Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Một Số Giới Điều Cần Thiết

05/11/201315:37(Xem: 34643)
03. Một Số Giới Điều Cần Thiết
mot_cuoc_doi_bia_3


Một Số Giới Điều

Cần Thiết





Hôm kia, chợt đức Phật bảo thị giả Upavāna đi thỉnh mời tất cả trưởng lão phụ trách ba khu lâm viên, tụ họp tại khu rừng Bhesakaḷā. Khi đã đầy đủ tất cả chư vị thánh tăng A-la-hán, đức Phật nói:

- Chư tăngi ni tại Kosambī hiện nay có gần một ngàn vị, số lượng ấy không ít đâu, phàm tăng thì quá đông, chắc chắn nhiều việc xấu ác đã duyên khởi! Vậy, trong hai tháng an cư mùa mưa vừa rồi, tại các khu lâm viên do chư vị đảm trách, có chuyện gì xảy ra do các phàm tăng gây nên, có thể đưa đến hậu quả không tốt như: phá hòa hợp tăng, tạo nên sự bất tịnh; hoặc khi thọ dụng tứ sự, cách sử dụng tứ sự, cách mặc y, mang bát, dù dép, lúc độ thực, tại nhà ăn, nhà tắm hơi, nhà vệ sinh, đi quá sớm, về quá muộn; thân cận vua quan, giới cầm quyền, nhà giàu có, nơi có nữ nhân... làm mất đức tin của các hàng cư sĩ? Chư vị hãy phản ánh để chúng ta cùng tìm biện pháp đối trị - để cho giáo pháp ở quốc độ Vaṃsā này được toàn hảo hơn!

Đức Phật vừa phác họa sơ khởi thì chư trưởng lão đã biết rõ là ngài đã nắm bắt toàn bộ vấn đề phát sanh. Quả là có quá nhiều vấn đề, chưa biết nêu vấn đề nào trước, vấn đề nào sau nên họ im lặng.

Tôn giả Upāli nói:

- Bạc đức Thế Tôn! Đệ tử đã tìm cách phân chia từng chúng từ ba mươi đến năm mươi vị; mỗi chúng như vậy có hai vị đại đức phụ trách! Có chúng thiên về tụng đọc, ôn tập kinh. Có chúng chứng tỏ nề nếp oai nghi giới hạnh. Có chúng chỉ thích học Abhidhamma! Có điều rõ ràng nhất là bổn phận giữa thầy và trò, trò và thầy còn nhiều khiếm khuyết. Bổn phận đối với kẻ trên người dưới cũng chưa có quy định cụ thể. Đối xử trong tương quan chung cũng có nhiều việc đáng phàn nàn...

Tôn giả Kāḷudāyi phản ánh tiếp:

- Có một nhóm tỳ-khưu ở Bārāṇasī và Kāsi đến hôm đầu mùa an cư. Người thì trùm đầu lùm thùm bằng vải hoa, vải xanh, vải đỏ; trùm rồi cột một góc có thắt nơ, cột hai góc có thắt con bươm bướm; kẻ để tóc um tùm, kẻ để râu một chòm, hai chòm, tỉa râu mép, để râu cằm và ngược lại! Chúng quăng dép lung tung, ào ào bước vào lâm viên nhìn ngược, nhìn xuôi, chẳng chào hỏi ai; tự động đẩy cửa liêu cốc, quăng bát, quăng y, quăng gậy lung tung...

Cách trình bày cụ thể có hình ảnh như vậy làm ai cũng mỉm cười và ai cũng biết đấy là sự thật mà họ hay nhắc nhở, chỉnh đốn lại...

Tôn giả Yasa nói:

- Đấy là lỗi tại tôi chưa đủ thì giờ giáo hóa. Một số trong họ là các đạo sĩ lõa thể, thờ thần lửa hoặc khổ hạnh sang. Sau khi nghe pháp, họ đồng đến đây xin xuất gia tỳ-khưu chứ chưa phải là tỳ-khưu.

Tôn giả Anuruddha nói:

- Chuyện của trưởng lão Yasa nói thì còn khả thứ được; nhưng có một số trường hợp, đã là tỳ-khưu rồi mà con đeo hoa tai, đeo dây chuỗi ở cổ, đeo vòng ở tay... lại còn đeo nhẫn vàng, nhẫn bạc, nhẫn ngọc nữa chứ! Còn nữa, không những tóc để quá hai ngón tay mà còn chải tóc với sáp ong, với dầu nước óng ánh. Có một số vị lấy dầu thoa mặt, phấn thoa mặt, vẽ mắt bằng bột phấn đỏ, bột phấn vàng. Có vị còn hát ca lí lố, õng ẹo nhảy múa... Còn nữa, lúc trời lạnh, họ sắm áo choàng bằng lông chồn, lông cừu, lông thỏ... thật là quái dị làm sao!

Tôn giả Bhaddiya mỉm cười tiếp:

- Những việc mà chúng ta đã chấn chỉnh ở Trúc Lâm, ở Đại Lâm, ở Kỳ Viên... bây giờ đang xảy ra ở đây. Chư vị trưởng lão biết không, thật không thể tưởng tượng được. Tôi đã loáng thoáng thấy chỗ này và chỗ nọ, các vị tỳ-khưu vừa từ ngoại đạo sang; đi bát, họ lấy cái bầu đựng nước, cái hũ đựng nước, cái âu chứa đồ dơ; và khiếp nhất, quỷ sứ cũng phải bỏ chạy khi vị tỳ-khưu nọ đi bát bằng cái sọ người, bằng cái đầu lâu người chết!

Tiếng cười nhè nhẹ thoảng qua.

Rồi nhiều vị khác tiếp tục nêu ra sự thực, đại lược như sau:

- Sử dụng dao có cán bằng bạc, bằng vàng, có nạm ngọc...

- Mùng mền, thảm len, gối kê tay, gối kê chân, gối nằm... đều rắc dầu thơm...

- Ngủ chung một giường, chung một tấm trải, ăn chung một đĩa, uống chung một cốc...

Tôn giả Ānanda phát biểu:

- Hôm tại Kỳ Viên, tôi vắt đại y trên vai để đi trì bình khất thực. Mới được một đỗi đường thì gặp một cơn gió lốc cuốn bay tấm đại y; rồi y nội, y ngoại rơi rớt tùm lum. Một tay tôi túm chặt y bát, một tay lượm đại y, vội vã trở về Kỳ Viên để sửa sang lại. Buổi chiều, tôi tường trình sự việc cho đức Thế Tôn nghe. Ngài dạy: “Này Ānanda! Như Lai cho phép chư tỳ-khưu phải sắm dây lưng chắc bền để cột y nội và đại y để tránh trường hợp tương tự xảy ra!” Thế rồi, sau đó, một số tỳ-khưu đã sắm dây lưng, dây buộc để trang điểm cho mình. Vị thì dùng dây tơ, sợi len bện lại thành từng vòng xoắn; cái thì giống hình con rắn nước, cái giống sợi dây xích. Chưa thôi, họ còn bày trò làm khóa thắt lưng bằng vàng, bằng bạc, cột nơ, thắt bướm hai đầu để dài lòng thòng bảy hoặc tám lóng tay. Có vị cài bằng những hột nút ngà, nút sừng, nút vàng, nút bạc... Chưa thôi, áo lót thì quấn tùy tiện như vòi voi, vắt lên như đuôi cá, có tua, có ren...hẳn hòi...!

Tôn giả Vappa nói:

- Cũng tương tợ vậy. Một lần nọ, tại Vesāli, có một tỳ-khưu bị bệnh, không có gậy, không bước đi được, không có dây cột bát, không ôm bình bát nổi. Chuyện đến tai, đức Thế Tôn đã cho phép sắm gậy và dây cột bát. Thế rồi, một số vị tỳ-khưu lấy cớ ấy, sắm đủ mọi loại gậy cầu kỳ bằng kim loại quý, bằng mắt tre, bằng kỳ mộc, quái mộc, bằng gỗ trầm hương, chạm trổ công phu đủ mọi dạng hình rồng rắn, sư tử, cọp beo, chuột chồn, công hạc... các loại. Dây cột bát cũng vậy, đều là cái cớ để họ trang sức cho mình! Rồi lại còn sắm thêm một túi đeo, hai túi đeo... ở cổ, ở vai, quanh lưng nữa...

Tôn giả Assaji nói:

- Có vị tỳ-khưu có tật nhai lại thức ăn. Cứ hễ chiều đến là vị ấy “ựa” lại thức ăn buổi trưa để nhai lại cho nên miệng ông ta cứ nhóp nhép hoài. Đức Phật đã vén mở quá khứ của vị ấy rồi nói rằng: “Do nghiệp quá khứ, ông ta là điền chủ, đã bóc lột, đã bóp túi, nặn hầu mấy chục người tá điền nô lệ nên phải bị đọa làm trâu cày, trâu kéo liên tục mấy chục kiếp trâu để trả nợ. Do thói quen nhai lại, nghiệp còn dư sót... nên ông ta phải nhai lại thức ăn như trâu. Vậy Như Lai cho phép được nhai lại đối với những ai có tật nhai lại”. Sự thực là vậy. Nhưng tôi đã từng thấy nhiều vị tỳ-khưu, buổi chiều, ban đêm không chịu tọa thiền, kinh hành, học hỏi kinh, luật, Abhidhamma... mà miệng thì cứ nhóp nhép, nhóp nhép! Khi biết ra thì hóa ra đấy là thức ăn chùng, thức ăn vụng được cất giấu sau buổi trưa. Không thế thì nhai tỏi, nhai gừng, nhai quế, nhai cam thảo, nhai hương hồi, nhai vỏ nhựa ngọt, nhựa thơm...

Rồi lần lượt, chư trưởng lão có mặt như Devadatta, Kimbila, Bhagu, Nandiya, Nadīkassapa, Gayākassapa đều có phát biểu, kể ra một số trường hợp xoay quanh những việc bất ổn xảy ra tại nhà kho, nhà bếp, phòng tắm hơi, nhà tắm, hồ tắm, nhà vệ sinh - tiểu tiện, đại tiện, các hầm rác, hố rác... Và cuối cùng, chư vị trưởng lão đề nghị cấm hẳn tất thảy các trò chơi, không chỉ của sa-di mà còn là của các tỳ-khưu nữa, đó là: trò chơi cờ tám ô vuông, mười ô vuông, đánh gậy, ném xúc xắc, thổi kèn bằng lá cây, uốn dẻo, nhào lộn, bắn cung, đố chữ, nhái điệu bộ hát kịch, phường tuồng, huýt sáo, vật lộn...

Thấy chư vị trưởng lão đã bao quát trọn vẹn mọi việc đã xảy ra, đang xảy ra... Tôn giả Sāriputta vốn là bậc có sẵn duệ trí, ngài dường như tóm tắt lại:

- Bạch đức Thế Tôn! Đúng là có quá nhiều vấn đề mà đệ tử biết rằng, chư vị trưởng lão ở đây cũng đã khổ tâm không ít! Và chính quý ngài cũng đã nhắc nhở, giáo giới rồi. Đối với bậc trí, kẻ đã thấy, một hạt bụi cũng thấy thì mọi giới điều, giới luật đều có sẵn trong tâm và trí của mình; nói cách khác, mọi biểu tướng, biểu hiện ở bên ngoài của quý ngài đã là giới điều, luật nghi! Nhưng đối với kẻ ngu, người không thấy, núi Tu-di cũng không thấy thì chúng ta phải đưa ra, điều một này, điều hai này, nói một lần này, nói hai lần này, nói ba lần này; việc này nên làm này, việc kia không nên làm này... nói mãi mãi, nói hoài hoài như thế... thì may ra, lâu ngày chầy tháng, một tí bụi sương cũng dính được trên đầu ngọn cỏ kusa! Chư vị trưởng lão vốn sẵn có từ, có nhẫn, có xả... nên đã làm như vậy, đã làm được điều kỳ diệu như vậy trong thời gian gần đây tại các khu lâm viên. Tuy nhiên, giáo pháp của đức Tôn Sư là toàn cõi châu Diêm-phù-đề; rồi còn phải tồn tại năm ngàn năm nữa; vậy nên, những quy định, những chế định dù bất thành văn nhưng cũng phải được bố cáo rộng rãi, từng điểm một, từng trường hợp một, hầu quảng bá sâu rộng cho bảy chúng tu học(1)! Đóa hoa đức hạnh, giới hạnh phải mãn khai, khi ấy, khu vườn giáo pháp mới ngát ngào hương sắc được...

Nhìn quanh chư vị trưởng lão, cảm giác ai cũng đồng thuận, tôn giả tiếp:

- Hiện tại, dường như chưa có điều đáng tiếc, hệ trọng xảy ra, vậy chúng ta nên gói gọn vấn đề mà đưa ra một số điều về thanh quy, gồm những việc cấp thiết như sau:

Một, tư cách và trách nhiệm của thầy đối với trò.

Hai, tư cách và bổn phận của trò đối với thầy.

Ba, thái độ xử sự lúc giao tiếp với đức vua, triều thần, quan lại, giáo chủ và đồ chúng các tôn giáo bạn; giới trí thức, danh gia, triệu phú, người của các giai cấp.

Bốn, tư cách, thái độ xử sự với các vị trưởng lão, vị cao hạ đối với vị thấp hạ và ngược lại, tỳ-khưu đối với sa-di và ngược lại; với tỳ-khưu-ni, sa-di-ni; với thiện nam tín nữ.

Năm, những việc cần làm khi đến, lúc đi khỏi rừng, cội cây, nghĩa địa, lâm viên, tu viện, tịnh xá...

Sáu, thời khắc và cung cách đi vào phố, vào làng, vào xóm để khất thực và trở về cùng cách thức mặc y, mang bát... cái gì được phép và cái gì không được phép...

Bảy, công việc nơi trú xứ; những việc cần phải làm để mang lại lợi ích chung; ví dụ quét dọn liêu cốc, vườn tược, phơi phóng sàng tọa, y và bát, cất đặt, sắp xếp bàn ghế, dọn dẹp nhà giảng, nhà hội; làm đầy các ghè nước nơi này và nơi kia...

Tám, cách xử sự và những việc cần phải làm, phải ý thức tại nhà ăn, hồ tắm, phòng tắm hơi, nhà vệ sinh - đại tiện, tiểu tiện, hố rác, hầm rác...

Chín, biết rõ giờ đức Phật thuyết pháp, giáo giới; giờ chư trưởng lão tập hợp khi có công việc chung...

Mười, sắp đặt thì giờ, đâu là tập thể, đâu là cá nhân, để việc trì bình khất thực, chư thí chủ thỉnh mời, kinh hành, tọa thiền, nghỉ ngơi không ảnh hưởng đến sinh hoạt chung...

Kính bạch đức Thế Tôn! Đấy là mười nhóm công việc khá cần thiết ở trong lúc này, có thể áp dụng cho cả tỳ-khưu và tỳ-khưu-ni vì chúng sẽ ổn định được đời sống nội bộ, kiện toàn tư cách, phẩm hạnh của hàng tăng ni; đồng thời tạo uy tín đối với quần chúng, thêm đức tin cho cư sĩ tại gia!

Khi tôn giả Sāriputta dứt lời, chư vị trưởng lão đồng tán thán. Tôn giả Ānanda thì nhiệt tình nhất:

- Thật tuyệt vời thay là trí tuệ của bậc Tướng quân Chánh pháp! Tung một nắm hoa lên trời, lúc rơi xuống, là vị anh cả của chúng ta biết rõ cánh nào rơi trước, cánh nào rơi sau trong một thứ lớp, trật tự không chê vào đâu được!

Đức Phật mỉm cười:

- Ừ, Như Lai cũng thấy như thế! Và Như Lai cũng chấp thuận cả mười điều, cả mười nhóm công việc. Vậy, các vị trưởng lão hãy tùy nghi sắp xếp thì giờ để thảo luận từng điểm một, chế định từng điểm một. Nhưng phải lưu ý là phải dựa trên từng trường hợp cụ thể, đã xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra...

Thế rồi, tại lâm viên Ghositārāma, dưới sự chủ tọa của tôn giả Sāriputta, suốt bảy ngày, chư vị trưởng lão đã sơ thảo được một thanh quy khả dĩ đáp ứng được nội dung, nhu cầu đề cập. Đức Phật chuẩn y. Tôn giả Upāli nhờ được tiếng giới hạnh uy nghiêm, quy củ, mẫu mực tỏa sáng trong giáo hội bấy lâu nay nên được đại hội đề cử làm bậc thượng thủ tối cao giám sát thanh quy này! Tôn giả Ānanda do trí nhớ tốt đã tuyên đọc lại ba lần. Ai cũng hoan hỷ. Sau đấy, chư vị trưởng lão trở về trú xứ của mình để giáo giới chư tỳ-khưu còn non nớt, vụng về hoặc bừa bãi, phóng túng, thiểu trí... đi vào nề nếp. Tôn giả Sāriputta và Ānanda còn đi sang khu rừng trầm hương để phổ biến một số giới luật mới cho trưởng lão ni Gotamī và ni chúng ở đây.



(1)Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni, sa-di, sa-di-ni, sikkkhamanī, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2020(Xem: 5303)
Hoằng pháp là một trong 13 ban ngành thuộc hệ thống GHPGVN hiện nay. Trong phần báo cáo tổng kết cuối năm 2019, cho thấy Ban Hoằng pháp đạt nhiều thành quả hơn so với những nhiệm kỳ trước. “Hoằng pháp vi gia vụ,lợi sinh vi bổn hoài” đó là phương châm của Ban Hoằng pháp Trung ương; nhờ thế phía Bắc đã vận dụng được bốn Tỉnh có trên 317 đạo tràng sinh hoạt được 1.000 buổi giảng. Phía Nam có 29 Tỉnh thành gồm 6182 đạo tràng với số lượng buổi giảng được thực hiện là 70.693. Đặc biệt, Ban Hoằng pháp Trung ương kết hợp với Phân ban Thông tin truyền thông chuyển tải cập nhật những thông tin sinh hoạt Phật sự. Phân ban TTTT với biệt danh “phật sự online –PSO” là một phân ban, tuy thành lập muộn vào giữa năm 2019, nhưng hoạt đông rất hiệu quả,( sẽ có bài chuyên đề vê PSO đã đóng góp xử lý những khủng hoảng thông tin về Phật giáo)
14/01/2020(Xem: 8099)
Nhờ Tam Bảo gia hộ, các bạn trẻ chúng tôi biết mình là một trong những người cực kỳ may mắn, vì vào mỗi sáng Chủ Nhật đều đủ thiện duyên về Chùa học Phật Pháp. Lớp học của chúng tôi dưới sự hướng dẫn của một vị Sư Cô trẻ, nói được song ngữ Anh Việt, biết lắng nghe và giàu lòng từ bi như Sư Cô Giác Anh. Những lớp học với Sư Cô như nguồn nước mát tinh khiết từ một dòng suối trong lành vô tận mà chúng tôi và các bạn đạo luôn có thể uống, để được giải khát và thanh lọc thân tâm. Từ từ theo thời gian, mỗi chúng tôi đều thấy mình có những sự tiến bộ chút đỉnh về sự bình tĩnh, sự học hỏi và thực hành Phật Pháp và áp dụng những lời dạy thiết thực từ Sư Cô để đối phó tốt hơn với những thử thách hằng ngày.
11/01/2020(Xem: 6280)
Hai tuần qua, mọi người khắp nơi trên thế giới đã từng bừng ăn Tết Dương Lịch 2020. Là người Mỹ gốc Việt định cư ở Hoa Kỳ, Canada, hay những quốc gia khác trên thế giới, chúng ta cũng nằm trong số người đó. Tính đến nay, nhiều gia đình đã trải qua ba, bốn thế hệ. Ông bà, cha mẹ, con cái, dâu, rể, cháu, chắt... Con cái chúng ta sinh ra và lớn lên ở đất nước này, nên chúng ta cần học hỏi, hoà nhập vào nền văn hoá xã hội nơi đây là điều đương nhiên. Riêng thế hệ ông bà, cha mẹ dù định cư ở đâu cũng không quên phong tục tập quán của mình, nhất là khi Xuân về Tết đến, khiến cho chúng ta chạnh lòng nhớ ray rứt những mùa Xuân đầy ấp kỷ niệm thân thương nơi chôn nhao cắt rốn ở quê nhà. Cho nên, hằng năm ở đây, chúng ta thường đón tới hai cái Tết. Đó là Tết Dương lịch quen gọi là Tết Tây và Tết Âm lịch là Tết Ta còn gọi là Tết Nguyên Đán. Tết Nguyên Đán năm nay nhằm ngày 25 tháng Giêng 2020. Tính theo thứ tự mười hai con giáp, năm nay là năm Kỷ Hợi và năm tới là năm Canh Tý.
10/01/2020(Xem: 6870)
May mắn và tài vận của một người, rốt cuộc tới từ đâu? 1. Tới từ một cơ thể khỏe mạnh Ngạn ngữ nói: "Kim niên duẩn tử minh niên trúc, thiếu niên thể tráng lão niên phúc", ý muốn nói: năm nay là măng, năm sau là trúc, thời niên thiếu khỏe mạnh, về già càng nhiều phúc. Sức khỏe tốt mới thực sự là "tốt". Đối đãi với bản thân tốt một chút, không có sức khỏe, mọi thứ đều chỉ là hư vô, chỉ khi có một sức khỏe tốt, bạn mới có thể tận hưởng thành công, tận hưởng cuộc đời của mình. Tiền, kiếm mãi không hết; công việc, làm mãi không xong; không có chuyện gì có thể hoàn thành trong ngày một ngày hai, đừng tự làm mình quá mệt mỏi, quá bí bức mỗi ngày. Hôm nay lấy mạng "đổi" tiền, ngày mai đã có thể lấy tiền "cứu" mạng. Giống như dây đàn vậy, căng quá rồi thế nào cũng đứt.
10/01/2020(Xem: 5071)
Bạn ơi, Muốn sống hạnh phúc thì xin bạn: Đừng đem chuyện hàng xóm vào gia đình. Đừng đem chuyện đường phố vào nhà. Đừng đem chuyện cộng đồng vào những bữa cơm. Đừng đem chuyện của thế giới vào buồng ngủ. Đừng đem chuyện Cộng Hòa hay Dân Chủ, Vào những cuộc vui chơi. Ngay chùa kia nếu bàn tán chuyện đời, Thì chùa cũng biến ngay thành siêu thị.
17/12/2019(Xem: 8699)
Đầu tháng 11, Laurent Simons, 9 tuổi, hoàn thành chương trình Kỹ thuật điện tại Đại học Công nghệ Eindhoven và sẽ là người trẻ nhất thế giới tốt nghiệp đại học. Sinh năm 2010 tại thành phố Ostend, Bỉ, Laurent theo bố mẹ đến Hà Lan sinh sống. Cậu bé bắt đầu học trung học từ năm 6 tuổi và, trở thành thành viên một dự án nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Học thuật (thành phố Amsterdam, Hà Lan).
08/12/2019(Xem: 29684)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
07/12/2019(Xem: 10654)
Trong Trung Bộ Kinh, Kinh 110 Tiểu Kinh Mãn Nguyệt, Đức Phật xác quyết trên thế gian này có những người theo chánh hạnh, chánh hướng tự mình chứng đạt với thắng trí đời này đời khác, và truyền dạy lại, như đoạn kinh văn sau đây về người bất chánh có tà kiến như người bất chánh, và người chơn chánh có chánh kiến như người chơn chánh
06/12/2019(Xem: 8129)
Tuổi thơ được cha mẹ cận kề, chăm bẵm, chỉ bảo là điều hạnh phúc nhất của mỗi đứa trẻ. Nhưng xã hội ngày nay, vì nhiều lý do, tỷ lệ ly hôn tăng lên đáng kể, khiến nhiều em phải đối diện với cảnh gia đình ly tán. Những tổn thương tâm lý, khát khao được gần mẹ, gặp cha của các em như em bé trong bài viết dưới đây khiến người lớn chúng ta phải thực sự suy ngẫm.
01/12/2019(Xem: 5207)
Chánh Ngữ Trong Đời Và Đạo Nguyên Giác Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ. Trong Trường A Hàm, Kinh DA 24 (Kinh Kiên Cố), bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ, có ghi lời Đức Phật dạy: “Ta chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên dấu kín. Nếu có sai lầm, nên tự mình bày tỏ.” (1)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]