Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 11: An Nhiên Tự Tại

14/11/201215:24(Xem: 8970)
Chương 11: An Nhiên Tự Tại

Susan Moon

THẾ LÀ GIÀ!
Thiền Quán Về Tuổi Già Với Chút Tự Trào Và Tự Hào
This Is Getting Old
Zen Thoughts on Aging with Humor and Dignity
Chuyển Ngữ:
Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

Phần II:
Những Thay Đổi Trong Các Mối Liên Hệ

Chương 11: An Nhiên Tự Tại

Tôi điểm tâm buổi sáng bằng ngũ cốc Cheerios và sữa với mẹ ở chiếc bàn nhỏ cạnh cửa sổ, trong cao ốc dành cho người già của bà ở Chicago. Căn hộ trên tầng thứ sáu của bà hướng mặt ra hồ Michigan, nên một trong những cái thú lớn nhất của mẹ tôi trong cuộc sống là ngồi trên chiếc ghế bà ưa thích, ngắm nhìn các tàu, thuyền qua lại và những đám mây trên bầu trời. Đây là buổi sáng đầu tiên trong những ngày tôi thăm viếng, nên mẹ tôi đã chuyển sự quan tâm từ cái hồ dưới kia sang cô con gái. Bà nói, “Tóc tai con bù xù quá! Con không vén nó lên khỏi mặt được sao?" Tôi trả lời, "Mẹ có bao giờ khentóc con đẹp?".

Tối hôm đó bà cố gắng sửa chữa bằng cách tuôn bao lời khen khi tôi kẹp tóc lại trước khi chúng tôi xuống lầu đi ăn tối. Nhưng sáng hôm sau, một lần nữa, khi ngồi trước tô ngũ cốc, bà lại nghiêng đầu nhìn tôi, và tôi biết điều gì sắp xảy ra. 

"Đêm qua mẹ thấy con thật đẹp”, bà nói, cố tỏ ra tế nhị. “Mẹ không thể không ngắm nhìn con”. Tôi biết đó là đoạn khởi đầu. "Nhưng sáng nay... sao con không chải tóc lên?"

Tôi trả lời, "Mẹ ơi, con đã sáu mươi ba. Con không còn nhỏ để mẹ bảo con phải chải tóc kiểu nào”. Nhưng rõ ràng là tôi chưa đủ trưởng thành để bỏ qua. 

"Mẹ chỉ muốn cho con biết là con đẹp như thế nào khi con chãi tóc lên".

"Con biết mẹ thích nó như thế nào mà”.

"Không, con không biết! Vì vậy mẹ mới nói cho con biết". 

Tôi nghĩ thầm: Mẹ đã nói chuyện tóc tai của con suốt sáu mươi năm qua. Mẹ tưởng là con không biết mẹ thích gì sao?Nhưng tôi không nói ra những điều này.

Dù sao, bản thân tôi cũng có lỗi. Mấy năm trước đây, khi tóc mẹ tôi còn dài đến vai, đôi khi bà buộc tóc thành bím, rồi bà hỏi tôi có thích bà làm tóc theo kiểu đó không. Tôi trả lời là tôi không thấy nó "hợp với tuổi" của bà. (Nếu người hỏi không phải là mẹ tôi, có lẽ tôi đã trả lời là rất thích bím tóc đó). Mẹ tôi làm tuồng như bà nghĩ đó là một nhận xét dí dỏm nhất của tôi và đôi lần tôi nghe mẹ nói với bạn bè, "Susan cho rằng bím tóc của tôi không 'hợp với tuổi’!". Nhưng điều đó làm tổn thương bà. Không lâu sau, bà cắt tóc ngắn, để mái tóc bạc xõa nhẹ quanh mặt. Vậy mà khi gặp lại mẹ, tôi có khen tóc bà đẹp không? Không, cho đến khi bà hỏi thẳng tôi là liệu mái tóc mới của bà có hợp với tuổi không.

Mẹ tôi là người rộng lượng. Bà thương con cháu với tình thương vô điều kiện - gần như thế. Giống như thiền sư Suzuki Roshi đã nói với các đệ tử khi ông cố gắng giải thích về Phật tánh: "Tất cả chúng ta đều hoàn hảo như chúng ta đang là nhưngchúng ta có thể tận dụng một ít sửa đổi".

Tôi mướn một chiếc xe để sử dụng trong chuyến viếng thăm kéo dài một tuần này, như thế tôi có thể chở mẹ tôi đi đây đi đó. Mấy năm nay mẹ tôi đã bỏ lái xe, sau tai nạn đâm vào một chiếc xe đang đậu mà không hiểu tại sao. Không được lái xe, thật là một điều khó cho bà. Bà không thể đi bộ xa vì đau lưng, nên việc xe buýt dừng ở trạm cách nhà khoảng hai chặng đường là một trở ngại cho bà. Khu cao ốc có một chiếc xe tải để chở các cư dân đi mua sắm, nhưng đi bộ vòng quanh một siêu thị rộng lớn, dù có xe đẩy cũng là việc khó làm đối với bà. Và bà ghét nhất là không được lựa chọn đi vào lúc nào.

Tôi đã giúp mẹ tôi làm một số việc linh tinh: tôi rất vui vì có thể đem mẹ đến bác sĩ khám mắt cườm cho bà. Những cuộc hẹn đi bác sĩ là một vấn đề tâm lý đối với mẹ tôi, và càng lớn tuổi thì bà càng có nhiều cái hẹn. Khi trao đổi qua điện thoại không lâu trước chuyến viếng thăm của tôi, bà đã nói với lòng thèm muốn về một người bạn trong chung cư, "Bà Janet được con gái chở đi mỗi khi bà có hẹn khám bệnh với các bác sĩ. Ôi, mẹ ước gì có một đứa con sống ở Chicago!" Mấy chị em tôi đã cố gắng kết hợp các chuyến thăm viếng của chúng tôi với các cuộc hẹn khám bệnh của mẹ, nhưng ai cũng sống quá xa, nên bà không thể thường xuyên dựa vào chúng tôi. Mẹ đi khám bệnh hầu hết bằng taxi, mà taxi phải chờ thật lâu mới có.

Một ngày trong tuần lễ đó tôi đã đưa mẹ đến một cuộc triển lãm in ấn của Nhật tại Viện Nghệ thuật, và đẩy mẹ đi qua các phòng trưng bày trên chiếc xe lăn có thể xếp lại được mà mẹ thường sử dụng cho những chuyến đi như vầy. Nhiều lần, khi bà muốn ngắm một bức tranh khác hơn cái mà tôi muốn hướng tới, bà tự nhiên bỏ chân xuống sàn khiến chiếc xe lăn không thể đi tới, giống như một chiếc xe đẩy đã bị khóa lại. Điều đó làm tôi khó chịu cho đến khi tôi nhìn vấn đề theo quan điểm của bà, và nhận ra rằng đó là cách để bà dành lại chút quyền quyết định của mình.

Tôi cũng cố gắng tỏ ra có ích bằng nhiều cách khác. Nhu cầu ăn uống của mẹ tôi rất đơn giản. Cách tổ chức trong chung cư này là mẹ tôi sẽ dùng bữa tối ở tầng dưới trong phòng ăn chung với mọi người, còn điểm tâm và trưa thì mẹ tôi tự lo liệu, rất giản đơn, trong nhà bếp nhỏ bé của bà. Vì vậy, tôi đã lau sạch tủ lạnh cho mẹ, mua ngũ cốc lạnh, một ít sữa chua và đã nấu sẵn một nồi to cần-tây, súp khoai tây, rồi cất một ít trong tủ đá để dành cho mẹ chuẩn bị các buổi ăn trưa sau này.

Sau đó đến phần máy vi tính. Tôi đã bày cho mẹ một số điều mà giữa những lần thăm viếng của tôi, bà luôn quên chúng: thí dụ làm thế nào để thay đổi các lề trong chương trình tạo văn bản, làm thế nào để gửi thư điện tử. Tôi không phàn nàn gì việc này, vì mẹ là người duy nhất trên thế giới xem tôi là một chuyên gia máy tính.

Tôi rất ngưỡng mộ cuộc sống của mẹ tôi. Chicago là thành phố của mẹ, vì bà đã lớn lên ở đó. Bà vẫn có những người bạn cũ không sống trong chung cư mà thỉnh thoảng bà vẫn gặp gỡ và nhiều năm qua bà cũng đã có một cuộc sống phong phú trong khu chung cư này. Một trong các cư dân là hậu duệ của nhà thơ người Mỹ gốc Châu Phi, Paul Laurence Dunbar, đã mang một số ấn phẩm của ông đến lớp và cả nhóm, bao gồm người da trắng và người Mỹ gốc Châu Phi, đã có một cuộc thảo luận hào hứng về văn chương trong cộng đồng người Mỹ gốc Châu Phi sử dụng tiếng Anh. Tôi đã rất ấn tượng. Tôi gần như có thể hình dung mình sinh hoạt trong một nhóm như thế.

Nhưng có lẽ tôi ghét sự tự giam hãm giống như mẹ tôi thường làm. Đôi khi bà ở yên trong nhà nhiều ngày và chỉ có thể đoán được nhiệt độ bên ngoài bằng cách quan sát cách ăn vận của những người dẫn chó đi dạo dọc theo bờ hồ. Bà ngồi hàng giờ bên cửa sổ, xoay ghế 180 độ trong tầm nhìn của mình, để nhìn ra chỗ mặt hồ có mấy con vịt bằng chiếc ống dòm của mình. Thực ra, tôi nghĩ là bà thích nhìnthời tiết - dù nó thế nào - trên chiếc ghế êm ấm của mình hơn là ở bên ngoài đắm mình trong đó. Dù tu tập theo Phật giáo nhiều năm, tôi vẫn không thể ngồi yên trong căn phòng chật chội, nhưng mẹ tôi, vì phải ở yên một chỗ, nên bà rất giỏi chịu đựng.

Một ngày trước khi tôi quay về California, tuyết đã rơi lúc tôi vừa thức giấc. Tôi nhẹ nhàng đi ra khỏi phòng, trong khi mẹ tôi vẫn còn ngủ. Tôi đi theo đường hầm dành cho người đi bộ phía dưới đường lái xe và đi bộ trong công viên nhỏ cạnh hồ ngay đối diện tòa nhà của mẹ. Không có ai khác ở đó; dấu chân tôi là những dấu chân đầu tiên trên nền tuyết mới phủ. Tôi tưởng chừng mình đang ở đồng quê, với những chỏm tuyết trắng phủ trên các trụ hàng rào và cái hồ bên cạnh tôi thì xa mút mắt vì tuyết rơi xuống đã che lấp các ống khói của Indiana, và các chú sóc làm rơi vải mọi thứ từ trên các cành cây. Tôi tưởng chừng mình đang ở đồng quê, nếu không có tiếng gầm rú của xe cộ lưu thông ở phía sau. Tôi nghĩ thầm: mùa xuân tới, tôi sẽ ghé thăm mẹ, khi tuyết đã tan, mặt trời đã ló dạng, lúc ấy tôi sẽ đẩy mẹngồi trên xe lăn đi qua công viên, để bà có thể nghe tiếng chim hót và ngửi mùi hương của các cây liễu.

Quay lại để đi về, tôi nhìn thấy chung cư của mẹ ở phía bên kia của dòng sông xe cộ. Tôi đếm sáu tầng để nhận ra cửa sổ phòng mẹ ở mặt tiền bằng gạch, rồi vẫy tay chào, để trong trường hợp mẹ có thức dậy, nhìn ra ngoài thì sẽ thấy tôi.

Tối hôm cuối cùng đó, mẹ tôi tổ chức một bữa tiệc trước bữa ăn tối cho một nhóm bạn mà bà gọi là "các bà mẹ của các cô con gái". Tất cả các bà mẹ này đều có con gái ở xa, thỉnh thoảng đến đây thăm họ - như tôi, là từ Berkeley, California. Trước bữa tiệc, tôi chải tóc, cố kẹp nó lại thật gọn gàng.

Sáu bà mẹ này đi thang máy lên căn hộ của mẹ tôi để uống rượu và ăn bánh lạt có hình những con cá vàng nhỏ. Tôi không cần phải cất áo khoác cho họ vì tất cả đều ở trong chung cư này, nhưng phải cất hai cây gậy tập đi. Mẹ tôi rất vui được gặp họ - bà luôn nói là bà rất thích giới thiệu con cái mình với bạn bè. Họ ngồi an vị thành nửa vòng tròn đối mặt với cửa sổ lớn. Ánh sáng ban ngày đã nhạt nhòa thành xám xịt trên mặt hồ và màu tuyết trắng đã trở nên đen đúa dọc theo các lề đường bên dưới.

Người phụ nữ duy nhất mà tôi chưa được gặp trước đây nói: "Cô giống y khuôn mẹ!" Dầu đã cao tuổi, mẹ tôi vẫn còn nét đẹp, nhưng có người con gái nào muốn được nói là mình giống mẹ đâu? Tôi không thấy phiền nếu có giống mẹ, nhưng tôi muốn được thấy trẻ hơn bà. Thực ra, mỗi khi đi thang máy một mình không có mẹ trong chung cư này, tôi rất sợ bị hiểu lầm là cư dân ở đây. Tôi đã gần sáu mươi lăm - đủ tuổi hợp lệ để sống ở đây rồi.

Nhóm phụ nữ này khiến tôi rất cảm kích - tất cả đều vui vẻ, thân tình, tất cả đều đang phải đối mặt với sự tàn hoại của tuổi già. Betty, người lớn tuổi nhất trong nhóm, khoảng chín mươi. Những người khác đều trong thập niên tám mươi. Betty vẫn còn khỏe, luôn vui cười. Vài năm trước đây, bà và mẹ tôi đã du lịch xuyên Siberian bằng xe lửa, nhưng sau đó bà bắt đầu bị bệnh chóng mặt nên không thể du lịch nữa. Một vị khách nữa thì bị lãng tai, người khác nữa thì dù ngồi hay đứng thân hình cũng cong như chữ C.

Jane, người bạn từ thời thơ ấu của mẹ tôi, bị bệnh ung thư miệng giai đoạn cuối. Bà không còn răng và phải gắn hàm giả. Bà không xuống dự bữa ăn tối, vì như bà đã nói với mẹ tôi, bà sợ các bạn sẽ ăn mất ngon nếu họ nhìn thấy bà ăn như thế nào. Ngay cả nói chuyện cũng làm bà bị đau, mà bà phát âm giờ cũng không được rõ, nhưng bà là một phụ nữ rất dũng cảm, bà vẫn tham gia vào cuộc hội thoại. Khi câu chuyện xoay sang chủ đề quen thuộc về sự thăm viếng của những đứa con đã trưởng thành, bà chua chát nói, "Con trai vẫn là con mình cho đến khi nó lấy vợ, nhưng con gái thì suốt đời vẫn là con gái mình”.

Tất cả những người phụ nữ này đều là góa phụ, kể cả mẹ tôi. Tôi không thể biết họ đau khổ đến thế nào khi trở thành góa bụa sau hàng chục năm chung sống với người bạn đời. Ngược lại tôi cũng không thể biết họ cảm thấy được giải thoát như thế nào sau những năm dài phải chăm sóc cho người thân yêu. Nhìn bề ngoài những người phụ nữ lớn tuổi này không có sự đồng cảm với họ, thì bạn sẽ không thể hiểu họ cô đơn hoặc nhẫn nại như thế nào để mang những cây gậy tập đi ra vô thang máy. Bạn quên rằng trước đây họ không giống như thế, rằng họ đã thường đi ca-nô trong rừng Minnesota hoặc khiêu vũ theo điệu valse đến tận bình minh, rằng họ đã có một cuộc sống khác bên ngoài chung cư này. Bạn nghĩ rằng họ sinh ra đã da mồi tóc bạc, và điếc lác.

Như một đứa con gái ngoan, tôi chuyền bánh đến mời các bà. Tôi mời họ rượu vang, đỏ hoặc trắng, trong những chiếc ly Mễ Tây Cơ màu xanh tuyệt đẹp của mẹ tôi. Chú mèo nhỏ, Sigo, được mẹ tôi nuôi sau khi cha dượng tôi chết, nằm ngữa trên lưng, chân cào không khí, muốn được đùa giỡn. Mẹ tôi cầm một sợi dây kẽm có một quả bóng treo ở đầu dây, đung đưa trước mặt Sigo. Nó nằm sát đất, không động đậy, trừ cái đuôi, sau đó đột ngột nhảy vọt lên chỗ trái banh làm tất cả chúng tôi đều phá ra cười.

Betty nói với tôi, "Dì nghe nói cháu vừa dự một khóa thiền dài ngày trở về. Vậy nó có giúp cháu tự tại không?"

Tôi có vẻ khác mọi người ở đây, vì là người đã cải đạo qua Phật giáo. Buổi chiều hôm đó, mẹ đã giới thiệu tôi với hai người bạn ở cùng chung cư, khi chúng tôi đang đi trong thang máy, nơi mà các cuộc giao tiếp, xã giao của bà thường xảy ra. "Đây là cô con gái theo Phật giáo ở California của tôi!" bà nói một cách hãnh diện. Hai người bạn của mẹ muốn biết tất cả mọi thứ về Phật giáo và rằng tôi có tin hay không vào luân hồi. Nhưng thực sự tôi không thể giải thích trong khoảng thời gian thang máy đi từ tầng sáu xuống tầng một. 

Giờ thì tôi trả lời câu hỏi của Betty như thế này. "Trong thiền người ta không cố gắng để đạt được điều gì cả, ngay cả sự an tĩnh. Cái chính là buông bỏ tâm tham muốn. Buông bỏ mọi bám víu”. 

Betty nói, "Vậy thì tôikhông cần hành Thiền rồi. Tuổi già bắt buộc người ta phải từ bỏ hết thứ quỷ này đến thứ khác!" Mọi người đều cười tán thưởng.

"Tôi thích Thiền”, mẹ tôi nói, “vì Thiền giúp ta sống trong hiện tại. Đó là điều quan trọng trong tuổi già. Tôi không còn quan tâm đến quá khứ - nó đã chấm dứt từ lâu! Còn nghĩ đến tương lai thì thật vô ích - tương lai gì đây? Nhưng hiện tại! Tôi tự nhủ mình, có biết bao điều đang xảy ra".

Tôi mời thêm rượu, nhưng chỉ có một người uống thêm, tôi thắc mắc không biết họ có luôn thực tập tính điều độ. Cuộc trò chuyện chuyển sang đề tài về người đầu bếp mới trong nhà ăn ở tầng dưới với món sốt kem nấm rất độc hại mà ông nấu với thịt gà. Tôi quan sát những người phụ nữ này khi họ nói cười, khi họ chuyền nhau chiếc tô đựng bánh quy bằng những bàn tay run rẩy. Tôi thấy họ quan tâm đến nhau như thế nào. Họ là những người đã thành đạt trong các vai trò như học giả, nghệ sĩ, nhân viên xã hội, nhà thơ, nội trợ. Giờ ở tuổi già, họ đang trải nghiệm tình bằng hữu và cuộc sống cộng đồng.

Mẹ tôi chỉ hơn tôi hai mươi tuổi, với đà này thì chẳng mấy chốc tôi sẽ ở vào tuổi bà. Bà là người đang lần dò lãnh địa này cho tôi, nên bắt buộc tôi phải quan sát cẩn thận.

Năm giờ rưỡi - trong chung cư này đó là lúc phải xuống nhà dùng bữa ăn tối. Sau khi tôi lấy hai cây gậy đi bộ từ góc phòng ra, bảy bà mẹ có con gái và một người con gái - là tôi - bắt đầu ra hành lang dẫn đến thang máy.

Mẹ tôi ngồi xe lăn, điều khiển nó đi tới bằng cách xủi chân tới trước trên sàn nhà như một đứa trẻ đẩy món đồ chơi đi tới. Đó là điều mẹ tôi thích làm khi ở trong môi trường thân thuộc. Bà nói ngồi trên xe lăn kiểu đó là cách thể dục tốt nhất. Người ta tưởng rằng bà ngồi xe lăn vì chân bà có vấn đề, nhưng thật ra chính là do lưng bà bị đau nếu bà đi bộ nhiều hơn khoảng năm mươi bước.

Đôi khi, vào những ngày lưng mẹ đỡ đau, bà có thể đi bộ ra thang máy với một cây gậy. Cây gậy của bà có một tay cầm mà khi nghiêng nó qua một bên, thì nó trở thành một chỗ ngồi nhỏ để bà có thể dừng lại, nghỉ ngơi. Bà đã đặt mua những chiếc gậy này từ Anh. Nếu bạn nhìn bà từ phía trước, khi bà ngồi trên gậy thì bạn sẽ ngạc nhiên, vì bạn không thể nhìn thấy cây gậy, nên lầm tưởng bà đang thực hiện một tư thế yoga rất khó - đầu gối hơi cong, tư thế như đang ngồi trên một chiếc ghế mà ta không thấy nó đâu… Nhưng hôm nay là ngày mẹ đi xe lăn.

Như một đội quân nhếch nhác, chúng tôi di chuyển dần xuống hành lang và tôi phải cố tình đi chậm lại. Bà Betty, đi bên cạnh tôi, nói: "Susan, cháu có mái tóc đẹp quá". Ngồi trên xe lăn, mẹ ngước lên nhìn tôi và chúng tôi cười với nhau.

* * *

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/06/2022(Xem: 6243)
Lời Nói Đầu Người có lòng thành kính tin vào Đức Phật và theo Đạo Phật không phải chỉ hàng ngày thắp nhang đảnh lễ trước bàn thờ Phật, niệm Phật hoặc đọc dăm ba câu kinh, thỉnh vài hồi chuông, gõ đôi tiếng mõ hay lâu lâu rủ nhau đến chùa lễ bái là đủ. Chúng ta cần tìm hiểu rõ những lời dạy của Đức Phật vì Đức Phật đã từng nói rằng: “Tin ta mà không hiểu ta, ấy là bài báng ta.”
02/06/2022(Xem: 6163)
Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong niềm vui của Mùa Vesak PL 2566 cùng tâm niệm:''Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật'', vào Chủ Nhật tuần qua (May 22 2022) chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những người tàn tật và dân nghèo vùng Bồ Đề Đạo Tràng tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
02/06/2022(Xem: 4940)
Cảm niệm Một Mùa Hoa Vô Ưu Bảy bước đi liên tòa kết nụ Chỉ đất trời thượng hạ tuyên ngôn "Như Lai vô thượng chí tôn Thân này kiếp chót vĩnh tồn vô sanh"
02/06/2022(Xem: 4920)
Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ai là người biết tán dương & cúng dường Như Lai đúng nghĩa? Đức Phật dạy ta nên nhận biết chân lý giáo pháp qua thiền định thay vì đức tin mù quáng hay sợ sệt thần quyền. Vì vô minh, có vài tôn giáo làm cho con người lo sợ, tin có vị thần linh tối thượng kiểm soát tâm linh và đời sống của họ. Đức Phật đả phá thái độ nầy qua bài Kinh Pháp Cú : "Trong sạch hay ô nhiễm chính tự ta. Không ai có thể làm ta trong sạch hay ô nhiễm".
15/05/2022(Xem: 10852)
“Kinh Pháp Cú” là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của đạo Phật. “Pháp” có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. “Cú” là lời nói, câu kệ. “Pháp Cú” là những câu nói về chánh pháp, những lời dạy của đức Phật nên “Kinh Pháp Cú” còn được gọi là “Kinh Lời Vàng” hoặc “Lời Phật Dạy”.
04/05/2022(Xem: 6695)
NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 THƠ ĐIẾU CHƯ GIÁC LINH (ĐNT Tín Nghĩa), trang 6 NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7 ƯU ĐÀM HOA NỞ SÁNG HÔM NAY (thơ Đồng Thiện), trang 8 THÔNG BẠCH PHẬT ĐẢN PL 2566 – 2022 (HĐGP GHPGVNTNHK), trang 9
01/05/2022(Xem: 3164)
Hôm nay, Ngày Trái đất 2022, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp gỡ và triệu tập những người tham gia Đối thoại cho tương lai của chúng ta do một số tổ chức ở Dharmsāla "nhà nghỉ" (Trống Nguyện cầu), một thị trấn tọa lạc tại miền bắc của bang Himachal Pradesh, Ấn Độ. Khi bước vào phòng, Đức Đạt Lai Lạt Ma mỉm cười và chúc các vị khách của mình "chào buổi sáng".
01/05/2022(Xem: 3942)
"Trong Đại dịch: Suy ngẫm về Tương lai và Giá trị và Thực tiễn Phật giáo đóng góp như thế nào?" (In Pandemic Times: Reflecting on Futures and How Buddhist Values and Practices are Contributing), tác phẩm này là phần tiếp theo của bài viết trước đó và tiến thêm một bước trong cấu hình phân tích xã hội học thấm nhuần phương pháp luận Phật giáo. Sự kết hợp cả hai thế giới quan thông qua các yếu tố trùng hợp cung cấp cho chúng ta cơ hội để vượt qua các bộ phận, cá nhân và nhìn ra xã hội toàn cầu.
01/05/2022(Xem: 6168)
33 câu trích dẫn của Thiền sư Nhất Hạnh Hoang Phong chuyển ngữ *** Câu 1 Thức dậy sáng hôm nay, tôi mỉm một nụ cười. Hai mươi bốn giờ mới mẻ đang chờ đón tôi.
29/04/2022(Xem: 3972)
Đây là một trong các bài Kinh khi Đức Phật còn trẻ tuổi và chỉ mới xuất gia. Kinh ghi theo thể vấn đáp, khi du sĩ Sabhiya được một vị thiên tử chỉ rằng hãy đi tìm các câu trả lời cho một số câu hỏi, lúc đó không một vị đạo sĩ nổi tiếng nào lúc đó trả lời nổi. Du sĩ Sabhiya mới nghĩ tới Đức Phật, và suy nghĩ: “Không biết Sa-môn Gotama có thể trả lời những câu hỏi này của ta. Sa-môn Gotama còn trẻ và mới được xuất gia.” Kinh không nói rõ mới xuất gia là bao nhiêu tháng hay năm. Nhưng lúc đó Đức Phật đã có một tăng đoàn. Kinh Sabhiya nằm trong nhóm Kinh Tập, viết tắt là Kinh Snp 3.6. Kinh này ghi từng lời Đức Phật dạy đều là các pháp tu cụ thể để giải thoát. Kinh này văn phong khác với nhiều kinh phổ biến, cho chúng ta nhìn thêm về cách Đức Phật hoằng pháp trong các các năm đầu. Kinh này nằm chung bầu không khí với nhóm Kinh Nhật Tụng Sơ Thời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]