Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 08: Dưới Bóng Mát Cây Đời

14/11/201215:24(Xem: 8945)
Chương 08: Dưới Bóng Mát Cây Đời

Susan Moon

THẾ LÀ GIÀ!
Thiền Quán Về Tuổi Già Với Chút Tự Trào Và Tự Hào
This Is Getting Old
Zen Thoughts on Aging with Humor and Dignity
Chuyển Ngữ:
Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

Phần II:
Những Thay Đổi Trong Các Mối Liên Hệ

Chương 8: Dưới Bóng Mát Cây Đời


Lúc nhỏ, chúng tôi thuờng chơi trò "Gái già" (Old Maids). Đây là trò chơi mà người ta cặp đôi những lá bài tương xứng cho đến khi kẻ thua cuộc là người chỉ còn lại một lá bài lẻ, không có đôi - lá bài gái già. Cặp mắt kính của cô gái già ngự trên chóp mũi xương xẩu, dài ngoằn, các nhúm tóc lòng thòng bên ngoài búi tóc, và một nốt ruồi lớn nằm dưới cằm. Lúc đó, tôi không thắc mắc gì về hình ảnh này, ngoài việc nó gây cho tôi một ấn tượng sợ hãi nào đó, vậy mà, bây giờ đây, chính tôi cũng là một cô gái già.Theo nghĩa đen của nó thì tôi không phải là cô gái, nhưng đúng là tôi già và không chồng.

Ở lứa tuổi thiếu nữ, ảnh tượng mà tôi hình dung về những người phụ nữ độc thân lớn tuổi - lúc đó chúng tôi còn dùng từ bà cô - cũng không hấp dẫn gì đối với tôi hơn là cô gái già trên lá bài. Ở cấp trung học, hầu như tất cả các cô giáo dạy chúng tôi đều không chồng. Tôi nhớ đến Cô Biddle, Cô Beveridge, Cô Casals và các cô giáo dạy thể dục như các cô Sullivan và Bailey. Hình dáng các cô dường như đều giống nhau, cứng như gỗ, lại không có eo, vai thì nhô cao, dưới mắt tôi họ hoàn toàn không có giới tính. Họ giống như những hàng hóa trôi lênh đênh, bị thổi dạt vào các bãi bờ thuộc trường phái của các cô gái hủ lậu. Là một cô gái hời hợt, tôi chẳng bao giờ tự hỏi liệu họ có cảm thấy cô đơn vào các tối thứ bảy. Giờ tôi nghĩ về những cô giáo này của tôi với lòng thương cảm và nỗi buồn.

Làm một phụ nữ lớn tuổi, đơn thân, không dễ. Qua những trao đổi với bạn bè, tôi biết mình không phải là người duy nhất thỉnh thoảng thức giấc giữa đêm khuya, đơn chiếc trong giường và tự hỏi: Quái quỉ! Sao khổ cảnh này lại có thể xảy ra chứ? Ba giờ sáng là thời điểm cô đơn nhất. Nếu lúc đó một trận động đất lớn xảy thì tôi biết bám víu vào ai?

Thế giới mà tôi sống sắp đặt con người thành đôi. Chúng tôi được dạy suy nghĩ theo nhị phân, tin vào câu chuyện của Plato rằng, lúc khởi thủy, con người chỉ có một giới tính rồi được chia thành hai và kể từ đó, hai nửa của một con người nguyên vẹn sẽ cảm thấy không đầy đủ cho đến khi họ tìm thấy nhau.

Niềm tin này được khẳng định bởi những đôi thắm thiết yêu nhau với hình ảnh khuôn mặt họ kề bên nhau trên các bìa sách. Các chuyên gia trong việc tìm được thiên đàng trong cuộc sống lứa đôi này nhìn vào mắt nhau mà cười, và họ tuyên bố ngay trên bìa sách rằng sự hiểu biết sâu xa nhất về ý nghĩa con người chỉ có thể đạt được qua mối liên hệ mật thiết. Nhưng biết đâu đó chỉ là một trong nhiều phương cách?

Ngay cả khi ta để sự khai ngộ qua một bên, thì nhu cầu được có mối liên hệ giữa các loài chúng sanh vẫn còn có mặt. Cách đây chừng vài năm, khi bị gãy xương vai trái, tôi chỉ có thể nằm nghiêng bên phải, với cánh tay trái bị thương được cẩn thận để yên trên mình như một lực nặng ngàn cân. Ban đêm, khi vào giường, tôi phải nằm đè lên cánh tay phải; lúc đó đúng là cực hình khi tôi nhận ra rằng mình không thể làm được một điều bình thường, thoải mái kế tiếp, đó là kéo mền đắp lên mình. Tôi cảm nhận một cách sâu sắc sự vắng mặt của người đã hứa sẽ ở bên tôi khi khỏe mạnh, lúc ốm đau, người đã hứa trước các nhân chứng sẽ luôn che chở tôi. Tôi đã phải tập lấy răng cắn giữ mền trong khi từ từ hạ người xuống trên cánh tay lành của mình.

Còn các cô giáo của tôi - tôi tự hỏi giờ đây không biết có ai đến giúp đỡ họ nếu họ bị gãy xương không. Tôi tự hỏi, không biết có ai trong số họ đã từng yêu. Hay họ là người đồng tính? Hoặc có thể ai đó trong số họ đã chọn không kết hôn để cống hiến cuộc đời cho sự nghiệp dìu dắt các thiếu nữ trẻ?

Một người trong số họ, cô Punderson nhỏ bé, với đôi mắt xanh trong lấp lánh và búi tóc trắng dày, đã trốn thoát một cách đầy ngoạn mục khỏi cảnh ế muộn. Cô đã từng dạy Chaucer và Milton cho mẹ tôi thuộc thế hệ trước và dường như sẽ là người độc thân suốt đời. Năm tôi ra trường, cũng là năm cô nghỉ hưu ở tuổi sáu mươi lăm để trở về quê nhà của mình ở Stockbridge, bang Massachusetts, rồi cô làm chúng tôi kinh ngạc khi kết hôn với người bạn cũ của mình, người họa sĩ góa bụa Norman Rockwell. Điều này có thể xảy đến với tôi không? Theo số liệu thống kê thì điều này khó mà xảy ra; phụ nữ độc thân càng lớn tuổi càng khó kiếm người tâm đầu hơn.

Khi mối liên hệ lâu dài cuối cùng của tôi kết thúc thì tôi đã ở giữa tuổi năm mươi. Tôi sợ rằng mình đã bước qua một cung bậc vô hình nào đó và cơ hội dành cho tôi càng xuống dốc. Tôi lo lắng về các nếp nhăn dầy cộm trên mặt, cái cằm chảy xệ, những đốm đồi mồi trên da bàn tay. Bài toán học rắc rối của các tín hiệu này dường như được các giống đực học rất nhanh, nên họ sẽ quay lưng lại để đón tiếp người phụ nữ trẻ hơn, nếu có. Đàn ông độ tuổi tôi cũng xuống cấp, nhưng tôi không ngoảnh nhìn chỗ khác.

Khi tuổi sáu mươi cận kề, tôi cảm thấy bức bách hơn. Nếu thực sự muốn có người làm bạn, chắc là tôi phải vội vã lên, trước khi các nếp nhăn quanh miệng hằn lên môi. Sợ phải một mình khi thực sự già, tôi muốn tìm một người chấp nhận tôi trước khi tôi chuyển từ giai đoạn chớm phai tàn tới giai đoạn ít có khả năng kết hôn hơn trong tiếng thở chua chát. Tôi muốn tìm một người nào đó, để sau này, có thể đẩy xe lăn cho tôi, nếu hoàn cảnh buộc phải xảy ra. (Tôi cứ quên rằng nếu tôi kiếm được người độ tuổi tôi, biết đâu đó cũng là lúc tôi phải bắt đầu đẩy xe lăn cho ông ta).

Tôi bắt đầu một cuộc tìm kiếm, hẹn hò, với “cụ ông phù hợp”, như cách một người bạn đã trêu. Tôi gọi một dịch vụ tìm bạn được quảng cáo trên đài phát thanh âm nhạc cổ điển, nên nó có vẻ đứng đắn. Họ thường tổ chức bữa ăn tối cho ba nam và ba nữ.

Người phụ nữ trả lời điện thoại hỏi tuổi tôi và khi tôi trả lời là năm mươi chín tuổi thì bà nói, với giọng ấm áp nhưng thiết thực, "Xin lỗi bà, nhưng hiện tại chúng tôi không nhận phụ nữ trên năm mươi hai". Tôi hỏi đối với đàn ông thì họ nhận bao nhiêu tuổi, nhưng bà ta không trả lời.

Một đôi bạn đồng tính của tôi, gặp và yêu nhau ở tuổi sáu mươi lăm. Họ bảo tôi, "Chị còn nhiều thời gian lắm!" Họ khuyên tôi hãy nghĩ đến người cùng giới tính, nhắc nhở tôi rằng phụ nữ thường không quan tâm đến các nếp nhăn như nam phái. Tôi trả lời rằng, "Tôi đã từng trải nghiệm điều đó lâu rồi, và tôi khám phá ra mình không thực sự là người đồng tính". Họ nói," Tính dục không phải là tất cả. Nó cần thiết thật, nhưng nó chỉ là một phần nhỏ trong cuộc sống". Tuy nhiên, tôi khó chấp nhận việc mình phải trở nên người đồng tính, chỉ vì tôi không thể thu hút đàn ông.

Tôi đã tham khảo một số quảng cáo của cá nhân và can đảm tiến tới việc gặp gỡ một số những người không quen biết đó. Trong lần nỗ lực cuối cùng, tôi "đi uống cà phê" với một tay vẫn còn ham thích đi dã ngoại, đạp xe ở tuổi sáu mươi, từng làm tư vấn về môi trường. Có vẻ là người tử tế. Người vợ suốt ba mươi bốn năm của ông đã qua đời vì ung thư, và sau hai năm đau buồn, ông mới quay lại với việc hẹn hò, tìm bạn. Việc ông đã chờ đợi hai năm khiến tôi có cảm tình với ông.

Ông hỏi cuộc hôn nhân của tôi có vấn đề gì. Đó là chuyện quá xưa cũ, tôi nói. Vào thập niên bảy mươi, khó có ai ở Berkeley giữ được gia đình. Không có ai còn tin vào hôn nhân. 

Ông cũng muốn biết điều gì đã xảy ra cho mối liên hệ tình cảm cuối cùng của tôi. Tôi nói, tôi cần nhiều tự do trong cuộc sống hơn mức độ mà người đó cho phép; còn ông ấy thì cần tình cảm gia đình hơn là tôi có thể mang đến cho ông.

Còn những mối liên hệ ở giữa chừng, điều gì khiến chúng đổ vỡ? Tôi lí nhí về việc làm một người mẹ độc thân và những khó khăn trong việc quân bình các áp lực giữa con cái và người tình.

Sau đó, ông muốn biết tôi nghĩ điều gì giúp cho một mối liên hệ được vững bền. Tại sao tôi lại phản hồi mục quảng cáo của ông? Tại sao tôi gọi cho ông? "Tôi chỉ là một người bình thường", ông nói. "Chưa chắc gì tôi tốt đẹp hơn so với những người bà đã biết. Giả sử chúng ta trở nên gắn bó, làm sao tôi có thể tin rằng bà sẽ muốn ở bên tôi?"

Điều ông nói làm tôi khựng lại. "Tôi nghĩ là tôi đã sửa đổi sau những sai lầm của mình", tôi nói. "Còn ông, ông làm thế nào để duy trì mối liên hệ với bà nhà trong suốt bao nhiêu năm?”

"Đó là sự cam kết trong hôn nhân", ông nói. "Chúng tôi không bao giờ đặt câu hỏi về sự cam kết của mình, ngay cả trong những lúc khó khăn". 

Trước khi dắt xe đạp xuống vỉa hè, ông nói ông nghĩ rằng chúng tôi không cần thiết phải gặp lại nhau.

Sau một cuộc gặp gỡ như thế, thật khó mà không tự trách mình.

Tôi họp mặt một nhóm bạn nữ trạc tuổi tôi, cũng độc thân, để thảo luận về hoàn cảnh của chúng tôi. Tôi muốn biết họ đối mặt với những thách thức như thế nào. Chúng tôi tổ chức ăn trưa chung, ngoài trời và nói chuyện. Chúng tôi chia sẻ cảm giác cô đơn: "Tôi không biết mình là ai, nếu không có người bạn tâm tình", một người nói. Người khác lại tâm sự, “Tôi nhớ những gì mà một mối liên hệ mang đến".

Rồi chúng tôi cũng khuyên lơn nhau. Một phụ nữ cho biết là mỗi ngày cô điện thoại trò chuyện với bạn bè thân thiết, và điều này giúp cô không cảm thấy cô lẻ. Người khác nhận xét: "Đối với tôi thì cảm giác yêu đương mà tôi đã có lúc đầu với nhiều bạn trai thực sự buồn nôn". Người khác nữa chêm thêm, "Tôi rất cần cô đơn để lắng nghe bản thân suy nghĩ".

Chúng tôi tuy không đồng quan niệm về vấn đề độc thân, nhưng chúng tôi thông cảm nhau và cùng làm cho nhau cười.

Không phải là chuyện dễ khi ta cố gắng tìm một người bạn tâm tình. Thường thì nó không tự đến nếu bạn là một phụ nữ luống tuổi, vì thế bạn phải chủ động. Người ta thường nói với tôi, “Cứ để tự nhiên, rồi nó sẽ đến", nhưng tôi thấy họ khựng lại khi biết tôi đã quá sáu mươi. Theo đức Phật và các vị có trí tuệ, một trong những nguyên nhân của khổ là khi ta luôn tìm kiếm những gì không có trong tầm tay. Hạnh phúc là khi ta chấp nhận sự vật đúng như bản thẻ của chúng, nhưng khi ta đi tìm một người bạn tình, là ta đang ao ước điều mình không có.

Tôi không hoàn toàn tận hưởng cuộc sống vì trong đầu tôi luôn nghĩ đến chuyện tìm bạn này. Không chỉ có cảm giác thất vọng làm nản lòng tôi; mà còn là việc phải luôn tính toán, lên kế hoạch, thí dụ như dự tính phải nghỉ lễ ở những nơi đâu để có thể được gặp nhiều đàn ông độc thân nhất. Tôi đã quá tuổi ghi danh học các lớp bay lượn, nhưng một lớp nhiếp ảnh về thiên nhiên, có thể mang đến kết quả tạm thời dưới hình thức một cái hẹn đi ăn tối. Nhưng rồi sau đó tôi nhớ lại rằng có một khoảng cách rất lớn giữa việc gặp gỡ một người và việc sống chung dưới một mái nhà với người đó. 

Tuổi sáu mươi của tôi đến rồi đi mà tôi vẫn chưa tìm được bạn mới.

Tôi quán sát lại cuộc đời mình và tự hỏi hoàn cảnh của tôi là do đâu mà ra. Tôi độc thân có phải do may rủi? Hay nghiệp báo? Sự lựa chọn? Hay số liệu?

Một phi nhân quen thuộc thì thầm vào tai tôi rằng chỉ là do tôi không có khả năng duy trì một mối liên hệ lâu bền. Một giọng nói nhẹ nhàng hơn thì cho rằng tôi không có đối tượng vì tôi không muốncó. Có lẽ tôi là người không thích việc giao phối, mà không ý thức được điều đó, vì tôi rất yêu thích tự do của mình. Hoặc một ý nghĩ đen tối hơn hiện đến: có thể tôi đã quen sự cô đơn của mình; có thể cô đơn là một nửa quan trọng của đời tôi. 

Nhưng cô đơn là một trạng thái, không phải là hôn nhân. Nó là một cảm giác đơn giản. Thanh tịnh và buồn, nó phai dần, rồi sau đó trở lại. Nếu tôi để bản thân cảm nhận nỗi buồn khi nó đến thì sự cay đắng của tâm ganh tị và tiếc nuối được vơi đi. Cay đắng nhiều nhưng nỗi buồn trôi qua và tan chảy. Cô đơn trở thành cô độc. Tôi vẫn sống, một mình.

Izumi Shikibu, một nữ thi sĩ Nhật Bản của thế kỷ thứ mười, đã viết:

Giữa khuya,

Ngắm trăng

Đơn lẻ, giữa trời,

Ta biết ta vẹn toàn,

Chẳng thiếu chi.

Dần dần, không biết tự lúc nào, dường như tôi đã buông bỏ mọi cố gắng. Thật là nhẹ nhõm, khi mỗi lần bước ra cửa, tôi không còn phải đôn đáo ngóng tìm khắp chân trời góc biển một người đàn ông đứng tuổi độc thân, thông minh, có tâm, tình cảm, biết quan tâm đến xã hội. Thậm chí có những ngày tôi quên cả việc nhìn vào ngón tay đeo nhẫn của những người đàn ông trạc tuổi tôi khi gặp nhau lần đầu.

Tôi thừa nhận rằng người ta vẫn có thể đi tìm người bạn tình lúc luống tuổi, đối với người bình thường hay đồng tính cũng thế. Ít nhất là điều đó cũng đã xảy đến với cô Punderson. Nó có thể xảy ra nếu bạn tiếp tục cố gắng - nhất là nếu bạn không quá kén chọn - mà ngay cả khi bạn không cố gắng nó cũng có thể xảy ra trong muôn một. Người bà góa bụa của tôi đã lập gia đình hạnh phúc lần thứ hai ở tuổi sáu mươi lăm, rồi hai người bạn đồng tu với tôi cũng đã yêu nhau ở tuổi bảy mươi. Tôi rất mừng cho họ. Tôi lặp lại: tôi rất mừng cho họ.

Hiện tôi đang tập hạnh từ bỏ ganh tị, thực sự là tập, vì điều đó không phải dễ làm. Khi nhận thấy ngọn lửa của lòng ganh tị lóe lên, tôi nghĩ đến trạng thái mudita hay tâm hoan hỷ của người Phật tử. Vui trong niềm vui của kẻ khác là phương cách để đối trị tâm ganh tị, nhưng dù gì đi nữa, chưa chắc là tôi hạnh phúc nếu lập gia đình với Norman Rockwell.

Giờ tôi đang tập trung tận hưởng cuộc sống hiện tại. Tôi quán chiếu về những lợi ích của cuộc sống độc thân.

Một đạo hữu có gia đình đã nói, "Bạn thật may mắn. Bạn có cơ hội mà tôi không có để khám phá sự cô độc. Bạn có thể nghiền ngẫm về ý nghĩa của con người". Điều này làm cho tôi nghĩ về Sumangalamata, vợ của người làm nón. Bà là một trong những tín nữ đầu tiên của đức Phật ở thế kỷ thứ sáu trước Công Nguyên. Bà đã sáng tác bài thơ sau đây:

Cuối cùng tự do,

Cuối cùng tôi là một phụ nữ tự do!

Không còn dính chặt trong bếp,

bị vấy bẩn giữa những nồi niêu bẩn.

Không còn bị ràng buộc với chồng

người chê tôi kém hơn

cái bóng mà ông đan kết bằng tay của mình.

Không còn giận, không còn đói,

Tôi ngồi trong bóng mát cây của riêng tôi.

Quán tưởng rằng, tôi hạnh phúc, tôi bình an.

Bạn tôi nhắc nhở tôi rằng: "Lập gia đình cũng giống như chạy đua trên ba chân, hai mươi bốn giờ, bảy ngày một tuần. Lúc nào bạn cũng phải thỏa hiệp. Thí dụ, ông chồng thích loại sữa hai phần trăm chất béo; mình thích một phần trăm. Ông muốn đi dự tiệc đúng giờ; mình muốn đến trể nửa giờ. Ông muốn dậy sớm; mình muốn ngủ thêm. Còn bạn, bạn muốn làm gì cũng được. Bạn muốn đi đâu cũng được”. 

Thi sĩ May Sarton đã nói, "Độc thân, bạn có thể hoàn toàn là mình, bất cứ là gì, và muốn cảm nhận thế nào cũng tuyệt đối được. Đó là một sự xa hoa tuyệt vời!"

Lý ra tôi phải bọc plastic những lời này, đem chúng theo trong bóp phòng trường hợp tôi vớ phải một trong những cuốn sách về bạn tâm giao.

Còn một điều tốt khác nữa về việc sống độc thân, liên quan đến sự buông xả. Tuổi tác thúc giục tôi sống buông xả. Đây là lúc phải giảm thiểu, phải đơn giản hóa cuộc sống. Tất cả mọi người, dù độc thân hoặc có đôi, đều khám phá ra rằng tuổi già đồng nghĩa với với sự buông bỏ, nhưng sự buông bỏ vào lúc tuổi già dễ được chấp nhận hơn nếu bạn độc thân. Bạn có thể cho đi sách vở, đĩa CD mà không cần hỏi ai.

Đôi khi, không chỉ vào những lúc tôi nằm thao thức đến ba giờ sáng, mà cả vào các giờ giấc khác nữa, tôi nghĩ đến Peace Pilgrim. Bà đã đi tới đi lui khắp nước Mỹ từ lúc bà bốn mươi bốn tuổi cho đến khi bà qua đời ở tuổi bảy mươi ba. Bà không mang theo tiền bạc, và không có gì cả ngoài bộ quần áo đang mặc và một vài thứ trong các túi. Nguyện ước của bà là "sẽ mãi làm người du mục cho đến khi nhân loại biết chung sống hòa bình, đi bộ cho đến khi được cho chỗ nương trú, và nhịn đói cho đến khi được cho ăn". Tôi không thể làm được như bà - vì đó là cách của bà, không phải của tôi, nhưng nó làm cho tôi cảm thấy phấn khởi khi nghĩ về bà. Bà cũng là người sống độc thân.

Điểm chính yếu là, tôi không phải cá biệt, tôi chỉ nghĩ mình là như thế. Tôi là một trong những viên ngọc trên lưới đế châu (Indra’s Net), cái mạng nhện bao la của vũ trụ. Tôi không là gì cả, mà chỉ là nơi các sợi hội tụ lại. Để tôi qua một bên thì toàn bộ đều sụp đổ, giống như một chiếc khăn đan móc sẽ xổ tung ra từ một mũi đan thiếu hụt. Vũ trụ chất chứa tôi và vũ trụ cần tôi. Không có cách gì vũ trụ sẽ rời bỏ tôi để theo một phụ nữ trẻ hơn.

Giờ tôi đang tập thỏa mãn những nhu cầu riêng tư nhất của mình mà không cần đến phân nửa kia của tôi. Tôi có một cây gãi lưng dài bằng tre đặt trên bàn cạnh giường ngủ. Tôi đặt tên cho nó là "Chồng Tôi". Như thế tôi được lợi cả hai mặt - tôi có thể dùng nó để gãi chỗ tay tôi không với tới dưới bả vai, mà khỏi đi lượm vớ cho ai cả.

Ở tuổi bảy mươi, bạn tôi, Walter, đã rời bỏ căn hộ của mình ở San Francisco, nơi ông có nhiều bạn bè và người thân chung quanh, để chuyển về một căn nhà nhỏ ở rìa một vườn táo thuộc hạt Sonoma, để được yên tĩnh hơn. Tôi kể cho ông về cuộc chống chọi của tôi với nỗi cô đơn và ông nói ông thích được một mình. "Tôi sẽ bách bộ trên bãi biển, và tự nhủ mình, ‘Này Walter, ông bạn già! Được đi bộ với ông, thật là tuyệt!’", ông nói, tự vỗ vai mình một cách trìu mến. "Bà cũng có thể làm như vậy mà”, ông an ủi tôi.

Do đó đôi khi nghĩ tới ông, tôi cũng gọi lớn tên mình, “Này Sue, bạn già!” và tôi cũng tự đập tay lên vai mình, giả bộ thích thú với chỉ mình mình giống như Walter. Dĩ nhiên là nó không làm tan được nỗi buồn, nhưng nó cũng ích lợi.

* * *
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2025(Xem: 24)
(Lời giới thiệu của Nguyên Giác: Phật Giáo chưa bao giờ biến mất khỏi Ấn Độ. Phật Giáo chỉ tàng hình, hội nhập vào văn hóa Ấn Độ. Bài viết nhan đề "Theory That Buddhism Vanished From Its Birthplace, India, Is Being Challenged" [Lý Thuyết Nói Rằng Phật Giáo Biến Mất Khỏi Nơi Xuất Phát, Ấn Độ, Đang Bị Thách Thức] là của P. K. Balachandran, một nhà báo Ấn Độ kỳ cựu làm việc tại Sri Lanka cho các cơ quan truyền thông địa phương và quốc tế và đã viết về các vấn đề Nam Á trong 21 năm qua. Bài này trên tạp chí Eurasia Review, nhận định về sách "Casting the Buddha: A Monumental History of Buddhism in India" [Đón Nhận Đức Phật: Một Lịch Sử Hùng Vĩ của Phật Giáo tại Ấn Độ) của tác giả Shashank Shekhar Sinha]. Sau đây là bản Việt dịch.)
21/01/2025(Xem: 50)
Khoa học hiện đại đã cho thấy là tình trạng sạch sẽ của răng và miệng (oral hygiene - tiếng Anh) có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người. Ca dao tục ngữ tiếng Việt cũng đề cao tính chất của hàm răng như ‘răng long đầu bạc; thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng; cái răng cái tóc là góc con người …’, qua đó ta có thể thấy được phần nào vẻ đẹp (ngoại hình) và sức khoẻ toàn diện con người. Trong truyền thống người Việt, chăm sóc răng không đòi hỏi gì nhiều: từ nhỏ thì dùng tăm, khi lớn thì dùng cau khô ...v.v...
21/01/2025(Xem: 59)
Khoa học hiện đại cho thấy là sức khoẻ con người tuỳ thuộc vào các vận động thường ngày, cụ thể như tập thể dục, đi bộ nhiều hay ít chẳng hạn. Tuy là một hoạt động nhỏ nhặt ít ai để ý đến, nhưng đi bộ lại đem đến cho ta những lợi ích to lớn không lường cho sức khoẻ con người. Điều này cũng được ghi nhận trong các tài liệu Phật giáo cổ đại, thí dụ như trong cuốn Nam Hải Kí Quy Nội Pháp Truyện của pháp sư Tịnh Nghĩa, soạn vào đầu thập niên 690. Bài này chú trọng đến điều 23 trong 40 điều[2] (hay chương) của tài liệu trên.
21/01/2025(Xem: 127)
Nam Mô Phật Nam Mô Bồ Tát Hiểu và Thương... Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Tết đến, là thời điểm người Việt tha hương thương nhớ quê nhà, tri ân Ông bà quốc tổ nhiều nhất trong năm, và để thể hiện niềm thương nhớ cùng tri ân đó không gì hơn là những món quà chia sẻ với quê hương gọi là:'' Của Ít Lòng Nhiều''.. Vào ngày 19 Jane 2025 Hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề (Bodhgaya Heart Foundation) chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một buổi phát quà Tết dành tại Hội người Mù Phong Điền và những người dân nghèo miền Trung.
20/01/2025(Xem: 134)
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Còn không bao nhiều ngày nữa là Xuân Ất Tỵ sẽ đến. Trước thềm năm mới, được sự thương tưởng của quý chư Tôn đức và Phật tử, quý thiện hữu hảo tâm xa gần.. chúng con, chúng tôi lại có cơ hội tiếp tục lên đường gieo hạt Từ tâm. Buổi phát quà thực hiện trong tuần qua tại hai làng Mocharim và Kela Village, hai ngôi làng toàn bằng những lều tranh xiêu vẹo, phong phanh.. cách Bồ Đề Đạo Tràng khoảng 14 cây số . Xin được gửi một vài hình ảnh tường trình thiện sự.
08/11/2024(Xem: 797)
HIẾM NGƯỜI SỐNG MÀ BIẾT CHUẨN BỊ CHO KIẾP SAU! Cái vòng quay của thời tiết xuân hạ thu đông không làm cho ta lo lắm vì ta thấy ta còn tất cả, vẫn những người yêu thương ta đó, vẫn căn nhà đó, vẫn tiền bạc đó, vẫn sự nghiệp đó, nó vẫn đi tiếp, không có gì làm ta phải lo và chính cái không lo này làm cho ta chủ quan.
14/09/2024(Xem: 2311)
Tại sao lại nói “ruột đau chín chiều”? Đó là những chiều nào, hướng nào? Hay đó là chín buổi chiều? Có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao ruột đau không phải ba bốn chiều hay tám chiều mà lại “chín chiều” ?
07/09/2024(Xem: 1941)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm niệm: ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ'', vào Chủ Nhật tuần qua (Sept 01 2024) hội từ thiện Trái tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những mảnh đời bất hạnh, những người dân nghèo khó nơi xứ Phật tại tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
31/08/2024(Xem: 2248)
Mùa Vu Lan báo hiếu nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những thế hệ người đi trước. Lễ Vu Lan mang giá trị nhân văn, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” muôn đời.. Để thể hiên tinh thần đó, chúng con, chúng tôi xin được đại diên, thay mặt chư Tôn Đức & quí Phật tử thực hiện một buổi cúng dường Trai Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng India để hồi hướng đến Cha mẹ, cửu huyền thất tổ của chúng ta với ước mong đáp đền thâm ân cao dày của các đấng sinh thành trong muôn một.
29/08/2024(Xem: 1981)
Trong tâm tình: ''VuLan- Thương về quê Mẹ'', hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề vừa thực hiện hoàn mãn thiện pháp tại quê nhà nhằm chia sẻ chút Phước lành đến những người mù lòa, khuyết tật, khó khăn.. Xin gửi chư vị vài hình ảnh buổi Từ thiện tại chùa Thiện Thệ do Ni Sư Thích nữ Huệ Lạc, thành viên của Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề tại VN tường trình:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]