mát, tắm đẫm cỏ nội hoa ngàn ….
18/09/2015(Xem: 8874)
Được sự đồng ý của tác giả, Cư sĩ Diệu Nhung, Cư sĩ Tâm Thành và các Cư sĩ khác hùn phước ấn tống và gửi tặng sách GIA TÀI CỦA NGƯỜI TỈNH THỨC (Thực tập Kham nhẫn) phiên bản tiếng Việt cho các đối tượng sau đây: 1. Đọc giả người Việt đang sinh sống và làm việc trong khu vực VIỆT NAM và CHÂU Á. 2. Các tu sĩ Phật giáo người Việt không phân biệt tông phái. 3. Các cư sĩ người Việt đang nghiên cứu và thực tập Phật giá
13/09/2015(Xem: 7783)
Giáo dục là gì? Hiện nay khó mà định nghĩa dứt khoát; có rất nhiều định nghĩa khác nhau, ví dụ: Như trong cuốn "The Educator’s encyclopedia" của ba học giả Mỹ E.W. Smith, S.W. Krouse và M.M. Atkinson, 1969, USA, cho rằng khái niệm giáo dục chuyển tiếp từ Phương Đông đến thái độ Phương Tây và trong Larouse Universelle của Pháp định nghĩa: "Giáo dục là toàn thể những cố gắng có ý thức để giúp tạo hóa trong việc phát triển các năng lực thể chất, tinh thần và đạo đức của con người, hướng về sự toàn thiện, hạnh phúc và sứ mạng xã hội của con người". (Trích dẫn từ Sư Phạm Lý Thuyết, nhiều tác giả, nhà xuất bản trẻ năm 1971).
12/09/2015(Xem: 7272)
Những ngôi Chùa nổi tiếng ở VN
12/09/2015(Xem: 16804)
Nếu có người nào đó bảo rằng: “Tại sao Thầy viết nhiều và không chịu nghỉ ngơi, hãy để dồn viết một tác phẩm có giá trị vẫn hay hơn là những bài tạp ghi như vậy“ thì tôi sẽ trả lời rằng: “Nếu viết được thì cứ viết, chứ chờ viết hay mới viết thì biết bao giờ mới viết được một bài. Có nhiều người chờ cả đời không viết, đến khi muốn viết thì không còn sức khỏe nữa“. Quả cuộc đời nầy nó có nhiều cái khó như thế, mà chúng ta thì không tự làm chủ thời gian cũng như sức khỏe của mình được. Do vậy tôi chủ trương rằng: “Cái gì làm được trong ngày hôm nay thì hãy nên làm, chứ chờ đến ngày mai thì nhiều khi ngày mai ấy không còn ở lại với mình nữa. Dầu ta có già, có sống lâu bao nhiêu năm trên thế gian nầy đi nữa, rồi một ngày nào đó chúng ta cũng phải ra đi, mà thời gian thì chẳng thương tiếc gì ta, dầu ta có cố níu kéo nó lại. Ngay cả những người thân trong gia đình, mình cứ ngỡ rằng họ luôn ở gần mình và họ thuộc về một phần của cuộc sống mình, nhưng điều ấy ta đã lầm. Cuối cùng rồi chẳng có
12/09/2015(Xem: 9230)
Phật Giáo Việt Nam và vấn đề bảo vệ mội trường
10/09/2015(Xem: 10445)
Mẹ tôi năm nay 83 tuổi, mẹ đã bị bệnh mất trí nhớ (dementia) trong vòng năm năm nay. Bốn năm trước đây, khi tôi gặp mẹ, cánh cửa của căn chung cư mẹ tôi ở đã mở toang, và mẹ tôi đã đi lang thang ra ngoài đường. Bệnh mất trí nhớ của mẹ tôi phát ra rất nhanh, nhanh đến nỗi mẹ đã không còn nhớ đến ai cả.
06/09/2015(Xem: 9340)
Các nhà sư thuyết giảng cho người thế tục là chuyện bình thường, thế nhưng nếu một nhà sư đứng ra thuyết giảng cho các nhà sư khác thì quả là một chuyện hiếm hoi khi gặp. Dưới đây là một bài nói chuyện của nhà sư Thanissaro Bhikkhu với các bạn đồng tu trong một ngôi chùa mà nhà sư này có ý gọi chung các ngôi chùa là "bệnh viện của Đức Phật". Bài nói chuyện được trích dẫn từ một tập sách mang tựa "Thiền định 1: Bốn mươi bài thuyết giảng Đạo Pháp" (Meditation 1: Forty Dhamma Talks, Access to Insight, 2003), gom góp các bài thuyết giảng của ông. Thanissaro Bhikkhu là một nhà sư người Mỹ tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật Giáo Theravada, một nhà sư thật đáng kính, uyên bác và tích cực, vô cùng xứng đáng để hàn huyên với các nhà sư và thuyết giảng cho tất cả chúng ta nghe.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]