Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ông hoàng tử Hạnh Phúc

02/09/201308:40(Xem: 8055)
Ông hoàng tử Hạnh Phúc

Sau một tuần tham dự khóa tu do Thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai tổ chức tại Brock University, Toronto (11-16/8/2013), Alice Klein – chủ bút của tuần báo Now Magazine, một trong những tờ báo lớn nhất Canada – đã chia sẻ những cảm nhận và khám phá thú vị của mình về nghệ thuật chuyển hóa khổ đau, về tình thương và hạnh phúc chân thực qua bài viết “The Prince of Happiness” (Ông hoàng tử Hạnh Phúc). Dưới đây là phần chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Anh.

Tình thương và hạnh phúc chân thực? Phải chăng những điều này chỉ có trong chuyện cổ tích mà thôi? Không, hoàn toàn không phải vậy - đó là lời của thiền sư Thích Nhất Hạnh, một vị thầy 87 tuổi và cũng đồng thời là một nhà hoạt động xã hội can trường, người đang ngồi thật an nhiên trong tư thế kiết già trên bục giảng kia.

Tôi đang sắp sửa nhận được từ Thầy những lời khuyên giản dị và thiết thực làm thế nào để có được tình thương và hạnh phúc chân thực. Nhưng ngay lúc này đây, tôi thực sự không hạnh phúc chút nào. Tôi hết sức mệt mỏi và phải thú thật là đầu óc tôi lúc này chỉ toàn nghĩ đến chuyện trục trặc vừa mới xảy ra trong gia đình tôi. Tất nhiên là chuyện này xảy ra trước khi khóa tu tại đại học Brock bắt đầu.

Khi hào hứng quyết định tham gia khóa tu sáu ngày để học hỏi từ vị thầy được coi là một trong số ít những nhân vật huyền thoại còn sống về phong trào bất bạo động trên thế giới, tôi không hề tính đến chuyện phải thức dậy từ lúc 5 giờ rưỡi sáng và ăn toàn thức ăn chay được phục vụ trong căn-tin của trường đại học. Tôi cũng không hình dung rằng mình sẽ ngồi hàng giờ liền trong im lặng với 1300 người. Cả một gian phòng lớn - nguyên là phòng thể dục của trường đại học đều chật kín người, thật là ấn tượng. Trong khóa tu, mọi người đều thực tập im lặng hùng tráng từ tối hôm trước cho đến sau giờ ăn trưa của ngày hôm sau, cũng như trong suốt các bữa ăn.

Thực lòng khi đến khóa tu, tôi chỉ tò mò muốn được trực tiếp cảm nhận sự có mặt sống động của vị thầy nổi tiếng thứ hai thế giới trong lĩnh vực Phật giáo. Nhưng không hiểu vì nhân duyên gì, hay là vì thấu hiểu được tâm lý rất “con người” của tôi nên hôm đó Thầy đã dạy cho tôi làm thế nào để có thể có mặt thực sự trong giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây, chỉ khi đó tôi mới có thể thực sự cảm nhận được sự có mặt của người khác.

Cũng như Đức Đạt Lai Lạt Ma, lập trường tranh đấu bất bạo động cho hòa bình và hòa giải dân tộc của Thầy Nhất Hạnh được hun đúc và rèn giũa trong lò lửa chiến tranh với bạo động chính trị, đàn áp và biết bao đau thương không thể nói thành lời. Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, Thầy là người sáng lập phong trào “đạo Bụt dấn thân” (“Engaged Buddhism”), tạo cảm hứng cho hàng ngàn xuất sĩ trong cả nước đi về các vùng nông thôn để giúp xây dựng lại những làng quê bị chiến tranh tàn phá và giúp những người dân đang sống trong cảnh nghèo đói. Tất cả những người đi theo phong trào này đều cam kết kêu gọi hòa bình bằng phương pháp bất bạo động. Và sứ mệnh của Thầy là đi ra nước ngoài để kêu gọi hòa bình cho Việt Nam và từ đó phong trào tranh đấu bất bạo động cho hòa bình và hòa giải dân tộc đã lan rộng ra các quốc gia và vẫn còn đang được tiếp tục cho đến ngày hôm nay.

Năm 1966, sau hai thập niên dấn thân cho phong trào hoạt động xã hội, mở ra một hướng đi mới cho thế hệ trẻ lúc bấy giờ đang bị bế tắc và gặp nhiều thách thức, Thầy Nhất Hạnh đã bị chính quyền Việt Nam ngăn cấm không được trở về quê hương. Mặc dù vậy, Thầy vẫn không ngừng nỗ lực vận động người dân Mỹ cũng như người dân khắp nơi trên thế giới ủng hộ việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Vì những nỗ lực đó, Thầy đã được Mục sư Martin Luther King đề cử giải Nobel Hòa bình. Mục sư Luther King đã hoàn toàn cam kết đấu tranh cho hòa bình và chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam sau cuộc nói chuyện với Thầy Nhất Hạnh – vị Hoàng tử Hạnh Phúc đang ngồi an nhiên trước mặt tôi đây.

Thầy không hề để lộ tuổi tác qua dáng vẻ của mình. Trong chiếc áo tràng nâu, Thầy hơi có vẻ giống nhân vật Spock trong bộ phim nổi tiếng Star Trek, với cặp lông mày rậm và đôi mắt sâu thẳm luôn có tia sáng lấp lánh. Thầy đang chuẩn bị giảng về cái mà Thầy gọi là nghệ thuật khổ đau. Và dĩ nhiên là tôi sẽ phải bận rộn với trái tim đang tan vỡ của mình.

Có lẽ bất kỳ ai dù chỉ mới đọc một xíu thôi trong hơn 80 đầu sách của Thầy - chưa kể đến các CD, video và những thứ khác – cũng biết rằng những gì Thầy Nhất Hạnh dạy đều bắt đầu bằng một cách rất đơn giản, đó là theo dõi hơi thở vào. Thầy nói rằng chỉ cần một hơi thở vào là ta có thể trở về và tiếp xúc với một sự thật mầu nhiệm là ta đang còn sống trong giây phút hiện tại và đây là giây phút hạnh phúc.

Tôi thử làm theo lời Thầy dạy, và quả nhiên hơi thở vào giúp tôi kết nối với thân thể của mình ngay lập tức. Wow! Tôi thật sự cảm nhận được điều này! Tôi thở vào và lần này tôi theo sát hơi thở xuống dưới bụng (trong khi thở vào tôi nhủ thầm “Con đã về”), rồi tôi theo dõi hơi thở ra từ đầu cho đến cuối, trọn vẹn và thoải mái (đồng thời nhủ thầm câu “Con đã tới”). Thầy gọi đó là hơi thở có ý thức, hay hơi thở chánh niệm. Mặc dù trái tim khổ đau của tôi vẫn bắt buộc tôi phải dành gần như toàn bộ tâm ý cho nó, nhưng phải thừa nhận rằng phương pháp làm cho thân tâm hợp nhất này thật là thâm sâu và có hiệu quả ngay tức thì.

Trong khi theo dõi hơi thở từ đầu cho đến cuối, tôi đã đi ra khỏi những ồn ào huyên náo trong đầu và bước sang một trạng thái tỉnh thức khác lạ. Bây giờ tôi mới hiểu thế nào là giây phút hiện tại. Tôi không thể nào tin được rằng sau hàng chục năm nghiên cứu và tìm tòi, tôi lại khám phá ra được một cách kết nối thân tâm nhanh chóng và giản dị đến thế.

“Nghệ thuật khổ đau” cũng đòi hỏi ta phải chế tác năng lượng chánh niệm bằng hơi thở ý thức. “Ai trong chúng ta cũng có ít nhiều khổ đau”, Thầy nói một cách nhẹ nhàng. “Và với năng lượng chánh niệm, ta có thể trở về với chính mình và ta có thể nhận diện được khổ đau đang có mặt trong mình”. Đúng vậy, tôi đã làm được bước đầu tiên rồi!

“Nhiều người trong chúng ta thường sợ phải đối diện và bị nhấn chìm trong khổ đau của chính mình, vì vậy mà ta thường có xu hướng trốn chạy hoặc khỏa lấp nỗi cô đơn, buồn giận, sợ hãi hay tuyệt vọng trong lòng mình. Chúng ta làm mọi cách để bận rộn, để không phải trở về với chính mình và tiếp xúc với niềm đau, nỗi khổ trong lòng mình. Nhưng với năng lượng chánh niệm, chúng ta sẽ có đủ sức mạnh để trở về nhà, trở về với chính mình. Ta có thể ôm ấp niềm đau của mình với tất cả sự dịu dàng như một người mẹ đang ôm đứa con của mình trong lòng.”

Được rồi, vậy thì tôi sẽ cố gắng thở và nhẹ nhàng ôm ấp niềm đau trong tôi như ôm một em bé. “Chúng ta mang theo cả những khổ đau của cha, của mẹ, của ông bà tổ tiên trong ta” Thầy giải thích thêm. Trong giây phút này, tôi thực sự cảm nhận được sự có mặt rất rõ ràng của tổ tiên ở trong tôi và tôi muốn dừng lại cái vòng luẩn quẩn mà tôi đang mắc kẹt vào.

Tôi càng có động lực hơn khi nghe Thầy dạy: “Khi ôm ấp khổ đau trong lòng mình, chúng ta sẽ đi đến một cái thấy về bản chất và gốc rễ của khổ đau đó. Và khi đã hiểu được gốc rễ của khổ đau rồi thì tình thương và lòng từ bi trong ta sẽ phát khởi một cách rất tự nhiên. Từ bi là một loại năng lượng có khả năng chữa trị cho chúng ta và cho cả thế giới này.” Tôi đã thực sự thực tập đúng theo lời Thầy dạy và phải mất khoảng 24 giờ. Tôi không hề nhận ra rằng cảm giác đau khổ trong lòng tôi đã tan biến, tôi chỉ thấy mình bỗng nhiên nhẹ nhàng hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, chìa khóa của thành công nằm ở chỗ: nếu anh chưa thực tập được đến mức không còn muốn trừng phạt bất kỳ ai - những người đã làm anh khổ đau - thì anh vẫn chưa thực sự thành công. Nếu anh chỉ thực tập nửa vời thì không bao giờ có thể thành công được.

Phương pháp bất bạo động của Thầy Nhất Hạnh có vẻ quá khác lạ so với cách tư duy thông thường, vì vậy mà nó làm cho ta khó chấp nhận. Nhưng bù lại ta sẽ nhận được những phần thưởng thật xứng đáng, đó là tự do, hạnh phúc, tình thương chân thực và Niết bàn. Tất cả những điều này đều chờ đợi ta ở địa chỉ: bây giờ và ở đây, đó là lời của Thầy Nhất Hạnh. Thầy nói rằng: “Không có con đường đi đến Niết bàn, Niết bàn chính là con đường”. Chỉ đến khi kết thúc khóa tu tôi mới hiểu ra vì sao sự có mặt của Thầy có thể gây xúc động và ảnh hưởng lớn với tôi như vậy. Đó là vì Thầy luôn an trú trong giây phút hiện tại, Thầy luôn ở trong Niết bàn.

Alice Klein


Ng
ười gởi: Minh Quang Kim Tran

Nguồn: langmai.org

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/08/2022(Xem: 2203)
Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên. - Từ nhân duyên luyến ái, hòa hợp, cha mẹ đã sinh ra, nuôi nấng, dạy dỗ chúng ta. Dù việc sinh thành chúng ta mang mục đích và ý nghĩa nào, và dù cha mẹ có thương yêu hay không thương yêu chúng ta, ơn sinh thành dưỡng dục ảnh hưởng cả cuộc đời chúng ta vẫn là điều cần ghi nhớ.
11/08/2022(Xem: 3746)
CHÁNH PHÁP Số 129, tháng 8 2022 Hình bìa của Đặng Thị Quế Phượng NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 THÔNG BẠCH VU LAN PL. 2566 (HĐGP – GHPGVNTNHK), trang 6
10/08/2022(Xem: 2962)
Tâm mình rộng lớn khoảng bao nhiêu? Này bạn!! Hễ lòng mình chứa nổi gia đình thì cái tâm bằng gia đình, mình mến tất cả người trong thôn thì tâm mình lớn bằng cái thôn, quý hết mọi người trong làng thì tâm mình lớn bằng cái làng.
10/08/2022(Xem: 2677)
Có bạn nêu thắc mắc: người viết đã nhiều lần nhắc tới câu nói của Thiền Tông rằng “Ba cõi là tâm” – vậy thì, có liên hệ gì tới Duy Thức Học? Và tâm có phải là thức? Và tại sao Thiền sư Việt Nam thường nói “vô tâm thị đạo”? Trước tiên, xin chân thành trả lời ngắn gọn, rằng, “Không dám nói là biết chính xác. Cũng không dám nói ý riêng. Nơi đây sẽ đọc lại kinh để trả lời.” Bài này sẽ tìm cách trả lời khác đi, theo một cách thực dụng, để khảo sát về tâm, về ý, về thức, và về vài cách có thể tương ưng trên đường tu giải thoát.
10/08/2022(Xem: 4298)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Kính gửi chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quý vị hảo tâm Từ thiện. Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư Tôn đức và quí vị thiện hữu hảo tâm, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 9 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm & vùng Kê Túc Sơn tiểu bang Bihar India đang trong tình trang khan hiếm nguồn nước sạch giữa mà Hạ oi nồng..
04/08/2022(Xem: 2538)
Thoạt đọc qua, có vẻ như có gì hơi sai sai khi đặt nhan đề bài này là “Vô thường cũng là Niết bàn tịch diệt”… Bởi vì, vô thường được hiểu là sinh diệt tương tục, sinh diệt bất tận. Trong khi đó, tịch diệt là Niết bàn với thể tánh không tịch, vắng lặng – được hiểu như dường nghịch nhau, vì trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật đã dạy: “Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc” (sinh diệt diệt rồi, [Niết bàn] tịch diệt là vui). Bài viết này sẽ dò tìm một vài cách thực dụng để nhìn thẳng vào vô thường và nhận ra Niết Bàn. Với các sai sót có thể có, xin được trọn lòng sám hối.
14/07/2022(Xem: 2488)
Trong cuộc tranh quyền về một thung lũng màu mỡ hai lãnh chúa lân bang với nhau đồng ý không gây chiến tranh mà thay vào đó chỉ giải quyết vấn đề này bằng một cuộc đấu cá nhân. Mỗi vị chúa tể sẽ đưa kiếm sĩ giỏi nhất của mình ra để đấu với tay kiếm của vị chúa tể kia. Quyền làm chủ mảnh đất sẽ trao cho bên chiến thắng.
11/07/2022(Xem: 2708)
Thiền sư dẫn lớp học trong khóa an cư kiết hạ của thầy vào miền núi. Nhiều người trẻ từ thành thị hoặc các nông trại tới nên không có kinh nghiệm gì về chốn hoang dã. “Thưa trong những ngọn núi này có thú vật không?” một người hỏi. “Thưa phòng tắm ở chỗ nào?” một người khác hỏi. “Chúng ta tới đây để tiếp xúc cùng thiên nhiên và với chính chúng ta,” thầy hướng dẫn lên tiếng. Thầy giúp những chàng trẻ tuổi dựng lều trại và nhóm lên một đám lửa. Suốt đêm gió thổi mạnh dữ dội và một cơn mưa lạnh lẽo trút xuống đám người cắm trại không được vui thú chi.
20/06/2022(Xem: 7547)
Authors (Tác giả): Jing Yin, Ken Hudson & W.Y. Ho Illustrations (Minh họa): Yanfeng Liu Dharma for Youth Phật pháp cho Tuổi trẻ Biên soạn và chuyển ngữ:
19/06/2022(Xem: 3394)
Nam Mô Hiểu Và Thương Bồ Tát - Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm niệm:''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ'', vào hôm qua (June 15 2022) hội từ thiện Trái tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những mảnh đời bất hạnh, những người dân nghèo khó nơi xứ Phật tại tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567