Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

VI. Kết luận

18/09/201215:28(Xem: 8805)
VI. Kết luận

Ý NGHĨA CHÂN THẬT VỀ PHẬT GIÁO

Thích Hạnh Phú


VI. KẾT LUẬN

Phật dạy: “Không ai có quyền ban phước hay giáng họa cho một người nào. Chính suy nghĩ, lời nói, việc làm sẽ đem đến phước hay họa cho bản thân họ mà thôi”. Những việc ở thế gian hay trong phật pháp như giàu-nghèo, mạnh khỏe-ốm đau, sống thọ-chết yểu, thông minh-ngu dốt đều không ngoài định luật nhân quả. Cổ nhân nói: “Một miếng ăn, một miếng uống đều là do nhân tiền định”. Trong kinh Phật dạy: “Muốn biết nhân đời trước xem quả hưởng đời nay. Muốn biết quả hưởng đời sau xem tạo tác nhân đời này”.

Nhân quả tương thông ba đời. Chúng ta nếu như đời này được giàu sang, thông minh, mạnh khỏe, xinh đẹp là do đời trước tu bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô úy. Ngược lại, đời này nghèo cùng, ngu si, ốm đau, xấu xí, v.v… là do đời trước thiếu tu. Nếu như chư Phật có quyền ban phước hay giáng họa cho ai thì chúng ta không cần phải tu nữa, cũng không cần phải lạy lục, cầu khẩn, van xin. Vì chư Phật, Bồ-tát với lòng đại từ đại bi bao la rộng lớn, thương chúng sanh như mẹ hiền thương con thơ. Các Ngài sẽ không đợi cho chúng sanh đến để cầu nguyện, van xin. Ví như ánh trăng nào có chê bai mặt nước trong mới chiếu bóng, còn nước đục thì không chiếu bóng. Ánh trăng là vật vô tri mà còn không có tính khen-chê, lấy-bỏ như thế. Ngay như đức Phật khi còn tại thế còn phải bị luật nhân quả chi phối, không vượt thoát qua được (Ngài bị đau đầu ba ngày, phải ăn lúa mạch ngựa ba tháng, v.v…) Đó là do cái nhân không tốt, nhân ác, mà trước khi Ngài thành Phật đã tạo ra.

Thuở xưa vua Tỳ-lưu-ly cử binh đến đánh dòng họ Thích, đức Thế Tôn can ngăn ba lần mà không được. Tôn giả Mục-kiền-liên bạch hỏi sao Phật không cứu độ hàng tộc thuộc, thì Ngài bảo đó là định nghiệp. Tôn giả không tin, dùng thần thông đem giấu năm trăm người họ Thích trên cung trời. Nhưng khi Lưu-ly vương đánh dẹp xong dòng tộc họ Thích, thì năm trăm người ấy cũng đều thành huyết mà chết. Ðây là một sự kiện chứng minh sức định nghiệp có công năng tuyệt đối mạnh mẽ. Cho nên chư Phật có ba việc làm được và ba việc làm không được, gọi là "Tam năng tam bất năng". Các điều ấy là:

- Chư Phật có thể thông tất cả tướng, thông suốt tất cả pháp, nhưng không thể diệt được định nghiệp.

- Có thể biết cùng tận nghiệp tánh của chúng sanh, rõ thấu tất cả việc trong vô biên kiếp quá khứ và vị lai, song không thể độ những chúng sanh vô duyên với Ngài.

- Có thể độ vô lượng chúng sanh, song không thể độ hết chúng sanh giới.

Sức người cố nhiên là hữu hạn, nhưng sức Phật vẫn chưa phải toàn năng. Nếu chúng sanh không tín hướng đức Như Lai, không thực hành đúng theo lời Ngài dạy, thì chư Phật, Bồ-tát cũng không thể hóa độ được. Ðức Phật giải thích rằng vị cứu tinh hay chỗ nương tựa của ta, phải là chính ta chớ không ở đâu khác. Chính ta là chủ của ta, chứ không ai khác hơn:

Tự mình là vị cứu tinh

Tự mình nương tựa vào mình tốt thay

Nào ai cứu được mình đây?

Tự mình điều phục hàng ngày cho chuyên

Thành ra điểm tựa khó tìm.

(Kinh Pháp Cú 160)

Ban_Tho_Phat_Tai_Gia

Bàn thờ Phật tại nhà - ảnh minh họa

Bởi thế, người xưa thường nói: “Muốn ăn thì phải lăn vào bếp. Muốn hưởng quả ngọt thì phải trồng cây”. Mong rằng qua bài viết này, hàng Phật tử chúng ta mỗi khi bước chân về chùa nên hiểu về “Ýnghĩa chân thật của Phật giáo” để không còn việc thắp nhang cầu nguyện van xin. Nếu không, vô tình chúng ta biến chư Phật, Bồ-tát thành những vị thần chuyên ban phước giáng họa. Theo Hòa thượng Tịnh Không còn nói, Phật tử về chùa dâng cúng lên Phật một ít hoa, trái cây, cúng vô thùng Phước sương mấy đồng rồi thắp nhang cầu nguyện, van xin nào là cầu cho con làm ăn phát tài, mạnh khỏe, bình an, hạnh phúc, v.v… Vô tình chúng ta biến chư Phật, Bồ-tát thành những vị quan tham ô, nhận hối lộ. Còn chúng ta là những tội nhân chuyên đút lót. Về chùa để tạo phước đâu không thấy, chỉ thấy tội nghiệp ngày càng thêm dày, thêm nhiều.

Nhân đây, người viết xin trích dẫn một bài kinh về lời Phật dạy vấn đề Cầu Nguyện trong kinh tạng Nikaza, để minh chứng về việc ý nghĩa chân thật của Phật giáo, cũng để khẳng định rằng Phật giáo không phải là một Tôn giáo chỉ biết van xin, cầu nguyện, ban phước, v.v…

CẦU NGUYỆN[6]

Một thời, Thế Tôn trú ở Nàlandà, tại rừng Pàvàrikamba.Cóvị thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến đảnh lễ rồi bạch đức Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, các vị Bà-la-môn có thể cầu nguyện cho một người đã chết bằng cách kêu tên vị ấy lên và dẫn vị ấy vào Thiên giới?

Này Thôn trưởng, Ông nghĩ như thế nào khi có một người sát sanh, lấy của không cho, sống theo tà hạnh trong các dục, vọng ngữ, tham lam, sân hận, tà kiến. Khi người ấy mạng chung, mọi người tụ họp cầu khẩn, mong rằng người này được sinh vào Thiên giới.

Này Thôn trưởng, ví như có người lấy một tảng đá lớn ném xuống hồ nước sâu. Rồi tụ họp mọi người lại cầu khẩn, mong rằng tảng đá hãy nổi lên. Ông nghĩ thế nào, tảng đá đó do nhân duyên cầu khẩn mà có thể nổi lên không?

- Thưa không, bạch đức Thế Tôn.

Cũng vậy, những người sống theo ác hạnh như trên, khi mạng chung dù được cầu nguyện sinh vào Thiên giới nhưng vẫn phải đọa vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ.

Ông nghĩ thế nào, này thôn trưởng, khi có một người từ bỏ sát sinh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ sống tà hạnh, không vọng ngữ….có chánh tri kiến, khi người ấy mạng chung, mọi người tụ họp cầu khẩn, mong rằng người này bị đọa vào địa ngục?

Này thôn trưởng, ví như có người đem dầu đổ xuống hồ nước. Rồi tụ họp mọi người lại cầu khẩn, mong rằng dầu hãy chìm sâu xuống nước. Ông nghĩ thế nào, dầu ấy do nhân duyên cầu khẩn mà có thể chìm xuống đáy hồ?

- Thưa không, bạch đức Thế Tôn.

Cũng vậy, những người sống theo thiện hạnh như trên, khi mạng chung dù bị cầu nguyện đọa vào địa ngục nhưng vẫn sanh lên Thiên giới.

(ĐTKVN, Tương Ưng IV, chương 8, phần người đất phương Tây hay người đã chết, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.488)

Rất mong hàng Phật tử thực hành đúng theo lời Phật dạy để được nhiều lợi ích cho việc giác ngộ, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

------------------------

[1]Trích trong Phật Pháp bách vấn – tập 1

Biên soạn: Huyền Ngu – Quảng Tánh – NXB Tôn giáo

[2]Trích trong Phật giáo là gì?

Tác giả: HT. Tịnh Không – Thích Tâm An dịch – XNB Tôn giáo

Nội dung bài viết này tác giả dựa đều trên tư tưởng của HT. Tịnh Không trong quyển Phật giáo là gì. Ngoài ra, người viết còn tham khảo một số tài liệu trên Internet của những bậc thiện tri thức.

[3] [4] [5]Trích trong Góp Nhặt Lá Bồ đề

Biên soạn: Thích Tịnh Nghiêm

[6]Trích trong Lời Phật dạy trong kinh tạng Nikàya tập 2 chương V

Biên soạn: Quảng Tánh – NXB Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/07/2024(Xem: 1841)
Tiếng Việt từ TK 17: các cách dùng bên kia, hôm kia, hôm kìa, hôm kiết, hôm kiệt, ngày kia, ngày kìa - tương tác giữa thời gian và không gian (phần 46) Nguyễn Cung Thông[1]
22/07/2024(Xem: 1993)
Nhân mùa chư Tăng An Cư Kiết Hạ & Đại lễ Dâng Y tắm mưa trong tháng 7 tại Bồ Đề Đạo Tràng. Với tâm niệm hộ trì chư Tôn đức Tăng già, (Maha Sangha) và các bậc tu hành nơi đất Phật trong lúc An cư, đầu tuần lễ này (7-18-24) Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi cúng dường đến Đại Tăng với sự phát tâm lành của chư Phật tử hữu duyên đã gửi gắm cho con trên con đường Hoằng Pháp đó đây trên các tiểu bang xứ Cờ Hoa. Trong niềm hoan hỷ khi thiện sự viên thành mỹ mãn, xin gửi quý vị số hình ảnh tường trình...
18/07/2024(Xem: 1941)
Dù tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện mà thôi, không chịu tìm hiểu xem Đức Phật dạy những gì để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, tìm hiểu xem đâu là chánh pháp, điều gì là Chánh kiến thì khổ đau vẫn hoàn đau khổ, theo đạo Phật như thế thì không lợi lạc gì bao nhiêu và.. có khác chi bao người không biết đến Phật Pháp?
18/07/2024(Xem: 1828)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Với tâm niệm: ''Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật'', vào ngày hôm qua, các thành viên hội từ thiện chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thực hiện một buổi thiện sự chia sẻ cho dân nghèo khúc ruột miền Trung. Kính mời Đại chúng xe bản tường trình từ Cố Đô Huế.
04/07/2024(Xem: 2330)
Trong tâm niệm:''Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật'', hội Từ thiện Trái Tim Bồ Đề vừa thực hiện hoàn mãn thiện pháp tại quê nhà, chia sẻ chút Phước lành đến những người mù lòa, khuyết tật, khó khăn.. Xin gửi chư vị vài hình ảnh buổi Từ thiện tại chùa Thiện Thệ do Ni Sư Thích nữ Huệ Lạc, thành viên của Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề tại VN tường trình ! (June 27 2024)
27/06/2024(Xem: 1919)
Trong nhiều bài pháp tôi đã viết, thì thường đề cập đến vấn đề làm phước, tích phước, tích đức, hay tu thiện... Và trong cuộc sống hàng ngày nếu gặp ai có duyên tu hành tôi cũng khuyên họ làm như thế. Tuy nhiên, không phải ai chúng ta nói họ cũng nghe, vì họ không tin có kiếp trước kiếp sau, không tin hoàn toàn nhân quả tội phước...
18/06/2024(Xem: 1939)
Phần này bàn về các cách dùng cái đồng, kính, gương - chiếu kính, soi đồng, soi gương từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ), điều này cho ta dữ kiện để xem lại một số cách đọc chính xác hơn cùng với các dạng chữ Nôm cùng thời.
06/06/2024(Xem: 2128)
Hạnh phúc thay Đức Phật giáng sinh Hạnh phúc thay giáo pháp cao minh Hạnh phúc thay tăng già hòa hợp Hạnh phúc thay tứ chúng đồng tu (Kinh Pháp cú phẩm Phật Đà 194) Trước khi Đức Phật ra đời, Ngài đã mang một hoài vọng lớn cho cuộc đời này rồi. Cho nên trong Trường Bộ Kinh có ghi: Ta ra đời vì lợi ích, an lạc cho số đông, vì lợi ích an lạc cho chư thiên và loài người. Đây là hoài vọng của chư Phật nói chung hay Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói riêng.
12/05/2024(Xem: 9156)
Thời gian gần đây hiện tượng sư Thích Minh Tuệ tu theo hạnh Đầu Đà đi bộ từ Nam chí Bắc đã được quần chúng đủ mọi thành phần ngưỡng mộ. Họ chờ đón sư ở dọc đường, cúi đầu hoặc quỳ xuống lòng đường để đảnh lễ, tặng đồ ăn thức uống, có khi tháp tùng sư một đoạn đường dài. Có khi họ tụ tập quanh sư tại nơi nghỉ chân, có khi là nghĩa địa, một ngôi nhà hoang, hoặc dưới tàng cây, ngồi quanh sư để nghe sư thuyết pháp hoặc vấn hỏi một số vấn đề. Đặc biệt tại Thanh Hóa có cả xe chở mấy chục học sinh Tiểu Học, tung tăng chạy tới để chiêm ngưỡng và vái lạy sư. Và lần đầu tiên một vị sư thuyết pháp tại một nghĩa địa.
08/03/2024(Xem: 3501)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Bát cháo sữa của nàng thôn nữ Sujata tuy giá trị rất nhỏ, nhưng mang lại lợi ích cho nhân loại và quả địa cầu này là rất lớn, vì nhờ đó mà Sa-môn Gautama không chết do kiệt sức trong giai đoạn cần khổ tu hành. Cũng vậy, những giúp đỡ nho nhỏ, từ thiện nho nhỏ, đôi lúc có giá trị lớn & ý nghĩa lớn đối với những mảnh đời khốn khó..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]