Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Danh hiệu thứ hai: Nam-mô A-di-đà Phật

18/09/201215:28(Xem: 10701)
2. Danh hiệu thứ hai: Nam-mô A-di-đà Phật

Ý NGHĨA CHÂN THẬT VỀ PHẬT GIÁO

Thích Hạnh Phú

IV. Ý NGHĨA CỦA CÁC DANH HIỆU PHẬT, BỒ-TÁT[2]

IV.2. Danh hiệu thứ hai: NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT

Hiện nay, pháp môn niệm Phật ở nước ta tương đối phát triển, các chùa đều có tổ chức khóa tu niệm Phật dành cho Phật tử tại gia. Đa số Phật tử đều hiểu biết nhiều về hình tượng của A-di-đà Phật, nên người viết chỉ nêu thêm vài ý nghĩa để làm sáng tỏ hơn hình tượng của Ngài.

Adịch là Vô.

Di-đàdịch là Lượng.

Phậtdịch là Giác hoặc Trí.

Từ trên mặt chữ, ta thấy danh hiệu A-di-đà Phật dịch thành Vô Lượng Giác hoặc Vô Lượng Trí. “Vô Lượng” nghĩa là vốn chẳng thể nói. Không có gì chẳng phải là vô lượng: vô lượng công đức, vô lượng tài nghệ, vô lượng tướng hảo v.v…

Trong kinh A-di-đà, Đại sư Cưu-ma La-thập dịch danh hiệu A-di-đà Phật thành Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ.

Vô lượng Quang: biểu thị cho không gian

Vô lượng Thọ: biểu thị cho thời gian

Không gian và thời gian biểu thị cho toàn thể hư không pháp giới, cũng là đức hiệu A-di-đà Phật.

  • Ý nghĩa hình tượng A-di-đà Phật.

Chúng ta thấy hình tượng của Ngài thường là đứng. Tay trái cầm đài sen có ý nghĩa như sau: Chúng sanh nào trong mười phương pháp giới phát tâm niệm danh hiệu A-di-đà Phật và phát nguyện cầu vãng sanh về nước Ngài, thì trên cõi Tây phương Cực Lạc liền mọc lên một đóa hoa sen (có ghi tên họ của mình). Trước giờ phút lâm chung nếu người bệnh niệm danh hiệu của Ngài từ 1 đến 10 tiếng, thì Ngài cùng chư vị Thánh chúng từ cõi Tây phương Cực Lạc cầm hoa sen này hiện thân tiếp dẫn người đó vãng sanh Cực Lạc.

Tay phải của Ngài duỗi thẳng xuống nhằm ý dìu dắt, nâng đỡ, khuyên tấn những chúng sanh còn đang mãi trầm luân trong biển sanh tử.

  • Hạnh nguyện của đức Phật A-di-đà.

Kinh Bi Hoa, đức Phật nói rằng: “Về kiếp lâu xa có vị vua Vô Tránh Niệm đối trước đức Phật Bảo Tạng Vương Như Lai phát 48 lời nguyện. Mục đích là tạo nên một cõi nước thanh tịnh, tốt đẹp, để tiếp dẫn tất cả chúng sanh khổ nạn có tâm mong cầu vãng sanh nhằm về đó tu tập, mau chóng thành Phật”.

Kinh Vô Lượng Thọ, Phật dạy: “Tiền thân đức Phật A-di-đà là vị vua tên Nhiêu Ích, nghe đức Thế Tự Tại Vương Như Lai thuyết kinh giảng đạo, sanh tâm hoan hỷ, nên phát tâm xuất gia hiệu là Tỳ-kheo Pháp Tạng. Vì muốn tạo nên một cõi nước trong sạch, thanh tịnh, tốt đẹp để tiếp dẫn tất cả chúng sanh nào trong mười phương phát tâm niệm Phật nguyện sanh về nước Ngài, nên tỳ-kheo Pháp Tạng đối trước đức Phật Thế Tự Tại Vương Như Lai phát 48 lời nguyện. Nội dung mỗi một nguyện đều hàm ý vì lợi ích chúng sanh, cứu độ chúng sanh”.

Hạnh nguyện của đức Phật A-di-đà, được pháp sư Tịnh Không gộp thu thành 4 chữ: “Tâm – Nguyện – Giải – Hạnh”.

- Tâm đức Phật A-di-đà là gì?

Phật dạy: “Chư Phật nhìn chúng sanh như những vị Phật. Còn chúng sanh nhìn chư Phật như những chúng sanh”. Chính vì thế, mà tâm của chư Phật lúc nào cũng chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, từ bi, cung kính đối với tất cả chúng sanh.

A_DI_DA_PHAT

Nam mô A Di Đà Phật - ảnh minh họa

Vì “Phật Phật đạo đồng” nghĩa là tâm của đức Phật A-di-đà giống tâm đức Phật Thích-ca. Do đó chúng ta chỉ cần tìm hiểu tâm của đức Phật Thích-ca trong sinh hoạt đời sống hằng ngày khi còn tại thế, trong việc giáo hóa, trong cách ứng xử giao tiếp đối với chúng sanh. Tâm của Ngài luôn chân thành, bình đẳng, không phân biệt, từ bi, cung kính tất cả mọi người, trên từ các bậc vua chúa, các quan cho đến những người có thân phận thấp hèn nhất trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ (tiêu biểu: Phật độ người gánh phân tên Ni-đề, Phật độ kỹ nữ Ambapàlì v.v…). Vì Ngài biết rằng do nghiệp lực ở quá khứ chi phối, nên mọi người đều mang một thân phận khác nhau, có người giàu sang, có người nghèo hèn, có người thông minh lanh lợi, có người ngu si đần độn, có người đẹp, có người xấu v.v… nhưng tất cả họ đều có chung một Phật tánhvà đều có thể thành Phật như những vị Phật ở quá khứ.

Công hạnh của đức Từ Phụ sáng ngời như thế, chúng ta là những Phật tử đang và sẽ bước trên con đường khi xưa mà Ngài đã đi. Vậy trong cuộc sống hằng ngày khi đối nhân xử thế, tâm của chúng ta có chân thành, thanh tịnh, không phân biệt, từ bi, cung kính với người, với vật không? Hay là tâm luôn nhìn thấy lỗi lầm người này, nói xấu người kia, tâm luôn sân si nóng giận với mọi người xung quanh. Trong Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm Pháp Sự Toàn Tập, pháp sư Tịnh Không giảng rằng: “Ai còn có đối lập, ai vẫn còn cảm thấy không thoải mái khi nhìn người khác, thấy lỗi người này, nói xấu người kia, nóng giận với mọi người xung quanh thì phải tự hiểu người đó không thể vãng sanh. Nhất định phải học sao cho thấy ai tâm của mình cũng hoan hỷ, mình quyết định chẳng hủy báng họ, nói xấu họ. Ai lăng nhục mình, hủy báng mình, người ta hãm hại mình, mình cũng hoan hỷ, vui vẻ. Vì họ đã thay mình tiêu nghiệp chướng, quyết định chẳng có oán hận mảy may, quyết định chẳng có ý niệm báo thù, thì ta mới có thể vãng sanh về Tây phương Cực Lạc. Tu hành, trọng yếu nhất là phải sửa đổi những hành vi, lời nói, việc làm sai lầm của mình, làm sao cho đúng với hành vi, lời nói, công hạnh của chư Phật. Đó là tâm của Phật”.

Ngày nay Phật tử phát tâm niệm danh hiệu Ngài, phát nguyện cầu vãng sanh về nước Ngài thì ngoài vấn đề niệm Phật, trong cuộc sống chúng ta còn phải biết sửa đổi tâm tánh, tính tình. Như thế thì “nhớ Phật, niệm Phật, hiện tiền tương lai nhất định thấy Phật”.

- Nguyện của A-di-đà Phật là gì?

Mười phương ba đời hết thảy chư Phật trong lúc tu hành hạnh Bồ-tát đạo, hoặc khi đã thành Phật, đều phát những đại nguyện khác nhau nhằm mục đích cứu độ tất cả chúng sanh trong mười phương. Nhưng quy nạp lại không ngoài bốn nguyện lớn, đức Thế Tôn gọi là Tứ hoằng thệ nguyện (Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn – Pháp môn vô lượng thệ nguyện học – Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành). Nhưng trong tất cả chư Phật, nhất định có một vị Phật được tất cả chư Phật tán thán, khen ngợi. Ví như ở thế gian mọi người đều cùng một học vị Tiến sĩ nhưng trong đó tất có một vị được nhiều người tôn trọng, kính phục. Phật pháp cũng vậy, trong tất cả chư Phật thì đức Phật A-di-đà được mười phương chư Phật tán thán. Cổ đức nói: “Mười phương ba đời (quá khứ - hiện tại – vị lai) Phật, A-di-đà là bậc nhất”. Chính vì thế mà Thiện Đạo đại sư nói: “Như Lai sở dĩ hưng xuất thế, duy thuyết Di-đà bổn nguyện hải” (Sở dĩ Như Lai xuất hiện trong thế gian chỉ nhằm mục đích để nói biển bổn nguyện Di-đà). Bởi vì tâm tâm, nguyện nguyện của A-di-đà Phật một lòng luôn hướng về những chúng sanh đang khổ nạn, như mẹ hiền nhớ con thơ. Vì muốn cho chúng sanh có một hoàn cảnh, môi trường thật lý tưởng, tốt đẹp, hoàn mỹ, thanh tịnh, để chúng sanh vãng sanh về đó tu tập mau thành Phật. Ngài đã thăm viếng, học hỏi hai trăm mười ức cõi Phật, học những điều hay, chọn những thứ tốt để về xây dựng nên một thế giới Cực Lạc bậc nhất và đối trước Thế Tự Tại Vương Như Lai phát 48 lời thệ nguyện. Trong mỗi một nguyện đều hàm nhiếp vì hết thảy chúng sanh khổ nạn. Có thể khẳng định rằng điều kiện vãng sanh về nước Ngài so với chư Phật trong mười phương là dễ dàng nhất, thành tựu quả vị lại cao nhất. Chính vì thế mà được chư Phật tán thán, khen ngợi.

Xã hội ngày nay, còn rất nhiều người khổ nạn, nghèo khó, bệnh tật, v.v… Là những người học Phật, một lòng niệm Phật cầu vãng sanh, tu hạnh giải thoát, thì trong đời sống hằng ngày khi gặp những người khổ nạn, nghèo khó, bệnh tật, v.v… chúng ta phải khởi tâm từ, tâm yêu thương, tâm chia sẻ, tâm giúp đỡ đối với những chúng sanh khổ nạn này. Thay mặt A-di-đà Phật hoàn thành một phần nhỏ những hạnh nguyện của Ngài đối với tất cả chúng sanh. Làm được như thế thì khi chúng ta phát tâm niệm danh hiệu Ngài mới tương ứng, cảm ứng đạo giao: “Nhất niệm tương ứng nhất niệm Phật. Niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật”.

- Giải của A-di-đà Phật là gì?

Giải nghĩa là trí tuệ. Tức là liễu giải chân tướng của nhân sanh và vũ trụ, liễu giải hết thảy người, sự, vật, giống như trí huệ của Phật, hiểu rõ mọi thứ, thấu hiểu mọi thứ, đối với mọi thứ chẳng mê hoặc điên đảo, xử sự, đãi người, tiếp vật chẳng sai lầm. Có như vậy thì mới có thể thực sự diễn nói cho người khác. Danh hiệu A-di-đà Phật dịch thành Vô Lượng Quang là trí tuệ vô lượng, trí tuệ rốt ráo viên mãn. Không điều gì mà Phật chẳng biết, từ quá khứ vô lượng đến vị lai tột cùng Ngài đều thấy biết rõ ràng. Nhờ có trí tuệ vô lượng, viên mãn nên Ngài giáo hóa chúng sanh một cách dễ dàng và thuận tiện.

Phàm phu chúng ta thường cho suy nghĩ, cách nhìn, cách làm của mình là đúng, là tiêu chuẩn. Nhưng trong kinh Phật nói, đợi đến khi nào chúng ta chứng đắc quả A-la-hán rồi, tức là khi đoạn được Kiến-Tư phiền não rồi, thì mới có thể tin vào ý nghĩ, cách nghĩ, cách nhìn của chính mình. Tông chỉ của đạo Phật là phá mê khai ngộ, chuyển phàm thành Thánh. Mê là do vô minh che lấp, không phân biệt đâu là chánh-tà, đúng-sai, phải-trái. Chính vì thế đức Phật dạy, trong cuộc sống chúng ta cần phải có “trí tuệ làm sự nghiệp”, lấy “chánh kiến” cái thấy đúng đắn, hợp với chân lý trong Bát chánh đạo làm phương châm sống để tiến tu trên bước đường học Phật giải thoát.

- Hành của A-di-đà Phật là gì?

Hành nghĩa là đức hạnh. Đức là đạo đức. Hạnh là lời nói, cử chỉ hành vi. Lời nói cử chỉ hành vi của người có đức hạnh. Trong mười pháp giới (địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, người, A-tu-la, Trời, Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát và Phật), thì người có phẩm chất đức hạnh bậc nhất là Phật, không ai vượt qua. Chính vì thế mà trong kinh Vô Lượng Thọ, đức Phật Thích-ca tán thán A-di-đà Phật. Nghĩa là Phật Thích-ca thay mặt mười phương ba đời hết thảy chư Phật Như Lai tán thán A-di-đà Phật là “quang trung cực tôn, Phật trung chi vương” (tôn quý nhất trong các quang minh, là vua của các Phật), tán thán đến cùng cực. Lại ví đức hạnh của A-di-đà Phật sáng như mặt trăng ngày rằm, soi chiếu, xoa dịu đến tất cả chúng sanh đang trầm luân trong biển sanh tử.

Hiện nay, người niệm Phật rất nhiều, ai cũng biết điều kiện để vãng sanh về Tây phương Cực Lạc là phải có đầy đủ Tín – Nguyện – Hạnh. Nhưng Hòa thượng Tịnh Không nói rằng, trong một vạn người niệm Phật thì chỉ có hai, ba người vãng sanh. Đó là bởi do nguyên nhân gì? Trong Chú giải Quán Vô Lượng Thọ kinh, ngài Quán Đảnh đại sư nói rằng: “Người niệm danh hiệu A-di-đà Phật có 100 thứ quả báo, trong đó cái quả báo đầu tiên là đọa địa ngục”. Ngài giải thích, bởi vì người niệm Phật khởi tâm động niệm lời nói hành vi hoàn toàn trái với Phật pháp. Nghĩa là họ nói xấu người này, nhìn lỗi người kia, hay sân si, nóng giận với người xung quanh. Vô tình hay cố ý, họ đã phá hủy hình ảnh tốt đẹp của Phật giáo, của người tu hành, người niệm Phật. Người chưa học Phật nhìn thấy như thế không còn dám học Phật nữa, không còn dám đi chùa nữa. Người học Phật, niệm Phật giống như con dao hai lưỡi, nghĩa là trong cuộc sống hằng ngày chúng ta dùng “Tâm – Nguyện – Giải – Hành” của A-di-đà Phật làm “Tâm – Nguyện – Giải – Hành” của chính mình, ta phải là tấm gương tốt nhất cho mọi người xung quanh học theo, noi theo. Gia đình ta là tấm gương tốt nhất cho mọi gia đình trong xã hội học theo. Được vậy, thì công đức của ta rất lớn, người khác nhìn thấy như thế là vô tình chúng ta đã độ họ, chuyển hóa họ. Họ tìm đến đạo Phật, học Phật, chủng tử Phật tánh từ đây là sinh chồi, nảy mầm, lên cây, kết trái, giải thoát sanh tử. Công đức từ đây mà sanh ra. Ngược lại, nếu như mọi người xung quanh nhìn thấy ta còn những đức tính không tốt, tham lam, nóng giận, nói xấu người này, nhìn lỗi người kia, v.v…, họ không dám học Phật, vì nghĩ rằng đạo Phật không có gì tốt, đi chùa không có gì hay. Chủng tử Phật tánh bị vùi lấp thêm ngày càng dày, càng sâu. Tội chúng ta từ đây mà hình thành. Do đó trong phần khai thị, Ngài nói rằng: “Đối với người học Phật. Tu hành không phải mỗi ngày tụng kinh, lễ Phật, gõ mõ. Vậy thì không phải, đó chỉ là một phần biểu hiện của sự tu hành, dáng vẻ bên ngoài. Thực chất chính là ngay trong cuộc sống hằng ngày, trong đối nhân xử thế, đem ân ân oán oán từ vô lượng kiếp hóa giải. Đây gọi là chân thật tu hành”. Khi đó chúng ta phát tâm niệm danh hiệu A-di-đà Phật thì sẽ cảm ứng đạo giao, tương ứng với Ngài.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2017(Xem: 7408)
Nhân - quả là một hệ luận diễn tiến khá chặt chẻ, đành rằng nhân-quả tương tục, nhưng không chỉ đơn thuần nhân nào quả đó một cách đơn giản; ví dụ anh A bị anh B làm khổ vì kiếp trước anh B làm khổ anh A. Nếu truy nguyên mãi người nầy làm khổ người kia do người kia làm khổ người nầy, cứ lòng vòng kéo dài mãi thì nguyên nhân đầu tiên do ai và tại sao?
06/02/2017(Xem: 7867)
Lịch sử đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp: 1/ Cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực và hơi nước. 2/ Động cơ điện và dây chuyền sản xuất hàng loạt. 3/ Kỷ nguyên máy tính và tự động hóa. 4/ Các hệ thống liên kết giữa thế giới thực và ảo; còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
06/02/2017(Xem: 7599)
Bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật Thích-ca đặt trọng tâm là "Tứ Diệu Đế" / Bốn Sự Thật Cao Thượng/ nhằm giúp chúng ta nhận thức được thực tại đời sống của con người và đưa ra con đường để hướng dẩn đến chỗ giải thoát khỏi những điều bất hài lòng trong cuộc đời. Trong bài này tôi sẽ trình bày: I. Nội dung của Tứ Diệu Đế. II. Nhận xét những lời Phật dạy trong Tứ Diệu Đế. III. Kết luận.
04/02/2017(Xem: 5759)
Ngày làm việc cuối cùng của năm, trước khi nghỉ tết Nguyên đán là ngày chan chứa yêu thương trong chúng tôi. Ngày này thật sự nhiều yêu thương. Chúng tôi tổ chức Tết Yêu Thương. Yêu thương là quan trọng vô cùng. Bởi 2 từ quan trọng nhất Đức Phật dạy chúng ta là yêu thương và trí tuệ. Chúng tôi làm công tác xuất bản, tức cung cấp cho bạn đọc và người dân những cuốn kinh, cuốn sách để thực hiện bước đầu trong 3 bước căn bản của người tu là văn – tư – tu để từng bước tăng trưởng trí tuệ, để tiến đúng trên con đường giác ngộ và giải thoát nên yêu thương (cùng với trí tuệ) luôn được đặt lên hàng đầu.
04/02/2017(Xem: 7037)
Mồng một Tết Nguyên Đán năm Đinh Dậu cũng là thời điểm Pháp hội Ninh Mã (Nyingmapa) khai hội tu tập & cầu nguyện cho '' Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc'' tại Bồ Đề Đạo Tràng. Nhân cơ duyên này chúng tôi đã được quí vị pháp hữu, thiện hữu phát tâm lành cúng dường gieo duyên cùng Pháp hội và chư Đại tăng trong thời gian 10 ngày pháp hội diễn ra. (Nyingma có nghiã là Cổ xưa nên có tên là dòng Cổ Mật nhưng trước đây còn được gọi là dòng Mũ Đỏ. Ngài Mindroling Trichen Rinpoche đời thứ 11, người nắm giữ dòng truyền thừa Nyingma, (đã thị tịch vào tháng Hai năm 2008) - Buổi cúng dường được thực hiện bởi những Tấm Lòng:
01/02/2017(Xem: 7645)
Chiếu mùng hai Tết Đinh Dậu, vản cảnh Tổ đình Sắc tứ Hội Phước, đảnh lễ Phật, Hòa thượng trú trì tặng Tập Tổ đình Sắc tứ Hội Phước (Chùa Cát ) Nha Trang- Khánh Hòa. 330 năm khai sáng – Truyền thừa & phát triển (1680-2010). Cầm trên tay tập sách, thật tâm đắc với bài thơ Hòa thượng trú trì đã ghi: Ta-bà vật đổi sao dời Chuông nhà thờ đổ trên đồi chùa xưa, Hoa Sơn dù trải nắng mưa Dấu chân khai phá khi xưa vẫn còn.
01/02/2017(Xem: 7661)
Với chủ trương dùng Phật giáo để cố kết nhân tâm, và làm nền tảng tinh thần cho xã hội, dưới thời chúa Nguyễn, Phật giáo ở Đàng Trong rất phát triển. Nhiều chùa chiền được xây dựng, nhiều thiền sư danh tiếng đã đến hoằng pháp. Có thể nói rằng chúa Nguyễn đã khởi dựng sự nghiệp vĩ đại của mình với những ngôi chùa.
01/02/2017(Xem: 10547)
Ngày xưa Thiền sư Quang Giác (đời nhà Tống bên Trung Hoa) nhân khi mùa Xuân đến, thì nhớ lại ngày nào mình vẫn còn niên thiếu mà bây giờ tuổi đời đã bảy mươi, thời gia trôi quá nhanh như dòng nước chảy và vấn đề sinh tử là một vấn đề mà con người không thể nào tránh khỏi.
01/02/2017(Xem: 16348)
Thuyết linh do Hòa Thượng Thích Phước Trí, Phó Ban Nghi Lễ Trung Ương – Trụ trì chùa Vạn Phước, Q.11 và chùa Pháp Vân, Q. Tân Phú thuyết linh tại chùa Thiền Lâm Q6, trong buổi lễ trai đàn chẩn tế nhân tuần chung thất... Ngày 19/08 AL
31/01/2017(Xem: 5506)
Sau những ngày lễ hội Tết Cổ Truyền của Dân tộc, bao ước mơ của con người như đã xanh theo ngàn nụ biếc và sắc màu hoa cỏ, hương xuân còn níu lại đâu đó giữa bao lớp sóng bụi thời gian, nhưng dòng thời gian cứ lầm lũi trôi chảy mãi đến muôn bến đời lao xao cát bụi, nắng và gió sương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]