Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ni sư Tenzin Palmo

09/11/201307:06(Xem: 11565)
Ni sư Tenzin Palmo
Ni sư Tenzin Palmo
Nun Tenzin Palmo
***
3eb1d2469c284d57b71e53e9ea5e4280

Tenzin Palmo- Wikipedia, the free encyclopedia

VIDEO
ni%20su
Chọn cách ẩn tu trong một hang động hẻo lánh trên rặng núi Ky Mã Lạp Sơn, cách biệt với thế giới bên ngoài bởi những rặng núi tuyết phủ, ni sư Tenzin Palmo đã tu luyện tại đây trong suốt 12 năm. Ở đó ni sư đã phải chiến đấu với cái lạnh cắt da cắt thịt, với những thú hoang dã, với sự khan hiếm thực phẩm và tuyết lở.
Cuộc sống trên độ cao lạnh lẽo những tháng ngày sau đó với Tenzin cực kỳ khó khăn. Mùa hè thì còn có thể đi bộ ra suối lấy nước, nhưng khi mùa đông đến thì không ra ngoài hang được, phải nấu tuyết làm nước uống và sinh hoạt. Về thực phẩm, bà phải thu xếp để nhận các thực phẩm khô, dầu đốt, dầu ăn, muối đường và củi khô ở dưới núi đem lên vào mỗi mùa hè. Thêm vào đó, bà trồng thêm hoa màu ở một cái vườn nhỏ trước hang. Bà trồng rau cải và đậu peas nhưng bị chuột núi ăn mất chỉ chừa cho bà loại cải turnip và khoai tây mà thôi. Tenzin đã khám phá ra là loại cải turnip này rất tốt và bổ dưỡng. Bà thu hoạch nhiều để phơi khô dành cho mùa đông.
Tenzin vẫn ăn chay từ ngày gia nhập vào hàng ngũ tăng lữ Phật giáo. Thực đơn hàng ngày rất đơn giản, có thể nói ngày nào cũng như ngày nào trong suốt 12 năm. Mỗi bữa ăn gồm cơm, đậu lentil và rau cải turnip khô hoặc tươi, đôi khi thêm khoai tây. Trong suốt 12 năm, Tenzin đã ăn uống như thế, không có gì thay đổi, không có những thứ xa xỉ như bánh ngọt hay sôcôla.
bio3
Bên ngoài hang cư trú

Mỗi khi mùa đông đến, thời tiết cực kỳ lạnh, nhiệt độ dưới thung lũng là âm 35 độ, con nơi Tenzin ở lạnh hơn rất nhiều. Tuyết phủ dày đặc bao quanh hang động, tuy thế trong hang lại ấm hơn là căn nhà mà Tenzin ở 6 năm dưới thung lũng trước kia, bằng chứng là cốc nước trên bàn thờ ở đây không đông thành đá trong khi ở dưới kia lại đông đá. Tenzin chỉ nhóm lửa một lần vào mỗi trưa để nấu ăn. Điều này có nghĩa là khi mặt trời lặn, trong hang hoàn toàn không có một chút hơi ấm, thế mà Tenzin vẫn vượt qua được, bà bảo khi thực sự hành thiền, tự nhiên cơ thể phát nhiệt và trở nên ấm áp.
Trong hang tu của Tenzin không có ti vi, không máy nghe nhạc, không sách báo tiểu thuyết ngoại trừ kinh sách Phật giáo, ngay cả đến giường nằm cũng không có. Tenzin muốn cuộc sống càng đơn giản chừng nào càng tốt chừng nấy. Bà đã tập ngồi thiền mà không cần ngủ. Bà cho rằng trạng thái yên tịnh và cô quạnh trong hang động là nơi hoàn hảo nhất để thực hành tu tập.
Sống trong hang động hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài là một điều kỳ bí và thích thú đối với Tenzin. Phụ nữ thường hay nhút nhát sợ hãi và mất bình tĩnh khi thấy những con thú đi lảng vảng xung quanh, nhưng Tenzin chẳng bao giờ sợ bất cứ con thú nào, ngược lại, chúng cũng không sợ hãi bà. Trong suốt 12 năm sống trong hang động Tenzin cảm thấy yên bình hạnh phúc, tuy không ít lần bà phải đối diện với cái chết bởi những trận bão tuyết, tuyết lở và thiếu thực phẩm. Ví dụ như trận bão tuyết và tuyết lở kinh hoàng vào tháng 3/1979 kéo dài liên tục suốt một tuần làm 200 người dân Lahoul chết. Trong trận bão tuyết ấy, Tenzin phải sống trong bóng tối vì tuyết phủ kín, bà không dám đốt đèn vì sợ không còn oxy để thở. Tenzin đã đối diện với cái chết, nhưng trong giây phút đó bà đã không nghĩ đến cái chết và tỏ ra sợ hãi, bà đã tự kiểm điểm lại bản thân, những việc làm tốt và không tốt và luôn cảm thấy hạnh phúc khi nghĩ rằng mình là một tu sĩ Phật giáo. Tenzin đã trải qua cơn bão tuyết kinh hoàng ấy khi mà những người dưới núi không ai nghĩ bà còn sống sót.
tenzin_palmo
Lẽ ra Tenzin Palmo sẽ ở trong động tu suốt cuộc đời, nhưng vì một trục trặc nhỏ về giấy tờ di trú nên bà bị bắt buộc phải rời khỏi động tuyết để trở về với thế giới bên ngoài bởi chính quyền sở tại. Khi được tin bà ra khỏi động tu sau 12 năm dài ẩn tu, nhiều người đã tìm đến để có dịp tận mắt xem Tenzin giờ ra sao, kết quả tu hành của bà thế nào? Bà thành Phật chưa? Một người bạn Đức quen biết bà nhiều năm tên là Lia đang sinh sống ở Dharamsala cũng đến tìm gặp Tenzin. Lia kể về Tenzin Palmo như sau: “Khi tôi hỏi nhiều lần về sự chứng ngộ, Tenzin Palmo chỉ trả lời: “Một điều tôi có thể nói với bạn là – Tôi đã chẳng bao giờ nhàm chán”.
Và thế là Tenzin Palmo ra khỏi động tu, lúc ấy vào năm 1988 và bà bước sang tuổi 45. Theo như người ta kể, bà giã từ động tu, nơi mà đã ấp ủ bà suốt quãng tuổi thanh xuân một cách bình thản không tiếc, không thương, không buồn. Chính bà đã nói: “Chẳng có gì cả, phần lớn những gì tôi đối mặt ở đây đã qua đi. Thời gian ngưng lại, đặc biệt là ba năm cuối cùng qua đi như là có mấy tháng.” Sau 24 năm ở Ấn Độ, trong đầu bà lúc này hoàn toàn không có ý niệm đi đâu. Nhiều người quen ở khắp nơi trên thế giới đều biên thư hoặc đánh điện ngỏ ý mời bà đến đất nước của họ. Nhưng cuối cùng bà đã chọn về với gia đình một người bạn Hoa Kỳ ở Italy, thị trấn Assissi, tỉnh hạt Umbria.
41pQeNGUmLL._SY344_PJlook-inside-v2,TopRight,1,0_SH20_BO1,204,203,200_518i8vH9ZaL._SY344_PJlook-inside-v2,TopRight,1,0_SH20_BO1,204,203,200_51axewTBCJL._SY344_PJlook-inside-v2,TopRight,1,0_SH20_BO1,204,203,200_
Tenzin ở Assissi 5 năm. Trong thời gian này nhiều nơi ở châu Âu và châu Á, cả Phật giáo lẫn Thiên Chúa giáo đều mời bà đến diễn thuyết và dạy thiền. Vì thấy các nữ tu sĩ Phật giáo không có chốn tu hành, họ thường phải di chuyển từ trung tâm này đến trung tâm khác, không thuận tiện cho việc tu tập phát triển tâm linh, nên bà quyết định bắt tay vào việc thiết lập một nữ tu viện Phật giáo tại miền Bắc Ấn Độ. Bà đi diễn thuyết và cổ vũ khắp mọi nơi cho dự án này. Bà gặp đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và Đức Giáo Hoàng. Bà cũng đã tham dự hội nghị Phật giáo do lời mời của đức Đạt Lai Lạt Ma tại Dharamsala và giúp tổ chức các hội nghị về nữ tu Phật giáo thế giới hàng năm tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ và Lâm Tỳ Ni, Nepal.
Tenzin Palmo là người có công lớn trong việc xây dựng nữ tu viện Phật giáo, bà nhiệt thành đi diễn thuyết xin tiền ủng hộ. Bà làm việc không mệt mỏi. Tài sản của bà chỉ vỏn vẹn gồm một cái túi ngủ, một vài quyển sách Phật giáo, một ít dụng cụ cá nhân, và ba bộ áo nhà tu. Bà từ chối không dùng tới số tiền quyên góp dành xây tu viện, ngay cả dùng vào chi phí di chuyển. Bà không ngần ngại đi khắp mọi nơi, đi xe, đi bộ, đi máy bay, chờ đợi nhiều giờ, có khi nhiều ngày để chuyển tiếp phương tiện, nhưng không bao giờ cau có, than phiền, ngoại trừ khi đụng tới vấn đề ăn mặn, bà nói mạnh và thẳng thừng lý do tại sao không nên ăn thịt chúng sinh.
tenzin-palmo1-kopie




Cuộc đời của ni sư Tenzin Palmo đã trở thành một huyền thoại thần kỳ. Bà trở thành thần tượng cho các nữ tu sĩ phương Tây, cả Phật giáo và các tôn giáo khác. Hiện tại với vai trò là ni sư trưởng của Phật giáo Tây Tạng, ni sư Tenzin vẫn ngày ngày tâm huyết với các dự án của mình. Bà nói rằng bà sẽ trở lại động tu nhưng bà sẽ không trở lại động tu cũ bởi sức khỏe hiện tại không cho phép bà sống ở độ cao như thế nữa. Đối với bà, động tu sắp tới mang nhiều ý nghĩa ẩn dụ hơn là hiện thực, cũng có thể là một túp lều tranh ở một nơi yên tĩnh, không hẳn là ở thật xa. Nơi đó có thể là bất cứ đâu, có thể là phương Đông nơi bà có cảm nghĩ là sẽ viên tịch ở đó. Tất cả đều không quan trọng bởi đối với Tenzin bất cứ nơi đâu bà cũng đều coi là nhà.
Hồng Hà (Theo Pháp luật & Cuộc sống)
Tuấn CD Minh Hạnh st






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2023(Xem: 2228)
Câu ''thần chú'' linh thiêng nhất của đạo Phật. Trong một truyện thiền của Nhật bản kể rằng, thiền sư Vô Căn trong một lần nhập định 3 ngày, thần thức của ông xuất khỏi thân thể. Các đệ tử của ông tưởng lầm ông đã tịch diệt nên mang nhục thân ông đi hỏa táng. Sau 3 ngày thần thức của ông trở về nhưng không tìm được nhục thân. Tìm không được nhục thân nên thần thức thiền sư Vô Căn quanh quẩn nơi căn phòng ông ở, liên tiếp than thở tìm kiếm nhục thân của ông nhiều ngày đêm thống thiết: Thân tôi ơi, Thân tôi ở đâu?… Tôi ơi, Tôi ở đâu?…
25/03/2023(Xem: 1641)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền! Phải có tiền mới có nhà để ở, có tiền để mua sắm quần áo che thân, mua thức ăn nuôi dưỡng cơ thể, mua sắm đồ đạc, vật dụng trong nhà. Có tiền mới có xe để di chuyển đó đây. Người nào dư tiền lắm bạc mới bàn đến việc sở hữu của cải vật chất. Người không có tiền thì cuộc sống phải chịu thiếu thốn vất vả trăm bề.
22/03/2023(Xem: 1994)
NGƯỜI TU HÀNH CÓ NĂM PHÁP CẦN NÊN TRÁNH Trên đường tu tập để đến mục đích giải thoát, đức Phật vì lòng thương xót chúng ta đã khuyên răn, nhắc nhở và còn ngăn cấm, có năm điều cần nên tránh. Nếu chúng ta không nghe lời dạy này thì con đường tu tập của chúng ta sẽ không đi đến đâu cả, uổng công, mất thì giờ, vô ích.
28/02/2023(Xem: 1770)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người được thể hiện bởi cảm giác vui vẻ, thích thú, hài lòng trước những đầy đủ về vật chất và thoải mái về tinh thần. Nó khiến bản thân người ta cảm thấy yêu đời hơn.
16/02/2023(Xem: 2800)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm, pháp hữu ... Trong tâm niệm: ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ''. Nhận được sự thương tưởng của chư Tôn đưc và Phật tử cùng các thiện hữu hảo tâm, tuần lễ vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một chuyến đi thăm trại cùi Gaya-(cách Bồ Đề Đạo Tràng 14 cây số) để trợ giúp ít nhiều cho những người cùi bất hạnh nơi này.. - Thành phần quà tặng cho 268 bịnh nhân, một nửa là người đã phát bịnh cùi , một nửa là người chưa phát bịnh. Quà cho mỗi bịnh nhân gồm có: 12 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari (cho nữ giới), đường, dầu ăn, bánh ngọt, và tặng thêm 30.00Rupees tiền mặt cho Hội người cùi Gaya để mua gạo và như yếu phẩm cho những bịnh nhân không có khả năng lao động.
12/02/2023(Xem: 2669)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Mùa Xuân Quý Mão năm nay, những ngày đầu năm cũng là thời điểm Pháp hội Ninh Mã (Nyingmapa) khai hội tu tập & cầu nguyện cho: ''Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc'' tại Bồ Đề Đạo Tràng. Nhân cơ duyên này (chúng con) chúng tôi đã được quí vị pháp hữu, thiện hữu phát tâm lành cúng dường gieo duyên cùng Pháp hội và chư Đại tăng trong thời gian 10 ngày pháp hội diễn ra.
01/02/2023(Xem: 2140)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm và pháp hữu . Với tâm nguyện san sẻ và kết duyên lành với chúng sanh đầu Xuân mới, vào sáng ngày 28 Jan 23 (mùng 7 tết) chúng con, chúng tôi đã đến thăm & phát quà tại làng Rajsapur Gaya gần núi Khổ Hạnh Lâm (Bihar India), đây là thiện sự đầu tiên trong mùa Xuân Quý Mão, chúng tôi thật hoan hỉ khi thấy dân nghèo nơi đây vô cùng mừng rỡ và hạnh phúc khi được nhận quà. Nhờ vào sự hộ trì của chư Thiên, Hộ Pháp, mặc dù dân chúng đến rất đông nhưng buổi phát quà đã diễn ra trong trật tự và viên mãn .
27/01/2023(Xem: 8535)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
27/01/2023(Xem: 1348)
Phần này bàn về cách dùng đặc biệt "vợ lẻ" từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Cụm danh từ này - cũng như một nhóm từ vựng liên hệ như vợ chính, chính thê, vợ cả, vợ lớn, thiếp, vợ bé, vợ mọn - vợ nhỏ phản ánh truyền thống đa thê của các nước Á Châu từ xa xưa. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Không phải ngẫu nhiên mà các giáo sĩ đều ghi nhận quan sát cá nhân và nhận xét của mình về truyền thống này khi sang Á Đông,
26/01/2023(Xem: 2983)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Chúng ta có thói quen nhìn vào Phật giáo xuyên qua các phương tiện thiện xảo cùng các ảnh hưởng văn hóa, phong tục, và cả các phương pháp tu tập đại chúng của Trung quốc, thế nhưng dường như chúng ta không mấy khi ý thức được đúng mức về điều đó. Chúng ta cứ nghĩ rằng Phật giáo là như vậy. Thế nhưng Giáo huấn của Đức Phật sau khi được đưa vào Trung quốc qua các con đường tơ lụa, đã bị biến đổi rất nhiều qua hàng ngàn năm thích ứng với nền văn minh của đế quốc này, một nền văn minh hoàn toàn khác biệt với nền văn minh trong thung lũng sông Hằng, nhất là trên phương diện tư tưởng, ngôn ngữ và chữ viết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567