Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 14: Vô Hình, Vô Tướng

14/11/201215:24(Xem: 8774)
Chương 14: Vô Hình, Vô Tướng

Susan Moon

THẾ LÀ GIÀ!
Thiền Quán Về Tuổi Già Với Chút Tự Trào Và Tự Hào
This Is Getting Old
Zen Thoughts on Aging with Humor and Dignity
Chuyển Ngữ:
Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

Phần II:
Những Thay Đổi Trong Các Mối Liên Hệ

Chương 14: Vô Hình Vô Tướng

Có lần bà mẹ tám mươi ba tuổi của tôi và tôi cùng đi máy bay, lúc đến nơi, chiếc xe lăn mà tôi đã đặt cho bà không có sẵn ở cửa. Cô tiếp viên hàng không bảo sẽ có ngay, nhưng chúng tôi đứng đợi và đợi trong khi tất cả các hành khách khác đều đã xuống khỏi máy bay. Việc phải đứng lâu khiến mẹ tôi bị đau đến nỗi bà mất hết kiên nhẫn: "Mẹ kiếp, xe lăn của tôi đâu? Mẹ nó! Đây là lần chót tôi đi du lịch với hãng hàng không này!". Tôi điếng hồn, nhưng chiếc xe lăn xuất hiện ngay lập tức. Khi đã an tọa trên xe lăn, bà nhã nhặn xin lỗi cô tiếp viên hàng không và họ vui vẻ chia tay nhau.

Khác với mẹ, tôi không bao giờ dám la hét người khác, ngay cả khi tôi có cảm giác rằng họ phớt lờ sự có mặt của tôi. Tuần trước, khi tôi đang xếp hàng chờ mua phong bì trong một cửa hàng văn phòng phẩm đông người, thì một phụ nữ trẻ khỏe mạnh, tóc đen nhánh được tính tiền trước, dù cô ấy đến sau tôi, mà cũng không phải do cô muốn lấn ra trước tôi, mà do người tính tiền không để ý đến tôi.

Dầu bản thân tôi đã bị trở thành vô hình, vô tướng, chính tôi cũng phạm lỗi này. Hôm qua, khi đứng xếp hàng tại bưu điện, tôi đang mãi nhìn một chàng trai đang dán băng keo gói hàng của anh ta, thì tôi giật nẩy mình bởi tiếng gọi "Kìa Sue!". Tiếng gọi xuất phát từ một phụ nữ tóc bạc đứng ngay trước tôi - một người bạn của tôi. Tôi nghĩ rằng lý do khiến tôi không nhìn thấy bạn có lẽ do con mắt tâm của tôi khi nhìn thấy màu xám là lướt vội qua.

Tôi đã tham dự một hội thảo với chủ đề "Giảng sư Phật giáo ở phương Tây", với hơn hai trăm nam nữ cư sĩ họp lại trong vài ngày, phần đông tuổi tác đều đã trên năm mươi. Một người đàn ông tóc bạc, dáng vẻ chững chạc, nói với tôi, "Nhìn quanh, tôi thấy có nhiều bạn nam tóc bạc hơn bên nữ giới, mặc dù tuổi tác của chúng ta không khác biệt. Như vậy tôi có thể đoán là đa số các bà đã nhuộm tóc. Tuy nhiên, các vị này là các giảng sư Phật giáo! Tại sao một vị giảng sư Phật giáo lại đi nhuộm tóc? Lý ra là người Phật tử, các vị ấy phải biết chấp nhận bản thân!” Lúc đó mái tóc bạc của tôi không nhuộm, chắc hẳn ông ta nghĩ tôi là người biết chấp nhận bản thân.

Tôi cố thuyết phục ông rằng: không phải là các vịấy không chấp nhận bản thân mà chính là người khác không chấp nhận họ. Đó là tính chất vô hình. Tóc bạc phủ bạn trong sương mù và bạn muốn hét thật to, "Tôi vẫn còn ở đây! Tôi vẫn còn có thân! Tôi vẫn còn có suy nghĩ trong đầu!"

Thậm chí giờ tôi còn có cái nhìn khác về việc căng da mặt. Việc làm này không phải là một hành động giả tạo mà đúng hơn nó là một cố gắng - dầu có vô vọng bao nhiêu - để được như thực, để xé bỏ tấm màn che mà xã hội rọi chiếu lên mặt chúng ta. Tôi không thể trách cứ văn hóa về tuổi tác, giới tính đối với các nếp nhăn trên mặt tôi, nhưng không phải các nếp nhăn khiến tôi đau khổ, mà chính là cái ý nghĩa gán ghép cho chúng. Ý nghĩa đó thường là vô thức và ngấm ngầm.

Chúng ta thấy người khác già đi, nhưng không thể tin rằng mình cũng sẽ tàn phai. Nếu chúng ta quyết tâm, nếu chúng ta tập thể dục và không sử dụng thực phẩm bừa bãi, thì chắc chắn chúng ta sẽ không già. Hoặc khoa học sẽ tìm ra giải pháp cho chúng ta. Có câu hỏi như sau đã xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Harvard: "Lão hóa có cần thiết không?" Nhưng cho đến nay, thời gian vẫn trôi qua, vẫn để lại dấu vết của nó trên thân thể chúng ta. 

Tôi vẫn chỉ mới bắt đầu. Tôi vẫn còn đứng ở hai làn ranh - làn ranh giữa bắt đầu già và đã già. Làn ranh đó luôn dời đổi. Có nhớ câu: "Đừng tin những ai ngoài ba mươi" không? Tôi nhớ đến lúc mà tôi nghĩ rằng bốn mươi là già, rồi năm mươi, rồi sáu mươi.

Nhưng rồi đến một lúc nào đó, “tuổi già” sẽ không còn chỗ để lùi nữa, và rồi dù muốn hay không, tôi cũng sẽ an vị bộ xương xốp của mình trong chiếc xe lăn.

Mẹ tôi cũng nói rằng bà cảm thấy như mình không còn hiện hữu với tuổi già. Những năm của tuổi năm mươi khi bà thiết lập trung tâm an dưỡng cho các nghệ sĩ, bà đang ở thời hoàng kim của mình; ai cũng lắng nghe bà. Nhưng khi bà bước vào tuổi bảy mươi, bà cho rằng hội đồng quản trị và nhân viên không còn để ý tới lời bà nói, vì họ nghĩ rằng bà là một bà lão ngớ ngẩn. Vì thế, đôi khi bà mất bình tĩnh và la hét người khác trong các buổi họp, giống như bà đã làm ở cửa phi cơ - bà nói đó là cách duy nhất để bắt người ta phải lắng nghe bà. Tôi thường nghĩ là bà hơi thái quá, nhưng giờ tôi bắt đầu hiểu những điều bà muốn nói. 

Trong một cuộc họp lên kế hoạch liên quan đến công việc của tôi, một vị nam nhân nêu lên một đề nghị mà tôi đã đưa ra, nhưng lại cho đó là đóng góp của một đồng nghiệp nam khoảng tuổi tôi: "Theo lập luận của Bill . . . ". Tôi không nghĩ là ông ta cố ý phớt lờ tôi.Hẳn là ông đã nghe những điều ấy từ miệng tôi nói ra, nhưng theo trí nhớ của ông, ông đã nghe chúng qua cửa miệng của một nam nhân. Đàn ông lớn tuổi dễ được nhìn nhận hơn so với phụ nữ lớn tuổi. Đó là do tôi tưởng tượng ra hay thực sự là lời nói của tôi có trọng lượng hơn khi tôi còn trẻ đẹp? Tôi không biết. Tôi cũng cần giải thích thêm là trong trường hợp này, đang trong cuộc họp mà tôi đi đan móc khăn choàng, vậy thì một phần cũng lỗi tại tôi. Nếu bạn là phụ nữ đã ngoài bốn mươi lăm, tốt hơn không nên làm bất kỳ việc khâu vá nào trong các cuộc họp quan trọng.

Tôi được truyền cảm hứng từ tấm gương rất đáng ngưỡng mộ của Raging Grannies (Những Lão Bà Cuồng Nộ). Họ vẫn giữ hình ảnh rập khuôn của các phụ nữ lớn tuổi, với thân hình nhỏ bé, và đi hoạt động với nó. Họ là những người cổ động cho hòa bình, đi biểu tình với những chiếc nón và tạp-dề có hoa văn lòe loẹt như trên sân khấu, trông họ có vẻ hiền lành, vô tội vạ, nhưng thật ra không phải vậy. Ví dụ, một số Lão Bà Cuồng Nộ (Raging Grannies) bị bắt khi họ đòi ghi tên nhập ngũ trong đợt tuyển quân của Mỹ ở trung tâm Tucson. Họ nói rằng họ muốn được gửi đến Iraq để con cháu của họ có thể trở về nhà.

Năm ngoái tôi nhuộm mái tóc bạc xám của mình sang màu đỏ sáng (Lúc đó không có bất cứ hội thảo Phật giáo đang diễn ra). Bình thường tóc tôi không phải màu đỏ, nhưng không phải là tôi đang cố ý lường gạt ai. Khi người thợ làm tóc hỏi tôi muốn màu tóc của mình đem lại hiệu quả gì, tôi nói là tôi muốn bộc phá. Tôi nói là tôi không quan tâm dù màu nhuộm không tự nhiên, nhưng tôi muốnnhìn. . .ừm. . .nói không quá lời . . . trẻ hơn. Tôi muốn có một màu tóc mà nó sẽ làm cho người ta quan tâm đến những điều tôi nói.

Người thợ làm tóc tính giá cao nhưng thật khéo tay. Trong hai tuần lễ đầu, màu đỏ đó rất chói, nhưng tôi thực sự giật mình khi khám phá ra rằng đúng là nó đã đem lại sự khác biệt. Khi tiếp xúc với người không quen, họ đã nhìn thẳng tôi. Từ đằng xa người ta thấy tôi trẻ hơn, mạnh mẽ hơn, thậm chí có thể nhiệt tình hơn - một mái tóc hoe đỏ! Ở các nơi buôn bán đông người, người ta đã nhận thấy sự có mặt của tôi.

Sau vài tuần, màu nhuộm biến đổi thành màu cam hóa học: đó là một cuộc chiến vất vả, khi người ta cố gắng xóa đi dấu vết của tuổi tác trên một thân xác già nua. Mà việc làm đó cũng rất tốn kém: nếu những người phụ nữ lớn tuổi không quan tâm đến việc lão hóa, thì một mảng lớn của nền kinh tế sẽ sụp đổ.

Khi tôi than thở với em gái về cảm giác trở thành vô hình, vô tướng của người phụ nữ lớn tuổi, rằng họ giống như một chiếc lá khô, tôi nghĩ là cô ấy cảm thấy khó chịu với sự tự kỷ của tôi, dù cô ấy không nói thẳng ra. Cô chỉ nhẹ nhàng nói, "Vậy phẩm cách có ý nghĩa gì? Sao chị không tạo dựng phẩm cách của riêng mình?" Tôi đã đặt chữ phẩm cáchđó vào túi như một viên đá mịn, nắm chặt lấy nó, tìm sự an ủi trong nó.

Không lâu sau, tôi gặp một bà cụ ở sân bay ở Puerto Vallarta, Mexico. Bà cụ phải đến chín mươi. Cả hai chúng tôi đều ngồi trong phòng đợi, chờ máy bay đi California. Bà đeo nữ trang màu ngọc lam, mặc váy dài bằng vải denim, khăn choàng kiểu Mễ màu hồng tươi, và gương mặt nhăn nheo cúi trên trang sách, đầy ấn tượng. Mái tóc bạc trắng của bà được búi trên đầu, và được gài chặt bằng những que gỗ - mà tôi nghĩ là những chiếc đũa. Bà giống như một nghệ sĩ, tôi nghĩ - một nghệ sĩ già. Dường như bà đi du lịch một mình, nhưng trông bà không có vẻ sợ hãi hay lo lắng; trông bà thật tự tại, ngồi đó đọc sách, với tấm vé lên máy bay được nhét giữa các trang sách. Bà không ý thức một điều, rằng bà là phúc trời ban - một sứ giả của tuổi già. Bà là sự tương phản của vô tướng, vô hình, bà tỏa sáng đối với tôi - mái tóc bạc trắng, khăn choàng màu hoa cây vân. Bà như nhắc nhở tôi không được thương hại bản thân. Khi được gọi lên máy bay, bà đứng dậy và bước đi, chậm rãi, vững chắc với cây gậy cầm tay và mỉm cười, bước lên máy bay. Bà đúng là có phẩm cách.

* * *

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2017(Xem: 8026)
Đây là câu hỏi rất quan trọng mà đại đa số Phật tử nữ thắc mắc về vấn đề chuyển nghiệp thân nữ, nhưng xưa và nay chưa có ai giải thích thỏa đáng về câu hỏi này? Chúng tôi chỉ là hàng hậu học vì có nhân duyên phải hoằng pháp lợi sinh nên không dám lấy vải thưa che mắt Thánh. Sư phụ chúng tôi là Hòa Thượng Thích Nhật Quang hiện là Trưởng ban quản trị Tổ đình Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, Trụ trị Tổ đình Thiền Viện Thường Chiếu, Viện trưởng Thiền Viện Trúc Lâm Trí Đức huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai. Ngài năm nay 75 tuổi xuất gia tu học từ năm 7 tuổi, vậy mà chúng con hiếm thấy sư phụ trả lời Phật pháp trước công chúng, thỉnh thoảng vẫn có nhưng rất ít. Chúng con hỏi Ngài vì sao như vậy? Ngài nói, biển Phật pháp mênh mông nghĩa lý sâu sắc, tôi còn chưa thông suốt làm sao dám trả lời đúng sai.
04/04/2017(Xem: 5754)
Thường thì chúng ta phải thoát khỏi sự tự mãn mới có thể bắt đầu hành trình tâm linh. Thí dụ như một cơn khủng hoảng trầm trọng, sự đau khổ ê chề, hay sự mệt mỏi và chán chường cùng cực vì phải tới lui và tái diễn những vai trò càng lúc càng trở nên vô nghĩa: đó là những yếu tố thúc đẩy hành trình tâm linh (John Snelling, The Elements of Buddhism", p. 117). Câu chuyện sau đây có thể nêu rõ quan điểm nầy:
04/04/2017(Xem: 9146)
Trước mùa An Cư Kiết Hạ năm nay, (chúng con) chúng tôi có duyên lành viếng thăm các tu viện Phật giáo tại bang Ladakh- India, được cơ hội thân cận các vị LạtMa nơi này và sống hòa mình với thiên nhiên của núi rừng Himalaya thanh khiết.
03/04/2017(Xem: 7901)
Phật giáo không gặp nhiều khó khăn khi phải chấp nhận sự tin tưởng của quần chúng địa phương về thần thánh, ma quỉ hay các vấn đề tâm linh khác. Thần thánh hay ma quỉ cũng chịu sự chi phối của luật nghiệp báo và các luật khác trong thiên nhiên. Thế giới của Phật gíáo đủ rộng để bao gồm các chúng sanh nầy. Phật giáo có thể chấp nhận một số cách thờ phượng, một số không thích hợp và bị loại bỏ, một số có thể được tiếp thu và hòa nhập phần nào trong tổng thể Phật giáo. Những tin tưởng và thờ phượng nầy có thể đóng vai trò quan trọng trong nếp sống của dân địa phương, nhứt là tại các xứ Á châu.
02/04/2017(Xem: 8201)
1) Xin ngài cho biết thuyết tái sanh trong Phật giáo làm việc như thế nào? Trà lời: Tất cả những kinh nghiệm về thân và tâm của chúng ta, trong đời nầy cũng như đời quá khứ và tương lai, đều do hành động (nghiệp) của thân khẩu ý trong quá khứ và hiện tại. Hành động lành đem đến kết quả mong muốn, sự tái sanh và đời sống tốt đẹp. Trong khi đó hành động xấu ác đem đến hậu quả bất thiện, sự tái sanh và đời sống không tốt đẹp. Chúng ta sẽ liên tục tái sanh theo nghiệp báo, trong vòng luân hồi, cho đến khi nào đạt được sự giác ngộ tối hậu.
01/04/2017(Xem: 13025)
Từ khi loài người có mặt trên thế gian này, sống giữa trời đất bao la với hiểu biết và việc làm còn giới hạn, nên thường lo lắng và sợ hãi bởi những suy nghĩ cạn hẹp. Họ tưởng tượng ra có một đấng tối cao toàn quyền ban phước, giáng hoạ; nhìn đồi núi chập chùng, cao vót, họ tưởng ra vị thần núi; nhìn biển rộng bao la, mênh mông, họ nghĩ có vị thần biển đang cai trị ở đó, và vô số vị thần có nhiệm vụ cai quản muôn loài vật ở thế gian này. Đó là niềm tin của con người ở thời kỳ sơ khai, tin vào thế giới thần linh một cách tuyệt đối và chấp nhận giao phó số phận của mình, uỷ thác cho thần linh sắp đặt, định đoạt. Về sau, loài người chúng ta thật diễm phúc khi có được nhân duyên tốt đẹp gặp được Tam bảo, tức ba ngôi báu Phật-Pháp-Tăng trên cõi đời này.
01/04/2017(Xem: 11742)
Đề tài oan gia đã được thuyết giảng nhiều lần từ năm 2010 đến 2013. Tập sách này đúc kết lại các buổi giảng trên. Cốt lõi oan gia chỉ có một, nhưng mỗi lần giảng thì tôi thêm vào nhiều câu chuyện rút tỉa từ kinh sách, báo chí, internet hoặc nghe kể lại. Sống ở đời, ai cũng đi tìm hạnh phúc, muốn có một gia đình vợ chồng yêu thương, chung thủy với nhau, muốn có con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo, anh em hòa thuận. Sự mong ướcrất đơn giản như vậy nhưng nhiều người suốt đời tìm hoài không được. Ngược lại, nhiều khi những người thân thương mà ta trông chờ hạnh phúc lại là người làm khổ ta nhiều nhất. Ta muốn họ làm vừa ý ta thì họ lại luôn làm trái ý ta, chưa kể họ bắt ta phải theo ý họ, hoặc họ bỏ bê, hất hủi, mắng chửi, đánh đập ta. Tại sao cuộc đời lại trớ trêu như vậy? Tại sao những người "thân thương" không thương yêu ta đúng như nghĩa "thân thương" mà lại làm khổ ta? Mời bạn đọc tìm câu trả lời trong tập sách này.
31/03/2017(Xem: 9289)
Ngày giỗ Nhị Tổ Pháp Loa mồng 3 tháng 3 thầy trò chúng tôi quy tụ tại Pháp Loa Thiền Tự, huyện Sóc Sơn, Thủ đô Hà Nội để tưởng nhớ đến Ngài. Có mặt trong ngày đặc biệt nay có khoảng vài chục quý thầy, quý sư cô đang thực hành thiền cùng các thiền sinh cư sỹ. Buỗi lê thật đơn giản và sâu sắc, ngắn gọn và ý nghĩa.
31/03/2017(Xem: 6027)
Nữ sĩ Ninh Giang Thu Cúc "mối lái" cho chuyến xe giá rẽ, đi trong hai ngày - Sài Gòn-Di Linh, một tài xế trẻ, có tâm đạo, cũng là xe nhà, thân quen với gia đình nữ sĩ, vì thế, vừa "ngon - bổ và rẻ". Vấn đề là phải tìm đủ người cho xe bảy chỗ.
30/03/2017(Xem: 5977)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước có nói đến Tâm là chủ tể. Đích thực, con người trên đời này làm nên vô số việc tốt, xấu, học hành, nên danh, nên nghiệp, mưu sinh sống đời hạnh phúc, khổ đau, cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật, thành Thánh, Nhân bản, v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo). Qua đây cho ta thấy rằng; tâm là con người thật của con người, (động vật có linh giác, giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra, bản thân con người, chỉ là một khối thịt bất động.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]