Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Ý nghĩa của việc cúng nước

18/09/201215:28(Xem: 11234)
5. Ý nghĩa của việc cúng nước

Ý NGHĨA CHÂN THẬT VỀ PHẬT GIÁO

Thích Hạnh Phú

V. Ý NGHĨA CỦA NHỮNG VẬT ĐƯỢC THỜ CÚNG

V.5. Ý nghĩa của việc cúng nước

Đặc tính của nước là trong sạch, phẳng lặng, thuần khiết. Chính vì thế khi ta cúng nước lên Phật, liền nghĩ đến tâm của ta phải thanh tịnh, bình đẳng, trong sạch như nước. Trong cuộc sống chúng ta đối nhân xử thế, ứng xử giao tiếp người, sự, vật, tâm chúng ta không nên có sự phân biệt giàu-nghèo, sang-hèn, trí-ngu. Như vua Võ Tắc Thiên nói: “Con người lúc mới sinh ra đều giống nhau, đều bình đẳng. Khi trưởng thành khoác lên mình chiếc áo lông bào thì gọi là vua. Còn nếu khoác lên mình chiếc áo rách thì gọi là ăn mày”. Trong nhà Thiền cũng có một mẫu chuyện rất nổi tiếng, đó là: “Lục Tổ Huệ Năng đến huyện Huỳnh Mai yết kiến Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn để cầu pháp. Khi gặp, Ngũ Tổ hỏi: “Ngươi từ đâu đến? Ðến đây cầu việc gì?”. Huệ Năng đáp: “Con từ Lĩnh Nam đến. Ðến đây chỉ cầu làm Phật, không cầu việc gì khác”. Tổ tiếp: “Ngươi là người xứ Lĩnh Nam lại là dân man rợ, thành Phật thế nào được!”. Huệ Năng đáp: “Con người tuy có phân chia Nam Bắc, chớ Phật tánh vốn không có Nam Bắc. Cái thân man rợ này đối với hòa thượng tuy chẳng giống nhau, nhưng cái tánh Phật đâu có khác!”.

Qua kinh tạng Pàli, trở về thời Ấn- độ lúc bấy giờ. Đức Phật phủ nhận sự phân chia giai cấp xã hội và kỳ thị giới tính. Ngài dạy hành động (hay việc làm) nói lên giá trị của mỗi người là Bà La Môn, Sát Ðế Lợi, Phệ Xá hay Thủ Ðà La, mà không phải là dòng dõi hay chủng tộc. Càng hiểu rõ được cái giá trị tôn trọng quyền bình đẳng tột cùng của Đức Phật Thích Ca đã nói : “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có hận thù trong giọt nước mắt cùng mặn”.

Qua ba mẫu chuyện trên ta thấy cách ứng nhân xử thế của người xưa thật đẹp, thật cao thượng. Ngày nay trong cuộc sống, trong công việc tuy có sự phân biệt giám đốc, nhân viên, người chủ, giúp việc, v.v…, nhưng nếu chúng ta biết ứng xử với nhau theo tinh thần “bổn phận của người Phật tử tại gia” thì cuộc sống sẽ tốt đẹp.

  • Bổn phận chủ đối với người giúp việc trong nhà, phải có đủ 5 điều:

- Chủ nhà trước khi sai khiến người giúp việc làm gì, trước phải biết họ đói, no, ấm, lạnh thế nào để họ có đủ sức khỏe và vui lòng làm lụng.

- Lúc nào người giúp việc bị bệnh hoạn, phải chăm non thuốc thang và để cho họ được nghỉ ngơi, để bồi bổ sức khỏe lại.

- Khi họ có phạm lỗi gì, phải xét coi họ cố ý hay vô tình. Nếu vô ý lầm lỡ, thì nên dung thứ. Nếu họ quyết lòng phá hại, thì phải làm nghiêm trách hẳn hoi, với lời lẽ thanh nhã, cho họ biết lỗi để chừa.

- Khi họ tiện tặn tích góp được số tiền riêng, không nên tìm cách thâu đoạt.

- Khi muốn thưởng công lao cho họ, phải giữ mực công bình, tùy công lao của mỗi người mà phân chia cho cân xứng.

  • Bổn phận người giúp việc đối với chủ nhà, cũng phải có đủ 5 điều kiện:

- Mỗi buổi sáng phải thức dậy trước chủ nhà, không đợi kêu.

- Phải biết phần việc nào của mỗi ngày, cứ y như thường lệ mà thi hành, không đợi chủ sai bảo.

- Khi làm việc phải thận trọng đồ dùng của chủ, không làm cẩu thả, hư hao.

- Phải hết lòng kính mến chủ nhà, lúc chủ ra đi, phải ân cần đưa tiễn; lúc chủ trở về, phải vui mừng tiếp đón.

- Không nên chỉ trích, nói xấu chủ với người ngoài.

lynuoccungPhat-thichhanhphu

Ly Nước Cúng Phật - ảnh minh họa

Cúng nước đến Phật, Hòa thượng Tịnh Không khuyên chúng ta nên cúng ly nước bằng thủy tinh, trong suốt, có thể từ bên ngoài nhìn thấy nước bên trong. Nên cúng nước suối hoặc nước lạnh, không nên cúng nước đun sôi để nguội, nước trà hoặc các loại nước có màu. Nhìn thấy nước chúng ta phải liên tưởng đến tâm thanh tịnh, bình đẳng của chính mình. Ứng nhân xử thế giao tiếp phải dùng tâm bình đẳng. Ngài nói các vật cúng khác (bông, trái cây, nhang, đèn,….) có thể thiếu, không cần thiết, nhưng đặc biệt ly nước cúng Phật thì không thể thiếu. Do tâm thanh tịnh sanh ra công đức, tâm thanh tịnh sanh trí tuệ, tâm thanh tịnh vượt thoát luân hồi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/12/2021(Xem: 6249)
Today before you think of saying an unkind word - Think of someone who can't speak. Before you complain about the taste of your food – Think of someone who has nothing to eat.
07/12/2021(Xem: 6446)
Triết học Phật giáo và Cơ học Lượng tử luôn có sự hỗ tương cho nhau. * Sự kỳ lạ của Cơ học Lượng tử đến mức thách thức các nhà khoa học và triết học tìm hiểu một số nhận thức sâu sắc hơn về bản chất của thực tế. * Một nỗ lực để tìm cách diễn giải Copenhagen, và một số người tin rằng cách lý giải này dựa vào Thế giới quan Phật giáo. * Mặc dù tôi là một Phật tử nhưng tôi phản bác quan điểm vật lý học chứng minh Thế giới quan Phật giáo.
05/12/2021(Xem: 6187)
Khi đặt lợi ích của người khác lên hàng đầu, chúng ta thiết lập các kết nối sâu sắc, và giúp những người xung quanh tránh bị kiệt sức.
05/12/2021(Xem: 4273)
Mọi người bảo bạn hãy "Giữ bình tĩnh", không ai nói cho bạn biết cách làm. Những cuốn sách về thế giới của nhà văn Terry Pratchett, tác giả của loạt tiểu thuyết giả tưởng Discworld nổi tiếng, đang trở thành một bộ phim truyền hình, một trong những nhân vật kể chuyện cho người khác nghe: "Bạn có thể trực tiếp sống trong thời đại thú vị." (May you live in interesting times)
04/12/2021(Xem: 6782)
Một con gà chết oan Bên vệ đường cuộc thế Nhân sinh tùy vô ngại Nhặt nó về nấu ăn
03/12/2021(Xem: 4316)
Hằng ngày theo thông lệ kiểm mail, tôi bất chợt nhận thư mời tham dự Đại Hội Hoằng Pháp lần thứ nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) qua Zoom do Hòa Thượng Thích Như Điển thông báo. Gần ngày Đại Hội, lại nhận mail của anh Phù Vân Chủ Bút báo Viên Giác giao nhiệm vụ cho tôi và cô bạn văn Hoa Lan tường thuật buổi Đại Hội. Thế là có động lực thôi thúc tôi quyết định ghi danh tham dự. Đại Hội bắt đầu lúc 4 giờ Âu Châu, thì phải lo dậy từ 3 giờ sáng mới có thể chuẩn bị cho kịp vào Zoom vì trước 15 phút Zoom khóa cửa. Chẳng những thế, từ chiều, còn phải chuẩn bị sạc pin cho đủ 100%, ăn cơm sớm, ngủ sớm lấy sức và không quên vặn đồng hồ báo thức... Đại Hội Hoằng Pháp lần thứ nhất quy tụ rất nhiều Chư Tôn Đức Tăng, Ni, Phật Tử khắp nơi trên thế giới từ Âu, Mỹ, Á, Úc... cùng nhau vào Zoom bàn chuyện phiên dịch Đại Tạng Kinh tiếp nối con đường tiền nhân để lại.
01/12/2021(Xem: 5165)
Vào tối hôm thứ Năm, ngày 25 tháng 11 vừa qua, các chi hội thứ nhất, nhì, ba Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn Toronto, Canada đồng phối hợp tổ chức một nhóm tọa đàm "Đối thoại về Tâm" (與心對話). Pháp sư Dương Phái Hân (楊沛欣法師), người tổng triệu tập Tổng hội đọc sách Phật giáo Nhân gian Toronto, dùng Pháp ngữ Trí tuệ của Đại sư Tinh Vân, Tông trưởng khai sơn Phật Quang Sơn Đài Loan, các hội viên đồng nghiên cứu thảo luận "Hướng Tuyệt diệu Sống Tự do Tự tại" (自由自在的生活妙方).
01/12/2021(Xem: 7174)
Ngẫm lại, điều gì ta xem trọng nhất trong đời. - Một người phụ nữ bất hạnh tìm đến lão Thiền sư nơi thâm sơn mong được Ngài chỉ dạy cho bí quyết nhân sinh hạnh phúc. Lão thiền sư trang nghiêm trong tư thế kiết già, khung cảnh tĩnh lặng chỉ còn nghe tiếng suối chảy róc rách và tiếng lá khô xào xạc. Thiền sư hỏi: “Xin hỏi đạo hữu, điều mà đạo hữu đang xem trọng nhất là gì?”.
29/11/2021(Xem: 5873)
Mấy hôm nay đọc báo trên các mạng lưới trực tuyến xã hội tiếng Việt, người Việt khắp nơi trong cũng như ngoài nước, được nghe một nguồn dư luận mới xôn xao về việc nên giữ hay bỏ một câu khẩu hiệu đã trở thành quá quen thuộc trong tất cả các hệ thống trường học Việt Nam từ xưa tới nay. Đó là câu châm ngôn “tiên học lễ, hậu học văn” thường được dán ngay trên tường trước mặt học sinh trong lớp học. Vì đã quá quen thuộc và mặc nhiên được coi đây là một đạo lý đương nhiên kết hợp giữa tinh thần tôn sư trọng đạo và rèn luyện nhân cách nên qua nhiều thế hệ, câu khẩu hiệu này đã trở thành một lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà nghiêm cẩn chuyên chở giá trị nhân văn đào tạo thế hệ trẻ. Đây không phải là một câu khẩu hiệu thời trang để trang trí lớp học mà là một châm ngôn rèn luyện nhân cách trong đời sống học trò. Bởi vậy, chẳng có thầy giáo hay học sinh nào còn bận tâm đặt câu hỏi là nên hay không nên treo câu khẩu hiệu mang nội dung “nguyên lý giáo dục” hay đạo lý trồng người nầy. (Chữ L
27/11/2021(Xem: 6363)
Phật thời còn tại thế gian Có ông vua nọ ngọc vàng đầy kho Chất cao như ngọn núi to Một ngày vua muốn phát cho mọi người Đem ra bố thí khắp nơi Cái tâm phước thiện tuyệt vời biết bao!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]