Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bốn Trường Hạ tại miền nam Cali

29/07/201307:33(Xem: 7390)
Bốn Trường Hạ tại miền nam Cali

BỐN TRƯỜNG HẠ AN CƯ

TẠI MIỀN NAM CALI, HOA KỲ

(Thích Nữ Giới Hương)

Đức Thế Tôn thường dạy rằng sau những ngày tháng vân du hoằng hóa độ sanh ở các làng mạc xa xôi, chư Tôn đức tăng ni mỗi năm trong ba tháng mùa mưa nên trú một chỗ cùng nhiếp thân khẩu ý, chuyên tu thiền định, trưởng dưỡng giới định tuệ, nuôi lớn đạo tâm trong tinh thần thanh tịnh lục hòa của tăng già.

Đã trải qua 2600 năm, truyền thống tu tập an cư kiết hạ do Đức Thế Tôn chỉ dạy vẫn được duy trì và lưu truyền liên tục cho đến ngày nay. Tuỳ theo hoàn cảnh văn hóa và điều kiện của mỗi quốc độ và địa phương mà việc an cư kiết hạ có uyển chuyển thay đổi chút ít. Tại Hoa Kỳ trong bối cảnh “nhất tăng nhất tự” (một thầy một chùa), phật sự đa đoan, nổi khó khăn của đất khách quê người, gánh nặng của payments (trả nợ hàng tháng), trú xứ xa xôi phải đi máy bay về trường hạ, vv… nên đa phần hội chúng tăng ni khó có thể tham dự khoá an cư trong thời gian dài ba tháng như lời Đức Phật dạy được mà thường chỉ là 10 ngày hoặc 7 ngày. Điều đó cũng thể hiện một sự cố gắng rất nhiều của quý thầy cô, nhất là những vị trụ trì. Tại miền nam California, Hoa Kỳ, năm 2013, có bốn điểm tổ chức an cư với thời gian tương tiếp gần nhau:

  1. Trường Hạ Phật Học Viện Quốc Tế (tại số 9250 Columbus Ave., North Hills, CA 91343) 10 ngày từ ngày 17-27 tháng 6 năm 2013, có khoảng 170 chư tôn đức tăng ni tham dự.
  2. Trường Hạ Chùa Bảo Quang (tại số 713 N Newhope St., Santa Ana, CA 92703) 7 ngày từ ngày 28/6 đến 6/7 năm 2013, có 65 tăng ni.
  3. Trường Hạ Chùa Huệ Quang (tại số 4918 Westminster Ave, Santa Ana, CA 92703) 7 ngày từ ngày 7-14 tháng 7 năm 2013, có 70 tăng ni.
  4. Trường Hạ Minh Đăng Quang (tại số 3010 W Harvard St., Santa Ana, CA 92704) 7 ngày từ ngày 21-27 tháng 7 năm 2013, có 56 tăng ni.

Trường hạ tại Hoa Kỳ là nơi các người con của Phật từ các góc trời xa xôi của xứ Mỹ có cùng chung một lý tưởng giải thoát, quy tụ về một nơi, để cùng chia sẻ những kiến giải Phật pháp, kinh nghiệm tu tập, những khó khăn hay thuận lợi trên con đường tu tập và hoằng pháp nơi đất khách quê người. Cho nên ở cả bốn trường hạ nói trên, chư tăng ni được hưởng rất nhiều sự lợi lạc của các cơn mưa pháp nhũ do chư tôn đức thuyết trình viên chân thành chia sẻ trong buổi pháp đàm hội thảo.

Tại trường hạ Phật Học Viện Quốc Tế, chúng con luôn nhớ mãi những lời của Hòa Thượng Thái Siêu, HT Nguyên Trí, HT Tín Nghĩa khuyên chư tăng ni trẻ luôn dấn thân làm đạo, không từ nan bất cứ một điều gì, như giếng nước càng múc, càng ra nước, không bao giờ cạn; chư tăng ni càng cho thì càng được nhiều tình thương và uy tín. Hãy đi nhiều nơi hoằng pháp mới thấy thương Phật giáo, mới kê vai gánh vác Phật sự. Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ thì phải độ Hoa Kỳ. Tăng ni đã phát nguyện thì cố giữ đừng từ nan. Chúng con cũng luôn nhớ tấm lòng thao thức của HT Thắng Hoan, HT Nguyên An, HT Nguyên Siêu, HT Minh Dung, TT Nhật Trí, TT Nhật Huệ và nhiều chư tôn đức khác về tình hình hiện nay có khoảng 1000 ngôi chùa Việt tại Hoa Kỳ, làm sao chúng ta có những ngôi chùa tầm cở và có quần chúng tu tập? Nếu không có giáo hội thì chùa sẽ tự phát triển theo sự chỉ dạy của thầy tổ. Có giáo hội thì tăng già sống có tổ chức. Có hiểu nhau thì mới sống cả một đời với nhau. Chúng con cũng luôn tri ân tấm lòng bao dung, hiền hòa của Thượng Tọa hóa chủ Thích Minh Chí. Dù ít nói, nhưng ngài luôn như người mẹ hiền lặng lẽ lo chu đáo nơi ăn chốn ở của gần 170 chư tôn đức tăng ni. Thượng Tọa hóa chủ phải làm thêm một chiếc lều với 25 chiếc giường đôi mới đủ chỗ cho chư ni, phải thuê thêm bốn nhà vệ sinh di động nhưng chỉ mới ba ngày là full vì chư ni đông quá. Chiếc lều lộng gió khi về đêm. Mồ hôi nhỏ giọt khi trưa hè nắng đến, nhưng tất cả chúng con cảm nhận được tình thương vô bờ của Thượng Tọa hóa chủ đối với chúng con.

bon_truong_ha_1


(Trường Hạ Phật Học Viện Quốc Tế, 2013)

Tại trường hạ Chùa Bảo Quang, chúng con luôn nhớ mãi hình ảnh từ hòa của Đại Lão Hòa Thượng Thượng Thủ Thích Tâm Châu. Ngài như người cha già từ xa xôi cố gắng về nhập hạ cùng đàn con trẻ. Tuy 93 tuổi, nhưng lời của ngài vẫn rõ ràng ấm cúng huyền diệu khuyên đàn con trẻ hãy hết lòng giữ gìn mạng mạch của Phật pháp tại hải ngoại. Phật pháp còn tồn tại hay không là do các chúng xuất gia và tại gia gìn giữ. Ngài tâm sự dù tuổi già sức yếu, nhưng ngày nào còn sống thì ngài cùng chư tôn đức còn lo cho tiền đồ Phật giáo và tương lai đất nước. Chúng con vẫn nhớ lời của Hòa Thượng Tuyên Luật Sư Thích Phước Thuận nói rằng trường hạ Bảo Quang năm nay có quý sư bà Giác Hương, Như Hương, Như Cảnh nhập hạ. Đây là điểm son rất quý vì thường số lượng chư ni bao giờ cũng nhập hạ đông hơn chư tăng, nên sự hiện diện của quý sư bà sẽ làm bậc lương đống từ mẫu dạy học cho quý sư cô. Chúng con luôn nhớ đến Hòa Thượng Thiền Chủ Thích Chơn Thành. Ngài rất hài hòa luôn mĩm cười dung hòa với đại chúng. Dù sức khoẻ yếu đuối nhưng ngày nào ngài cũng theo dự các khoá tụng niệm và ăn cơm với đại chúng. Trong trường hạ kỳ này vào ngày 04 tháng 07 có mở đại giới đàn Tỳ Kheo Ni cho các giới tử: Thức Xoa Ma Na Viên Như (đệ tử của Ni Sư Giới Hương), TXMN Phổ Diệu (đệ tử của HT Chơn Thành) và TXMN Bạch Quang (đệ tử của Ni Sư Minh Dung) do 20 Chư Tôn Thiền Đức của Nhị Bộ Đại Tăng Ni truyền trao và do Thượng Tọa Chân Tôn cùng Ni Sư Giới Hương làm điển lễ.

Chúng con cũng nhớ đến Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, trụ trì chùa Bảo Quang và là thầy hóa chủ của trường hạ. Mặc dù phải lo trong lo ngoài, đối nội đối ngoại để chư tăng ni yên ổn tụng niệm, thiền tọa và học kinh luật luận, nhưng Hòa thượng vẫn không quên chia sẻ nét văn hóa trong nghệ thuật cắm hoa qua các bình hoa do Hòa Thượng cắm. Bình bông thứ nhất thật thanh thoát nhẹ nhàng với ba búp sen và mười cọng sen tượng trưng cho “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” và mười phương cõi. Búp sen xin tặng người vì người là một cõi trong mười cõi. Mười lá sen như 10 ngón tay chấp thành búp sen hiện thực xin tặng người. Bình thứ hai gồm một đóa sen được cắm vào khung gỗ với hình dáng của đôi tay chấp lại. Tay phải của Đức Thích Ca cầm sen từ đỉnh núi Linh Thứu. Tay trái của Đức Di Đà cũng cầm cành sen của cõi Tây Phương Cực Lạc. Đôi bàn tay của hai ngài ở hai cõi được thu về ngang nhau thể hiện cho chân lý trung đạo giữa thế gian này…

bon_truong_ha_chuabaoquang


(Trường hạ Chùa Bảo Quang, 2013)

Tại trường hạ Chùa Huệ Quang, chúng con luôn nhớ mãi hình ảnh dung dị từ hòa của Hòa Thượng Thiền Chủ Thích Từ Diệu và Hòa Thượng Hóa Chủ Thích Minh Mẫn. HT Từ Diệu chia sẻ rằng vì địa dư xa xôi cách trở ở các tiểu bang khác, vì hoàn cảnh kinh tế, vì Phật sự của địa phương, nên các tăng ni ít khi được gặp gỡ lẫn nhau để được vỗ về yêu thương, nhắc nhỡ nhau trên đường tu tập và cùng ôn lời Phật dạy, cùng tăng trưởng giới đức. Hôm nay các huynh đệ về kết giới an cư tu tập nơi đất khách quê người dù thời gian chỉ có 7 ngày nhưng cũng là một sự cố gắng lớn. Hòa Thượng Minh Mẫn rất vui mừng chào đón chư tôn đức tăng ni về an cư như những bông hoa tưới mát cho đạo tràng tu tập Huệ Quang và các hương linh cũng nương đạo tràng an cư mà giải thoát. Hòa thượng cũng thêm rằng an cư nơi đất Mỹ như nối kết tình thân keo sơn pháp lữ. Chúng ta sẽ hỏi thăm lẫn nhau, cùng tu tập trong một trú xứ để mai đây ra hạ rồi và có gặp nhau trên con đường vân du hóa độ thì cũng tay bắt mặt mừng, góp sức làm việc hết sức hoan hỉ.

chua_hue_quang_cali



Ngoài ra, Hòa Thượng cũng nhắc nhỡ chư tăng ni uống nước nhớ nguồn. Nhớ ơn Chính Phủ Hoa Kỳ, nhớ ơn cố Hòa Thượng Thiên Ân, HT Đức Niệm, HT Mãn Giác, HT Trí Chơn, HT Hành Đạo… đã thực sự bương chải, đem hết tâm huyết của mình để tạo dựng cho ngôi nhà Phật giáo tại hải ngoại này. Hình bóng, tâm tư và hình trạng của các cố Hòa thượng và các Hoà thượng hiện tiền là vì đạo và Phật pháp. Quý Hòa thượng đã lót đường để tăng ni trẻ hiện nay được thuận duyên hơn trên đường hoằng pháp. Hòa Thượng Minh Mẫn cũng cám ơn đàn na tính thí ủng hộ để chùa Huệ Quang trang nghiêm như ngày hôm nay cho chúng ta được an cư. Nguyện chư vị hộ pháp già lam hộ trì chùa Huệ Quang kết giới an cư thành tựu mỹ mãn.

bon_truong_ha_4

Tại trường hạ Tổ Đình Minh Đăng Quang, chư tôn đức Hòa thượng Khất sĩ cũng rất ưu ái ân cần chăm sóc cho các tăng ni. Chúng con nhớ đến lời của HT Hóa Chủ Thích Giác Sĩ và HT nghi lễ Thích Minh Hồi giải thích an cư là kết hợp của nhiều truyền thống Bắc Tông, Khất Sĩ và Nam Tông, nên trong các buổi giảng và tụng kinh của trường hạ đều có đầy đủ cả hai truyền thống Bắc tông và Khất Sĩ tham dự. HT Thiền Chủ Thích Giác Lượng và HT Giáo Thọ Thích Minh Hiếu tâm sự rằng tại hải ngoại này hình bóng người tăng ni rất quý giá nên các hành giả an cư hãy trải rộng tấm lòng dấn thân vì đạo để chiếc y vàng càng thêm cao quý. HT Thích Minh Tuyên, Trụ trì Tổ Đình Minh Đăng Quang và cũng là Tuyên Luật Sư mong muốn rằng tuy hệ phái khác nhau nhưng tất cả các huynh đệ đều cùng có chung một lý tưởng tu học giới định tuệ, nên mỗi năm kính mời tất cả chư tăng ni từ các nơi về an cư họp mặt một lần tại tịnh xá với mục đích trao đổi tu tập và nối kết tình pháp lữ giữa những người con Phật lẫn nhau.

Trong mùa hạ này, đại diện chư tôn đức tăng ni của trường hạ cũng đã đến bịnh viện để viếng thăm Hòa Thượng Pháp Chủ Thích Giác Nhiên đang nằm điều trị. Dù thân đang yếu nhưng Hòa thượng rất sáng suốt và vui khi thấy phái đoàn an cư đến viếng thăm. Vào ngày tự tứ (thứ bảy ngày 27 tháng 7 năm 2013), các hành giả an cư đã theo hạnh Phật tuần tự khất thực tại chợ ABC, Little Saigon và đã lưu một hình ảnh thanh thoát của các đệ tử thời Phật cổ đại tại đất nước Hoa Kỳ này.

Mùa an cư nơi bốn trường hạ đã qua. Các hạnh duyên sống trong tăng thân mùa hạ, trong sự ưu ái dạy dỗ của chư tôn đức cũng tạm dừng (trong năm nay). Cơn nắng Cali chói chang trước mắt. Mỗi thầy cô ngậm ngùi xách đãy quay về cố quận. Trong buổi tiệc chia tay, Hòa Thượng Minh Mẫn nói: “Hình như ngọn cỏ, lá cây, trái chum-bu-chê và chiếc võng đong đưa trong vườn chùa Huệ Quang cũng lưu luyến nhớ các hành giả an cư”. Gặp nhau rồi chia tay. Buổi trưa yên tĩnh. Tiếng xe hòa lẫn tiếng chim kêu giữa trưa hè hanh nắng. Bốn trường hạ an cư như tưới tẩm thêm sức mạnh tinh thần cho những sứ giả Như Lai tiếp tục con đường tu tập và hoằng pháp. Mỗi người mỗi hướng tùy theo khả năng của mình mà làm Phật sự, trở về bổn xứ phụng sự tại địa phương. Đường về phía trước, hanh nắng, hanh gió và đầy bụi đỏ thử thách...



Nắng Perris, Chùa Hương Sen ngày 28 tháng 07 năm 2013

Nhật Ký An Cư California 2013

Thích Nữ Giới Hương

Note: Xem mời hình bốn trường hạ an cư:
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/01/2022(Xem: 8781)
Một thời Đức Phật Thích Ca Ở thành Xá Vệ, nhà nhà an vui, Ngài đi giáo hóa khắp nơi Lời vàng thuyết pháp giúp đời thiết tha.
16/01/2022(Xem: 6117)
Dịch bệnh hoành hành, Tình người bất diệt. Trong thời gian xảy ra dịch bệnh, nhân dịp kỷ niệm ngày Đức Phật Thành đạo, vào ngày 9 tháng 1 năm 2022, để kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp với công công chúng, Trung tâm Thiền Tịnh Phật Quang Sơn Di Bảo, Malaysia đã chuẩn bị cung cấp 1500 hộp cháo Lạp Bát chia sẻ với họ. Để có thể phát cháo Lạp Bát đến tận tay công chúng khi còn nóng, các tình nguyện viên đã chuẩn bị nguyên liệu từ ngày hôm trước, cho cháo Lạp Bát đã nấu vào hộp và phân phát cho các thành viên của các thành viên Phật Quang Sơn, tòa soạn báo, những tín đồ lân lân cận và công chúng.
16/01/2022(Xem: 6688)
Cộng đồng Phật giáo khu vực tự viện Chalapathar Shyam Gaon, ngôi già lam cổ nhất tọa lạc tại khu Moniting, làng Chalapathar, quận Charaideo, phía đông bang Assam, phía đông bắc Ấn Độ, nằm ở rìa của Khu bảo tồn Chala rộng 683.173 hecta, thuộc Phân khu rừng Sivasagar tức Khu bảo tồn Làng Chala, được thúc đẩy bởi lời kêu gọi bảo vệ của Buhungloti, một loài dây leo bản địa có truyền thống được sử dụng để nhuộm màu trang phục của các vị tu sĩ Phật giáo bởi màu vàng nghệ đặc trưng của họ.
14/01/2022(Xem: 6365)
Năm 1999, lần đầu tiên khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh của các cây bút nổi tiếng trên thế giới, một trong số ít những vị lãnh tụ tinh thần nổi tiếng nhất thế giới đến viếng thăm Trung Quốc, Ngài đã mang theo cuốn sách bản dịch tiếng Trung "Đường xưa Mây trắng" (故道白雲, Old Path White Clouds): Bước chân của Đức Phật như một món quà cho các Phật tử và thân hữu bạn bè của Ngài trong đó, sử dụng từ các nguồn cổ bằng tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Hán, nội dung cuốn sách này trình bày nhưng câu chuyện cuộc đời và những kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật lịch sử, Siddhartha Gautama. Bản dịch tiếng Trung của tác phẩm "故道白雲" (Đường xưa Mây trắng) của nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi (何蕙儀), được công nhận là trung thực với bản gốc cả về ý nghĩa và phong cách, đã được tái bản rộng rãi ở Trung Hoa đại lục, Hồng Kông và Đài Loan.
14/01/2022(Xem: 5232)
Đến ngày nay, hàng Phật tử chúng ta ai cũng biết Đức Phật xuất hiện nơi thế gian để phá tan cái tăm tối của vô minh và để chỉ cho loài người biết phương pháp giải thoát khỏi ra đêm trường đau khổ. Đức Phật là hiện thân của tất cả những phẩm hạnh mà Ngài thuyết giảng. Trong thành quả của 45 năm dài hoằng pháp, Ngài đã chuyển lời nói thành hành động. Không lúc nào mà Ngài không trình bày cái yếu đuối của con người hay bất cứ dục vọng căn bản nào. Giới luật của Đức Phật là giới luật toàn hảo nhất mà thế giới từng được biết đến.
13/01/2022(Xem: 3570)
Mạng lưới quốc tế Phật giáo Nhập thế “Ái hữu cho Hòa bình” (Buddhist Peace Fellowship, 和平團契, BPF), trụ sở hiện nay tại thành phố Oakland, tiểu bang California, Hoa Kỳ, là tổ chức phi lợi nhuận dành riêng cho phật tử tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và thay đổi xã hội tiến bộ. Các tổ chức phi lợi nhuận BPF là chi nhánh quốc tế của “The Fellowship of Reconciliation” (FoR or FOR) với phương châm hoạt động hướng tới hòa bình toàn cầu, giúp đỡ người dân gặp khó khăn tại các quốc gia như Myanmar, Bangladesh, Tây Tạng và Việt Nam.
07/01/2022(Xem: 5596)
CHÁNH PHÁP Số 120, tháng 11.2021 Hình bìa của Hồ Bích Hợp NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 TỈNH THỨC VỀ HOA, NỤ CƯỜI (thơ Thắng Hoan), trang 8 BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 TRAO NẮNG THÁNG MƯỜI, NIỆM KHÚC CÁNH ĐỒNG (thơ Tịnh Bình), trang 12
06/01/2022(Xem: 5817)
Vương quốc Phật giáo Bhutan là quốc gia duy nhất đặt hạnh phúc vào cốt lõi cấu trúc chính sách công. “Tổng Hạnh phúc quốc gia” (GNH) không chỉ mang tính kế thừa ấm áp trong ánh dương trí tuệ và tươi mát, trong suối nguồn từ bi Phật giáo; mà còn là tiêu chí không thể thiếu đối với an ninh văn hóa, và chính trị của quốc gia.
06/01/2022(Xem: 7274)
Phong trào Thanh niên Hồi giáo Malaysia hay Angkatan Belia Islam Malaysia (ABIM) đã cung thỉnh nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma tham gia diễn đàn về các vấn đề biến đổi khí hậu tại một cuộc đối thoại được tổ chức từ ngày 15 đến 16 tháng 1 năm 2022, theo đưa tin từ thestar.com.my ngày 3 tháng 1 vừa qua. Ngài sẽ cùng tham gia với các học giả đa ngành nổi tiếng trong các lĩnh vực nghiên cứu Hồi giáo, Phật giáo, đạo đức sinh học và khoa học môi trường.
06/01/2022(Xem: 6904)
Trên đường dài có một bà Tay bồng đứa nhỏ đi xa mệt nhoài Cho nên bà muốn xả hơi Nghỉ chân dừng lại ngay nơi lề đường Rồi bà ngủ thiếp mơ màng Nào hay có kẻ lạ đương tới gần Tay cầm đường ngọt trắng ngần Đưa cho đứa nhỏ ham ăn vô cùng,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]