Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm thọ thời gian....

07/09/201315:58(Xem: 6757)
Cảm thọ thời gian....
Chua_Co_2

CẢM THỌ THỜI GIAN
Nhân một ngày về thăm lại chùa xưa.

Vào những năm 1974-1996, khi ấy tôi còn ở một ngôi chùa tọa lạc ngoại vi Thành phố. Trước đó, ngôi chùa nầy có một lần trùng tu lại, vì nguyên thủy của nó chỉ xây dựng bằng phương tiện vật liệu nhẹ như; mái, vách tôn, cột, kèo bằng gỗ thao lao, nền chùa lót bằng gạch tàu trông vẽ đơn sơ, mặt sân đất thoáng rộng, dân cư chung quanh còn thưa thớt lắm, nên không gian ở đây còn yên tĩnh hơn bây giờ nhiều.

Tôi còn nhớ năm ấy (1973), cùng đi với cha tôi đến chùa dự lễ cầu nguyện nhân ngày Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu). Hình ảnh đầu tiên đã chạm vào mắt và tâm tư của tôi, đó là một mái chùa đơn sơ núp dưới những cành mít, cành xoài, cành thị, đong đưa phía sau xa là những ngọn tre tàu, tầm vong. Bức tranh chấm phá một phối cảnh tươi mát của màu xanh hiền dịu và bình dị. Kế đến, trông những nhà sư khoát lên chiếc y vàng lẫn trong những sắc màu của thế tục, hiền hiện một nét “Diệu hạnh” một trong những hạnh đức của nhà sư, của một vị có tâm tu tập, có được tâm nhu nhuyển, và có tâm an hòa dễ sử dụng giữa muôn trùng pháp duyên sanh diệt.

Cái đơn sơ thoáng đảng của cảnh chùa, sự bình dị trong sáng hạnh đức của nhà sư, những hình ảnh ấy đã giúp cho tôi có một cảm giác ý thức về đời sống tịnh lạc, siêu hóa giữa cuộc đời thường của những bậc cổ đức xa xưa đã có được. Một thoáng nghĩ, một thoáng biến mãn trong tâm tưởng ở thời tuổi trẻ, tôi lại mường tượng hình ảnh ấy về thời Đức Phật và chư Thánh đệ tử khi còn lưu trụ ở những ngôi tinh xá như ; Tịnh xá Kỳ Viên thuộc Xá Vệ Thành, Tịnh xá Trúc Lâm trong rừng trúc gần thành Vương Xá hay Tịnh xá Nirodha ở thành Ca-Tỳ-La.v.v…

Khi một hình thức đã được chuyển hóa nội dung đến với cuộc sống trong thế gian, và khi mà nội dung ấy thật sự đã trở thành chất sống cho muôn sự sống, hiển bày sự trầm hùng, mầu nhiệm, đặc thù pháp ý lan tỏa từ cội nguồn uyên nguyên hiển thị giữa bao lớp sóng trầm luân, rộn ràng, lao xao trong cõi tử sinh. Và cũng chính từ những cảm thọ ấy mà thời gian đã đưa tôi đến việc xuất gia học đạo.

Sau khi vào chùa như một đứa trẻ còn nằm trong chiếc nôi (Giáo Hội), được sự nuôi dưỡng bởi dòng sữa “Giới pháp” của Phật của Tổ Thầy và của Tăng thân, từ ấy mỗi lúc được lớn dần lên, nên sự nghe, sự thấy, sự cảm thọ cũng được chuyển hóa tăng thượng tâm, từng lúc hướng về phương trời chân lạc. Nhưng phải đâu chừng ấy việc như trong lòng bàn tay nhỏ bé, để được thành tựu, nào là vỗ lòng theo tiếng chuông khuya, chuông chiều, với đôi chân kiết già, lưng thẳng, với đôi mắt nhìn đời tỉnh thức, với tiếng kẻng báo thức đầu ngày, với tiếng kẻng báo ngọ (trưa), với tiếng kẻng dự lớp học tập (giáo lý)… Mà người xuất gia nào cũng phải có một thời đi đến thọ nhận và tiêu hóa khi đã được ngang qua.

Rồi thời gian cứ lặng trôi, nay lại tiếp nhận một cảm thọ mới. Cái cảm thọ của sự kính trọng, của sự lễ bái, của sự cúng dường, cái cảm thọ có thấy mình giữ giới, thấy mình có tu thiền, tụng kinh, niệm Phật, thấy mình có học hiểu giáo lý, biết lý sự phân bua, biện minh, tự phụ và hơn thế nữa, thấy mình có một vài chức danh, lợi lộc trong tăng đoàn.v.v… Để rồi từ đó có tín đồ cận sự, có nhóm bạn nhóm bè, bởi thuận dòng tâm thức với nhau, chiêu cảm nhau mà trở thành, xu hướng ấy là một từ trường, là một vòng xoay đồng cảm, gặp nhau rồi duyên với nhau giữa muôn vạn hướng đời xuôi ngược.

Vẫn biết rằng ; Bao hạnh phúc bình yên, hay những niềm đau khổ lụy trên muôn ngã đường đời cũng không ngoài kết quả từ hành động của tâm. Chính những dòng lực dục nhiễm, ái nhiễm tự bao đời nó làm cho ta vấp phải. Nhưng với những cường lực về tâm nguyện, nó lại giúp cho ta trên con đường trở về nơi cứ điểm siêu hóa của tâm linh, vì:

Sầu muộn của con người

Chính do sự sanh y

Ai không có sanh y

Không thể có sầu muộn”

K. Tiểu Bộ I, 470, 34.

Thay vì tìm về nguồn tâm qua sự tu tập để được an tịnh lạc, giải thoát lạc hay thiền lạc, an trú qua lời dạy của Phật để được hiện tướng pháp hỷ, tăng trưởng thêm nhiều duyên lành, thì ở đây chúng ta có thể dễ dàng rơi vào duyên thế lợi. Một giao lộ cảm thọ mới, một xu hướng không ít phiền tạp giữa tốt và xấu, giữa bình yên và náo động, giữa chân thật và giả tạm, giữa xây dựng và phá hại. Sự nghiêng chao nếu không có năng lực chánh trí quán chiếu, không có sức sống thật sự của Tăng thân, thì sẽ bị mất hút vào mê lộ lạc thú thỏa thích trong cảm giác ảo huyền sương khói bồng bềnh theo điệp khúc giữa dòng đời hư thực, và cũng từ sắc màu , vị ngọt của cuộc đời, mà ta cùng đến, cùng đi, cùng ngồi lại để nghe và nhận lan man những cảm thọ trập trùng ngàn mây.

Không cuộc chơi nào lại không tàn cuộc, tiếng nhạc du ngân nào lại không rụng mất thanh âm, giấc mộng nào lại không phôi pha cho cuộc lãng du khi đã thấy vầng trăng bóng xế canh tàn ! Có còn chăng, chỉ là hoài niệm xa xôi, mà thực tế và thực chất là câu trả lời đích thực hơn bao giờ hết. Đối với vị theo pháp của Phật, thì cái được trong cõi phù du, dù đã qua hay đang có, rồi có còn chăng, hay còn lại một mình ta ! Hư thực là đâu, bỉ ngạn là đâu, thị ngạn là đâu !?.

Đức Khổng Tử khi còn sanh tiền và Ngài còn được tôn vinh “Vạn thế sư biểu”, có lần Ngài gọi các thầy Tử Cống, Tử Lộ và Nhan Hồi để hỏi về đức “Trí và Nhân”.Nhưng cuối cùng, người đệ tử tâm đắc là thầy Nhan Hồi đã làm cho Đức Khổng Tử thỏa mãn ý nguyện của mình: Nếu như người có Trí, là trước tiên phải tự biết mình, và người có Nhân là phải tự thương mình, vì tự biết mình là Trí và tự thương mình là Nhân. Lời phát biểu ấy là kết quả của sự tu tập, lắng đọng nguồn tâm, thương mình thương người, biết mình biết người, với tầm nhận thức và truyền đi một cảm thọ, một nguồn nhân lực và trí lực đến tất cả… Như vậy, thời ấy Đức Khổng Tử có được một Nhan Hồi.

Thế nhưng ở thời Đức Phật, với lời tán dương công đức “Thiên nhơn chi đạo sư, tứ sanh chi từ phụ”. Lúc ấy trong giới cư sĩ có hai vợ chồng nhà vua là Pasenadi (Ba tư nặc) và hoàng hậu Mallika (Mạt Lợi), vua đang trị vì thiên hạ lại có một cảm nhận về ý thức giác ngộ thâm sâu trong lời dạy của Phật rằng: Một hôm trên thượng lầu hoàng cung, vua hỏi : “Nầy Mallika, có ai thân ái với hoàng hậu hơn là tự ngã của hoàng hậu ? Được trả lời: “Thưa đại vương, không có ai khác thân ái với thiếp hơn là tự ngã của thiếp”. Và trái lại, nhà vua cũng trả lời như vậy khi được hoàng hậu hỏi lại. Sau khi nghe và biết chuyện như thế, Đức Phật chứng minh qua lời kệ :

“Tâm ta đi cùng khắp

Tất cả mọi phương trời

Cũng không tìm thấy được

Ai thân hơn tự ngã…”

Kinh Tương Ưng I. III.

Thế thì thiết nghĩ trong đời, tùy vào tính chất và hình thành cuộc gặp gỡ của nó, có cuộc gặp gỡ thánh thiện, trong sáng, lành mạnh, hướng tâm đến sinh lộ pháp của bậc Thánh, bậc Chân nhân. Nhưng cũng có cuộc gặp gỡ phát xuất từ một ý niệm tha hóa, hoang vu, náo động, những yếu tố ấy thành một dạng thức trí nô, ký sinh tạm bợ, hạ liệt.

Nhưng, cho dù ở một trạng thái nào đi nữa, một khi đã hiển thị trong dòng cuộc sống, tất cả những công và việc, thực hay phi thực, chơn hay giả, theo cái nhìn của đạo Phật cho rằng; đều có một tác dụng lớn, nhằm đánh động tâm thức con người trên lộ trình Sanh tử và Niết bàn.

Nếu như không có chuyện thành công hay thất bại, còn hay mất, tốt hay xấu, khổ đau hay hạnh phúc, chơn hay vọng.v.v…, thì đạo Phật biết tựa vào đâu mà giáo hóa cho đời, và con người biết lấy chi mà làm tâm điểm để nhận thức trong cõi vô thường dâu bể nầy. Do đó, với lẽ thịnh suy, thăng trầm, tan hợp nơi kiếp sống của con người, điều nầy tưởng cũng không xa lạ gì đối với người đệ tử Phật. Điều mà chúng ta cũng cần thấy rằng; ta có còn dong ruỗi hay đang dừng lại bước thênh thang giữa dòng đời ảo hóa của buổi chợ phú hoa.

Như vậy, kết quả tâm có tu tập, tâm có nhu nhuyến, tâm dễ sử dụng, trước hết là người “biết sống một mình”, quán chiếu chính mình, tự nghe và tự dừng lại chính mình, thì muôn pháp trở thành nhứt tâm, và từ đó tỏa sáng, biến mãn khắp phương trời. Cảm thọ cũ lại một phen vụt tắt đi, để tiếp nhận một cảm thọ mới nối tiếp vào khoảnh khắc nơi đây và bây giờ.

Như dòng thác tuôn đi từ đỉnh cao, qua bao nhiêu khúc quanh, hốc đá, lùm cây, ngang qua dòng trong, dòng dục. Nhưng đâu phải để dừng lại những khúc đoạn ấy, dòng thác vẫn mãi miết đi, đi để gặp những dòng sông lớn hơn và rồi cùng xuôi ngọn về đại dương, va chạm với đại dương, hòa nhập trong đại dương. Cùng thế ấy, nếu như không ngang qua và cảm nhận được những tấn tuồng, những vỡ bi hài của trò đời muôn mặt, những ý vị bùi ngọt đắng cay…, thì ta nào biết được;

“Đâu là lời kinh Phật tụng

Giữa dòng đời triền miên

Mở ra nguồn tuệ giác

Người về cõi trang nghiêm”

Có lúc ngay cả Đức Phật cũng trở thành người độc hành giữa hội chúng tỳ kheo, sự kiện cuộc đấu tranh ở Kosambi (Kiều Thưởng Di) đã cho ta biết điều đó, và hơn ai hết, chính Đức Phật là người biết sống một mình, lặng lẽ, chiêm nghiệm dưới một gốc cây, cảm thọ giải thoát lạc giữa cảnh rừng không tiếng động ban trưa. Có lần Ngài cũng từ khước 500 vị tỳ kheo ở thôn “Xa đầu tụ lạc”, để tránh đi một hội chúng đệ tử đầy nhiệt não, ồn ào, tháo động, hơn thua phải quấy, khởi nguồn từ lợi dưỡng, địa vị, chức danh bèo bọt phù du, ở đây, ta mới thấy rằng:

“Khác thay duyên thế lợi

Khác thay đường Niết bàn”.

PC. 75.

Chiều nay, mây nghiêng bên thềm hoa cỏ, tiếng chim khách gọi trên cành xa, những giọt nắng rơi thành vô số những chấm vàng rây trên lối cỏ, bờ hoa, bên chung trà nghe vẳng tiếng chuông đưa, giây phút trở về và ngồi dưới chùa nay mà nhớ chùa xưa, nơi mà đã hơn 30 năm trải bao cuộc thăng trầm, buồn vui ấm lạnh, với thời gian không ngừng biến đổi. Mái chùa đơn sơ xưa mất đi ít nhiều của thời xa xưa, hình ảnh bình dị tươi mát “diệu hạnh” của nhà sư xưa cũng nhòa đi và trôi xa theo chiều bụi vẳng hôm nào, cũng nghe trống vắng đi bao lớp bạn bè cả đời và đạo thường tới lui với bao câu chuyện vơi đầy.

Thay vào đó, nay có một ngôi đạo tràng khang trang hoành tráng, từ mọi phương tiện thờ phượng, phòng ốc và những hình thức khác cũng được nâng lên theo cấp thời đại. Nếu như cùng thế ấy, sự khang trang hoành tráng, sự nâng cấp mọi sinh hoạt và hình thức theo tầm thời đại được thắp sáng từ một Tăng thân, từ một dòng lực “trực hạnh, chánh hạnh…” Thì điều đó đáng được cung kính trân trọng hơn bao giờ hết.

Tất cả mọi sự thay đổi đều đưa đến một cảm thọ mới, ý thức và từ bỏ một cảm thọ cũ, thay đổi là để tiến hóa, siêu hóa tâm linh, thay đổi là để nhận ra từng cung nhịp thời gian, không gian là “vô thường, khổ, vô ngã…” và để như :

“Với ai các tùy miên

Hoàn toàn không hiện hữu…

Vị tỷ kheo từ bỏ

Bờ nầy và bờ kia

Như loài rắn thoát bỏ

Da rắn cũ già xưa”

(Tiểu bộ, I, chương I).

Từ một năm, mười năm, rồi ba mươi năm và có hơn thế nữa, từng cột móc thời gian được nhổ lên, từng khoảnh khắc thời gian được thay đổi siêu hóa. Và tuyệt cùng hơn trong từng ý niệm tỉnh giác, tự mình quán chiếu với sự nhập cuộc trong dòng chảy, nhận thức đúng đắn khi đối diện với mọi hiện tượng… và cho đến :

Bao giờ tôi hiểu sâu lòng đất

Là thấy đường lên cõi Niết bàn” VHC.

Long Xuyên, một chiều Thu 2013

MẶC PHƯƠNG TỬ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/08/2020(Xem: 7240)
Trên lộ trình tu học, tìm hiểu Phật pháp, và tự đặt mình vào cương vị một người con Phật, đôi khi sự tự hào không chỉ hỗ trợ tinh thần vững tiến mà còn giúp thêm cho ý chí hanh thông, vượt qua nhiều chướng duyên, trong lý tưởng mình đã chọn. Trong thời đại bùng nổ thông tin đa chiều như hiện nay, kiến thức và sự tự hào ấy được chắp thêm nhiều đôi cánh thêm bay cao, bay xa.
28/08/2020(Xem: 7380)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam Mô Dươc Sư Lưu Ly Quang Vương Phật Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Kính Bái Bạch Thượng Tọa Thích Tâm Phương, Tổng Vụ Trưởng TV Từ Thiện Xã Hội GHPGVNTNHN tại UĐL-TTL, Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức, Thay mặt Ban Hướng Dẫn Gia Đinh Phật Tủ Việt Nam tại Úc Đại Lợi, chúng con cung kính cung thỉnh Thầy hoan hỷ quang lâm chứng minh buổi: Lễ Thắp Nến Cầu Nguyện Nạn Nhân Covid-19 & Lễ Cài Hoa Hồng Nhân Mùa Báo Hiếu Qua trực tuyến: https://youtu.be/__xo5VCsy34 Vào tối Thứ Bảy, ngày 29 tháng 8 năm 2020 lúc 23:00g Melbourne.
28/08/2020(Xem: 15469)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.” Bồ đề là tâm, trần ai bắt nguồn từ cuộc sống, dùng trí tuệ của Thiền để quét sạch, vậy trời đất sẽ tự nhiên bình yên, thanh tịnh.
28/08/2020(Xem: 12785)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.”
27/08/2020(Xem: 7182)
Trong gần nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Đức Phật đã giảng dạy và hóa độ cho rất nhiều người thuộc nhiều thành phần, căn cơ và nguồn gốc khác nhau. Tùy cơ duyên mà Ngài sử dụng những phương cách giảng khác nhau để khai mở trí tuệ cho hàng đệ tử. Có khi Ngài dùng lời dịu dàng để khuyên răn. Có khi Ngài dùng các lý luận sắc bén để thuyết phục. Có khi ngài dùng những ví dụ, những ngụ ngôn. Có khi ngài dùng những định nghĩa. Cũng có khi Ngài dùng các ẩn dụ mạnh mẽ.
27/08/2020(Xem: 4722)
Tiến sĩ Phật tử Pierce Salguero là một tác giả, nhà nghiên cứu, giảng viên, người hâm mộ và nhà phê bình Phật giáo & Y học Châu Á. Ông là Tổng biên tập Y học Châu Á: Tạp chí của Hiệp hội Nghiên cứu Quốc tế Y học Cổ truyền Châu Á; là Phó Giáo sư Lịch sử Châu Á & Nghiên cứu Tôn giáo; Chủ nhiệm Chương trình Nghiên cứu Liên ngành.
26/08/2020(Xem: 7760)
Phần này bàn về cách dùng quan tiền và các cách tính tiền thời trước và thời LM de Rhodes, dựa vào tự điển Việt Bồ La và một số tài liệu chữ quốc ngữ và nước ngoài. Ngoài ra, một số nhận xét của người ngoại quốc khi dùng đồng tiền An Nam cũng cho thấy thực trạng của loại tiền này. Các phê bình này hầu như thiếu vắng trong tài liệu Hán, Nôm hay chữ quốc ngữ. Đây là những chủ đề có rất ít người đề cập hay khảo sát sâu xa.
25/08/2020(Xem: 10289)
Cư sĩ George Kinder được Quốc tế công nhận là Cha đẻ Phong trào Lập Kế hoạch Cuộc sống(*), ông được đào tạo tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ và đã thực hiện một cuộc cách mạng về tư vấn tài chính trong hơn 30 năm, bằng cách đào tạo hơn 3.000 chuyên gia tại 30 quốc gia trong lĩnh vực tài chính lập Kế hoạch Cuộc sống (the field of financial Life Planning). Ông thành lập Viện Kế hoạch Cuộc sống Kinder (the Kinder Institute of Life Planning) vào năm 2003 sau 30 năm làm nhà Hoạch định tài chính và Cố vấn thuế.
25/08/2020(Xem: 6349)
Lịch sử thật là muôn hình vạn trạng, các Sử gia lại càng biến hóa khôn lường. Họ cứ như một tiểu thuyết gia tài tình, uốn nắn nhân vật trong truyện với ngòi bút tinh xảo đầy quyền uy của mình thành một nhân vật như ý muốn: "Muốn sống được sống, muốn chết được chết và đặc biệt đang từ một Nữ Hoàng Đế mộ Đạo Phật trở thành một người phụ nữ dâm đãng, tàn ác giết người không thương tiếc". Nhân vật tôi muốn viết dưới đây là vị Nữ Hoàng Đế của triều đại Đường bên Trung Quốc: Võ Tắc Thiên, người đàn bà lừng danh kim cổ có một không hai trong lịch sử loài người.
25/08/2020(Xem: 6112)
(Ghi chú của người dịch: Bài này dịch từ bài viết năm 2005 nhan đề “Two Styles of Insight Meditation” của Đại sư Bodhi, người đã dịch hầu hết Kinh Tạng Pali sang tiếng Anh. Bài này nêu ra hai phong cách: nhóm thứ nhất, những người dùng thiền chánh niệm cho các mục tiêu thế gian, và nhóm thứ nhì, những người có niềm tin Phật Giáo và dùng thiền chánh niệm cho lộ trình tu học giải thoát. Thiền chánh niệm hiện đang dùng cho nhiều mục tiêu trần gian, ở bệnh viện, trường học, quân đội… Thiền đưa tới nhiều lợi ích tới nổi nhiều tu sĩ các tôn giáo khác cũng Thiền tập và ứng dụng theo kiểu riêng của họ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]