Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 06

18/10/201320:20(Xem: 11283)
Phần 06


Truyện Cổ Phật Giáo

Tập 2
Thích Minh Chiếu
Sưu tập

---o0o---

Phần 06:

26/ Bốn con rối
27/ Hoàng tử A Xà Thế
28/ Thầy nhường đệ tử đi trước
29/ Bố thí thân mạng
30/ Chuyện Dũng Mãnh

Bn Con rối

Ngày xưa có hai vợ chồng người thợ chuyên làm các con rối có được một cậu con trai đặt tên là Aung. Ðến ngày trưởng thành, Aung quyết định lên đường đi làm ăn xa.

Ðể giúp đỡ con, ông bố mới làm cho con 4 con rối đặc biệt: Con thứ nhất mang hình dáng một thiên thần, con thứ hai thì lại bộ dạng của một con yêu tinh, con thứ ba là một ông thiên lôi, riêng con thứ tư thì làm theo kiểu một thầy Tăng, một tay cầm thiền trượng và một tay cầm bát đi khất thực.

Trên đường đi phiêu lưu, lần lượt cả ba con rối đầu tiên đều hóa thành người thật theo mẫu của người sẵn có để giúp đỡ Aung. Con rối thiên thần giúp Aung thoát khỏi nanh vuốt của loài thú dữ gặp phải trên đường đi. Con rối yêu tinh giúp chàng chiếm đoạt của cải một đoàn thương nhân và con rối thiên lôi thì giúp biến những của cải đó sanh sôi nảy nở thêm. Thế là cả mấy thầy trò trở nên giàu có, mua một lâu đài lớn để cư ngụ.

Nhưng dù đã thành công trên đường đời, Aung lại vướng một món nợ tình không nguôi. Nguyên do là: Trong vụ chiếm đoạt của cải của đoàn thương nhân nọ chàng đã bắt được cô con gái của chủ đoàn thương nhân. Aung đem lòng yêu thương cô ta nhưng cô gái thì căm thù, nhất quyết cự tuyệt. Cuối cùng cô gái bỏ ra đi.

Thất tình, Aung trở nên vô cùng buồn khổ dù đang sống trong cảnh giàu sang tột độ. Lúc đó, con rối thầy Tăng mới cho Aung một lời khuyên là:

- Hãy thử sống như tôi: Tôi không có ham muốn xấu nên tôi không biết đến đau khổ, tôi ăn ở hoàn thuận với mọi người nên lúc nào tâm hồn cảm thấy bình yên.

Thế là Aung quyết định bắt đầu sống cuộc sống như con rối thầy Tăng là rời bỏ lâu đài và cuộc sống giàu sang, một mình đi khất thực trên khắp các nẻo đường. Tuy chưa hẳn trở thành một tu sĩ xuất gia nhưng kì lạ thay từ cách sống đó, tự nhiên lần hồi chàng cảm thấy tâm hồn yên ổn, thanh thản hơn.

Thế rồi, một ngày nọ trên đường đi khất thực, Aung đã tình cờ gặp lại hai cha con cô gái chàng từng yêu dấu. Nhìn thấy Aung phải chịu đựng và nghe Aung thuật lại đầu đuôi sự tình, bấy giờ cô gái mới động lòng, hiểu là Aung đã thực sự hối lỗi. Tha thứ cho Aung, cô gái và cha nàng bằng lòng cùng chàng trở về ngôi lâu đài cũ để làm lễ cưới.

Tại lễ cưới có mặt đông đủ 4 con rối bạn thân của Aung, con rối thầy Tăng một lần nữa đã giảng giải cho Aung nghe về lẽ đời và lẽ đạo:

- Trước kia, cậu đã giàu sang, được quyền lực nhưng như cậu đã thấy, của cải và quyền lực nào có mang lại hạnh phúc đâu. Nay cậu đã có hạnh phúc, lại tiếp tục sống trong giàu sang và quyền lực, nhưng nên nhớ cái hạnh phúc này không phải do của cải và quyền lực mà là do phải biết bất chấp với thứ đó. Của cải và quyền lực tự nó không làm nên điều thiện hoặc điều ác. Cái đó chỉ tùy thuộc vào việc cậu dùng nó như thế nào mà thôi…

Thắm thía bài học do con rối thầy Tăng gợi nên, hai vợ chồng Aung cho xây một ngôi chùa thờ Phật cạnh lâu đài, để đón tiếp thiện nam tín nữ khắp nơi đến cùng mình chứng ngộ chân lý Phật pháp như những điều con rối thầy Tăng đã giảng dạy…

C.T.N

Thắng lợi thì bị oán thù, thất bại thì bị đau khổ, kẻ nào không màng đến thắng bại, kẻ ấy sẽ sống một cuộc đời hòa hiếu an vui.

Hoàng tử A Xà Thế

Hoàng tử A Xà Thế, bị Ðề Bà Ðạt Ða xúi dục, âm mưu sát hại vua cha là Tần Bà Ta La để chiếm ngôi. Nhưng công việc bị bại lộ, A Xà Thế bị bắt quả tang, và người cha đầy lòng từ bi không đành sử phạt xứng đáng như quần thần xin, mà nhường ngôi vàng cho Hoàng tử vì thấy con thèm muốn làm vua.

Ðể trả ơn, vị Hoàng tử bất hiếu vừa lên ngôi liền hạ ngục cha và ra lệnh bỏ đói cho chết dần. Chỉ một mình Hoàng thái hậu được phép vào thăm. Mỗi khi đi bà giấu đồ ăn trong túi áo đem cho chồng, A Xà Thế hay được quở trách mẹ. Sau lại bà giấu trong đầu tóc, A Xà Thế cũng biết được. Cùng đường bà tắm rửa sạch sẽ rồi thoa vào mình một thứ đồ ăn làm bằng mật ong, đường và sữa. Vua gọt lấy món ăn này để nuôi sống. Nhưng A Xà Thế cũng bắt được và cấm hẳn mẹ không cho vào thăm vua cha nữa.

Lúc ấy vua Tần Bà Ta La cam chịu đói, nhưng lòng vẫn không oán trách con. Ngài đã đắc quả Tư Ðà Hoàn nên thản nhiên, cố gắng đi lên xuống kinh hành, thọ hưởng hạnh phúc tinh thần. Thấy cha vẫn vui tươi A Xà Thế nhất định giết cho khuất mắt nên hạ lịnh cho người thợ vào khám, lấy dao bén gọt gót chân vua cha, xát dầu và muối vào rồi hơ trên lửa nóng.

Khi người cha bất hạnh thấy người thợ cạo đến thì mừng thầm ngờ rằng con mình đã ăn năn hối cải, cho người đến cạo râu tóc để rước về. Trái với sự mong ước của Ngài, anh thợ cạo đến chỉ đem lại cho Ngài cái chết vô cùng thê thảm.

Cùng ngày ấy, vợ A Xà Thế hạ sanh một hoàng nam. Tin lành đến vua một lượt với tin vua Tần Bà Ta La chết trong ngục.

Tin chánh hậu hạ sanh hoàng nam được đọc trước. Nỗi vui mừng của A Xà Thế không sao kể xiết. Cả người nghe nhẹ nhàng vui sướng. Tình thương của một người cha lần đầu tiên chớm nở trong lòng, mặn nồng sâu sắc, thấm vô từng khớp xương ống tủy. Ðứa con đầu lòng là một nguồn yêu thương, là cơ hội để cha mẹ thưởng thức một tình thương mới mẻ đậm đà, vô cùng trong sạch. Cảm giác đầu tiên của người mới được đứa con đầu lòng dường như đưa họ vào cảnh giới kỳ lạ, khiến họ có cảm tưởng rằng máu huyết mình đã đổ giọt ra để nối tiếp mình.

Tức khắc A Xà Thế vội vã chạy đi tìm người mẹ yêu dấu và hỏi:

- Thưa mẫu hậu, khi con còn nhỏ Phụ hoàng có thương con không?

- Tại sao con hỏi lạ vậy? Mẹ tưởng trên thế gian này không tìm đâu ra một người cha lành như cha con. Ðể mẹ thuật lại cho con nghe. Lúc mẹ còn mang con trong lòng, ngày nọ mẹ nghe thèm lạ lùng mọt món kỳ quái. Mẹ thèm nút vài giọt máu trong bàn tay mặt của cha con. Mà nào mẹ dám nói ra. Rồi càng ngày mẹ càng xanh xao, và sau cùng phải thú nhận với cha con. Khi nghe vậy, cha con vui vẻ lấy dao rạch tay cho mẹ nút máu. Lúc ấy các nhà chiêm tinh trong triều tiên tri rằng con sẽ là người thù của cha con. Do đó tên con là A Xà Thế (Ajatasattu kẻ thù chưa sanh). Mẹ có ý định giết con ngay trong lòng nhưng cha con lại cản mẹ. Một hôm con có cái nhọt trên đầu ngón tay, nhức nhối vô cùng, khóc suốt ngày đêm, không ai dỗ được. Cha con đang cùng bá quan phân xử việc triều đình, nghe vậy cầm lòng không đặng, bế con trong lòng và không ngần ngại ngậm ngón tay của con trong miệng nhẹ nhẹ nút cho con đỡ đau. Gớm thay! Cái mụt nhọt bể, máu mủ tuôn ra trong miệng cha con vào sợ lấy ra con sẽ nghe đau nên cha con nuốt luôn vào bụng cả mủ lẫn máu. Phải, người cha hết lòng thương yêu con, vì tình phụ tử đậm đà, nhẹ nhẹ nuốt hết vừa máu vừa mủ.

Nghe đến đó bỗng vua A Xà Thế đứng phắt dậy, kêu lên như điên: Hãy chạy mau, thả ra lập tức người cha yêu quý của trẫm.

Than ôi! Người cha yêu quý đã ra người thiên cổ.

Tin thứ nhì được trao tận tay vua A Xà Thế, vua xúc động rơi lụy đầm đề. Bây giờ ông mới nhận định rằng chỉ khi bắt đầu làm cha mới biết được tình cha thương con như thế nào.

Vua Tần Bà Ta La băng hà và tức khắc tái sinh vào cảnh trời Tứ Ðại Thiên Vương tên là Janavasabha.

Về sau vua A Xà Thế được gặp Ðức Phật, trở nên một thiện tín lỗi lạc và tạo được nhiều công đức trong một kết tập Tam Tạng đầu tiên.

Narada

Còn cha gót đỏ như son,

Một mai cha thác, gót con đen sì!

Còn cha nhiều kẻ yêu vì,

Một mai cha chết ai thì yêu con!

Thầy nhường đệ tử đi trước

Thuở xưa, ở chùa Tước Lý có một vị Trưởng lão Tỳ kheo đắc quả A La Hán. Một hôm, vị Tỳ kheo dẫn ông Sa di vào thành hóa đạo. Ông Sa di gánh y bát rất nặng theo sau Thầy. 

Dọc đường ông Sa di suy nghĩ: “Người ta sanh ra ở trần gian, không ai chẳng bị khổ. Muốn thoát khỏi khổ này, phải phát tâm tu những pháp gì?” Rồi lại suy nghĩ: “Phật thường khen ngợi hạnh Bồ Tát là thù thắng. Nay ta phải phát tâm Bồ Tát”. Vừa khởi ý niệm đó, thì vị La Hán dùng tha tâm thông soi suốt tâm suy nghĩ kia, liền bảo ông Sa di:

- Ðem y bát đưa đây! Ông Sa di bèn theo y bát trao cho thầy mình. Nhận xong y bát vị La Hán liền bảo:

- Ngươi đi trước đi!

Ông Sa di đi trước, lại vừa suy nghĩ:

- Ðạo Bồ Tát rất cần khổ, xin đầu cho đầu, xin mắt cho mắt. Việc này rất khó, ta không thể trọn vẹn chẳng bằng sớm cầu quả La hán, mau được xa lìa khổ nạn thì hơn.

Vị La Hán biết rõ tâm niệm ấy lại bảo ông Sa di:

- Ngươi hãy gánh y bát trở lại đi theo sau ta!

Ba lần như thế. Ông Sa di rất lấy làm lạ, không biết ý gì. Ðợi đến khi dừng nghỉ, ông Sa di chấp tay bạch Thầy, thỉnh vấn ý ấy.

Vị bổn sư đáp:

- Ngươi đối với đạo Bồ Tát ba phen tinh tấn tâm Ðại thừa, nên ta cũng ba phen nhường cho ngươi đi trước. Nhưng vì tâm ngươi ba phen thối chuyển, nên ta ba phen để ngươi đi sau.

Vi Sa đi hiểu được ý thầy dạy. Từ đó phát tâm tinh tấn tu hạnh đại thừa …

Ðạo Lược 

Người tu hạnh Bồ Tát phải lấy từ bi làm gốc. Cây bồ đề lớn mạnh nhờ bám sâu gốc rễ trong đất, kẻ tu hành lấy từ bi lợi lạc hữu tình làm lẽ sống.

Bố thí thân mạng

Về thời kỳ quá khứ xa xăm, trên một đại thọ có ổ chim năm con. Một chim trống, một chim

mái và ba chim con.

Ngày kia, chim trống thấy ba lữ khách thoạt đến nghỉ chân dưới gốc cây, bèn nói với chim mái rằng:

- Này, chúng ta phải làm sao bây giờ? Khách lạ đến nhà, nhằm mùa đông lạnh lẽo mà ta lại không có chút lửa!

Dứt lời, chim trống cất cánh bay đi, rồi tha về một miếng củi cháy, nhả ngay xuống trước chỗ ba người. Lữ khách mới lượm cành khô nhúm thành một đống lưởi để sưởi.

Thấy vậy, chim trống cũng chưa thỏa lòng, bèn nói cùng chim mái:

- Này, chúng ta phải làm sao bây giờ? Khách đã đói lòng, nhằm tiết đông thiên mà chẳng có chi đãi khách! Ðây là nhà của ta, vậy ta có trách nhiệm phải nuôi mấy kẻ xa lạ đến tá túc. Cái chi có thể làm thì phải làm ngay! Vậy để tôi hiến thân cho khách đỡ lòng.

Vừa dứt lời, chim trống bay nhào xuống đống lửa hồng.

Ba lữ khách ngồi dưới gốc cây, thấy vậy lật đật lại cứu chim, nhưng đã muộn.

Chim mái bùi ngùi, than rằng:

- Dưới gốc cây, có ba người mà một thân của chồng ta thì sao cho đủ! Bổn phận của ta là vợ, phải tỏ rằng chồng đã cư xử đúng theo lẽ đạo. Vậy ta cũng phải hiến thân cho khách qua đường! Dứt lời, chim mái liền nhào xuống ngay đống lửa…

Ba chim con chứng kiến cử của cha mẹ, và biết rằng bấy nhiêu cũng chưa đủ cho ba khách no lòng, nên bàn tính với nhau:

- Cha mẹ đã tùy theo sức mà tròn bổn phận, nhưng việc cũng chưa xong! Vậy thì chúng ta lại phải hiến thân cho khách lạ!

Dứt lời, cả ba nhào xuống đống lửa một lượt…

Trích chính bản Thanh Nguyên

Người thọ thí là ân nhân của người bố thí. Vì người kia có đến xin, người này mới thực hành được hạnh bố thí.

Chuyện Dũng Mãnh

Phóng hạ đồ đạo

Lập địa thành Phật

Xưa kia có một vị Thiền sư tên là Diệu Pháp ở chùa Dư Sơn, tuổi đã ngoài bảy mươi. Một hôm, Thiền sư đang ngồi niệm Phật trên bàn thạch, bỗng thấy một người nhảy xuống suối tắm, cách Thầy độ mười thước. Thầy trừng mắt nhìn một hồi lâu rồi than rằng:

- Bản tính chúng sanh chẳng phải là dữ, chỉ vì mê mà đến nỗi gây nên tội ác như kia, đời nay mắc lưới pháp luật, đời sau phải đọa vào tam đồ. Biết mấy kiếp mới ra khỏi.

Người đi tắm kia độ ba mươi tuổi, mí to mày rậm, vai rộng lưng dài, nghe tiếng được tiếng mất, vội vàng lên bờ mặc áo rồi đến hỏi:

- Tôi tắm can chi đến Thầy, mà Thầy lại rủa tôi chi chi, những là tam đồ, là độc ác?

Thầy Diệu Pháp đáp:

- Nam mô A Di Ðà Phật, tôi là người tu hành, lẽ đâu sanh lòng rủa ai. Anh đừng ngờ vực mà mang lấy tội. Vì tôi thấy anh tai nạn sắp đến nơi, sẽ bị gông cùm khổ sở nên tôi thương xót, thở than một đôi lời, chứ không có gì ác cả.

- Thầy già lẫn quáng mắt, Thầy sao biết được tai nạn của tôi mà nói càn như vậy?

- Anh thực là nóng nảy quá, tôi tu hành đã lâu năm, lẽ đâu phạm giới vọng ngữ. Khi vừa thấy anh tôi đã biết nghề anh làm không phải là nghề lương thiện. Có nhân duyên thì có quả báo, anh còn mê nên không biết đó thôi. Ước chừng trong một tháng nữa, dù anh cao bay xa chạy thế nào cũng mắc lưới pháp luật.

Anh ta giật mình, chắp tai lạy Thầy và nói:

- Thầy thực là một vị Ðại sư đoán không sai một may, con tự biết lỗi đã nhiều, xin Thầy liệu có phương pháp gì cứu con khỏi tai, khỏi nạn.

- Cứu khổ cứu nạn là bản nguyện của Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát. Nhưng từ nay về sau anh phải biết cải hoá tự tâm, thường niệm tên Ngài thì thế nào cũng thoát khỏi tai ách.

- Bạch Thầy, Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát vì sao mà được phép mầu như vầy?

- Các vị Phật, các vị Bồ Tát cũng một tâm như mình cả, vì có công tu tập nên tâm ấy được hoàn toàn tấn hóa, rũ sạch các lối mê lầm và chứng được công đức vô lượng vô biên. Người đời cũng một tâm như vậy, nhưng vì không chịu tu tập nên bị màng vô minh bao phủ, dễ mắc vào lưới tham sân si, phải luân hồi mãi mãi. Cổ nhân có câu “Nhất thất nhân thân, vạn kiếp nan phục” nghĩa là một phen mất thân người, muôn kiếp khó được lại. Như thế được sanh làm người, nghe được Phật pháp mà không biết tu hành cho giải thoát, thì uổng biết chừng nào. Lỡ ra làm điều tội lỗi rồi phải sa đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì muôn kiếp gỡ ra không khỏi. Anh nên nghe lời tôi, về nhà tự tu tự tỉnh, đừng để đến khi lửa cháy đến mi thì dù có lo cũng không kịp nữa.

Anh nghe rồi, chào Thầy đi về, ra tuồng hối hận, vài bữa sau, khi Thầy đương ngồi tọa thiền niệm Phật thấy một người đến trước mặt quỳ lạy ba lạy và xin quy y làm đệ tử.

Thầy hỏi:

- Anh có phải là người tắm bữa trước không? Anh quê quán ở đâu, suy nghiệm thế nào mà nay đến đây xin xuất gia đầu Phật?

- Nam mô A Di Ðà Phật tên con là Dũng Mãnh, ở làng này vẫn là con nhà lương thiện, khi còn nhỏ cũng có theo học chút ít về Nho giáo. Nhưng chẳng may cha mẹ mất sớm không ai dạy bảo, rong chơi trong xóm cờ đám bạc bày mưu định kế, gian xảo đủ vành, mà gia tư cành ngày càng sa sút. Khi ấy các bạn lại rủ rê thêm một nghề ăn trộm nữa. Lòng tham sẵn, biết đâu là phải trái miễn được đồng tiền. Ban đầu còn e ngại rụt rè, đến sau tập dữ tánh thành, chỉ biết rình ngõ dò đường cho thành thuộc, nghĩ mưu mẹo cho khôn ngoan cốt lấy được nhiều tiền là sung sướng, chứ không biết gì nữa hết. Con ma tham dục đã dắt lối đưa đường, dù mưa gió lớn cũng ngồi chỗ xó vườn không biết chi lạnh lẽo. Một mực trèo tường đào ngạch, cậy đố, khoét vách. Vào nơi hổ huyệt mà cũng không biết gì là nguy hiểm, dẫu được của như nước mà cũng không giàu có hơn ai.

Tháng ngày lần lừa, từ khi gặp Thầy về nhà ngồi nghĩ lại những hành động ấy mà rùng mình rởn ốc.

Ôi! Vì tôi mà bao nhiêu người tan nát cửa nhà, vì tôi mà bao người đau lòng xót ruột, càng suy nghĩ càng thương, thương đến nỗi ước chừng các của lấy được giá có còn cũng đem trả lại.

Ngờ đâu ngẩn ngơ đôi ba ngày mà xem trong lưng gạo không tiền hết, con ma ích kỷ thúc dục bên tai tôi, cái đói đã tới kề bên tai. Thôi, xếp đạo đức lại, mà đi kiếm gạo.

Bấy lâu rình nhà bà Quản Oai một nhà giàu có, đường xá thông làu cả rồi, hôm nay lại mưa to gió lớn, trời tối như mực, cũng nên qua nhà ấy mà kiếm món tiền tiêu, thói cũ lại tuôn ra như nước.

Tôi bất giác vai mang đồ nghề bước ra, đi thẳng đến nhà bà Quản Oai, bấy giờ chĩ có một mẹ một con ở nhà nên tôi lách dậu, thuốc chó rồi thì chắc có lẽ đêm ấy cũng được món tiền kha khá. Tôi lần bước đến gần, nhòm vào cửa thấy một người con gái trẻ đương ngồi tựa án, chong ngọn đèn khuya, đầu bù tóc rối ra dáng âu sầu khổ não.

Tôi đứng nép bên chái nhà chờ cho cô ta đi ngủ, ngờ đâu từ canh một tới canh tư mà thỉnh thoảng vẫn nghe có tiếng đi ra đi vào, tâm sự tôi đêm hôm ấy bối rối tợ tơ vò.

Khi nhớ đến lời Thầy dạy thì muốn quay trở về mà cứ hễ cất bước đi thì con ma tham dục kéo dắt trở lại, không sao về được. Ðêm khuya thanh vắng, nghe trong mình mỏi mệt nhường nào thì lòng tham lại thôi thúc lên chừng ấy. Khi sắp đến canh tư trong lòng tôi chỉ còn là một thằng ăn trộm hung dữ mà thôi, chứ không nhớ lời Thầy dạy bảo nữa, rồi lại nhòm lối cữa sau một lần nữa cũng vẫn thấy cô ta còn thức. Khi bấy giờ giận tức nổi lên, tôi rút giao phá cửa quyết vào giết đi cho đáng kiếp. Giận thực sao mà giận. Ðến bây giờ tôi nghĩ lại thật là vô lý quá, nhưng khi đó lòng tham đã nổi lên còn biết chi là phải trái. Của người ta để trong rương đã nghĩ như của mình, thì người thức không cho mình lấy tức là người giữ, phản đối với mình, vì vậy mà mình giận, mình quyết giết người ta cho bằng được.

Ôi! Cái năng lực của con ma tham dục nghĩ mà ghê ma sợ. Một người đã được nghe lời phải biết hối hận như tôi mà còn tối tăm mù mịt, làm càn làm dở, huống chi ai ai. Thật đáng thương cho người còn mắc trong vòng tham dục.

Tôi vừa phá cửa vào thì người con gái ấy đứng dậy một cách tỉnh táo, bảo tôi rằng :

- Chú ơi! Chú cứu mẹ tôi với, mẹ tôi đau mệt, Thầy thuốc chạy cả chỉ còn một chút hơi thở thoi thóp mà thôi. Anh tôi đi xa, tin không về kịp, không biết làm sao bây giờ. Chú có phương chi cứu mẹ tôi thì dù bổ đầu lấy não, mổ bụng lấy gan tôi thì tôi cũng đành lòng chết thay cho mẹ tôi. Xin chú làm ơn cứu mẹ tôi với.

Lúc ấy kỳ thực cô ấy chỉ biết có mẹ đau mệt, gặp ai thì xin cứu mạng chứ không còn biết chi nữa cả. Tôi thấy lòng cô ấy chí hiếu như vậy cũng cảm động sa nước mắt. Sực nhớ lời Thầy dặn, tôi liền khuyên cô ta đặt bàn thờ giữa sân mà niệm danh hiệu Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát , cầu Ngài linh ứng cứu cho bà mẹ cô ấy sống lại.

Cô ta nghe lời mừng rỡ khôn xiết, đặt hương án ngoài sân, khấn quỳ niệm Phật, lại nhờ tôi ngồi bên trong giúp bà mẹ cô ta.

Tôi nghĩ cũng ngán thiệt, ai ngờ trong đời lại có người lạ như thế, ăn trộm đã phá cửa vào nhà, không kêu la cứu thì thôi , lại trao nhà cửa tài sản cho người ăn trộm nữa.

Cô ấy quỳ niệm Phật ngoài sân, đêm hôm tối tăm lại thêm mưa gió lạnh lẽo mà không hề lay động, thực là chí thành chí kính.

Khi ấy giá tôi muốn lấy của, dù vơ nhặt cả tài sản cũng không ai biết, nhưng tôi thấy người con gái hiếu hạnh như vậy, nghĩ đến phận mình làm trai càng thêm tủi hổ, lòng tham của tôi đã tiêu tan hết, tôi chỉ còn nghĩ thân người cũng như thân mình, lo trông nom bà mẹ cô ta chứ không còn nghĩ đến tiền bạc nữa.

Tôi sực nhớ tới Thầy là một vị Cao Tăng Ðạo Ðức mới thấy tôi mà đã biết đầu đuôi gốc ngọn, chắc ai cầu khẩn chuyện chi Thầy cũng hiểu rõ nên tôi cả đêm cầu Thầy cứu mạng cho bà Quản Oai kẻo tội nghiệp quá.

Quả nhiên đến khi gần sáng có một vị Ðạo nhân trong chùa ra đưa cho cô con gái quỳ ngoài sân một chén thuốc. Thuốc có linh nghiệm hết sức, vừa đổ vào miệng là bà Quản Oai đã hắt hơi thở một tiếng mạnh, chân tay nóng lên rồi mở mắt ra hồi lâu một cách tỉnh táo. Bà bảo người con gái: “Con ơi! Ngờ đâu mẹ còn sống được trông thấy mặt con “.

Bà lại chỉ tôi mà hỏi: “Có phải nhờ chú này mà mẹ sống lại chăng?”. Cô gái thưa: “Phải”. Bà bảo con gái lạy tạ ơn rồi nói: “Mẹ trông chú này cũng thiếu túng lắm, con hãy vào trong nhà lấy một món tiền khát lớn đưa cho chú về tiêu dùng. Người sống hơn đống vàng, con đừng suy ít tính nhiều mà mang lấy tội. Chú túng cũng như mình túng, con lấy mau mang ra đây để chú còn về nghỉ kẻo chú thức khuya mỏi mệt”.

Tôi liền đáp:

- Chút công nhỏ mọn đâu dám kể ơn, bà sống lại đây là nhờ lòng hiếu hạnh của cô em chí thành cầu nguyện cảm động đến chư Phật. Tôi không giấu chi bà, tôi chính là một thằng ăn trộm, khi tôi phá cửa vào nhà thấy cô em chí hiếu, cảm phục bội phần nên không nỡ hạ thủ. Một đêm tôi đã giác ngộ được rồi, muôn sự lỗi lầm từ trước xin sám hối, từ nay nhất định cắt tóc đi tu, của cải thế gian tôi không cần dùng làm chi nữa đâu mà bà phải đền ơn đáp nghĩa.

Thưa Thầy, sau khi từ giã hai mẹ con bà Quản Oai, tôi đi một mạch đến đây để bạch Thầy xin xuất gia cầu Phật. Tôi xét ăn năn hết sức, người ta cũng một tâm mà sao lại hiếu hạnh khiêm cung, mình cũng một tâm mà sao lại gian tham độc ác. Nói rộng ra, Phật cũng một tâm mà sao lại từ bi, hỉ xả, nhu hòa, nhẫn nhục, công đức vô lượng vô biên, tôi cũng một tâm mà sao lại tham sân si hiểm độc, ích kỷ hại người, tội ác vô cùng tận. Như vậy nghĩ mà ghê gớm cho tâm mình, muốn bỏ cái tâm ấy đi, rồi tu theo cái tâm tốt lành như của chư Phật. 

Thưa Thầy, tôi đã trình bày đầu đuôi gốc ngọn, muôn sự về trước đều sám hối cả, xin Thầy tin lòng mà thu nhận làm đồ đệ, tôi nguyện một lòng xin theo lời Thầy dạy bảo dù muôn thác cũng không chối từ.

Ðại sư làm thinh hồi lâu rồi nhẹ nhàng bảo:

- Tập quán anh đã nhiều kiếp nhiều đời, phép giới luật nhà Phật e về sau anh chịu không nổi, nhưng anh đã nguyện thì hễ tôi bảo chi dù muôn thác cũng không nan từ. Vậy tôi thử bảo anh một việc:

“Kìa, cây đại thọ trước của chùa, anh hãy trèo lên chót cây rồi nhảy xuống đất. Làm như vậy tôi mới tin bụng anh và mới truyền phép cho anh tu tập”.

- Con xin vâng lời Thầy dạy.

Cây đại thọ cao ước chừng ba mươi thước Dũng Mãnh trèo tới ngọn liền nhắm mắt, miệng niệm Nam Mô A Di Ðà Phật rồi nhảy xuống, khi ấy nghe trong mình nhẹ nhàng như bấc, hình như có ai bồng đỡ. Khi hai chân chấm đất, Dũng Mãnh mở mắt ra đã thấy Thầy đứng trước mặt. Dũng Mãnh sụp xuống lạy, Ðại sư liền đỡ dậy và khen:

- Lòng anh đã quyết định như vậy, lo chi không thành chánh quả.

Sau đó thầy liền làm lễ thế phát, truyền giới, giảng lý duy tâm và dạy Dũng Mãnh ngồi kiết già niệm Phật theo phép Nhất Hạnh tam muội.

Dũng Mãnh nhờ túc căn đã sẵn, giảng đâu hiểu đó, vừa thọ pháp xong liền tạ ơn Thầy và thưa:

- Con nhiều kiếp nhiều đời, say mê trong bể khổ, nay nhờ Thầy chỉ bảo đã biết đường tu tập. Nhưng con trộm nghĩ con còn phải mang lốt Dũng Mãnh này thì dù có cao đàm điệu luận đến đâu cũng khó lòng phát khởi tín tâm cho thế gian được. Vậy con xin phép Thầy tọa thiền niệm Phật dưới gốc cây này chờ đến khi nghiệp chướng tiêu diệt, thực tướng hiện tiền, bỏ thân này mà vãng sanh tịnh độ, về sau may ra mừng Phật thọ ký, con cũng nguyện phân thân trở lại xứ này để cùng Thầy hoằng tuyên Phật pháp.

Ðại sư nhủ:

- Nhất cú Di Ðà vô biệt niệm, bất lao đàn chỉ đáo Tây phương, con hãy cố gắng trì niệm, tinh tiến tu hành, thì có lo chi không chứng được quả vãng sanh Cực lạc.

Từ đấy, mỗi ngày Ðại sư thường ra khỏi cảnh giới Dũng Mãnh và chỉ đường tu tập trong bảy ngày đêm Dũng Mãnh ngồi kiết già nhập định, đến ngày chót phá màn vô minh thấy được chơn như bản tánh, Dũng Mãnh xét mình sắp về cõi Tịnh độ, nên đến đảnh lễ Tôn sư, từ giã Ðạo hữu.

Trưa hôm sau cả Tăng, Ni, Ðạo hữu trong chùa đều đến hộ niệm, bổn đạo xa gần nghe tin đến xem đông vô kể.

Thầy Dũng Mãnh ngồi kiết già, hai tay chắp rồi niệm bài kệ rằng:

“Biến quan pháp giới,

Bản vô nhất vật.

Phóng hạ đồ đao,

Lập địa thành Phật”.

Ðọc bài kệ rồi, trời đã đúng ngọ Thầy Dũng Mãnh nhập tịch. Mùi hương bát ngát, hào quang sáng ngời, Tăng, Ni, Ðạo chúng lại sờ mình Thầy Dũng Mãnh thấy đã viên tịch.

Nhìn cây đại thọ trước cửa chùa, cành lá đều ửng sắc vàng, các thứ chim tụ về kêu nhịp nhàng như là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

Hơn ba ngày bầy chim mới giải tán…

TríchKhóa Niệm Tuy Thân

Một lòng kính lạy Phật đà,

Ngàn đời con nguyện ở nhà Như Lai.

Con hằng mặc áo Như Lai,

Con ngồi pháp tọa Như Lai muôn đời.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2021(Xem: 5878)
Những “Tôn Giáo với lòng nhân từ” không thuộc về Thiên Chúa Giáo đã sớm được những nhà khoa học về Tôn Giáo của phương Tây chú ý theo dõi, đặc biệt vì song song với việc cải cách tư duy của Sola Gratia (chỉ cần nhân ái) và Sola Fide (chỉ qua niềm tin), được đặc biệt đáng chú ý. Cũng như vậy, Rudolf Otto trong quyển sách của ông ta nhan đề là “Tôn Giáo với lòng nhân từ của Ấn Độ và Thiên Chúa Giáo” (Gotha xuất bản năm 1930) theo chiều hướng của Ấn Độ Giáo, lòng nhân từ là điểm chính đã được đề cập đến, mà còn được xem là “sự cạnh tranh trọng yếu” của Thiên Chúa Giáo. Ngay cả học trò của Otto là Gustav Mensching cũng đã sẵn sàng dựa vào đó để tạo thành tác phẩm Tôn Giáo về hiện tượng Tôn Giáo.
11/07/2021(Xem: 6641)
Tháng vừa rồi, tôi dành thời gian để đọc và suy ngẫm về cuốn sách “Tìm bình yên trong gia đình”. Đơn giản bởi tôi và nhiều chúng ta đã dành quá nhiều thời gian hướng ngoại và đôi khi quên mất gia đình. Đôi khi giật mình, đã không đầu tư đủ thời gian cho ngôi nhà của mình, đã không biết cách để bình yên luôn có trong ngôi nhà thân thương của mình. Cảm quan về tựa đề sách và trang bìa của cuốn sách khiến tôi có cảm giác như được bước vào một thế giới với những trang sách tràn ngập nội dung bình yên, giúp tôi được bồng bềnh nhẹ tựa mây. Đọc sách, tôi giật mình: Những bước chân trên cuộc hành trình TÌM BÌNH YÊN TRONG GIA ĐÌNH trong cuốn sách thực sự không hẳn êm đềm như những gì tôi tưởng tượng. Sau khi đọc hết một nửa chương sách. Mình đã phải dừng lại hồi lâu. Bởi vì quá xúc động!
10/07/2021(Xem: 4758)
Nhà nước Trung Quốc đang bơm tiền cho chiến lược Nhất Đới Nhất Lộ, còn gọi là Con Đường Tơ Lụa Mới, ra sức đầu tư để ảnh hưởng vào gần 70 quốc gia và tổ chức quốc tế. Tiếng Anh gọi chiến lược gây ảnh hưởng này là "Belt and Road Initiative" và tiếng Việt gọi là "Một vành đai, Một con đường" -- trong đó, Phật Giáo là một phần tiếp cận để chinh phục nhân tâm. Đó là nhận định của tác giả P. Stobdan trên các báo Ấn Độ.
09/07/2021(Xem: 5268)
Soi sáng lời dạy của đức Phật là tựa đề tác phẩm tập hợp nội dung các bài giảng, các bài pháp thoại của Hòa thượng Pháp Tông trong những buổi giảng kinh ở một số khóa tu học Xuất gia gieo duyên những năm trở lại đây, hoặc trong các buổi giảng dạy định kì ở chương trình cùng tên vào mỗi sáng thứ bảy tuần thứ nhất và tuần thứ ba trong tháng.
09/07/2021(Xem: 5132)
Vào ngày Thứ Ba (June 22) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Krisna và Pawanpur Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 354 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 36 cây số.
07/07/2021(Xem: 4443)
Tâm Kinh nói rằng: “Sắc tức là không, không tức là sắc.” Sắc sao lại là không? Không sao lại là sắc? Vấn đề nầy khiến cho mọi người luôn luôn cảm thấy có phần nào khó hiểu; hình như đây là hai đối tượng, đều biến thành cực đoan, làm sao có thể hợp nhau lại thành một được? Nguyên vì chúng ta thường đem vấn đề Sắc trực tiếp tiến hành khảo sát thì có quan điểm để giải thích, còn đem vấn đề Không trực tiếp tiến hành khảo sát thì không có quan điểm để lý giải.
06/07/2021(Xem: 5724)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Thứ 7 (July 03) vừa qua, chúng con chúng tôi đã thực hiện một buổi phát chẩn tại 2 ngôi Làng Kusa & Niranjan Village. Làng Kusa chính là ngôi làng có ngôi đền Kusa Temple cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 6 cây số, đánh dấu nơi ngàn xưa Thế Tôn đã thọ nhận 8 bó cỏ của người nông phu, rồi từ địa điểm đó Ngài đã mang cỏ về trải làm toạ cụ dưới Cội Bồ Đề và tu hành chứng Đạo. Hiện nay dân chúng nơi đây nói riêng và nhiều nơi trên xứ Ấn nói chung vẫn khổ sở vì Dịch Covid còn kéo dài lê thê, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nên kinh tế của xứ này
06/07/2021(Xem: 5610)
Bài viết này có chủ đề về các pháp thực dụng cho người bệnh nặng, hay đang nằm trên giường cận tử. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, nhiều nơi tại Việt Nam đang phong tỏa và cách ly. Riêng tại Sài Gòn vào đầu tháng 7/2021 đã có 636 điểm phong tỏa, nghĩa là cả nước có cả ngàn điểm phong tỏa để khoanh vùng chống dịch. Do vậy, câu hỏi dễ gặp là: người cư sĩ nên nói gì với một cư sĩ khác đang nằm bệnh hay đang hấp hối? Và nhiều trường hợp khác, tương tự. Một số pháp ghi lại nơi đây thích nghi với cả hàng cư sĩ, trong đó có kinh dạy cho người cư sĩ cách hướng dẫn các pháp quán để người cận tử có thể giải thoát ngay khi lìa đời.
03/07/2021(Xem: 4496)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Thứ Bảy (June 12) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Durgagar và Armoba Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 358 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 9 cây số.
03/07/2021(Xem: 5538)
Kính lễ đạo sư và đấng bảo hộ của chúng con, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát! Sự thông tuệ của ngài chiếu soi như mặt trời, không bị che mờ bởi vọng tưởng hay dấu vết của si mê, Ngài giữ trong tim một bộ kinh biểu tượng của việc thấy tất cả mọi thứ như chúng là, Người dạy trong sáu mươi cách, với lòng từ bi yêu thương của một từ thân với đứa con duy nhất, Đến tất cả các tạo vật bị giam trong tù ngục của luân hồi, Bối rối trong bóng tối của si mê, tràn ngập bởi khổ đau của họ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]