Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 23: Bao La Cõi Đời

14/11/201215:24(Xem: 9940)
Chương 23: Bao La Cõi Đời

Susan Moon

THẾ LÀ GIÀ!
Thiền Quán Về Tuổi Già Với Chút Tự Trào Và Tự Hào
This Is Getting Old
Zen Thoughts on Aging with Humor and Dignity
Chuyển Ngữ:
Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

Phần III:
Trong Cõi Tâm Linh

Chương 23: Bao La Cõi Đời

Mỗi sáng, tôi nguyện hàm ân vì món quà cao quý được sinh làm người. Đó là một món quà lớn, nó bao gồm rất nhiều thứ mà tôi chẳng bao giờ thực sự mong mỏi vào ngày sinh nhật của mình. Một số món trong gói đồ đó tôi ước là mình có thể đổi một kích cỡ hay màu sắc khác. Nhưng tôi muốn khám phá xem được làm người có ý nghĩa gì - sự tò mò của tôi vẫn rất cao độ ngay cả khi tôi đã có tuổi hơn -vì thế tôi cảm ơn về tất cả mọi thứ. Tất cả trọn gói.

Vào thế kỷ thứ mười ba ở Nhật Bản, Thiền sư Dogen viết, “Đạo cơ bản là hoàn hảo và bao trùm vạn pháp”. Tôi đã có mặt trong đó. Tất cả chúng ta đều ở trong đó; chúng ta được tạo ra từ đó.

Khi cháu gái của tôi được hai tuổi, tôi đến thăm gia đình và cháu ở bang Texas. Lúc đó cháu chưa có nhiều khái niệm về việc sự vật phải như thế nào, hay điều gì phải xảy ra kế tiếp. Cháu vui vì được sống. Một buổi chiều kia khi tôi đang trông cháu, và công việc của tôi là phải đánh thức cháu dậy khỏi giấc ngủ trưa. Tôi đang đọc sách ở phòng bên cạnh, tôi biết cháu đã thức giấc khi tôi nghe cháu nói chuyện với chú gấu bông của mình. Tôi bồng cháu và chú gấu ra khỏi nôi, rồi đi xuống lầu. Trong khi tôi chuẩn bị món ăn nhẹ gồm bánh lạt và phô-mai cho cháu, thì cháu nhảy múa quanh một trái banh tím ở giữa phòng, hát một bài đồng dao con trẻ mà cháu đã học được ở lớp mẫu giáo: “Nhảy quanh hoa hồng, túi đầy các tràng hoa, tàn tro, tàn tro, chúng ta tất cả đều lụi tàn”. Rồi cháu ngồi thụt xuống sàn - bụp!- cười vang. Cô bé hoàn toàn có mặt, hoàn toàn vui vẻ. Thực ra bài đồng dao cháu đang hát là một bài hát rất cổ xưa về một trận dịch, và câu cuối cùng về tro, ám chỉ sự hoại diệt của chúng ta. Nhưng cháu không quan tâm về điều đó.

Trong một công án đầy chất thơ, thiền sư Dogen đã viết, “Cá lội trong biển, dầu có lội bao xa, cũng không ra khỏi nước. Chim bay trên trời, dầu có bay bao xa, cũng không hết bầu trời”.

Khi tôi đau khổ vì điều gì đó trong cuộc đời, tôi nghĩ: “Không được, cuộc đời này không đúng như tôi muốn, tôi phải tìm một góc cạnh nào đó, để nhảy ra khỏi hàng rào cuộc đời này vào một cuộc đời khác”. Nhưng đó không phải là phương cách. Cuộc đời tôi bao la. Tôi không thể tìm được góc cạnh của nó, cũng giống như con cá ngoài biển khơi hay chú chim trên bầu trời. Không có cách gì thoát ra khỏi cuộc đời này, biển rộng này, bầu trời này, ngoài trừ cái chết. Nếu tôi cố gắng dời đổi biển khơi, tôi sẽ chẳng bao giờ có thể tìm được con đường hay nơi chốn của tôi - không có chỗ nào khác để có mặt ngoại trừ nơi đây, trong sự bí ẩn thâm sâu của nó.

Chuyện là chỉ mấy ngày sau chuyến viếng thăm cháu gái, tôi đến thăm một người bạn cũ đã ngoài tám mươi, đang sống trong khu dành cho những người già cần sự hỗ trợ trong cuộc sống. Ông là một tu sĩ Thiên Chúa giáo, người đã dành trọn cuộc đời để sống đơn độc và tu tập. Ông đã nghiên cứu nhiều truyền thống tâm linh, kể cả Thiền, và ông là một trong những vị nâng đỡ tinh thần lớn của tôi. Nhiều năm qua, ông đã thường trao đổi với tôi về sự cầu nguyện, sự huyền bí và những thắc mắc, hoài nghi về tâm linh qua thư từ, hay những cuộc gặp mặt trao đổi. Thể chất ông không được tốt, ông rất yếu, phải thở máy, phải ngồi xe lăn, nhưng tâm trí vẫn tỉnh táo.

Ông nói với tôi, “Tôi không nhớ, nếu mình đã chết trong quá khứ, nhưng tôi nhận ra được những gì đang xảy ra - đó là nơi tôi sẽ đến”. Nhiều năm trước, ông đã nhờ một người thợ mộc mà ông quen, làm cho ông một chiếc quan tài. Nó ở ngay trong căn phòng nhỏ của ông, giống như một người bạn cùng phòng, một kẻ nhắc nhở, làm bạn với ông. Ông ngồi ở bàn và nhìn cây đào qua cửa sổ, quan sát những chiếc lá rơi rụng, rồi lại đâm chồi. Ông đã quan sát các mùa, cả vũ trụ trong cây đào đó. Ông đọc, ông cầu nguyện, thỉnh thoảng tiếp khách. Giống như cháu gái của tôi, ông hoàn toàn có mặt với cuộc đời mình. Giống như con cá của ngài Dogen, ông bơi lội trong đại dương của mình, dầu ở trong căn phòng nhỏ bé này, chúng cũng không hề thiếu nước. Vài phút giây sau khi tôi bước vào phòng, ông nói với tôi về Isaac của Ninevah, một vị ẩn sĩ người Syria, thuộc thế kỷ thứ tám, tác giả của các tác phẩm mà ông đang đọc khi tôi đến.

Giống như cháu gái tôi, ông cũng đang hát bài ca nhảy múa quanh đám hoa hồng, trong phiên bản của mình, nhảy múa cho đến khi ông ngã quỵ và biến thành tro bụi. Giữa đứa bé đó và ông lão có một khoảng cách của tám mươi năm - và phần đông chúng ta, những thế hệ lưng chừng, tự trói buộc mình vào trong những khúc mắc về những thứ chúng ta muốn mà không có, và những thứ chúng ta có mà không muốn. Chúng ta chạy loanh quanh cố gắng sửa chữa nhiều thứ, trong cuộc sống riêng của mình, và trong cuộc sống của trái đất này. Việc chúng ta làm là điều tốt, vì trách nhiệm của chúng ta là phải sửa chữa sự việc; thí dụ chúng ta phải sửa chữa ống nước. Cháu bé và ông lão không thể sửa chữa ống nước. Họ cần chúng ta chăm sóc cho họ, nhưng chúng ta cũng cần đến họ, để nhắc nhở chúng ta rằng mọi thứ đều đã được sửa chữa.

Tôi thích nghĩ về việc chúng ta hoàn toàn được bao bọc bởi không khí như thế nào, một cách cụ thể. Không khí bao bọc thân ta, vào ra trong phổi ta, không phải là không có gì. Nó đẩy các phân tử, và nó lấp đầy các lỗ hỗng, các nứt rạn giữa chúng ta và những người và vật khác ở quanh ta: đồ đạc, vách nhà, cây cối bên ngoài, các dãy nhà. Không có nơi nào là không gian trống vắng. Không khí loãng tạo không gian cho chúng ta, để mỗi chúng ta sống trong một không gian bằng đúng kích cỡ của mình. Không khi chuyển động nhẹ nhàng theo chúng ta khi ta di chuyển. Giống như các loại đá mềm mà ta có thể tìm được trên những bãi biển ở miền Bắc California, có những con vật thân mềm thật nhỏ bé sống bên trong, trong những lỗ hổng chúng tự tạo ra. Tất cả chúng ta đều kết nối với nhau, trên từng phân tử. Tôi được bao bọc bởi tất cả những gì không phải là tôi.

Khóa tu thiền mà tôi dự gần đây nhất ở bên cạnh bờ biển. Tôi thường ngồi, lắng nghe tiếng sóng vỗ. Tiếng sóng là âm thanh hơi thở của biển. Nó không bao giờ bình yên. Đôi khi biển quá ồn ào, xao động đến nỗi tôi đã ao ước một chút yên lặng, nên tôi lắng nghe sự im lặng giữa các làn sóng, nhưng ngay khi một làn sóng vừa lui khỏi bờ, đuổi cát trở xuống biển, trở nên nhẹ nhàng, nhẹ nhàng hơn, ngay trước khi nó bắt đầu im lặng, thì làn sóng kế tiếp đã luôn đánh tới. Biển không bao giờ dừng thở vì nó đang sống. Khi tôi ngồi trên gối thiền, trong thiền đường, theo dõi hơi thở. Tôi cũng theo dõi hơi thở của biển, và tôi bắt đầu thở theo nhịp điệu của biển.

Âm thanh của biển là âm thanh của thời gian thoáng qua, âm thanh của từng khoảng khắc này sang khoảng khắc khác. Ngay như khi tôi không ngồi cạnh bờ biển, từng làn sóng đời của tôi vẫn dồn dập đuổi theo nhau, mà không hoàn toàn có sự tĩnh lặng giữa các làn sóng.

Tôi thường khấn nguyện: “Pháp môn vô thượng, thề nguyện học”. Tôi sẽ buông mình theo giây phút kế tiếp, và giây phút kế tiếp đón nhận tôi. Và tôi chỉ cần bước qua đó.

* * *
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2022(Xem: 3308)
Phần này bàn về cách dùng vừng, mè vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo và sau đó là các cách dùng tự vị, tự vựng và tự điển. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
23/08/2022(Xem: 5813)
Kính chia sẻ hình ảnh ĐẠI LỄ VU LAN tại Chùa Vạn Phước Sandiego CHỦ NHẬT 21 AUG 2022 với sự hiện diện của quý thầy Thích Thanh Nguyên, thầy Thích Quảng Hiếu, Ni Sư Thích nữ Đàm Khánh, Sư cô Hương Từ Niệm cùng chư đồng hương Phật tử đồng hương Sandiego. Chân thành cảm niệm chư Phật tử chùa VP đã góp một bàn tay tổ chức Lễ Vu Lan được thành tựu tốt đẹp, thập phần viên mãn.. Xin hồi hướng Phước lành này đến Cửu huyền thất tổ, cha mẹ nhiều đời của chúng ta. Nguyên cầu thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
21/08/2022(Xem: 4229)
Trong quyển sách mang tựa Le Grand Livre du Bouddhisme (Quyển sách lớn về Phật giáo, nxb Albin Michel, 2007, 994 tr.) học giả Phật giáo người Pháp Alain Grosrey trong trang 25 có viết một câu như sau: "Ngày nay chúng ta đạt được những sự hiểu biết rộng lớn trong rất nhiều lãnh vực. [Thế nhưng] không thấy có ai cho rằng chúng ta uyên bác và thông thái hơn Đức Phật".
11/08/2022(Xem: 3944)
Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên. - Từ nhân duyên luyến ái, hòa hợp, cha mẹ đã sinh ra, nuôi nấng, dạy dỗ chúng ta. Dù việc sinh thành chúng ta mang mục đích và ý nghĩa nào, và dù cha mẹ có thương yêu hay không thương yêu chúng ta, ơn sinh thành dưỡng dục ảnh hưởng cả cuộc đời chúng ta vẫn là điều cần ghi nhớ.
11/08/2022(Xem: 5488)
CHÁNH PHÁP Số 129, tháng 8 2022 Hình bìa của Đặng Thị Quế Phượng NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 THÔNG BẠCH VU LAN PL. 2566 (HĐGP – GHPGVNTNHK), trang 6
10/08/2022(Xem: 5505)
Tâm mình rộng lớn khoảng bao nhiêu? Này bạn!! Hễ lòng mình chứa nổi gia đình thì cái tâm bằng gia đình, mình mến tất cả người trong thôn thì tâm mình lớn bằng cái thôn, quý hết mọi người trong làng thì tâm mình lớn bằng cái làng.
10/08/2022(Xem: 5208)
Có bạn nêu thắc mắc: người viết đã nhiều lần nhắc tới câu nói của Thiền Tông rằng “Ba cõi là tâm” – vậy thì, có liên hệ gì tới Duy Thức Học? Và tâm có phải là thức? Và tại sao Thiền sư Việt Nam thường nói “vô tâm thị đạo”? Trước tiên, xin chân thành trả lời ngắn gọn, rằng, “Không dám nói là biết chính xác. Cũng không dám nói ý riêng. Nơi đây sẽ đọc lại kinh để trả lời.” Bài này sẽ tìm cách trả lời khác đi, theo một cách thực dụng, để khảo sát về tâm, về ý, về thức, và về vài cách có thể tương ưng trên đường tu giải thoát.
10/08/2022(Xem: 7429)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Kính gửi chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quý vị hảo tâm Từ thiện. Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư Tôn đức và quí vị thiện hữu hảo tâm, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 9 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm & vùng Kê Túc Sơn tiểu bang Bihar India đang trong tình trang khan hiếm nguồn nước sạch giữa mà Hạ oi nồng..
04/08/2022(Xem: 5089)
Thoạt đọc qua, có vẻ như có gì hơi sai sai khi đặt nhan đề bài này là “Vô thường cũng là Niết bàn tịch diệt”… Bởi vì, vô thường được hiểu là sinh diệt tương tục, sinh diệt bất tận. Trong khi đó, tịch diệt là Niết bàn với thể tánh không tịch, vắng lặng – được hiểu như dường nghịch nhau, vì trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật đã dạy: “Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc” (sinh diệt diệt rồi, [Niết bàn] tịch diệt là vui). Bài viết này sẽ dò tìm một vài cách thực dụng để nhìn thẳng vào vô thường và nhận ra Niết Bàn. Với các sai sót có thể có, xin được trọn lòng sám hối.
14/07/2022(Xem: 3847)
Trong cuộc tranh quyền về một thung lũng màu mỡ hai lãnh chúa lân bang với nhau đồng ý không gây chiến tranh mà thay vào đó chỉ giải quyết vấn đề này bằng một cuộc đấu cá nhân. Mỗi vị chúa tể sẽ đưa kiếm sĩ giỏi nhất của mình ra để đấu với tay kiếm của vị chúa tể kia. Quyền làm chủ mảnh đất sẽ trao cho bên chiến thắng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]