Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Phần nghi thức lễ thọ y Kathina của chư Tăng

30/10/201214:54(Xem: 7254)
04. Phần nghi thức lễ thọ y Kathina của chư Tăng

LỄ DÂNG Y KATHINA

Tỳ khưu Hộ Pháp

PHẦN NGHI THỨC LỄ THỌ Y KATHINA CỦA CHƯ TĂNG

 

Tất cả chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ tại một ngôi chùa hoặc một nơi núi rừng, hang động, đang tụ họp tại sīmā.

Sau khi tất cả các thí chủ đọc bài lễ dâng y kathina xong, người thí chủ thay mặt toàn thể thí chủ đem tấm y kathina đến gần vị Đại đức khoảng cách trong hatthapāda[20] cung kính dâng tận tay vị Đại đức ấy. Vị Đại đức thay mặt chư Tỳ khưu Tăng thọ nhận tấm y kathina của thí chủ, đúng theo luật[21] của Đức Phật đã chế định. Sau khi thọ nhận tấm y kathina xong, Ngài Đại đức đem tấm y vào trình giữa chư Tỳ khưu Tăng.

Tấm y kathina được phát sinh một cách hoàn toàn trong sạch do đại thiện tâm hợp với trí tuệ của thí chủ, hiểu rõ phước thiện thanh cao của lễ dâng y kathina và quả báu cao quý của lễ dâng y kathina; cho nên, tấm y kathina ấy ví như từ trên hư không rơi xuống giữa chư Tỳ khưu Tăng, không dành riêng cho một vị Tỳ khưu nào cả.

Thí chủ đã dâng tấm y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng, như vậy tấm y kathina ấy là của chư Tỳ khưu Tăng cả thảy, không phải của cá nhân Tỳ khưu nào.

Theo Tạng Luật mà Đức Phật đã chế định và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng: Chư Tỳ khưu Tăng (bhikkhusaṃgha) hoặc nhóm Tỳ khưu (gaṇabhikkhu) không thể làm lễ thọ y kathina được, Đức Phật chỉ cho phép một vị Tỳ khưu làm lễ thọ y kathina mà thôi.

Tuyển chọn Tỳ khưu xứng đáng làm lễ thọ y kathina

Tất cả chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa xong, đang tụ họp có mặt đông đủ tại sīmā, và tấm y kathina đã phát sinh đến chư Tỳ khưu Tăng rồi, chư Tỳ khưu Tăng tuyển chọn vị Tỳ khưu xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng.

Theo luật, tất cả chư Tỳ khưu Tăng thường dành ưu tiên cho Tỳ khưu có y cũ, y rách, Tỳ khưu ấy xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng, như chú giải Tạng Luật dạy:

Yo idha jiṇṇacīvaro, tassa dadeyya”[22].

“Tại sīmā, chư Tỳ khưu Tăng đang tụ hội đông đủ, Tỳ khưu nào có y cũ, y rách, chư Tỳ khưu Tăng nên trao tấm y kathina cho vị Tỳ khưu ấy, để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng”.

Trường hợp tại nơi sīmā, nếu không có vị Tỳ khưu nào có y cũ, y rách, thì chư Tỳ khưu Tăng nên trao tấm y kathina đến bậc Đại Trưởng Lão, bậc Đại Trưởng Lão hiểu biết rõ 8 chi pháp xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng, như chú giải Tạng Luật dạy:

Tena hi vuddhassa dadeyya” [23].

“Nếu không có vị Tỳ khưu có y cũ, y rách thì chư Tỳ khưu Tăng nên trao tấm y kathina đến bậc Đại Trưởng Lão xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng”.

Nếu trường hợp bậc Đại Trưởng Lão không chịu làm lễ thọ y kathina của chư Tăng thì chư Tỳ khưu Tăng trao tấm y kathina đến vị Đại Trưởng Lão bậc thấp theo tuần tự cho đến khi tuyển chọn được một vị Tỳ khưu xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng.

8 Chi Pháp

Vị Tỳ khưu xứng đáng làm lễ thọ y kathina cần phải hiểu biết đầy đủ 8 chi pháp như trong Tạng Luật, bộ Parivāradạy:

Katamehi aṭṭhahaṅgehi samannāgato puggalo bhabbo kathinaṃ attharituṃ. Pubbakaraṇaṃ jānāti, paccuddhāraṃ jānāti, adhiṭṭhānaṃ jānāti, atthāraṃ jānāti, mātikaṃ jānāti, palibodhaṃ jānāti, uddhāraṃ jānāti, ānisaṃsaṃ jānāti. Imehi aṭṭhahaṅgehi samannāgato puggalo bhabbo kathinaṃ attharituṃ”[24]

Tỳ khưu xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng cần phải biết đầy đủ 8 chi pháp là:

1- Pubbakaraṇaṃ jānāti: Biết công việc ban đầu như đo, cắt, may y, nhuộm thành tấm y xong trong ngày, để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng.

2- Paccuddhāraṃ jānāti: Biết cách xả tấm y cũ của mình.

3- Adhiṭṭhānaṃ jānāti: Biết cách nguyện tấm y mới của chư Tăng.

4- Atthāraṃ jānāti: Biết cách làm lễ thọ kathina của chư Tăng.

5- Mātikaṃ jānāti: Biết 8 trường hợp mất quả báu kathina.

6- Palibodhaṃ jānāti: Biết 2 cách gắn bó, ràng buộc: chỗ ở và may y.

7- Uddhāraṃ jānāti: Biết cách tụng Ñattidutiyakammavācā xả y kathina cũ.

8- Ānisaṃsaṃ jānāti: Biết rõ 5 quả báu của kathina của chư Tăng.

Tỳ khưu biết rõ đầy đủ 8 chi pháp này, xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng.

Phần Giải Thích 8 Chi Pháp

1- Biết công việc ban đầu như đo, cắt, may y

Thời xưa, thí chủ có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, làm lễ dâng vải may y kathina (kathinadussa) đến chư Tỳ khưu Tăng, cho nên, sau khi thọ nhận vải may y kathina xong, chư Tỳ khưu Tăng tuyển chọn một vị Tỳ khưu biết công việc ban đầu may thành tấm y. Công việc ban đầu may tấm y không phải việc riêng của vị Tỳ khưu ấy mà toàn thể chư Tỳ khưu không ngoại trừ vị nào, đều đến tụ họp chung lo đo, cắt, may thành một tấm y, nhuộm cho xong trong ngày hôm ấy, để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng, không thể để trễ sang ngày hôm sau.

Thời nay, phần đông thí chủ có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, không làm lễ dâng vải may y kathina, mà đã may thành tấm y, rồi làm lễ dâng y kathina (kathinacīvara) đến chư Tỳ khưu Tăng. Cho nên, sau khi đã thọ nhận y kathina xong, (toàn thể chư Tỳ khưu không phải chung lo công việc may thành một tấm y nữa), chư Tỳ khưu Tăng tuyển chọn một vị Tỳ khưu xứng đáng, rồi hành Tăng sự tụng Ñattidutiyakammavācā trao tấm y kathina của chư Tăng cho vị Tỳ khưu ấy để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng.

2- Biết cách xả tấm y cũ của mình

Thời nay, thí chủ có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, thường làm lễ dâng tam y: y saṃghāṭi, y uttarasaṅga, y antaravāsaka. Nếu có đủ 3 tấm y này, thì chỉ chọn 1 tấm nào là tấm y để làm lễ thọ y kathina, còn lại 2 tấm khác không phải y kathina, mà chỉ là những tấm y quả báu của kathina mà thôi.

- Nếu vị Tỳ khưu ấy muốn thọ y kathina của chư Tăng với tấm y saṃghāṭi, thì phải xả tấm y saṃghāṭi cũ của mình như sau:

“Imaṃ samghātiṃ paccuddhārāmi”.
(Tôi xin xả bỏ tấm y saṃghāṭi này).

- Nếu vị Tỳ khưu ấy muốn thọ y kathina của chư Tăng với tấm y uttarasaṅga, thì phải xả tấm y uttarasaṅga cũ của mình như sau:

“Imaṃ uttarasaṅgaṃ paccuddhārāmi”.
(Tôi xin xả bỏ tấm y uttarasaṅga này).

- Nếu vị Tỳ khưu ấy muốn thọ y kathina của chư Tăng với tấm y antaravāsaka, thì phải xả tấm y antaravāsaka cũ của mình như sau:

“Imaṃ antaravāsakaṃ paccuddhārāmi”.
(Tôi xin xả bỏ tấm y antaravāsaka này).

Vị Tỳ khưu muốn thọ y kathina với tấm y nào trong 3 tấm y trên, thì phải xả tấm y cũ ấy của mình.

3- Biết cách nguyện tấm y mới của chư Tăng

Vị Tỳ khưu đã xả tấm y cũ nào của mình rồi, thì nên nguyện tấm y mới ấy của chư Tăng, để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng. Trước khi nguyện tấm y nào, vị Tỳ khưu cần phải làm dấu “kappabinduṃ karomi”làm dấu vòng tròn bằng mắt con công bằng mực màu đen, hoặc màu xám hoặc màu xanh.

- Nếu vị Tỳ khưu đã xả tấm y saṃghāṭi cũ của mình xong rồi, thì nguyện tấm y saṃghāṭi mới của chư Tăng như sau:

“Imaṃ samghātiṃ adhiṭṭhāmi”.
(Tôi xin nguyện tấm y saṃghāṭi này).

- Nếu vị Tỳ khưu đã xả tấm y uttarasaṅga cũ của mình xong rồi, thì nguyện tấm y uttarasaṅga mới của chư Tăng như sau:

“Imaṃ uttarasaṅgaṃ adhiṭṭhāmi”.
(Tôi xin nguyện tấm y uttarasaṅga này)
.

- Nếu vị Tỳ khưu đã xả tấm y antaravāsaka cũ của mình xong rồi, thì nguyện tấm y antaravāsaka mới của chư Tăng như sau:

“Imaṃ antaravāsakaṃ adhiṭṭhāmi”.
(Tôi xin nguyện tấm y antaravāsaka này)
.

Vị Tỳ khưu đã xả tấm y cũ nào của mình rồi, thì nên nguyện tấm y mới ấy của chư Tăng, để làm lễ thọ y kathina với tấm y ấy.

4- Biết cách làm lễ thọ y kathina của chư Tăng

Vị Tỳ khưu ấy đã nguyện tấm y mới nào của chư Tăng xong rồi, thì làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với tấm y mới ấy như sau:

- Nếu vị Tỳ khưu đã nguyện tấm y saṃghāṭi xong rồi, thì làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với tấm y saṃghāṭi như sau:

“Imāya saṃghāṭiyā kathinaṃ attharāmi”.
(Tôi xin làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với
tấm y saṃghāṭi này).

- Nếu vị Tỳ khưu đã nguyện tấm y uttarasaṅga xong rồi, làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với tấm y uttarasaṅga như sau:

“Iminā uttarāsaṅgena kathinaṃ attharāmi”.
(Tôi xin làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với
tấm y uttarasaṅga này).

- Nếu vị Tỳ khưu đã nguyện tấm y nội gọi y antaravāsaka xong rồi, thì làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với tấm y nội gọi y antaravāsaka như sau:

“Iminā antaravāsakena kathinaṃ attharāmi”
(Tôi xin làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với
tấm y antaravāsaka này).

Vị Tỳ khưu ấy chỉ được phép thọ y kathina của chư Tăng với một tấm trong 3 tấm y ấy mà thôi.

5- Biết 8 trường hợp mất quả báu của lễ Kathina

Sau khi đã làm lễ thọ y kathina và đã đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, nếu vị Tỳ khưu nào có 1 trong 8 trường hợp sau đây, thì vị Tỳ khưu ấy mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina.

5. 1 - Pakkamantika: Do từ bỏ ngôi chùa (chỗ ở cũ).

Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem tấm vải phần của mình chưa đủ may thành tấm y, từ bỏ ngôi chùa cũ, hoặc nơi đã an cư nhập hạ cũ, với ý nghĩ rằng:

Ta sẽ không trở lại ngôi chùa (chỗ ở) này nữa” bước ra khỏi ranh giới chùa (chỗ ở) cũ.

Như vậy, vị Tỳ khưu ấy mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina do từ bỏ ngôi chùa cũ.

5. 2 - Niṭṭhānantika: Do may y xong.

Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem tấm vải chưa đủ may thành tấm y, đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác và nghĩ rằng:

Ta sẽ may y tại ngôi chùa này xong rồi không trở lại ngôi chùa (chỗ ở) cũ nữa”.

Như vậy, khi vị Tỳ khưu ấy may xong tấm y, đồng thời cũng mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina, do may y xong và không trở lại ngôi chùa cũ.

5. 3 - Sanniṭṭhānantika: Do quyết định không may y và cũng không trở lại.

Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem tấm vải chưa đủ may thành tấm y, đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác và nghĩ rằng:

Ta sẽ không may y tại ngôi chùa này và cũng không trở lại ngôi chùa (chỗ ở) cũ nữa”.

Như vậy, vị Tỳ khưu ấy mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina, do quyết định không may y và cũng không trở lại ngôi chùa cũ.

5. 4- Nāsanantika: Do vải may y bị hư, bị mất.

Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem tấm vải chưa đủ may thành tấm y, đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác và nghĩ rằng:

“Ta sẽ may y tại ngôi chùa này và cũng không trở lại ngôi chùa (chỗ ở) cũ nữa” Vị Tỳ khưu ấy đang may y chưa xong, thì y của vị Tỳ khưu ấy bị hư, bị mất”.

Như vậy, vị Tỳ khưu ấy mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina, khi y bị hư, bị mất.

5. 5- Savanantika: Do nghe tin xả y kathina.

Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem tấm vải chưa đủ may thành tấm y, đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác may y xong sẽ trở lại ngôi chùa cũ. Khi vị Tỳ khưu ấy may y xong, nghe tin rằng:

Ngôi chùa cũ mà mình đã an cư nhập hạ, chư Tỳ khưu Tăng đồng tâm nhất trí hành Tăng sự tụng Ñattidutiyakammavācā xả y kathina rồi”.

Như vậy, vị Tỳ khưu ấy hết quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina, do nghe tin tại ngôi chùa cũ chư Tỳ khưu Tăng hành Tăng sự tụng Ñattidutiyakammavācā xả y kathina xong rồi.

5. 6- Āsāvacchedika: Do mất hy vọng được y.

Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác với hy vọng rằng:

Tại ngôi chùa này, ta sẽ hy vọng có thí chủ dâng y và không trở lại ngôi chùa cũ”.

Khi vị Tỳ khưu ấy đến ngôi chùa mới ấy, với hy vọng có được y, nhưng không được y như đã hy vọng.

Như vậy, vị Tỳ khưu ấy mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina, do mất hy vọng được y.

5. 7- Sīmātikkamantika: Do quá hạn thời gian hưởng quả báu của kathina.

Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem vải may y đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác và nghĩ rằng:

Ta may y tại ngôi chùa này xong, sẽ trở về ngôi chùa cũ.

Khi vị Tỳ khưu ấy may xong y, trở về ngôi chùa cũ, thì thời gian đã qua rằm tháng 2.

Như vậy, thời gian mà vị Tỳ khưu ấy hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina đã hết.

5. 8- Sahubbhāra: Do cùng chư Tỳ khưu Tăng hành Tăng sự tụng Ñattidutiyakamma-vācā xả y kathina.

Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem vải may y đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác và nghĩ rằng:

“Ta may y tại ngôi chùa mới này xong, sẽ trở về ngôi chùa cũ.”

Khi vị Tỳ khưu ấy may xong y, trở về ngôi chùa cũ đồng thời cùng với chư Tỳ khưu Tăng hành Tăng sự tụng Ñattidutiyakammavācā xả y kathina tại ngôi chùa cũ.

Như vậy, vị Tỳ khưu ấy hết hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina cùng với chư Tỳ khưu Tăng tại nơi chùa cũ.

Đó là 8 trường hợp mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina.

6- Biết 2 cách gắn bó, ràng buộc: Chỗ ở và may y

Gắn bó, ràng buộc có 2 cách:

6. 1- Āvasapalibodha: Gắn bó, ràng buộc chỗ ở nơi mà mình đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa tại ngôi chùa (cũ), nơi núi rừng, hay hang động...

6. 2- Cīvarapalibodha: Gắn bó, ràng buộc vào sự may y.

- Gắn bó, ràng buộc chỗ ở như thế nào?

Vị Tỳ khưu nào đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa, tại một ngôi chùa hoặc một nơi thanh vắng trong rừng núi, hang động, vv... được làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã được nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng. Nếu vị Tỳ khưu ấy có phận sự phải đi đến ở một nơi khác, dù thời gian mau hoặc lâu mà tâm của vị Tỳ khưu ấy vẫn luôn luôn nghĩ sẽ trở lại ngôi chùa cũ hoặc một nơi thanh vắng trong rừng núi, hang động cũ, vv... mà mình đã từng an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa. Vị Tỳ khưu ấy vẫn hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina cho đến ngày rằm tháng 2, hết hạn quả báu của lễ kathina.

Như vậy, gọi là vị Tỳ khưu gắn bó, ràng buộc nơi chỗ ở cũ đã an cư nhập hạ.

- Gắn bó, ràng buộc vào sự may y như thế nào?

Vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem tấm vải chưa đủ may thành tấm y, đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc nơi đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa (chỗ ở) mới khác, để may cho thành tấm y, hoặc hy vọng sẽ có thêm vải để may cho thành tấm y.

Như vậy gọi là gắn bó, ràng buộc vào sự may y.

Nếu vị Tỳ khưu ấy đã cắt, may, nhuộm tấm y xong hoặc tấm y bị cháy hoặc bị mất, không có hy vọng có được tấm y mới nữa, thì vị Tỳ khưu ấy không còn gắn bó, ràng buộc vào sự may y nữa.

Thời nay, phần đông thí chủ không dâng vải may y đến chư Tỳ khưu Tăng, mà làm phước thiện cúng dường đến chư Tỳ khưu những tấm y đã may sẵn. Cho nên, chư Tỳ khưu không phải vất vả, cực nhọc lo cắt, may, nhuộm y nữa. Do đó, vị Tỳ khưu không còn gắn bó, ràng buộc vào sự may y nữa, chỉ còn gắn bó, ràng buộc nơi chỗ ở mà thôi. Vị Tỳ khưu nào còn gắn bó, ràng buộc nơi chỗ ở, vị Tỳ khưu ấy được hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina của chư Tăng, cho đến ngày rằm tháng 2, mới hết thời hạn quả báu của lễ kathina.

7- Biết cách tụng Ñattidutiyakammavācā xả y kathina cũ

Xả y kathina có 2 trường hợp:

7. 1- Sahubbhāra: Vị Tỳ khưu may y xong từ một ngôi chùa khác trở về ngôi chùa cũ (chỗ mà vị Tỳ khưu đã an cư nhập hạ) đúng lúc cùng chư Tỳ khưu Tăng hành Tăng sự tụng Ñattidutiyakammavācā xả y kathina của chư Tăng, trường hợp này ở trong trường hợp thứ 8, Tỳ khưu hết hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina.

7. 2- Antarubbhāra: Tất cả chư Tỳ khưu Tăng đang ở tại ngôi chùa mà tất cả chư Tỳ khưu Tăng đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng, đang hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina chưa đến ngày rằm tháng 2, (chưa hết thời hạn quả báu của lễ kathina). Trong ngôi chùa này, tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng tâm nhất trí tụ hợp tại sīmā hành Tăng sự tụng Ñattidutiyakammavācā xả y kathina cũ, để thọ y kathina mới không phải thời.

Trường hợp này, trong Tạng Luật, phần Bhikkhunīvibhaṅga, tích chuyện được tóm lược như sau:

Một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngự tại ngôi chùa Jetavana của Ông phú hộ Anāthapiṇdika, gần kinh thành Sāvatthi, có một trường hợp như sau:

Tena kho pana samayena aññatarena upāsakena samghaṃ uddissa vihāro kārāpito hoti. So tassa viharassa mahe ubhatosaṃghassa akālacīvaraṃ dātukāmo hoti. Tena kho pana samayena ubhatosaṃghassa kathinaṃ atthataṃ hoti.

Ātha kho so upāsako samghaṃ upasaṅkamitvā kathinuddhāraṃ yāci. Bhagavato etamatthaṃ ārocesuṃ. Atha kho Bhagavā etasmiṃ nidāne etasmiṃ pakaraṇe dhammiṃ kathaṃ katvā bhikkhū āmantesi: “Anujānāmi Bhikkhave kathinaṃ uddharituṃ, ...”[25]

Ý nghĩa:

Khi ấy, một người cận sự nam cho người xây cất một ngôi chùa xong, người ấy tổ chức lễ khánh thành ngôi chùa có nguyện vọng dâng y không phải thời (akālacīvara) đến chư Tỳ khưu Tăng hai phái: chư Tỳ khưu Tăng và chư Tỳ khưu ni Tăng, khi ấy, chư Tỳ khưu Tăng hai phái đã làm lễ thọ y kathina xong rồi, người cận sự nam đến hầu đảnh lễ chư Đại đức Tăng, kính xin quý Ngài xả y kathina cũ.

Chư Tỳ khưu đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, bạch với Đức Thế Tôn về lời yêu cầu của người cận sự nam ấy. Khi ấy, trong trường hợp này, nhân dịp ấy, Đức Thế Tôn thuyết pháp giảng dạy chư Tỳ khưu Tăng xong, Ngài gọi chư Tỳ khưu dạy rằng:

“Này chư Tỳ khưu, Như Lai cho phép các con xả y kathina, ...”

Hành Tăng Sự Xả Y Kathina

Tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng tâm nhất trí tụ họp tại sīmā, một vị Tỳ khưu luật sư rành rẽ cách tụng Ñattidutiyakammavācā xả y kathina của chư Tăng như sau:

“Suṇātu me Bhante Saṃgho, yadi Saṃghassa pattakalaṃ, Saṃgho kathinaṃ uddhareyya, esa ñatti.

Suṇātu me Bhante Saṃgho, Saṃgho kathinaṃ uddharati, yassāyasmato khamati, kathinassa uddhāro, so tuṇhassa, yassa nakkhamati, so bhāreyya.

Ubbhataṃ Saṃghena kathinaṃ, khamati Saṃghassa, tasmā tuṃhī. Evametaṃ dhārayāmi”

Ý nghĩa:

Kính bạch chư Đại đức Tăng, kính xin chư Tăng nghe rõ lời tuyên ngôn của con. Nếu việc hành Tăng sự hợp thời đối với chư Tỳ khưu Tăng. Kính xinchư Tăng xả y kathina. Đó là lời tuyên ngôn, kính bạch quý Ngài được rõ.

Kính bạch chư Đại đức Tăng, kính xin chư Tăng nghe rõ lời thành sự ngôn của con. Chư Tăng xả y kathina, vị Tỳ khưu nào hài lòng sự xả y kathina, xin vị Tỳ khưu ấy ngồi im lặng; vị Tỳ khưu nào không hài lòng sự xả y kathina, xin vị Tỳ khưu ấy phát biểu lên giữa chư Tăng.

Chư Tỳ khưu Tăng đã xả y kathina rồi, chư Tỳ khưu Tăng đều hài lòng, vì vậy, quý Ngài ngồi im lặng. Con xin ghi nhận trạng thái hài lòng bằng cách im lặng ấy.

(Hành Tăng sự xả y xong)

Sau khi chư Tỳ khưu Tăng đồng tâm nhất trí hành Tăng sự tụng Ñattidutiya-kammavācā xả y kathina của chư Tăng xong, kể từ đó về sau cho đến ngày rằm tháng 2, tất cả chư Tỳ khưu Tăng trong ngôi chùa ấy mất hết quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina của chư Tăng.

Xả và Không Nên Xả Y Kathina Của Chư Tăng

- Trường hợp nào nên xả y kathina của chư Tăng?

Trong ngôi chùa đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng, tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng xong, nhưng những tấm y phát sinh trong dịp lễ kathina này quá ít, nên phần đông chư Tỳ khưu không có đủ tấm y để mặc, chịu cảnh thiếu thốn y. Nếu có thí chủ phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có ý nguyện muốn làm lễ dâng y kathina không phải thời (akālacīvara) cùng với rất nhiều y phụ đến chư Tỳ khưu Tăng một cách đầy đủ, tất cả chư Tỳ khưu Tăng trong ngôi chùa hội họp đông đủ tại sīmā, không thiếu vị Tỳ khưu nào, đồng tâm nhất trí xả y kathina của chư Tăng.

Sau khi đã xả y kathina của chư Tăng xong rồi, chư Tỳ khưu Tăng mất hết quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina của chư Tăng. Và chư Tỳ khưu Tăng có thể thọ nhận y kathina mới cùng với các y phụ của thí chủ, cốt để cho tất cả chư Tỳ khưu có được đầy đủ y, đồng thời giữ gìn được đức tin trong sạch của thí chủ sau.

Như vậy, trường hợp tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng xét thấy rằng:Lễ thọ nhận y kathina của thí chủ lần trước, những tấm y là quả báu phát sinh trong lễ kathina ấy quá ít, cho nên phần đông chư Tỳ khưu không có đủ y để mặc; và nếu thọ nhận y kathina của thí chủ lần sau, thì phần đông chư Tỳ khưu có được đầy đủ y mặc, cho nên tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng tâm nhất trí xả y kathina của thí chủ trước, để thọ y kathina của thí chủ lần sau.

Nếu trường hợp tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng xét thấy rằng: lễ thọ nhận y kathina của thí chủ lần trước, những tấm y là quả báu phát sinh trong lễ kathina ấy, tất cả chư Tỳ khưu cũng có được y mặc, và nếu thọ nhận y kathina của thí chủ lần sau, những tấm y là quả báu phát sinh trong lễ kathina cũng bằng lần trước, thì tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng tâm nhất trí có thể xả y kathina của thí chủ trước, để thọ y kathina của thí chủ sau, cốt để giữ gìn đức tin trong sạch của thí chủ sau.

- Trường hợp nào không nên xả y kathina của chư Tăng?

Trường hợp tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng xét thấy rằng: lễ thọ nhận y kathina của thí chủ lần trước, những tấm y là quả báu phát sinh trong lễ kathina ấy, tất cả chư Tỳ khưu có được y mặc đầy đủ, và nếu thọ nhận y kathina của thí chủ lần sau, những tấm y là quả báu phát sinh trong lễ kathina ít hơn lần trước, thì tất cả chư Tỳ khưu Tăng không nên xả y kathina của chư Tăng, để cho chư Tỳ khưu được quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina của chư Tăng cho đến ngày rằm tháng 2, hết thời hạn quả báu kathina.

8- Biết rõ 5 quả báu của kathina

Đức Phật dạy:

- “Này chư Tỳ khưu, Như Lai cho phép chư Tỳ khưu đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa xong, được thọ y kathina.

Này chư Tỳ khưu, Tỳ khưu đã thọ y kathina xong rồi, sẽ được hưởng đặc ân 5 quả báu là:

Khi được thỉnh mời, vị Tỳ khưu ấy có thể ra khỏi chùa, mà không báo vị Tỳ khưu khác biết. (không phạm giới).

Vị Tỳ khưu ấy không giữ gìn đủ tam y (không phạm giới).

Vị Tỳ khưu ấy được dùng vật thực cùng nhóm (4 vị Tỳ khưu trở lên), dù thí chủ gọi tên vật thực ấy (không phạm giới).

Vị Tỳ khưu thọ nhận y dư (ngoài tam y) cất giữ quá 10 đêm (không phạm giới).

Y phát sinh nơi nào, Tỳ khưu được phép thọ nhận nơi ấy.

Này chư Tỳ khưu, Tỳ khưu đã thọ y kathina xong rồi, sẽ được hưởng đặc ân 5 quả báu này”.

Như vậy, khi vị Tỳ khưu do chư Tỳ khưu Tăng tuyển chọn, làm lễ thọ y kathina của chư Tăng xong, và tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng, nếu vị Tỳ khưu nào không nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina, thì vị Tỳ khưu ấy không hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina của chư Tăng.

5 quả báu của lễ kathina như thế nào?

1- Quả báu thứ nhất:Anāmantacāra

Đức Phật chế định điều giới và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng như sau:

“Yo pana bhikkhu nimantito sabhatto samāno santaṃ bhikkhuṃ anāpucchā purebhattaṃ vā pacchābhattaṃ vā kulesu cārittaṃ āpajjeyya aññatra samayā, pācittiyaṃ. Tatthāyaṃ samayo: cīvaradānasamayo, cīvarakārasamayo, ayaṃ tattha samayo”[26]

Ý nghĩa:

(Tỳ khưu nào được thỉnh mời dùng vật thực (tại nhà thí chủ), không thông báo cho vị Tỳ khưu khác biết, rời khỏi chùa đi đến nhà thí chủ trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn, vị Tỳ khưu ấy phạm giới pācittiya. Ngoại trừ trường hợp lúc làm phước bố thí dâng y kathina, lúc may y. Trong trường hợp này, vị Tỳ khưu ấy không phạm giới pācittiya).

Như vậy, do nhờ hưởng quả báu của lễ thọ y kathina, dù vị Tỳ khưu nào có phận sự đi khỏi chùa, đi đến nhà thí chủ, mà không thông báo cho vị Tỳ khưu khác ở trong chùa biết, vị Tỳ khưu ấy không bị phạm giới pācittiya này, cho đến hết rằm tháng 2, hết hạn hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina.

2- Quả báu thứ nhì:Asamādānacāra

Đức Phật chế định điều giới và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng như sau:

Niṭṭhitacīvarasmiṃ bhikkhunā ubbhatasmiṃ kathine ekarattampi ce bhikkhu ticīvarena vippavaseyya, aññatra bhikkhusammutiyā nisaggiyaṃ pācittiyaṃ”[27]

Ý nghĩa:

(Tấm y của Tỳ khưu đã may xong, hoặc đã xả y kathina rồi, nếu vị Tỳ khưu nào ở cách xa tam y, ngoại trừ Tỳ khưu bị bệnh, được chư Tăng cho phép, Tỳ khưu ấy phải xả tấm y ấy, rồi xin sám hối giới pācittiya).

Giải thích:

Tỳ khưu đã nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa xong:

- Nếu tại chỗ ở ấy không có làm lễ thọ y kathina, thì vị Tỳ khưu hưởng đặc ân 5 quả báu trong vòng 1 tháng kể từ ngày 16 tháng 9 cho đến ngày rằm tháng 10.

- Nếu tại chỗ ở ấy có thí chủ làm lễ dâng y kathina đến chư Tăng, Tỳ khưu làm lễ thọ y kathina và tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng, thì mỗi vị Tỳ khưu được hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina, cho đến ngày rằm tháng 2. Trong khoảng thời gian đang hưởng quả báu của kathina,Tỳ khưu có thể ở cách xa tam y, mà tam y ấy không phải bị xả và Tỳ khưu cũng không bị phạm giới pācittiya.

Khi hết hạn hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina rồi, nếu Tỳ khưu nào ở cách xa tam y hoặc 1 tấm y nào quá khoảng cách 2 hắt tay và 1 gang (khoảng 1 mét) lúc rạng đông, thì tấm y ấy phải bị xả và vị Tỳ khưu ấy bị phạm giới pācittiya.

Cách Xả Tấm Y:

Vị Tỳ khưu mang tấm y bị xả ấy đến một vị Tỳ khưu cao hạ khác xin xả tấm y ấy như sau:

“Idaṃ me bhante cīvaraṃ rattivippavutthaṃ aññatra bhikkhusammutiyā nisaggiyaṃ, imāhaṃ āyasmato nisajjāmi”.

Ý nghĩa:

(Kính bạch Ngài Đại đức, tấm y này của tôi bị ở cách xa tôi qua đêm, nên phải bị xả. Tôi xin xả tấm y này đến Ngài).

- Nếu có nhiều (2-3) tấm y ở cách xa mình qua đêm, thì cách xả y như sau:

“Imāni me bhante cīvarāmi rattivippavutthāni aññatra bhikkhusammutiyā nisaggiyāni, imāni ahaṃ āyasmato nisajjāmi”.

Ý nghĩa:

(Kính bạch Ngài Đại đức, những tấm y này của tôi bị ở cách xa tôi qua đêm, nên phải bị xả. Tôi xin xả những tấm y này đến Ngài).

Sau khi xả tấm y ấy xong, vị Tỳ khưu ấy xin sám hối phạm giới pācittiya với vị Tỳ khưu nhận tấm y ấy. Sau khi sám hối xong, vị Tỳ khưu nhận tấm y ấy phải cho lại vị Tỳ khưu tấm y ấy (không cho y lại không được) như sau:

“Imaṃ cīvaraṃ āyasmato dammi”.
(Tôi xin cho lại pháp hữu tấm y này)
.

- Nếu có nhiều tấm y thì cách cho lại như sau:

“Imāni cīvarāni āyasmato dammi”.
(Tôi xin cho lại pháp hữu những tấm y này).

Vị Tỳ khưu nhận lại tấm y xong nguyện lại tấm y ấy và giữ gìn tấm y đúng theo giới luật của Đức Phật.

Như vậy, do nhờ hưởng quả báu của lễ kathina của chư Tăng, cho nên Tỳ khưu có thể ở cách xa tấm y khoảng ngoài 2 hắt tay và 1 gang (khoảng 1 mét) lúc rạng đông, thậm chí, Tỳ khưu đi nơi nào không mang theo đủ tam y, tấm y ấy không phải bị xả, và Tỳ khưu cũng không bị phạm giới pācittiya.

Đó là do quả báu của kathina của chư Tăng.

3- Quả báu thứ ba:Gaṇabhojana

Đức Phật chế định điều giới và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng như sau:

“Gaṇabhojane aññatra samayā pācittiyaṃ. Tatthāyaṃ samayo gilānasamayo, cīvaradānasamayo, cīvarakārasamayo, addhānagamanasamayo, nāvābhiruhanasamayo, mahāsamayo, samaṇabhattasamayo, ayaṃ tattha samayo”.[28]

Ý nghĩa:

(Chư Tỳ khưu từ 4 vị trở lên dùng các món vật thực theo nhóm Tỳ khưu mà thí chủ thỉnh mời bằng cách gọi tên món vật thực, chư Tỳ khưu ấy bị phạm giới pācittiya. Ngoại trừ trường hợp lúc bệnh hoạn ốm đau, lúc làm phước bố thí dâng y, lúc may y, lúc đi đường, lúc đi tàu, thuyền, lúc hội chư Tỳ khưu, lúc dùng vật thực của Samôn, những trường hợp này, chư Tỳ khưu không bị phạm giới pācittiya).

Như vậy, nếu có thí chủ thỉnh mời bằng cách gọi tên món vật thực.

Ví dụ: “Ngày mai, con kính thỉnh quý Ngài đến nhà con dùng món cơm, canh, bánh bột lọc, thịt, cá, v.v...” Nếu nhóm Tỳ khưu từ 4 vị trở lên cùng nhau đi đến nhà thí chủ dùngcác món ấy, thì nhóm Tỳ khưu ấy đều bị phạm giới pācittiya này.

Ngoại trừ 7 trường hợp trên, dù chư Tỳ khưu từ 4 vị trở lên cùng dùngcác món vật thực mà thí chủ gọi tên món vật thực ấy, chư Tỳ khưu ấy vẫn không bị phạm giới pācittiya.

Và trường hợp chư Tỳ khưu từ 3 vị trở xuống cùng nhau dùngcác món vật thực mà thí chủ gọi tên món vật thực ấy, bất cứ lúc nào chư Tỳ khưu ấy cũng không bị phạm giới pācittiya ấy.

Do nhờ hưởng quả báu của kathina, cho nên chư Tỳ khưu từ 4 vị trở lên cùng nhau độ các món vật thực mà người thí chủ thỉnh mời bằng cách gọi tên món vật thực ấy, không bị phạm giới pācittiya này, cho đến ngày rằm tháng 2, hết hạn hưởng quả báu của kathina.

4- Quả báu thứ tư:Yavadatthacīvara

Đức Phật chế định điều giới và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng như sau:

Niṭṭhitacīvarasmiṃ bhikkhunā ubbhatasmiṃ kathine dasāhaparamaṃ atirekacīvaraṃ dhāretabbaṃ, taṃ atikkāmayato nisaggiyaṃ pācittiyaṃ.[29]

Ý nghĩa:

(Tấm y của Tỳ khưu đã may xong, hoặc đã xả y kathina rồi, Tỳ khưu thọ nhận tấm y dư (ngoài tam y) trong vòng 10 ngày, y dư được cất giữ quá 10 ngày phải bị xả và Tỳ khưu bị phạm giới pācittiya.)

Giải thích:

Trong thời hạn còn hưởng quả báu của kathina của chư Tăng, Tỳ khưu có thể thọ nhận thêm tấm y dư (ngoài tam y) dù không nguyện y phụ (parikkhāracoḷa adhiṭṭhāna) hoặc không làm tấm y ấy thuộc của 2 người chủ: của mình và của một vị Tỳ khưu khác (vikappanā), tấm y ấy vẫn không phải bị xả và Tỳ khưu cũng không bị phạm giới pācittiya.

Nhưng khi hết thời hạn hưởng quả báu của kathina của chư Tăng rồi, nếu có vị Tỳ khưu nào thọ nhận thêm tấm y dư (ngoài tam y), mà không nguyện thành y phụ (parikkhāracoḷa adhiṭṭhāna) hoặc không làm tấm y ấy thuộc của 2 người chủ: của mình và của một vị Tỳ khưu khác (vikappanā), rồi cất giữ tấm y ấy quá 10 ngày, thì tấm y ấy phải bị xả và vị Tỳ khưu bị phạm giới pācittiya.

- Cách nguyện trở thành y phụ (parikkhāra coḷa adhiṭṭhāna)

Nếu chỉ có 1 tấm y thì cách nguyện như sau:

“Imaṃ cīvaraṃ parikkhāracoḷaṃ adhiṭṭhāmi”.
(Tôi xin nguyện tấm y này trở thành tấm y phụ)
.

Nếu có nhiều tấm y thì cách nguyện như sau:

“Imāni cīvarāni parikkhāracoḷāni adhiṭṭhāmi”.
(Tôi xin nguyện những tấm y này trở thành những tấm y phụ)
.

- Cách làm tấm y thuộc 2 người chủ (vikappanā)

Vị Tỳ khưu ấy mang tấm y đến gặp một vị Tỳ khưu khác, xin làm tấm y thuộc của 2 người chủ trực tiếp như sau:

Nếu có 1 tấm y thì cách làm vikappanā như sau:

“Imaṃ cīvaraṃ tuyhaṃ vikappemi”.
(Tôi xin làm vikappanā tấm y này đến Ngài).

Nếu có nhiều tấm y thì cách làm vikappanā như sau:

“Imāni cīvarāni tuyhaṃ vikappemi”.
(Tôi xin làm vikappanā những tấm y này đến Ngài).

Vị Tỳ khưu nhận làm vikappanā đúng theo giới luật xong, trao lại cho vị Tỳ khưu ấy rằng:

“Mayhaṃ santakaṃ paribhuñja vā vasajjehi vā yathāpaccayaṃ karohi”.
(Tấm y thuộc của tôi, xin Ngài tự nhiên sử dụng hoặc xả đến vị nào, hãy làm tuỳ duyên).

Nếu vị Tỳ khưu thọ nhận tấm y dư (ngoài tam y) và nguyện tấm y ấy trở thành y phụ (parikkhāracoḷa adhiṭṭhāna) hoặc làm tấm y thuộc của 2 người chủ: của mình và của một vị Tỳ khưu khác (vikappanā), thì tấm y dư ấy không phải bị xả và vị Tỳ khưu ấy cũng không bị phạm giới pācittiya.

Nếu vị Tỳ khưu thọ nhận thêm tấm y dư (ngoài tam y) cất giữ quá 10 ngày, thì tấm y dư ấy phải bị xả và vị Tỳ khưu ấy bị phạm giới pācittiya.

- Cách xả tấm y quá 10 ngày

Nếu có 1 tấm y dư quá 10 ngày thì cách xả y như sau:

“Idaṃ me bhante cīvaraṃ dasāhātikkantaṃ nisaggiyaṃ, imāhaṃ āyasmato nisajjāmi”.
(Kính bạch Ngài Đại đức, tấm y dư này của tôi đã quá 10 ngày, phải bị xả, tôi xin xả tấm y này đến Ngài).

Nếu có nhiều tấm y dư quá 10 ngày thì cách xả y như sau:

“Imāni me bhante cīvarāni dasāhātikkantāni nisaggiyāni, imāni ahaṃ āyasmato nisajjāmi”.
(Kính bạch Ngài Đại đức, những tấm y dư này của tôi đã quá 10 ngày, phải bị xả, tôi xin xả những tấm y này đến Ngài).

Sau khi xả tấm y dư quá 10 ngày xong, vị Tỳ khưu ấy xin sám hối với vị Tỳ khưu khác về cách phạm giới pācittiya.

Nhận sám hối xong, vị Tỳ khưu khác cho lại tấm y dư ấy cho vị Tỳ khưu như sau:

Nếu chỉ có 1 tấm y dư thì cách cho lại như sau:

“Imaṃ cīvaraṃ āyasmato dammi”.
(Tôi xin cho lại pháp hữu tấm y dư này)

Nếu có nhiều tấm y dư thì cách cho lại như sau:
“Imāni cīvarāmi āyasmato dammi”.

(Tôi xin cho lại pháp hữu những tấm y dư này).

Như vậy, lễ dâng y kathina đến chư Tăng, Tỳ khưu làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng xong, được hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina của chư Tăng.

Do nhờ hưởng quả báu của kathina của chư Tăng, cho nên Tỳ khưu có thể nhận thêm y dư (ngoài tam y) dù không nguyện parikkhāracoḷa adhiṭṭhāna hoặc không làm vikappanā, tấm y dư ấy vẫn không phải bị xả, và Tỳ khưu cũng không bị phạm giới pācittiya.

Đó là do nhờ quả báu của kathina của chư Tăng.

5- Quả báu thứ năm:Yo ca tattha cīvaruppāda

Tỳ khưu đang hưởng quả báu của lễ thọ y kathina của chư Tăng tại ngôi chùa ấy, nếu có thí chủ có đức tin làm lễ dâng y cúng dường đến chư Tăng, vị Tỳ khưu ấy có quyền thọ y của thí chủ.

Đó là 8 chi pháp mà vị Tỳ khưu cần phải biết đầy đủ, để xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng.

Nhận Xét Về Quả Báu Của Lễ Thọ Y Kathina

Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy Theravāda, chư Tỳ khưu đều tuyệt đối tôn trọng lời tuyên ngôn của Ngài Đại Trưởng Lão Mahākassapa trong kỳ kết tập Tam Tạng và Chú giải Pāḷi lần thứ nhất tại động Sattapanni gần thành Rājagaha xứ Māgadha.

Kỳ kết tập Tam Tạng và Chú giải Pāḷi lần thứ nhất gồm có 500 vị Thánh Arahán, toàn là những bậc chứng đắc Tứ tuệ phân tích, Lục thông,... thông thuộc Tam Tạng và Chú giải, do Ngài Đại Trưởng Lão Mahākassapa chủ trì, Ngài đọc tuyên ngôn (ñatti) và thành sự ngôn (kammavācā) có đoạn quan trọng như sau:

“... Yadi Saṃghassa pattakallaṃ, Saṃgho appaññattaṃ nappaññapeyya, paññattaṃ na samucchindeyya, yathā paññattesu sikkhāpadesu samādāya vatteyya. Esā ñatti...”[30]

Ý nghĩa:

... Nếu lời tuyên ngôn hợp thời đối với chư Tăng, xin chư Tăng không nên chế định điều nào mà Đức Phật không chế định, không nên cắt bỏ điều nào mà Đức Phật đã chế định. Chúng ta phải nên giữ gìn, duy trì, thực hành nghiêm chỉnh đúng theo những điều giới mà Đức Phật đã chế định. Đó là lời tuyên ngôn cần phải biết ...

Tất cả 500 vị Thánh Arahán đều đồng tâm nhất trí tuân theo lời tuyên ngôn của Ngài Đại Trưởng Lão Mahākassapa, cho nên đoạn cuối lời thành sự ngôn (kammavācā) Ngài khẳng định một lần nữa có một đoạn rằng:

“... Saṃgho appaññattaṃ nappaññapeti, paññattaṃ na samucchindati, yathā paññattesu sikkhāpadesu samādāya vattati. Khamati saṃghassa, tasmā tuṇhī. Evametaṃ dhārāyami”.

Ý nghĩa:

... Chư Tăng không được chế định điều nào mà Đức Phật không chế định, không được cắt bỏ điều nào mà Đức Phật đã chế định. Chúng ta cần phải giữ gìn, duy trì, thực hành nghiêm chỉnh đúng theo những điều giới mà Đức Phật đã chế định.Tất cả chư Tăng đều hài lòng, cho nên tất cả chư Tăng đều im lặng. Tôi xin ghi nhận sự hài lòng này bằng trạng thái im lặng ấy ...

Ngài Đại Trưởng Lão Mahākassapa tụng tuyên ngôn (ñatti) và thành sự ngôn (kammavācā) xong, tất cả 500 vị Thánh Arahán đồng hoan hỷ tuyệt đối tuân theo lời giáo huấn của Ngài. Do đó, gọi là “Theravāda” bắt đầu từ đó cho đến nay.

Những điều giới của Đức Phật đã chế định rồi, không có một ai có quyền cắt bỏ điều giới nào dù là điều giới nhẹ. Nhưng có một trường hợp thật vô cùng phi thường. Khi chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa rồi, đã được làm lễ thọ y kathina và tất cả chư Tỳ khưu Tăng đã đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng, thì mỗi vị Tỳ khưu ấy được hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ thọ y kathina, trong đó có 4 điều giới ngưng hiệu lực (không bị phạm giới) suốt thời gian còn hưởng quả báu của kathina đến thời hạn cuối cùng vào ngày rằm tháng 2. Qua ngày 16 tháng 2 bắt đầu 4 điều giới có hiệu lực trở lại, vị Tỳ khưu nào có tác ý không giữ gìn điều giới ấy, vị Tỳ khưu ấy bị phạm giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2021(Xem: 6312)
Thiền sư Nyanaponika Thera, người Đức gốc Do thái, người đồng Sáng lập Nhà Xuất Bản Buddhist Publication Society (BPS) tại Sri Lanka, học giả, dịch giả, một tác giả của nhiều tác phẩm Phật học được ngưỡng mộ trên toàn thế giới, bậc thầy của nhiều nhà lãnh đạo Phật giáo phương Tây nổi tiếng. Giới Phật học khắp nơi trên thế giới được biết Ngài như là một trong những người diễn dịch quan trọng nhất của Phật giáo Nguyên Thủy trong thời đại chúng ta, các tác phẩm và bản dịch của Ngài qua hai thứ tiếng Anh và Đức.
30/03/2021(Xem: 4933)
Trưởng lão Hòa thượng Kotugoda Dhammawasa Thero, người đứng đầu tông phái Amarapura Nikàya, Tăng đoàn Mahā Nāyaka Sri Lanka – một trong ba truyền thống Phật giáo Nguyên thủy lớn tại Sri Lanka, phương trượng trụ trì Tu viện Sri Dharmapalaramaya, núi Lavinia, một vùng ngoại ô ở Colombo, đã viên tịch vào lúc 3 giờ sáng hôm thứ Hai, ngày 22 tháng 3 năm 2021 tại một bệnh viện tư nhân ở Colompo, Sri Lanka. Hưởng thọ 88 xuân.
27/03/2021(Xem: 5037)
Hầu hết, căn cơ đại chúng thường chỉ nương tựa vào tha lực, vì thế, van xin, cầu nguyện, bái vọng… biến Phật giáo thành một tôn giáo nhiều lễ nghi phức tạp; duy chỉ có Phật giáo Bắc tông, ảnh hưởng lễ tục Nho gia và đức tin truyền thống địa phương, dĩ nhiên vẫn tốt hơn “nhất xiển đề”, từ đó biết tạo thiện nghiệp, bố thí, phóng sanh, làm lợi ích cho xã hội; nhân tốt hữu lậu tất sanh phước hữu lậu, không thể cầu toàn giải thoát nếu không thực hiện sâu vào hoán chuyển tâm thức.
24/03/2021(Xem: 4951)
Vương quốc Phật giáo Bhutan đã thông báo rằng, họ sẽ triển khai chương trình tiêm chủng Covid-19 trên toàn quốc từ ngày 27 tháng 3 tới, một ngày cát tường do chư tôn tịnh đức tăng già giáo phẩm Phật giáo Bhutan lựa chọn. Chính phủ Vương quốc Phật giáo Bhutan thông báo rằng, chương trình tiêm chủng có thể bắt đầu sau khi Chính phủ Ấn Độ xác nhận rằng lô hàng thứ hai của họ vaccine Covishield, bao gồm 400.000 liều, sẽ đến từ Ấn độ vào ngày thứ Hai, ngày 22/3.
24/03/2021(Xem: 9063)
Kính Pháp Sư Hiền Đức, tôi là một tu sĩ đạo hiệu Thích Thắng Hoan có vài lời tâm niệm gởi đến Pháp Sư, một hôm tôi đến chùa Trung Hoa, tại Mỹ Quốc, tìm xin một số sách Phật đem về đọc để giải trí trong lúc tuổi già (đã 94 tuổi), hai người trong chùa mang ra cho tôi một thùng giấy cho tôi chọn lựa, họ nói đây là những sách cho không ông cứ tự nhiên, trong khi tìm kiếm, bổng nhiên tôi gặp một quyển sách nhan đề là “Phật Giáo Dữ Nhân Sanh, liền mở ra đọc tổng quát tại chỗ về mục lục và lướt qua tiểu sử của tác giả liền tò mò xin về đọc.
23/03/2021(Xem: 4171)
Mưa xuân không tầm tã, không kéo dài. Chỉ một hai cơn, trong một hai ngày, vừa đủ tắm ướt những ngọn lá và thấm một lớp mỏng trên mặt đất. Nhưng tiết lạnh thì ở lại lâu dài, ngay cả nơi vùng nhiệt đới. Một số nơi trên đất nước rộng lớn này, bão tuyết làm ngưng trệ sinh hoạt hàng ngày và làm băng giá thêm những tâm hồn vị kỷ, tự tôn. Dường như bản tính ở một số người đã không thể đổi thay kịp trước khi vô thường ập lên sinh mệnh. Mưa sa, gió táp, bão lửa, chẳng làm sao xoay chuyển được những cõi lòng cục bộ, thô tháp, đông cứng.
23/03/2021(Xem: 4872)
Hồng Kông (CNN) Một thập kỷ trước, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tự đặt ra cho mình một thời hạn quan trọng. Nhân vật Phật giáo, vị lãnh đạo tâm linh nổi tiếng thế giới nói rằng khi Ngài đến tuổi đại thụ 90, Ngài sẽ quyết định xem mình có cần tái sinh hay không, có khả năng kết thúc vai trò then chốt đối với Phật giáo Tây Tạng trong hơn 600 năm, nhưng trong những thập kỷ gần đây đã trở thành cột thu lôi chính trị ở Trung Quốc.
21/03/2021(Xem: 3909)
THỦ BÚT NI TRƯỞNG Thủ bút trên thư từ & sáng tác của Sư Trưởng Thích Nữ Diệu Không (Chùa Hồng Ân - Huế) những năm xa xưa khi liên lạc với Phật tử Tâm Tấn. Sư Trưởng rất quan tâm đến văn hóa văn nghệ Phật giáo, vì Sư Trưởng vốn là một thi nhân, Người đã trợ duyên và viết lời tựa cho thi phẩm "Hương Đạo Hạnh" của Nữ sĩ Tâm Tấn.
21/03/2021(Xem: 4817)
Vào hôm thứ Tư, ngày 17/3, thông cáo báo chí sau đây đã được phát hành bởi Tổ chức Sinh viên Vì Tây Tạng tự do có trụ sở tại New York, Hoa Kỳ: Sau nhiều năm vận động bởi các nhà hoạt động địa phương, liên tục hàng tuần bao gồm 13 tuần biểu tình, và gây áp lực từ các nhà lãnh đạo được bầu chọn dân chủ của thành phố và tiểu bang, Đại học Tufts đã công bố đóng cửa Học viện Khổng Tử (孔子學院, Confucius Institute, CI).
21/03/2021(Xem: 4844)
Đây là tựa đề của một vở tuồng cải lương của những năm đầu thập niên 60, do soạn giả Thu An tức "Chú Sáu đờn cò" viết tuồng cho đoàn cải lương "Tiếng chuông vàng Thủ Đô" đi trình diễn khắp nơi. Năm ấy đoàn ra tận Nha Trang diễn tại rạp Tân Quang gần ngã sáu, tôi được mẹ dẫn đi xem ngồi ở hàng ghế mời phía trước sân khấu. Không phải mẹ con tôi đặc biệt và quan trọng đến độ chủ gánh hát phải tốn đến hai ghế mời. Họ gửi vé mời đến các công sở, chủ yếu cho vợ chồng ông Tổng Giám đốc sở Tạo Tác nơi mẹ tôi làm việc, nhưng họ không "hảo" cải lương nên thưởng công tặng cho mẹ con cô thư ký chăm chỉ. Do đó tôi được xem rất nhiều tuồng cải lương hay và nổi tiếng thời bấy giờ, nhưng vở tuồng này đã in sâu vào tâm trí của tôi mãi tận đến bây giờ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]