Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Mùa An Cư thứ ba

26/10/201318:52(Xem: 27511)
09. Mùa An Cư thứ ba
Mot cuoc doi bia 02




MÙA AN CƯ THỨ BA

(Năm 585 trước TL)

Ôi! Hạnh Phúc Quá!


Nghe tin đức Phật trở về, tôn giả Moggallāna cùng các vị trưởng lão như Assaji, Yasa, Nadīkassapa, Gayākassapa... đồng đến đảnh lễ và vấn an sức khỏe của ngài. Rồi sau đó, lần lượt chư tỳ-khưu trong tu viện và lác đác các nơi tìm đến; đức Phật phải mất hết mấy ngày để giáo giới, nhắc nhở nếp sống kỷ cương, phạm hạnh. Đức vua Seniya Bimbisāra cùng hoàng hậu Videhi và một số quan cận thần vui mừng đến đảnh lễ Phật và thăm hỏi chuyến về thăm quê hương của ngài. Thấy các ông hoàng Sākya xuất gia, đức vua rất cảm động, hoan hỷ; ông cũng đặc biệt nắm tay, ân cần, bịn rịn chú sa-di Rāhula! Khi đức vua gợi ý muốn cúng dường bất kỳ loại tứ sự nào, Rāhula đều lắc đầu từ chối, bảo là đời sống sa-môn lấy tri túc và thiểu dục làm hạnh phúc! Nghe vậy, đức vua vừa ái ngại, vừa kính trọng vừa thương cảm, chạnh nghĩ đến con trai của mình, hoàng tử Ajātasattu, không biết được mấy phần nhận thức chín chắn của Rāhula!

Chương trình an cư kiết hạ năm thứ ba tại Trúc Lâm được hai vị đại đệ tử và các vị trưởng lão hoạch định rồi đệ trình lên đức Phật, ngài không bổ sung gì thêm, chỉ lưu ý dành nhiều thì giờ để giáo giới các vị tân tỳ-khưu! Riêng đức Phật, ngài đã mất trọn nửa tháng, vào các buổi chiều để thuyết giáo, hướng dẫn cặn kẽ thiền định và tuệ quán cho nhóm quý tộc Sākya!

Các tỳ-khưu quý tộc dòng Sākya, ban đầu thật là khó khăn khi thích ứng với đời sống mới; nhưng qua một tháng sau, ai cũng tìm được sự an lạc, thảnh thơi! Đức Phật biết được sự diễn tiến trong đời sống tu tập của họ nên bao giờ ngài cũng thuyết những bài pháp hỗ trợ đúng lúc, đúng thời!

Tỳ-khưu Bhaddiya, sau khi nắm đề mục từ đức Thế Tôn, ông tinh cần tu tập. Đêm kia, ngồi dưới gốc cây, đi sâu vào định, ông cảm nhận một niềm phúc lạc vô biên chưa hề có ở trong đời, hoan hỷ quá, ông thốt lên:

- “Ôi! Hạnh phúc quá! Hạnh phúc quá!”

Lúc ấy, trời khô ráo, dưới ánh trăng mờ, nhiều vị tỳ-khưu hành thiền gần đấy, nghe được, biết là lời “cảm thán” của vị cựu tổng trấn danh uy một thời! Họ tưởng rằng, vị tân tỳ-khưu Bhaddiya không kham nổi cuộc sống cơ cực của sa-môn, tưởng nhớ đến đời sống ngũ dục xa hoa vương giả cũ, nên trình lại với đức Phật, mong nhờ ngài quan tâm sách tấn!

Chiều hôm sau, sau buổi pháp thoại, đức Phật nói với Bhaddiya:

- Có phải thế không, này Bhaddiya! Đêm hôm qua, trong lúc thiền tọa, ông đã bất giác thốt lên:“Ôi! Hạnh phúc quá! Hạnh phúc quá!” Điều ấy là đúng sự thật hay không đúng sự thật?

- Quả đúng như thế, bạch đức Thế Tôn!

- Tại sao ông lại thốt lên cảm hứng ngữ như thế, hãy trình bày lý do ấy cho hội chúng cùng nghe!

- Bạch đức Thế Tôn! Hơn mười mấy năm làm tổng trấn, cai quản suốt cả vùng lãnh thổ phương bắc Sākya, đệ tử đã từng thao thức trăn trở ngày đêm. Bên ngoài thì giữ yên lãnh thổ, đánh dẹp các toán thổ phỉ hung bạo; bên trong thì làm thế nào cho dân chúng có được cuộc sống bình yên, cơm no, áo ấm! Tuy nhiên, giàu sang, phú quý và quyền lực có thể làm cho tâm địa con người dễ sinh ra hư hỏng; do vậy, thù trong, giặc ngoài làm cho đệ tử luôn luôn nơm nớp lo sợ mặc dầu quân túc vệ canh gác suốt ngày đêm! Kể cả các vị quan thân tín nhất cũng phải đề phòng! Phản trắc, láo lường, đục khoét của công, tham nhũng, hối lộ của giới chức thuộc quyền không những có thể nguy hại đến tính mạng của đệ tử mà còn nguy khốn cho cả vương quốc! Sợ hãi, bất an là tâm lý thường trực! Phiền não, lo lắng, nghi kỵ luôn chập chờn trước mắt như một ám ảnh, ngày cũng như đêm!

Bạch đức Thế Tôn! Đệ tử đi xuất gia không phải do tự nguyện mà dường như bị ép buộc bởi lời hứa với vương tử Anuruddha! Tuy nhiên, vì uy đức của Thế Tôn, vì giáo pháp nhiệm mầu mà đệ tử được nghe, vì cảm mến tâm hồn thánh thiện của Anuruddha nên đệ tử đã khẳng khái phất tay từ bỏ tất cả! Đêm hôm qua, giữa nửa khuya thanh vắng, đệ tử cảm nhận một sự thanh thản chưa từng có ở trong đời! Ngồi một mình, đệ tử thấy rõ, mình chẳng có gì để mất, chẳng có gì để sợ, chẳng có gì phải quan tâm, lo lắng, đề phòng! Hoàn toàn rỗng rang, thanh bình và tự tại! Với ý nghĩ như vậy, đệ tử đi vào thiền định một cách dễ dàng, đi vào các tầng thiền một cách ổn định, vững chắc! Thế rồi, các trạng thái hỷ, lạc, nhất tâm chúng tẩm mát, no đầy thân tâm của đệ tử làm cho đệ tử cảm nhận sâu sắc, tế vi, thậm mật hạnh phúc của thiền duyệt! Chính lúc ấy, không dừng được, đệ tử đã thốt lên cảm hứng ngữ kia, đã làm cho huynh đệ phiền lòng, làm cho đức Thế Tôn phải quan tâm, đệ tử cảm thấy mình có lỗi vậy. Kinh xin đức Thế Tôn và đại chúng cho đệ tử được sám hối!

Sau lời tự sự gan ruột của tỳ-khưu Bhaddiya, hội trường chợt yên lặng như tờ! Ai cũng nhìn vị cựu tổng trấn bằng tia mắt kính trọng và đầy thiện cảm!

Đức Phật mở lời tán thán:

- Ông hoàn toàn không có lỗi, mà ngược lại, câu chuyện này cần phải được tán dương và kể lại cho nhiều người nghe! Để cho mọi người cùng thấy rằng: Quyền lực, danh vọng, địa vị chỉ đem đến lo lắng, sợ hãi, bất an và đau khổ! Và chỉ có đời sống khước từ, xả ly, vô sản, bần hàn, độc cư, thiền định mới đem đến an bình và hạnh phúc thật sự!

Thời gian sau, nhờ miên mật công phu, gia công thiền quán, tỳ-khưu Bhaddiya đắc được Tam minh, làm xong những việc cần phải làm của sa-môn hạnh! Trong lúc đó, tỳ-khưu Ānanda chứng được quả vị Nhập Lưu; tỳ-khưu Anuruddha có được Thiên nhãn thông; tỳ-khưu Kimbila và Bhagu đắc A-la-hán quả; tỳ-khưu Devadatta không đắc thánh quả nào nhưng lại đắc được Ngũ thông! Riêng tỳ-khưu Upāli, người thợ cạo không đắc được gì cả, nhưng luôn được đại chúng khen ngợi về oai nghi, cử chỉ; tôn trọng các điều học được chế định một cách nghiêm túc, không có một khiếm khuyết nào về giới hạnh!

Vậy là tất cả họ đã đặt được những bước chân an toàn và vững chắc trên mảnh đất của giáo pháp!










Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/03/2015(Xem: 7992)
Từ khi lộ ánh trăng thiền Tri ân sâu nặng cơ duyên cuộc đời Vô ngôn sáng giữa muôn lời Dấn thân thế sự, chẳng rời Tánh Không. ---
23/03/2015(Xem: 9468)
Từ xa xưa đã có hiện tượng cư sĩ tham gia tu tập Thiền, Tịnh Độ và học tập nghiên cứu Phật Học; nhưng thời cổ đại, việc cư sĩ tại gia học Phật là hành vi tự phát riêng lẻ, không có tổ chức đoàn thể đại chúng cùng tu tập. Trong quá trình lịch sử phát triển của Phật giáo Trung Quốc, các cư sĩ có vai trò rất tích cực trong việc học và hoằng dương đạo Phật, trải qua nhiều thời đại đã xuất hiện không ít những vị cư sĩ có cống hiến lớn lao với đạo. Đến thời nhà Thanh, do mạng mạch truyền thừa bị gián đoạn do đó khiến Phật Giáo suy yếu. Sau đó có cư sĩ Dương Nhân San phát tâm gánh vác, vận động lập ra hình thức đoàn thể cư sĩ để phục hưng Phật giáo. Tiến hành các hoạt động kết tập, in ấn, phát hành kinh điển, mở trường lớp, nghiên cứu Phật giáo, bồi dưỡng nhân tài, cải cách hưng long Phật giáo, đó chính là thời kỳ đầu phát triển của Cư sĩ Phật giáo.
20/03/2015(Xem: 9152)
Nhà sư Alan Piercey là một tu sĩ Phật giáo làm việc tại bệnh viện ở Burnie và cũng từng tham gia bán chocolate để gây quỹ. Đối với những cư dân ở bờ biển Tây bắc Burnie (Tasmania, Úc), thầy được biết đến với nhiều tên gọi, nhưng cái tên phổ biến nhất được lấy từ một bộ phim hoạt hình nổi tiếng. “Pháp danh tôi là Shih Jingang” (phát âm là Cher Gin Gun) - thầy nói. “Thế nhưng hầu hết mọi người sống quanh bệnh viện khu vực Tây bắc tại Burnie này gọi tôi là Sifu (sư phụ).
19/03/2015(Xem: 7532)
Đây không phải là lần đầu tiên tôi được Thọ Bát, được làm “Ni Cô chải tóc bên dòng suối“ một ngày một đêm đâu các bạn ạ! Từ bao năm nay hễ chùa Linh Thứu có lên lịch trình Thọ Bát là có mặt tôi, cho dù ngày ấy tuyết phủ ngập chùa, hay mưa dầm giăng lối. Nhưng chẳng bao giờ tôi tu trọn vẹn được đầy đủ 24 giờ tinh khôi cả, cứ buổi cháo chiều vừa dùng xong tôi đã tìm đường ra xe về nhà để sáng mai lên chùa sớm cho kịp buổi công phu khuya. Hay nhiều khi không thể tham dự được tôi cũng cố lên chùa nghe cho được bài Pháp mới thật hả dạ. Tất cả cũng chỉ vì Gia Duyên còn ràng buộc như câu các Thầy truyền giới vẫn thường đọc trong những buổi Thọ Bát Quan Trai, nên sự thể mới như vậy mà thôi.
19/03/2015(Xem: 7009)
Những Nguyên Nhân Của Hành Động Nầy các Tỳ Kheo, có ba nguyên nhân bắt nguồn của hành động. Ba nguyên nhân nầy là ba nguyên nhân gì? Đó là: lòng tham lam, lòng thù hận, và sự si mê (tham, sân, si). [32] Một hành động khi làm với lòng tham lam, sinh ra từ lòng tham lam, gây ra bởi lòng tham lam, phát sinh ra từ lòng tham lam, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó. [33]
19/03/2015(Xem: 7617)
Theo quan điểm của Phật giáo “hạnh phúc” là sự đoạn trừ tâm tham ái, để hiểu rõ vấn đề này, người viết xin chia sẻ quý vị quan điểm này như sau: Chúng ta đang sống trong cõi Ta-bà như mảnh vườn hoang luôn bị chế ngự bởi dục vọng khổ đau, bệnh tật, sầu hận, chết chóc… Con người bao giờ cũng muốn vươn lên từ đời sống thấp hèn để tìm một cái gì đó cao đẹp và an lạc hơn đằng sau bức tường đầy sự hấp dẫn của ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) mà con người cảm nhận qua tri giác hay còn gọi là tham ái.
15/03/2015(Xem: 6254)
Tôi có hai người bạn. Là bạn nhưng họ trẻ hơn tôi quãng chục tuổi. Là bạn vì chúng tôi khá quý mến nhau, có nhiều điểm tương đồng và hay sinh hoạt bên nhau. Tên khai sinh của họ là Châu Thương và Mỹ Hằng. Pháp danh của hai bạn này là Nguyên Niệm là Thánh Đức. Điểm thú vị rằng đây lại là một cặp vợ chồng.
14/03/2015(Xem: 8313)
Việc tu hành trên hết là để giải tỏa áp lực của tâm lý. Và áp lực đó nếu nghĩ theo cách thông thường, thì nó luôn đến từ ngoại giới. Vì chúng ta sống trong đời sống, mà không có một tấm lòng để gió cuốn đi. Mà chúng ta chỉ sống với nhau luôn bằng tham, sân, si, cho nên áp lực sẽ đến với chúng ta liên tục là đương nhiên. Nhưng nếu chúng ta quanh năm ngồi một chỗ không đi đâu cả, thì tâm lý vẫn có vấn đề khó khăn như thường. Đó là do chúng ta luôn sống trong vọng tưởng, và ảo tưởng mà thành ra như thế thôi.
13/03/2015(Xem: 9721)
Chánh Niệm cho Tình Yêu Bài của Đỗ Thiền Đăng Diễn đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
12/03/2015(Xem: 10175)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]