Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 16: Uống Trà Với Thượng Đế

14/11/201215:24(Xem: 7711)
Chương 16: Uống Trà Với Thượng Đế

Susan Moon

THẾ LÀ GIÀ!
Thiền Quán Về Tuổi Già Với Chút Tự Trào Và Tự Hào
This Is Getting Old
Zen Thoughts on Aging with Humor and Dignity
Chuyển Ngữ:
Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

Phần III:
Trong Cõi Tâm Linh

Chương 16: Uống Trà Với Thượng Đế

Khi còn là một đứa trẻ, tôi thường lo lắng về việc có nên tin hay không tin vào Thượng Đế. Trong gia đình tôi, Ngài ít khi được nhắc đến, ngoại trừ trong những câu ta thán của mẹ tôi, vì thế tôi không biết thượng đế có thật hay không, nhưng nếu như có mà tôi không tin vào Ngài, tôi sợ rằng mình sẽ làm Ngài phật lòng.

Tôi quyết định thử liên lạc với ngài, bằng cách dành riêng cho ngài một chỗ để ngài biết rằng ngài sẽ được hoan nghinh. Chỗ ấy là dưới bụi hoa nghinh xuân trong vườn sau nhà chúng tôi, trong cái hang được hình thành bởi những cành hoa rủ xuống. Trong căn ‘nhà nguyện’ âm u ấy, tôi quét sạch các lá cây trên mặt đất, và dù khi ấy tôi chẳng biết bàn thờ là cái gì, tôi đã dựng nên một cái bàn khá đẹp từ những cành lá và bùn, cao khoảng sáu in-sơ (15cm). Tôi trải lên đó một tấm khăn bàn làm bằng những nụ hoa từ la lan, màu xanh lam và tím, nằm chồng lên nhau như mái ngói. Tôi ngồi đó trong không gian gần-như-tối-đen, hài lòng với cái nơi thánh thiện mà tôi đã làm bằng bùn. Tôi muốn trò chuyện với thượng đế, nhưng không biết nói gì, nên tôi chỉ ngồi đó.

Ngày hôm sau tôi lại bò vào trong đó và nhận thấy rằng nơi tôi đã sửa soạn cho thượng đế bây giờ trở nên sống động với những con kiến to, đen. Chúng di chuyển như những chiếc xe nhỏ xíu trong cảnh kẹt xe khắp mặt bàn thờ, kéo theo những mảnh lớn cánh hoa từ la lan để dành làm thức ăn. Chúng nó đã phá hại bàn thờ - thành ra dơ bẩn, chẳng có chút gì là thánh thiện nữa. Tôi không nghĩ thượng đế sẽ đến một nơi như thế này dầu ngài có hiện hữu.

Ở tuổi thiếu niên, tôi thường dự các buổi họp của người Quaker. Tôi đã có thể thử trò chuyện với thượng đế ở đó, nhưng khi ấy tôi chỉ lo lắng về bài tập tiếng Pháp mà tôi phải làm. Sao tôi lại như vậy?

Tôi khám phá ra rằng nếu như tôi nhắm mắt lại, trợn mắt lên trong đầu tôi, và nhắm chúng vào vị trí trên trán nơi mà người Ấn giáo vẽ một chấm đỏ, tôi cảm nhận có cái gì đó mới mẻ và lạ lùng - một sự choáng váng, lâng lâng, gần như là một cơn nhức đầu. Có thể là thượng đế chăng? Nếu là vậy, ngài chẳng nói gì với tôi, và tôi cũng thế với ngài. Sau một lúc tôi từ bỏ phương thức này.

Khi Sandy, con trai tôi được bốn tuổi, nó nói, “Con vừa tìm ra cách mà mình có thể thấy thượng đế”. Nó đang nằm trên ghế băng sau xe (lúc đó chưa có ghế làm cho trẻ em ngồi trong xe), khi chúng tôi trên đường từ nhà trẻ về nhà. “Mẹ nhắm mắt lại, chặt thật chặt, mẹ sẽ thấy một luồng ánh sáng màu lam, đó là thượng đế”.

Chính tôi đã thử làm thế - dĩ nhiên là sau đó, khi tôi không đang lái xe - nhưng tôi chẳng thành công.

Khi tôi bắt đầu hành Thiền, việc tôi hay Ngài, có thể trò chuyện với nhau không, chẳng còn quan trọng nữa - các thiền giả không quan tâm đến chuyện đó. Thật thoải mái khi không phải lo nghĩ về thượng đế lúc đó, nhưng giờ thì tôi lại lo rằng mình không biết hành thiền như thế nào. Nhìn bên ngoài thì dường như là tôi đang hành thiền, nhưng tôi chỉ ngồi đó, hít thở và vọng tưởng lan man. Chẳng có gì xảy ra cả. Đó là việc tới giờ tôi vẫn làm - chỉ ngồi, và cũng chẳng có gì xảy ra. Tới giờ tôi đã quen rồi. Tôi đã biết rằng đó là cách hành Thiền: “chỉ là ngồi.” Tuy vậy, đôi lúc tôi cũng cảm giác cô đơn.

Chẳng bạn tình; tôi ngủ một mình. Khi thức dậy, tôi luôn uống một tách trà xanh, và ngắm nhìn ngày mới bắt đầu. Tôi thường mất bốn phút để pha trà trong một cái nồi sắt đỏ có hình những con chuồn chuồn trên đó, rồi tôi đổ trà vào một cái tách trắng có viền xanh.

Vào những ngày chủ nhật, tôi chẳng cần để chuông báo thức. Một ngày chủ nhật cách đây không lâu, tôi mở mắt dậy vào một buổi sáng mù sương. Chiếc giường vẫn ấm, và tôi chẳng có nơi nào để đi. Tôi sung sướng nghĩ đến việc được thưởng thức tách trà ngon. Nhưng cái khổ là tôi chẳng muốn ngồi dậy khỏi giường.

Tôi chẳng nghĩ là mình sẽ nói gì, nhưng bỗng nhiên, tôi bất ngờ nghe mình nói lớn tiếng, “Thượng đế, con có một yêu cầu. Ngài có thể mang cho con một tách trà xanh hay không?” Dường như đó là một yêu cầu quá nhỏ, nhất là khi bạn biết rằng từ trước tới giờ, tôi chưa bao giờ yêu cầu thượng đế về bất cứ điều gì.

Rồi thượng đế đã trả lời tôi, lớn tiếng, và điều đó cũng làm tôi ngạc nhiên. Tiếng nói của ngài thoát ra từ cửa miệng tôi.

“Rất tiếc, Sue à,” ngài nói. “Ta sẽ làm nếu có thể, nhưng ta chẳng có tay chân để làm công việc ấy. Tuy nhiên ta hoàn toàn ủng hộ việc con tự pha trà cho mình. Ta hoàn toàn ủng hộ con!” Tôi thấy rằng ngài thực sự chẳng làm việc ấy. “Nhưng thưa Ngài,” tôi nói, “con chẳng có aiđể mang trà vào tận giường cho con”.

Thượng đế trả lời, “Đó không phải là lỗi của ta. Con chẳng có ai bên cạnh là kết quả của sự chọn lựa của con. Dù vậy, ta đang có mặt ngay đây. Ta rất sẵn lòng cùng con xuống bếp”.

Tôi biết rằng Ngài nói thực lòng, nên tôi vô cùng xúc động. Tôi hăng hái tung mền ra, thả đôi chân trần xuống ngay sàn nhà lạnh. 

Tôi nghe thượng đế nói, lần này thì thầm trong hơi thở, “Con đi đi, Sue!”

Trong khi chờ trà thấm, tôi có bốn phút để hồi tưởng lại khoảng thời gian khi tôi đã được có một người đàn ông bên cạnh, nhưng dù lục cạn ký ức, tôi cũng chẳng nhớ có ai đã từng mang trà vào giường cho tôi những sáng chủ nhật. Có lẽ do tôi chưa bao giờ đòi hỏi điều đó.

Tôi ngồi trước hiên nhà với chiếc tách viền xanh trong tay. Chén trà đã giải cơn khát trong tôi, nên tôi chỉ ngồi đó, nhìn chú sóc đang ăn những mầm non của giàn lạc tiên trên nóc nhà bên cạnh.

* * *


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/12/2013(Xem: 5690)
Phật giáo không hoàn toàn là một tôn giáo theo cái nghĩa mà từ này vẫn được hiểu , vì Phật giáo không phải là “ một hệ thống tín điều và nghi lễ thờ cúng liên kết bất kể tín đồ nào đó với một chủ tể siêu nhiên ”. Phật giáo không kêu gọi sự tin tưởng mù quáng nơi những ngưới tin theo .
21/12/2013(Xem: 39933)
Kinh Pháp Cú được coi là kinh tóm thâu tinh hoa giáo lý của Đức Phật. Tư tưởng Pháp Cú là bức thông điệp muôn thuở mà Ðức Phật đã truyền đạt cho con người trong cõi nhân gian với mục đích là dạy cho con người nhận chân được cuộc sống. Sống đúng nghĩa. Sống cao thượng. Mỗi câu kinh là một trưởng thành cao tột của trí tuệ, phá vỡ ưu phiền trong cân não, nội tâm. Kinh Pháp Cú đã được nhiều vị dịch sang tiếng Việt, với nhiều hình thức: những câu "kệ", những vần thơ "thơ", hoặc "văn xuôi”. 66 câu Pháp cú đọc sau đây thuộc thể loại văn xuôi trích từ Tổng tập kinh Pháp cú Bắc tông do Nhà xuất bản Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2012.​ TỊNH CƯ CÁT TƯỜNG QUÂN KÍNH CHÚC QUÝ VỊ THÂN TÂM THƯỜNG AN LẠC. Cát Tường Quân a Zen haven of peace and tranquility CAT TUONG QUAN ZEN HOUSE A: Cu Chanh 1 Zone, Thuy Bang Ward, Huong Thuy District, Hue City T: +84 54 3962245| Skype: cattuongquan E: nttu@cattuongquan.com W: www.cattuongquan.com
21/12/2013(Xem: 41573)
Kinh Pháp Cú được coi là kinh tóm thâu tinh hoa giáo lý của Đức Phật. Tư tưởng Pháp Cú là bức thông điệp muôn thuở mà Ðức Phật đã truyền đạt cho con người trong cõi nhân gian với mục đích là dạy cho con người nhận chân được cuộc sống. Sống đúng nghĩa. Sống cao thượng. Mỗi câu kinh là một trưởng thành cao tột của trí tuệ, phá vỡ ưu phiền trong cân não, nội tâm. Kinh Pháp Cú đã được nhiều vị dịch sang tiếng Việt, với nhiều hình thức: những câu "kệ", những vần thơ "thơ", hoặc "văn xuôi”.
20/12/2013(Xem: 6048)
Lần trước tôi được tổ chức Inwent của Đức và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mời giảng 1 khóa về kỹ năng lãnh đạo 2 ngày tại Hội An cho lãnh đạo các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực miền Trung. Kết thúc khóa học, một số học viên mời tôi về tận doanh nghiệp. Để tôi tham quan và tư vấn thêm. Tuy nhiên, chẳng biết tôi có giúp gì cho họ hay không nhưng những món quà tôi nhận được thì quý giá vô cùng, thậm chí là rất hiếm nữa là khác.
20/12/2013(Xem: 11404)
Phải thú thật rằng tôi đã xem hầu hết các đĩa của chương trình “Phật pháp nhiệm màu” do chùa Hoằng Pháp tổ chức và tôi đã học đươc rất nhiều từ những vị khách mời đặc biệt này. Tôi đã thầm biết ơn Thượng tọa trụ trì và ban tổ chức đã làm nên những sự kiện quý giá và in ra những đĩa VCD hữu ích giúp cho người tu nhìn lại chính mình để học hỏi, tu tập được tốt hơn.
20/12/2013(Xem: 30075)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
20/12/2013(Xem: 8093)
Bộ phim là câu chuyện có thật về chú chó Nhật được cả thế giới biết đến như một biểu tượng về tình yêu thương vĩnh cửu. Đây chắc chắn là bộ phim mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng không thể nào quên.
18/12/2013(Xem: 12205)
Dân giàu nước mạnh xã hội văn minh phú cường khó có được, nếu người dân có nhiều bệnh tật, ngân sách chi tiêu y tế quá cao, đội ngũ sản xuất ốm yếu, học sinh sinh viên gầy, trí thông minh chưa đạt, đạo đức xã hội xuống cấp. Mà thiền, theo sự nghiên cứu của các khoa học gia và y giới quốc tế trong đó có người Việt chúng ta đều xác nhận, thiền có khả năng giúp cải tiến phần lớn các bất cập nêu trên. Đó là trọng tâm của bài viết gần đây “Thiền và canh tân đất nước”.
18/12/2013(Xem: 20207)
Nhân loại càng văn minh, thì con người càng bị cuốn hút vào các guồng máy do chính mình tạo ra. Từ đó, những khủng hoảng nầy chồng chất lên những khủng hoảng khác, tạo đủ thứ bệnh, và nhiều trường hợp, số phận, đành giao cho tử thần quyết định.
17/12/2013(Xem: 13139)
Hãy nhớ rằng không phải chúng ta đang cố gắng Ðể Trở Thành một ông thánh hay một cao nhân nào cả. Chúng ta cũng không nổ lực Ðể Tống Khứ một ác pháp nào hết. Hãy sống hồn nhiên và thoải mái. Cảnh giới nội tâm của chúng ta Là Như Vậy. Nó có thể là bất tịnh hay trong sáng và đó là một cặp hành trạng đối đãi nhau của ý thức. Thấy rõ Chúng như là Chúng, thấy rõ Chúng luôn vô thường, vô ngã thì đó chính là trí tuệ vậy. Trong khi đó, bằng một ý thức ngã chấp, chúng ta cố gắng mong mỏi "Tôi sẽ phát triển những gì thanh tịnh, tống khứ những gì không thanh tịnh " thì lập tức cái không thanh tịnh sẽ xuất hiện và kềm hãm chúng ta. Chúng ta lại vấp vào khối đá thất vọng trên đường đi của mình, thế là tiếp tục đau khổ. Hãy cẩn trọng với hai tháng cấm túc này. Vô minh luôn sẵn sàng khiến cho chúng ta tự chuốc lấy những khổ lụy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567