Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ông hoàng tử Hạnh Phúc

02/09/201308:40(Xem: 9572)
Ông hoàng tử Hạnh Phúc

Sau một tuần tham dự khóa tu do Thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai tổ chức tại Brock University, Toronto (11-16/8/2013), Alice Klein – chủ bút của tuần báo Now Magazine, một trong những tờ báo lớn nhất Canada – đã chia sẻ những cảm nhận và khám phá thú vị của mình về nghệ thuật chuyển hóa khổ đau, về tình thương và hạnh phúc chân thực qua bài viết “The Prince of Happiness” (Ông hoàng tử Hạnh Phúc). Dưới đây là phần chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Anh.

Tình thương và hạnh phúc chân thực? Phải chăng những điều này chỉ có trong chuyện cổ tích mà thôi? Không, hoàn toàn không phải vậy - đó là lời của thiền sư Thích Nhất Hạnh, một vị thầy 87 tuổi và cũng đồng thời là một nhà hoạt động xã hội can trường, người đang ngồi thật an nhiên trong tư thế kiết già trên bục giảng kia.

Tôi đang sắp sửa nhận được từ Thầy những lời khuyên giản dị và thiết thực làm thế nào để có được tình thương và hạnh phúc chân thực. Nhưng ngay lúc này đây, tôi thực sự không hạnh phúc chút nào. Tôi hết sức mệt mỏi và phải thú thật là đầu óc tôi lúc này chỉ toàn nghĩ đến chuyện trục trặc vừa mới xảy ra trong gia đình tôi. Tất nhiên là chuyện này xảy ra trước khi khóa tu tại đại học Brock bắt đầu.

Khi hào hứng quyết định tham gia khóa tu sáu ngày để học hỏi từ vị thầy được coi là một trong số ít những nhân vật huyền thoại còn sống về phong trào bất bạo động trên thế giới, tôi không hề tính đến chuyện phải thức dậy từ lúc 5 giờ rưỡi sáng và ăn toàn thức ăn chay được phục vụ trong căn-tin của trường đại học. Tôi cũng không hình dung rằng mình sẽ ngồi hàng giờ liền trong im lặng với 1300 người. Cả một gian phòng lớn - nguyên là phòng thể dục của trường đại học đều chật kín người, thật là ấn tượng. Trong khóa tu, mọi người đều thực tập im lặng hùng tráng từ tối hôm trước cho đến sau giờ ăn trưa của ngày hôm sau, cũng như trong suốt các bữa ăn.

Thực lòng khi đến khóa tu, tôi chỉ tò mò muốn được trực tiếp cảm nhận sự có mặt sống động của vị thầy nổi tiếng thứ hai thế giới trong lĩnh vực Phật giáo. Nhưng không hiểu vì nhân duyên gì, hay là vì thấu hiểu được tâm lý rất “con người” của tôi nên hôm đó Thầy đã dạy cho tôi làm thế nào để có thể có mặt thực sự trong giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây, chỉ khi đó tôi mới có thể thực sự cảm nhận được sự có mặt của người khác.

Cũng như Đức Đạt Lai Lạt Ma, lập trường tranh đấu bất bạo động cho hòa bình và hòa giải dân tộc của Thầy Nhất Hạnh được hun đúc và rèn giũa trong lò lửa chiến tranh với bạo động chính trị, đàn áp và biết bao đau thương không thể nói thành lời. Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, Thầy là người sáng lập phong trào “đạo Bụt dấn thân” (“Engaged Buddhism”), tạo cảm hứng cho hàng ngàn xuất sĩ trong cả nước đi về các vùng nông thôn để giúp xây dựng lại những làng quê bị chiến tranh tàn phá và giúp những người dân đang sống trong cảnh nghèo đói. Tất cả những người đi theo phong trào này đều cam kết kêu gọi hòa bình bằng phương pháp bất bạo động. Và sứ mệnh của Thầy là đi ra nước ngoài để kêu gọi hòa bình cho Việt Nam và từ đó phong trào tranh đấu bất bạo động cho hòa bình và hòa giải dân tộc đã lan rộng ra các quốc gia và vẫn còn đang được tiếp tục cho đến ngày hôm nay.

Năm 1966, sau hai thập niên dấn thân cho phong trào hoạt động xã hội, mở ra một hướng đi mới cho thế hệ trẻ lúc bấy giờ đang bị bế tắc và gặp nhiều thách thức, Thầy Nhất Hạnh đã bị chính quyền Việt Nam ngăn cấm không được trở về quê hương. Mặc dù vậy, Thầy vẫn không ngừng nỗ lực vận động người dân Mỹ cũng như người dân khắp nơi trên thế giới ủng hộ việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Vì những nỗ lực đó, Thầy đã được Mục sư Martin Luther King đề cử giải Nobel Hòa bình. Mục sư Luther King đã hoàn toàn cam kết đấu tranh cho hòa bình và chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam sau cuộc nói chuyện với Thầy Nhất Hạnh – vị Hoàng tử Hạnh Phúc đang ngồi an nhiên trước mặt tôi đây.

Thầy không hề để lộ tuổi tác qua dáng vẻ của mình. Trong chiếc áo tràng nâu, Thầy hơi có vẻ giống nhân vật Spock trong bộ phim nổi tiếng Star Trek, với cặp lông mày rậm và đôi mắt sâu thẳm luôn có tia sáng lấp lánh. Thầy đang chuẩn bị giảng về cái mà Thầy gọi là nghệ thuật khổ đau. Và dĩ nhiên là tôi sẽ phải bận rộn với trái tim đang tan vỡ của mình.

Có lẽ bất kỳ ai dù chỉ mới đọc một xíu thôi trong hơn 80 đầu sách của Thầy - chưa kể đến các CD, video và những thứ khác – cũng biết rằng những gì Thầy Nhất Hạnh dạy đều bắt đầu bằng một cách rất đơn giản, đó là theo dõi hơi thở vào. Thầy nói rằng chỉ cần một hơi thở vào là ta có thể trở về và tiếp xúc với một sự thật mầu nhiệm là ta đang còn sống trong giây phút hiện tại và đây là giây phút hạnh phúc.

Tôi thử làm theo lời Thầy dạy, và quả nhiên hơi thở vào giúp tôi kết nối với thân thể của mình ngay lập tức. Wow! Tôi thật sự cảm nhận được điều này! Tôi thở vào và lần này tôi theo sát hơi thở xuống dưới bụng (trong khi thở vào tôi nhủ thầm “Con đã về”), rồi tôi theo dõi hơi thở ra từ đầu cho đến cuối, trọn vẹn và thoải mái (đồng thời nhủ thầm câu “Con đã tới”). Thầy gọi đó là hơi thở có ý thức, hay hơi thở chánh niệm. Mặc dù trái tim khổ đau của tôi vẫn bắt buộc tôi phải dành gần như toàn bộ tâm ý cho nó, nhưng phải thừa nhận rằng phương pháp làm cho thân tâm hợp nhất này thật là thâm sâu và có hiệu quả ngay tức thì.

Trong khi theo dõi hơi thở từ đầu cho đến cuối, tôi đã đi ra khỏi những ồn ào huyên náo trong đầu và bước sang một trạng thái tỉnh thức khác lạ. Bây giờ tôi mới hiểu thế nào là giây phút hiện tại. Tôi không thể nào tin được rằng sau hàng chục năm nghiên cứu và tìm tòi, tôi lại khám phá ra được một cách kết nối thân tâm nhanh chóng và giản dị đến thế.

“Nghệ thuật khổ đau” cũng đòi hỏi ta phải chế tác năng lượng chánh niệm bằng hơi thở ý thức. “Ai trong chúng ta cũng có ít nhiều khổ đau”, Thầy nói một cách nhẹ nhàng. “Và với năng lượng chánh niệm, ta có thể trở về với chính mình và ta có thể nhận diện được khổ đau đang có mặt trong mình”. Đúng vậy, tôi đã làm được bước đầu tiên rồi!

“Nhiều người trong chúng ta thường sợ phải đối diện và bị nhấn chìm trong khổ đau của chính mình, vì vậy mà ta thường có xu hướng trốn chạy hoặc khỏa lấp nỗi cô đơn, buồn giận, sợ hãi hay tuyệt vọng trong lòng mình. Chúng ta làm mọi cách để bận rộn, để không phải trở về với chính mình và tiếp xúc với niềm đau, nỗi khổ trong lòng mình. Nhưng với năng lượng chánh niệm, chúng ta sẽ có đủ sức mạnh để trở về nhà, trở về với chính mình. Ta có thể ôm ấp niềm đau của mình với tất cả sự dịu dàng như một người mẹ đang ôm đứa con của mình trong lòng.”

Được rồi, vậy thì tôi sẽ cố gắng thở và nhẹ nhàng ôm ấp niềm đau trong tôi như ôm một em bé. “Chúng ta mang theo cả những khổ đau của cha, của mẹ, của ông bà tổ tiên trong ta” Thầy giải thích thêm. Trong giây phút này, tôi thực sự cảm nhận được sự có mặt rất rõ ràng của tổ tiên ở trong tôi và tôi muốn dừng lại cái vòng luẩn quẩn mà tôi đang mắc kẹt vào.

Tôi càng có động lực hơn khi nghe Thầy dạy: “Khi ôm ấp khổ đau trong lòng mình, chúng ta sẽ đi đến một cái thấy về bản chất và gốc rễ của khổ đau đó. Và khi đã hiểu được gốc rễ của khổ đau rồi thì tình thương và lòng từ bi trong ta sẽ phát khởi một cách rất tự nhiên. Từ bi là một loại năng lượng có khả năng chữa trị cho chúng ta và cho cả thế giới này.” Tôi đã thực sự thực tập đúng theo lời Thầy dạy và phải mất khoảng 24 giờ. Tôi không hề nhận ra rằng cảm giác đau khổ trong lòng tôi đã tan biến, tôi chỉ thấy mình bỗng nhiên nhẹ nhàng hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, chìa khóa của thành công nằm ở chỗ: nếu anh chưa thực tập được đến mức không còn muốn trừng phạt bất kỳ ai - những người đã làm anh khổ đau - thì anh vẫn chưa thực sự thành công. Nếu anh chỉ thực tập nửa vời thì không bao giờ có thể thành công được.

Phương pháp bất bạo động của Thầy Nhất Hạnh có vẻ quá khác lạ so với cách tư duy thông thường, vì vậy mà nó làm cho ta khó chấp nhận. Nhưng bù lại ta sẽ nhận được những phần thưởng thật xứng đáng, đó là tự do, hạnh phúc, tình thương chân thực và Niết bàn. Tất cả những điều này đều chờ đợi ta ở địa chỉ: bây giờ và ở đây, đó là lời của Thầy Nhất Hạnh. Thầy nói rằng: “Không có con đường đi đến Niết bàn, Niết bàn chính là con đường”. Chỉ đến khi kết thúc khóa tu tôi mới hiểu ra vì sao sự có mặt của Thầy có thể gây xúc động và ảnh hưởng lớn với tôi như vậy. Đó là vì Thầy luôn an trú trong giây phút hiện tại, Thầy luôn ở trong Niết bàn.

Alice Klein


Ng
ười gởi: Minh Quang Kim Tran

Nguồn: langmai.org

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/11/2020(Xem: 6168)
Trong những năm tháng còn theo đuổi thú sưu tầm Tem & “Vật phẩm bưu chính” (phong bì FDC ngày phát hành đầu tiên, bì thư thực gửi, bưu ảnh...) về đề tài “Phật giáo”, tôi hữu duyên gặp và sở hữu được một bưu ảnh (postcard) không dán tem ,cũng như không có dấu nhật ấn của bưu điện, giá trị không cao không quý gì mấy đối với những người chuyên sưu tập tem thư, nhưng với tôi thì tôi cho là... vô giá.
03/11/2020(Xem: 5588)
Viện Đại học Phật giáo Viên (원불교대학원대학교, Won Buddhism Graduate School), một cơ sở giáo dục dựa trên tinh thần sáng lập của tông phái Phật giáo Viên (원불교), Hàn Quốc, nhằm mục đích đào tạo các cán bộ giảng dạy Phật giáo Viên. Viện Đại học Phật giáo Viên đủ điều kiện để nhận những sinh viên có bằng Cử nhân tại các Đại học Wonkwang, Đại học Younsan Sunhak. . . Đây là một trường Đại học được thành lập như một nơi để đào tạo trình độ Thạc sĩ tại Viện Đại học Phật giáo Viên.
02/11/2020(Xem: 6571)
Dù Đức Phật đã là một bậc Vô thượng chánh đẳng giác, nhưng Ngài cũng là một con người như bao nhiêu người khác nên không tránh khỏi nạn sanh lão bệnh tử trong đời này. Là một vị Sa-môn khiêm tốn, Đức Phật đã chọn nơi nhập diệt của mình ở một làng mạc xa xôi hẻo lánh, đó là làng Kushinagar, nơi có liên hệ mật thiết đến cuộc đời tu hành của Ngài trong một kiếp xa xưa. Tuy đã chuẩn bị như thế, nhưng những ngày tháng cuối cùng của Ngài vẫn là những ngày tháng làm việc không ngừng nghỉ. Mặc dù tuổi già sức yếu, nhưng Đức Phật không ngần ngại đi bộ trên những con đường chập chùng xa tắp, lên đèo xuống dốc, băng rừng vượt suối...
02/11/2020(Xem: 6435)
Hằng năm những người con Phật khắp nơi trên thế giới đều làm lễ cúng vía đức Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày âm lịch: - Ngày 19/02 kỷ niệm ngày Bồ tát Quán thế Âm đản sinh. - Ngày 19/06 kỷ niệm ngày Bồ tát Quán thế Âm thành đạo. - Ngày 19/09 kỷ niệm ngày Bồ tát Quán thế Âm xuất gia. Vào Triều Lý tôn Phật giáo Quốc đạo, dùng chủ nghĩa: Từ Bi hiện thực, lý tưởng Bồ tát đạo làm kim chỉ nam, Quốc sách An dân kiện toàn trong mọi lĩnh vực:
02/11/2020(Xem: 5365)
Trong các đề tài trước, chúng ta đã thảo luận về bản đồ của các Phật tử ở Jepara, tỉnh Java, Indonesia. Tuy nhiên, những Phật tử “tồn tại” (ada) ở jepar, tỉnh Java ngày nay, theo các vị bô lão, chỉ sinh sôi và phát triển vào năm 1965. Vậy thì Phật giáo ở Jepara trước năm 1965 có còn dấu tích gì không? Từ quá khứ rất xa xưa trước khi Indonesia “tồn tại” các Vương quốc lớn đã chiến thắng ở quần đảo Nusantara. Jepara là một trong những trung tâm của Vương quốc đã từng chiến thắng. Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia với Nữ hoàng Shima ở ngôi vua cai trị đất nước.
01/11/2020(Xem: 5837)
Chùa Tây Phương (Sùng Phúc Tự) ở huyện Thạch Thất thuộc Hà Tây cũ, nay là Hà Nội, chốn già lam thánh chúng còn lưu giữ đến 60 bức tượng cổ, đã trở thành bảo vật của chùa, và cũng là bảo vật quốc gia. Những pho tượng cổ này đều được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng, có tượng được tạc to hơn hình thể dáng vóc của người thường, và tất cả đều toát vẻ uy nghi thanh thoát...
01/11/2020(Xem: 5007)
Đại sư Tây Sơn (서산대사, 西山大師, 1520-1604), có đạo hiệu Thanh Hư Đường Tập (휴정휴정, 淸虛堂集) hay còn gọi là Đại sư Thanh Hư đường Hưu Tĩnh (청허당 휴정, 淸虛堂 休靜). Vị cao tăng thạc đức danh tiếng nhất Triều Tiên vào giữa cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, thuộc Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc. Cuộc đời của Ngài nổi bật qua công cuộc phát huy ánh sáng từ bi, trí tuệ, hùng lực, truyền bá tư tưởng tự do bình đẳng của đạo Phật, triết lý và biên soạn các tác phẩm Thiền tông.
31/10/2020(Xem: 4746)
Hòa thượng Kiribathgoda Gnānānanda Thero sinh ngày 1 tháng 7 năm 1961, vị tăng sĩ Phật giáo Sri Lanka, người kiến tạo Tu viện Phật giáo Mahamevnawa và Mạng lưới Truyền thông Shraddha. Ngài sinh ra trong một gia đình Thiên Chúa giáo, khi lên 6 tuổi cả gia đình Ngài đều quay về với đạo Tổ tiên Phật giáo. Năm 1979, vào ngày 26 tháng 3, 17 tuổi xuân, Ngài đến ngôi già lam cổ tự Seruwila Mangala Raja Maha Vihara, miền đông Sri Lanka, đảnh lễ cầu xin xuất gia với Đại lão Hòa thượng Dambagasare Sumedhankara Mahā Thero, Trưởng của Sri Kalyaniwansa Nikāya và là Trụ trì ngôi già lam cổ tự Seruwila Mangala Raja Maha Vihara vào thời điểm đó. Và thụ giáo học Phật pháp với Trưởng lão Hòa thượng Dikwelle Pannananda Thero tại ngôi già lam cổ tự Seruwila Mangala Raja Maha Vihara.
31/10/2020(Xem: 17826)
Thiền Sư Tông Nhất Huyền Sa Sư Bị (835-908) Vị Thiền Sư đặt nền móng cho Thiền Phái Pháp Nhãn Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Bảy, 31/10/2020 (15/09/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Phật pháp trụ trì Huyền lão gia Tây thiên Đông độ diễn ma-ha Thường ngồi hành đạo Hiếp tôn giả Ít muốn khiêm cung lão thượng tòa Nghìn dặm mang thư toàn giấy trắng Vạn thiên hùng biện vẫn không ngoa Tài ba xuất chúng hàng long tượng Pháp hội nương nhờ đạo mật-la (Thơ tán thán công hạnh Thiền Sư Tông Nhất Huyền Sa của HT Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃
31/10/2020(Xem: 4509)
Hội thảo Học thuật sẽ được tổ chức để Kỷ niệm 500 năm ngày sinh của Đại sư Tây Sơn (서산대사-西山大師, 1520-1604), người sẵn sàng quên mình vì nước, khi tổ quốc lâm nguy san hà nguy biến, khi triều đình liên tục bị đánh bại trong Chiến tranh Nhật-Hàn năm Nhâm Thìn (1592). Sự thiệt hại khủng khiếp trong cuộc chiến tranh này:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]