Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Quả báu của lễ dâng y Kathina

30/10/201214:54(Xem: 6932)
02. Quả báu của lễ dâng y Kathina

LỄ DÂNG Y KATHINA

Tỳ khưu Hộ Pháp

QUẢ BÁU CỦA LỄ DÂNGY KATHINA

Thí chủ có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, có trí tuệ sáng suốt, cung kính làm lễ dâng tấm y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng (saṃghikadāna) đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa tại một ngôi chùa, hoặc một nơi thanh vắng trong rừng núi, hang động, v.v... Đó là một cơ hội tốt rất hiếm có, rất đặc biệt, thật vô cùng hy hữu. Bởi vì chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa tại một nơi nào, chư Tỳ khưu Tăng tại nơi ấy chỉ được phép thọ nhận tấm y kathina của thí chủ một lần duy nhất trong ngày hôm ấy, trong mùa lễ dâng y kathina ấy mà thôi. Cho nên, quả báu của buổi lễ dâng tấm y kathina rất đặc biệt hơn quả báu của các buổi lễ làm phước thiện bố thí cúng dường khác đến chư Tỳ khưu Tăng.

Đức Phật thuyết giảng bài pháp Pakiṇṇakadesanāso sánh quả báu của một lần làm lễ dâng y kathinađến chư Tỳ khưu Tăng như sau:

Yāva akamiṭṭhā devā,
Suvaṇṇaṃ rajatam bahuṃ.
Nānāratanarāsiṃ ca,
Dade saṃghassa sabbadā.
Ekakathinadānassa,
Kalaṃ nagghati soḷasiṃ.
Sataṃ hatthi sataṃ assā,
Sataṃ assatarī rathā.
Sataṃ kaññāsahassāni,
Āmuttamaṇikuṇdalā.
Ekakathinadānassa,
Kalaṃ nagghati soḷasiṃ.
Yatthake ca parikkhāre,
Dade saṃghassa sabbadā.
Ekakathinadānassa,
Kalaṃ nagghati soḷasiṃ.
Caturāsītisahasse,
Kārāpetvāna vihāre.
Pallaṅke ratanamaye,
Dade saṃghassa sabbadā.
Taṃ taṃ dānaṃ mahāpphalaṃ,
Vipulaṃ sukhadāyakaṃ.
Ekakathinadānassa,
Kalaṃ nagghati soḷasiṃ.
Suvaṇṇamayapāsādaṃ,
Ratanavicittaṃ katvā.
Uddhaṃ yāva akaniṭṭhā,
Dade saṃghassa sabbadā.
Tampi dānaṃ mahāpphalaṃ,
Uḷāraṃ sukhakāraṇaṃ.
Ekakathinadānassa,
Kalaṃ nagghati soḷasiṃ.
Yasmā cāpattiṃ nāseti,
Bhikkhūnaṃ kathinadānaṃ.
Tasmā taṃ sabbadānehi,
Atidānaṃ vuttaṃ mayā.
Tasmā hi paṇdito poso,
Sampassaṃ sukhamattano.
Sammate kathinakhette,
Dade saṃghassa kathinaṃ
...”[14]

Ý nghĩa bài pháp:

Này các hàng Thanh Văn đệ tử !
Các con lắng nghe quả báu một lần
Dâng y ka-thi-na đến chư Tăng.
Hằng ngày dâng cúng dường đến chư Tăng,
Nhiều vàng bạc và các thứ châu báu,
Chất cao từ cõi người đến cõi trời,
Phạm thiên sắc giới Sắc cứu cánh thiên,
Không bằng quả báu một phần mười sáu,
[15]
Của một lần dâng y ka-thi-na,
Đến chư Tăng đã an cư nhập hạ.
Mỗi ngày có được trăm con voi quý,
Trăm con ngựa quý, trăm xe ngựa quý,
Trăm ngàn cô gái đeo bông tai ngọc,
Không bằng quả báu một phần mười sáu,
Của một lần dâng y ka-thi-na,
Đến chư Tăng đã an cư nhập hạ.
Hằng ngày dâng cúng dường đến chư Tăng,
Những thứ vật dụng dù nhiều bao nhiêu,
Không bằng quả báu một phần mười sáu,
Của một lần dâng y ka-thi-na,
Đến chư Tăng đã an cư nhập hạ.
Xây tám mươi bốn ngàn ngôi chùa lớn,
Làm pháp toà bằng các thứ châu báu,
Rồi hằng ngày cúng dường đến chư Tăng,
Sự cúng dường ấy có quả báu lớn,
Thật vĩ đại, cho quả được an lạc,
Không bằng quả báu một phần mười sáu,
Của một lần dâng y ka-thi-na,
Đến chư Tăng đã an cư nhập hạ.
Hằng ngày dâng cúng dường đến chư Tăng,
Lâu đài bằng vàng và các châu báu,
Cao đến cõi trời Sắc cứu cánh thiên,
Sự cúng dường ấy có quả báu lớn,
Thật vĩ đại, là nhân sanh sự an lạc,
Không bằng quả báu một phần mười sáu,
Của một lần dâng y ka-thi-na,
Đến chư Tăng đã an cư nhập hạ.
Bởi vì lễ dâng y ka-thi-na,
Đến chư Tăng đã an cư nhập hạ,
Tỳ khưu thọ y, chư Tăng hoan hỷ,
Được hưởng quả báu 4 giới không phạm,
Suốt thời gian hưởng quả báu dâng y.
Vì vậy, Như Lai dạy các con rằng:
Phước dâng y ka-thi-na cao quý,
Hơn tất cả mọi phước bố thí khác,
Cho nên người có trí tuệ quán xét,
Sự lợi ích sự an lạc của mình,
Trong mùa lễ dâng y ka-thi-na,
Nên làm lễ dâng y ka-thi-na,
Đến chư Tỳ khưu Tăng đã an cư,
Nhập hạ trong suốt 3 tháng mùa mưa.

Nhận Xét Về Phước Thiện và Quả Báu Của Lễ Dâng Y Kathina

Sở dĩ quả báu của lễ dâng y kathina đặc biệt hơn tất cả mọi quả báu của phước thiện bố thí khác, là vì lễ dâng y kathina được phát sinh một cách hoàn toàn trong sạch, do bởi đại thiện tâm hợp với trí tuệ hiểu biết rõ phước thiện dâng y kathina là cao quý, và quả báu của lễ dâng y kathina là cao quý, không do một vị Tỳ khưu nào động viên khuyến khích làm lễ dâng y kathina.

Lễ dâng y kathina chỉ có trong Phật giáo mà thôi, không có ngoài Phật giáo. Nơi nào có chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa, thì nơi ấy, thí chủ mới có cơ hội tốt làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng ấy. Thí chủ có thể làm lễ dâng y kathina được một tháng trong một năm, kể từ ngày 16 tháng 9 cho đến ngày rằm tháng 10 là hết hạn mùa dâng y kathina. Và tại mỗi nơi, mà chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa xong, chỉ được phép thọ nhận y kathina của thí chủ một lần duy nhất trong một ngày ấy mà thôi; hay nói cách khác, trong một năm chỉ có 1 tháng, trong 1 tháng chỉ có 1 ngày, trong 1 ngày chỉ có 1 lần duy nhất tại nơi ấy, chư Tỳ khưu Tăng ấy được phép thọ nhận y kathina của thí chủ một lần duy nhất trong mùa lễ dâng y kathina mà thôi.

Nếu Tỳ khưu bị đứt hạ, Tỳ khưu an cư nhập hạ sau kể từ ngày 16 tháng 7 cho đến ngày 16 tháng 10, Tỳ khưu không an cư nhập hạ tại một nơi nào, Tỳ khưu an cư nhập hạ từ một nơi khác đến nơi này,... thì tất cả những vị Tỳ khưu ấy không được phép thọ nhận y kathina của thí chủ, không hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ thọ y kathina của chư Tăng, mà chỉ được phép thọ nhận y thường dùng mà thôi.

Do đó, cơ hội tốt để làm lễ dâng y kathina là một điều rất hiếm có, rất hy hữu. Có khi thí chủ phải chờ đợi qua thời gian lâu, mới có được cơ hội tốt làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.

Còn các buổi lễ làm phước thiện bố thí khác, thí chủ có thể làm bao nhiêu lần trong một năm, trong một tháng, trong một ngày không bị giới hạn. Cho nên, làm lễ dâng y kathina dù chỉ một lầncũng thật là cao quý hơn các buổi lễ làm phước thiện bố thí khác gấp bội lần không thể so sánh được.

Đối với chư Tỳ khưu Tăng, sau khi đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng, tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng, chính lễ thọ y kathina của chư Tăng ấy, có một oai lực phi thường, hộ trì cho chư Tỳ khưu không bị phạm 4 giới, mà Đức Phật đã chế định và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng, trong suốt thời gian hưởng đặc ân 5 quả báu của y kathina, cho đến ngày rằm tháng 2 mới hết hạn.

Bố Thí Của Bậc Thiện Trí

Đối với thí chủ, buổi lễ dâng y kathina thuộc về sappurisadāna: Phước thiện bố thí cúng dường của bậc thiện trí, gồm đủ 5 chi pháp như sau:

1- Saddhadāna: Bậc thiện trí bố thí có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp.

Bố thí với đức tin này có quả báu giàu sang phú quý và đặc biệt nhất là có sắc thân xinh đẹp, đáng chiêm ngưỡng.

2- Sakkaccadāna: Bậc thiện trí bố thí với sự cung kính và vật thí phát sinh một cách trong sạch.

Bố thí với sự cung kính có quả báu giàu sang phú quý và đặc biệt nhất là toàn thể gia đình vợ con, tôi tớ, bà con, bạn bè, thuộc hạ... cả thảy đều ngoan ngoãn vâng lời, dễ dạy.

3- Kāladāna: Bậc thiện trí bố thí đúng thời, đúng lúc như trong buổi lễ dâng y tắm mưa, dâng y kathina, bố thí đến Tỳ khưu khách, Tỳ khưu đi xa, Tỳ khưu bệnh, người bệnh, người đang đói khát...

Bố thí cúng dường đúng thời, đúng lúc, có quả báu giàu sang phú quý và đặc biệt nhất là có quả báu tốt lành từ thuở ấu niên cho đến lão niên, có những vật mà người khác khó có, được những vật mà người khác khó được...

4- Anuggahadāna: Bậc thiện trí bố thí với tâm tế độ người thọ thí.

Bố thí với tâm tế độ, có quả báu giàu sang phú quý và đặc biệt nhất là quan tâm đến sự hưởng thụ của cải cho được an lạc.

5- Anupahaccadāna: Bậc thiện trí bố thí không làm khổ mình, không làm khổ người.

Bố thí không làm khổ mình, không làm khổ người có quả báu giàu sang phú quý và đặc biệt nhất là tất cả của cải không bị thiệt hại do bởi lửa thiêu hủy, không bị nước ngập lụt cuốn trôi, không bị kẻ trộm cướp chiếm đoạt, không bị Đức vua tịch thu, không bị người không ưa thích tranh giành.

Như trong kinh Sappurisadānasutta[16] Đức Phật dạy:

- Này chư Tỳ khưu, bậc thiện trí làm phước thiện bố thí bằng đức tin trong sạchsẽ được quả báu nhiều tiền của, giàu sang phú quý và đặc biệt là người có sắc thân rất xinh đẹp, có màu da mịn màng trắng trẻo, sạch sẽ, đáng để cho mọi người ngưỡng mộ.

Bậc thiện trí làm phước thiện bố thí bằng sự cung kínhsẽ được quả báu nhiều tiền của, giàu sang phú quý và đặc biệt vợ con tôi tớ, người làm công, bè bạn, v.v... đều lắng nghe và cung kính vâng lời làm theo lời khuyên dạy.

Bậc thiện trí làm phước thiện bố thí hợp thời, hợp lúc, sẽ được quả báu nhiều tiền của, giàu sang phú quý và đặc biệt khi cần có thứ gì sẽ có được thứ ấy theo sự mong muốn của mình.

Bậc thiện trí làm phước thiện bố thí với tâm tế độ người thọ thí, sẽ được quả báu nhiều tiền của, giàu sang phú quý và đặc biệt là người ấy thường quan tâm đến sự thọ hưởng của cải, đầy đủ sung túc ngũ trần.

Bậc thiện trí làm phước thiện bố thí không làm khổ đến mình và ngườisẽ được quả báu nhiều tiền của, giàu sang phú quý và đặc biệt tất cả của cải tài sản không bị thiệt hại bởi lửa cháy, nước lụt, trộm cướp, vua chiếm đoạt và kẻ không ưa thích phá hoại.

Này chư Tỳ khưu đó là 5 cách phước thiện bố thí của bậc thiện trí và quả báu của nó.

Kathinacó ý nghĩa là “vững chắc” thì quả báu của lễ dâng y kathina cũng có tính chất đặc biệt hơn các quả báu của các phước thiện bố thí khác đó là “vững chắc”, bền vững lâu dài, có đầy đủ 5 quả báu:

- Āyu: Sống lâu.

- Vaṇṇa: Có sắc đẹp đáng chiêm ngưỡng.

- Sukha: Thân và tâm được an lạc.

- Bala: Thân và tâm có sức mạnh.

- Paññā: Có trí tuệ sáng suốt.

Những quả báu này được vững chắc, bền vững từ thời ấu niên, trung niên cho đến lão niên, và tất cả các tài sản sự nghiệp cũng được vững chắc, bền vững, không bị hủy hoại, không bị thiệt hại do lửa thiêu hủy, do nước lụt cuốn trôi, do bọn trộm cướp chiếm đoạt, do Đức vua tịch thu,...

Lễ dâng y kathina có tính chất đặc biệt hơn tất cả phước thiện bố thí khác đó là: Cơ hội tốt để thí chủ tạo được phước duyênsâu sắc nhất trong Phật giáo. Chính do nhờ phước duyên này hỗ trợ cho thí chủ dễ phát sinh đức tin nơi Tam Bảo; khi gặp Đức Phật, nếu hậu thân của thí chủ muốn xuất gia trở thành Tỳ khưu, Đức Phật cho phép xuất gia Tỳ khưu theo cách gọi“Ehi Bhikkhu!”: Con hãy lại đây! Con trở thành Tỳ khưu theo ý nguyện... Ngay khi Đức Phật truyền dạy dứt câu, vị ấy trở thành Tỳ khưu có đầy đủ 8 thứ vật dụng đó là y 2 lớp, y vai trái, y nội, bát, dây thắt lưng, dao cạo tóc, ống kim chỉ và đồ lọc; những thứ ấy được thành tựu do phước thần thông của vị ấy, vị tân Tỳ khưu liền có Tăng tướng trang nghiêm, lục căn thanh tịnh như một vị Đại đức có 60 tuổi hạ.

Trong thời kỳ Đức Phật còn tại thế, có nhiều vị Tỳ khưu được Đức Phật cho phép xuất gia trở thành Tỳ khưu bằng cách gọi “Ehi Bhikkhu!”, đó là những vị Tỳ khưu mà trong kiếp quá khứ, quý Ngài đã từng dâng y, bát, các thứ vật dụng đến cá nhân Tỳ khưu, hoặc đến chư Tỳ khưu Tăng, nhất là có cơ hội đã từng làm lễ dâng y kathina và đã từng phát nguyện rằng:

Do năng lực phước thiện dâng y kathina này, kiếp sau sẽ gặp Đức Phật và được Ngài cho phép xuất gia trở thành Tỳ khưu bằng cách gọi “Ehi Bhikkhu!”.

Khi thí chủ có nhiều phước thiện dâng y kathina cùng với lời phát nguyện thì sẽ được thành tựu như ý.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2018(Xem: 13262)
Thông Báo Hành Hương Phật Tích Ấn Độ (2018)
29/04/2018(Xem: 11098)
Sông Hằng là con sông thiêng liêng nhất được tôn thờ như một nữ thần hoặc như là một bà mẹ truyền ban sức sống ở Ấn Độ và được xem là nguyên mẫu của tất cả dòng nước thiêng liêng trên thế giới. Từ những thời đại sớm nhất, dọc bờ sông đã có hàng triệu những người không thể đếm được đến đây để tắm, cầu nguyện, uống nước thánh và quăng tro người chết.
29/04/2018(Xem: 8291)
Sư Bà Hải Triều Âm sanh trưởng tại tỉnh Hà Đồng –Hà nội năm 1920. Sư bà là một trong số ít các bậc nữ lưu sống trong thời kỳ Pháp thuộc, có văn bằng Diplome D’étude Primaire Supérieur, trở thành một cô gíao đoan trang thông tuệ mẫu mực, lấy việc dạy học làm sự nghiệp cho đời mình. Sư Bà cũng là một trong những vị sáng lập và phát triển nhiều gia đình Phật Tử ở Hà Nội Hải Phòng mà thời bấy giờ thường gọi là gia đình Phật Hóa Phổ. Qua một dịp nghe được sư cụ Thích Tuệ Nhuận giảng kinh Lăng Nghiêm ở chùa Quán Xứ, đến phẩm Quán Âm Quảng Trần và chương Đại Thế Chí Niệm Phật, cô giáo Catallan Nguyễn Thị Ni hốt nhiên lãnh hội được sự vi diệu của Phật Pháp và quy y với Đức Pháp Chủ Thích Mật Ứng, được ngài ban cho pháp danh Hải Triều Âm. Sư Bà xuất gia năm 1949 tức là năm Sư Bà 29 tuổi, với Hòa Thượng Pháp Chủ Thích Đức Nhuận tại chùa Đồng Đắc.
29/04/2018(Xem: 7229)
Đức Phật dạy có nhiều cách bố thí khác nhau như: Pháp thí: bố thí Phật pháp ý nghĩa cao thượng giải thoát. Tài thí: bố thí tiền bạc. Vật thí: bố thí vật chất. Vô úy thí: bố thí sự không sợ hãi. Nhan thí: bố thí nụ cười. Ngôn thí: bố thí ái ngữ. Tâm thí: bố thí tâm hòa ái, lòng biết ơn. Nhãn thí: bố thí ánh mắt yêu thương hiền từ. Thân thí: bố thí hành động nhân ái, thân thế. Phòng thí: bố thí phòng ốc chỗ ở giường nằm. Dược thí: bố thí thuốc….
29/04/2018(Xem: 6861)
Hải âu là tên một loài chim màu xám trắng xinh xắn sống ven sông biển. Khi mặt trời vừa mọc, tiếng sóng nước gợn lăn tăn hòa lẫn âm thanh kinh kệ ngâm nga vang rền từ các đền tháp, thì vô số chim trời hải âu từ đâu đó bắt đầu xuất hiện trên Sông Hằng, thành phố Ba-la-nại, để múa lượn mừng ngày nắng mới và dùng điểm tâm thực phẩm do các khách hành hương bố thí.
29/04/2018(Xem: 8394)
Bồ-đề-đạo-tràng, nơi nổi tiếng với Tháp Đại Giác – Đức Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền giác ngộ, dọc bên bờ kia sông Ni-liên vào những ngày đầu mưa xuân, cuối đông tháng 12 cũng là mùa hoa cải vàng rực nở khắp cánh đồng.
29/04/2018(Xem: 7152)
Đệ tử của Đức Phật luôn gồm đủ bốn chúng xuất gia và tại gia: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Nam cư sĩ và Nữ cư sĩ. Mỗi chúng đều có vai trò quan trọng nhất định trong việc lợi mình, lợi người và duy hoằng Phật Pháp tại nhân gian. Việc hoằng Pháp lợi sanh nơi xứ người xưa nay phần chính là chư Tỳ kheo. Bên cạnh đócó nhiều Tỳ kheo ni và Nữ cư sĩ cũng đã đóng góp rất lớn. Nhiều tấm gương sáng của Nữ đệ tử Phật đã được ghi lại mà nữ giới hậu học ngày nay cần nên soi chiếu.
27/04/2018(Xem: 6134)
Ra Đi và Trở Về - Thích Tâm Tôn, Ra đi và trở về là hai mệnh đề rất rộng trong nhiều phạm trù của cuộc sống. Có thể hiều theo ý nghĩa chu kỳ hai chiều vận hành đến và đi hiện hữu trong phạm trù tuần hoàn thời gian, hay lẽ phân định khoảng cách gần- xa hai hướng trong phạm trù không gian hữu hạn, và có thể là lẽ tất nhiên phải trải qua của cả một đời người bởi hai điều sống- chết sẽ đi qua theo qui luật vô thường…. Nhưng có lẽ hơn hết, hiểu theo cách rất giản dị của nhà Thiền về ý nghĩa cuộc sống chính là tìm hiểu và thấy được của trải nghiệm, hay khám phá và Tuệ tri các pháp trong sự hiện hữu như chính là. Nếu ra đi là tìm kiếm, thì trở về chính là thấy được.
26/04/2018(Xem: 8154)
Khoảnh khắc Kangaroo bố đau đớn ôm người bạn đời đang hấp hối làm nhiều người xúc động khôn xiết. Giữa giây phút cận kề sự sống và cái chết, Kangaroo mẹ chỉ kịp nắm lấy tay con lần cuối trước khi từ giã cõi đời… Cái ôm ly biệt và đôi tay níu kéo
25/04/2018(Xem: 10674)
Tự Chuyện của Quảng Dũng về Gia Đình Phật tử ở Galang 1979
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]